Bài tập tình huống Pháp luật đại cương | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Bác sĩ : Phá thai sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cả về mặt sức khỏe và tâm lí cho ngườimẹ. Về mặt sức khỏe có thể dẫn đến rối loạn ăn uống, viêm nhiễm vùng chậu, dính buồngtử cung thậm chí là vô sinh. Còn về mặt tâm lí sẽ để lại hậu quả khôn lường như rối loạntâm lí dẫn đến trầm cảm.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Pháp Luật Đại Cương (HUHA)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45740413
Bác sĩ : Phá thai sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cả về mặt sức khỏe và tâm lí cho người
mẹ. Về mặt sức khỏe có thể dẫn đến rối loạn ăn uống, viêm nhiễm vùng chậu, dính buồng
tử cung thậm chí là vô sinh. Còn về mặt tâm lí sẽ để lại hậu quả khôn lường như rối loạn
tâm lí dẫn đến trầm cảm.
MC: Qua những chia sẻ của 2 chuyên gia chúng ta đã phần nào thấy được việc sống thử
khi chưa sẵn sàng đang gây ra những hậu quả đáng báo động đến cuộc sống và tương lai
của chính các cặp đôi. Để tiếp tục chương trình, tôi xin được lắng nghe các thắc mắc từ phía khán giả.
Khán giả 2: Thay mặt khán giả trong trường quay tôi có câu hỏi sau: với trường hợp như
trong clip khi bạn nữ muốn chia tay nhưng người nam không muốn thì liệu rằng pháp luật
có can thiệp vào mối quan hệ giữa hai bạn hay không ạ?
MC: Để trả lời cho câu hỏi này tôi xin mời luật sư Bùi Hà Phương Anh cho ý kiến ạ, xin mời chị.
Luật sư: Vâng. Trước tiên tôi xin được trả lời câu hỏi của bạn liên quan tới mối quan hệ tình cảm giữa A và B.
Tuy A và B có sống chung với nhau nhưng theo khoản 1 điều 14 luật Hôn nhân và
gia đình 2014 thì nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống
với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa
vụ giữa vợ và chồng. Điều đó cũng đồng nghĩa là pháp luật sẽ không can thiệp vào mối quan hệ này.
Trong tình huống trên cũng có những mối quan hệ tương tự mà pháp luật sẽ không điều chỉnh đó là:
Mối quan hệ giữa A và bố mẹ A: Bố mẹ A phản đối quyết liệt khi biết A yêu B
nhưng pháp luật cũng không điều chỉnh mối quan hệ này vì A đã thành niên và có đủ năng lực hành vi dân sự
Ngoài ra còn có quan hệ giữa A và đứa con trong bụng, quan hệ giữa A cũng
tương tự vì hai bên chủ thể trong mối quan hệ đều đã thực hiện hay được hưởng các quyền
của mình theo pháp luật.
MC: Vậy bên cạnh những mối quan hệ mà pháp luật không can thiệp thì chắc chắn trong
tình huống này sẽ có những mối quan hệ cần được điều chỉnh bởi pháp luật đúng không
thưa chuyên viên Nguyễn Lê Hạnh Nguyên? Chuyên viên: •
Đúng là như vậy thưa MC… . Đầu tiên tôi sẽ phân tích mối quan hệ dân sự giữa A
và B: Đối với Hành vi dọa đăng ảnh nhạy cảm của A: Người này sẽ phải chịu xử
phạt hành chính theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 102 Nghị định
15/2020/NĐ-CP, thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác lOMoAR cPSD| 45740413
mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật thì sẽ bị
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng •
Tiếp đến là mối quan hệ hình sự giữa A và B: đối với Hành vi dọa giết cả nhà A:
Theo Điều 133, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, người nào đe dọa giết
người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được
thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm •
Và mối quan hệ thứ hai cần tới sự điều chỉnh của pháp luật chính là mối quan hệ
giữa B và đứa con trong bụng A (nếu A sinh con) xét theo quy định tại Điều 15 Luật
Hôn nhân và Gia đình 2014 (quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp
nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn): Cha mẹ
có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình tốt nhất cả về thể chất và tinh thần. •
Tuy nhiên ta cần phải lưu ý rằng, pháp luật chỉ điều chỉnh mối quan hệ này trong
trường hợp A sinh đứa bé ra và đứa bé đúng là con của B, nếu hai người không có
quan hệ huyết thống thì pháp luật sẽ không can thiệp.
MC: Rất cảm ơn những chia sẻ của chuyên viên, sau khi đã phân loại những mối quan hệ
được và không được pháp luật điều chỉnh thì không biết là căn cứ vào đâu mà các khách
mời của chúng ta đã chỉ ra được những mối quan hệ này ạ? Không biết luật sư có thể đưa
ra một khái niệm tổng quát để mọi người dễ dàng nắm bắt hơn được không ạ?
Luật sư: Chắc chắn rồi! Tôi xin phép được tổng kết lại rằng ngoại trừ mối quan hệ yêu
đương nam nữ giữa A và B thì những mối quan hệ đã được chuyên viên vừa nhắc đều là
quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật chính là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các
quy phạm pháp luật, chúng xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của
pháp luật. Các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền chủ thể và nghĩa
vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định và Nhà nước bảo đảm thực hiện. Một mối
quan hệ pháp luật có đủ các yếu tố cấu thành đó chính là chủ thể, khách thể và nội dung.
