Bài tập tình huống - Thanh toán quốc tế | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập tình huống - Thanh toán quốc tế | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
lOMoARcPSD|44744371 lOMoARcPSD|44744371
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU Tình huống 1 (Nhóm 1):
Có tình huống như sau: Ngân hàng Thương mại Nhật Bản (Osaka Commercial Bank - OSB),
nhận chỉ thị nhờ thu theo điều kiện D/P từ ngân hàng chuyển chứng từ là Bank of Vietnam
(BOV). Ngày 18/5/20xx, ngân hàng OSB đòi tiền người mua nhưng ngừoi mua từ chối thanh
toán. OSB giữ bộ chứng từ và thông báo việc người mua từ chối thanh toán cho BOV và xin chỉ
thị cách xử lý bộ chứng từ này. Trong khi OSB chưa nhận được chỉ thị từ BOV thì ngày
23/5/20xx, người mua lại đề nghị thanh toán tiền hàng và yêu cầu OSB giao bộ chứng từ. OSB
chấp nhận đề nghị của người mua, đồng thời giao bộ chứng từ cho người Mua đi nhận hàng.
Ngày 24/5/20xx, khi OSB tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho người xuất khẩu thì lại nhận được
lệnh của nhà xuất khẩu, thông qua BOV yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ. Măc dù OSB đã giải
thích toàn bộ sự việc với BOV. Tuy nhiên, BOV không chấp nhận và dọa kiện OSB.
Từ tình huống trên, yêu cầu:
1. Vẽ