MC: Sau khi được giải thích về các mối quan hệ pháp luật này thì tôi nghĩ đã đến lúc chúng
ta đi sâu hơn vào những hành vi vi phạm pháp luật trong tình huống trên. Trong đoạn clip
vừa rồi, B liên tục nhắn tin đe dọa nếu không quay lại sống chung sẽ giết cả nhà A hoặc
đăng các ảnh nhạy cảm của A lên mạng. Vậy theo luật sư thì hành vi của B có đủ các yếu
tố để cấu thành hành vi vi phạm pháp luật không ạ? Luật sư: •
Dạ vâng, thưa quý khách giả đang ở xem chương trình, Vi phạm pháp luật là
hành vi trái pháp luật và có lỗi, nó phải do chủ thể có năng lực trách nhiệm lOMoAR cPSD| 45740413
pháp lý thực hiện và đã xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. •
Và vi phạm pháp luật bao gồm 4 yếu tố cấu thành: thứ nhất là chủ thể tức
(các nhân, tổ chức,...); thứ hai là khách thể tức quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ nhưng bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới; thứ 3 là mặt chủ quan của vi phạm
gồm lỗi, động cơ và mục đích; cuối cùng chính là mặt khách quan của vi phạm, là
những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm, ví dụ như hành vi
trái pháp luật hay sự thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái
pháp luật và thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức vi phạm… •
Vâng, theo như định nghĩa trên, tôi xin có vài tổng kết như sau: •
Đầu tiên là về chủ thể: chủ thể ở đây là Anh B có năng lực trách nhiệm
pháp lý. Trong tình huống trên, B là một người có đủ năng lực pháp luật và
năng lực hành vi đầy đủ bởi B đã trên 18 tuổi, không bị đánh mất năng lực
hành vi, không bị khó khăn trong nhận thức, điều chỉnh hành vi và không bị
hạn chế năng lực hành vi •
Về mặt khách thể, Anh B đã vi phạm quan hệ nhân thân và vi phạm quyền
được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của
công dân (nhắn tin dọa giết, dọa đăng ảnh nhạy cảm) •
Tiếp đến là về mặt chủ quan, ở đây là lỗi cố ý trực tiếp, anh B nhìn thấy
trước hậu quả của mình gây ra và mong muốn điều đó xảy ra. Vì ta biết rằng
động cơ của anh ta khi đe dọa chị A và gia đình là muốn chị A phải quay lại sống chung với mình. •
Cuối cùng, về mặt khách quan: ở đây ta thấy được
2 hành vi vi phạm pháp luật của anh B rất rõ ràng, đó chính là dọa giết A và
cả gia đình A và dọa đăng ảnh nhạy cảm của A lên mạng Hành vi dọa giết
→ vi phạm nội dung của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khỏe, danh dự và nhân phẩm quy định: Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm
đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết
người ( ở đây cụ thể là đe dọa giết cả nhà A)
→ Theo Điều 133, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
“Tội đe doạ giết người là hành vi đe doạ giết người mà hành vi đó có căn cứ
làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện.”
Hành vi dọa đăng ảnh nhạy cảm lên mạng
→ Theo quy định tại điểm b) khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP
của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin
trên mạng thì Nhà nước nghiêm cấm việc lợi dụng dịch vụ Internet và thông lOMoAR cPSD| 45740413
tin trên mạng nhằm vào mục đích tuyên truyền, kích động dâm ô, đồi trụy,
phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả: Khi bị B dọa
giết và dọa tung ảnh nhạy cảm, A và gia đình A luôn phải mang trong mình
tâm lý bất an, hoang mang, lo lắng
Đồng thời ta cũng thấy được cách thức vi phạm… chính là thông qua những
tin nhắn đe dọa liên tục
=> Qua đây, tôi xin phép kết luận rằng, Hành vi của B có đầy đủ yếu tố để cấu thành vi phạm pháp luật
MC: Vâng rất cảm ơn luật sư. Tuy rằng chương trình ngày hôm nay đã đem đến khá nhiều
khái niệm chuyên môn nhưng tôi nghĩ các vị khách mời của chúng ta đều đã giải thích
chúng theo những cách rất dễ hiểu. Vậy thì không biết là việc sống thử của hai bạn trẻ
trong tình huống trên có được coi là vi phạm pháp luật không? Tôi xin được dành câu hỏi
này cho luật sư Bùi Hà Phương Anh Luật sư: •
Ừm về việc hai người sống thử như trong tình huống thì không hề vi phạm pháp
luật vì trong các văn bản pháp luật hiện hành không có luật nào cấm hai người độc
thân chung sống với nhau cả. •
Tuy nhiên trong quá trình sống thử của hai bạn trẻ thì đã nảy sinh các vấn đề mà ở
đó xuất hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đó chính là hành vi doạ giết và dọa tung
ảnh nhạy cảm như tôi đã phân tích ở trên
MC: Vậy thưa chuyên viên, không biết là cơ quan nhà nước nào sẽ có thẩm quyền áp dụng
pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật được phân tích ở trên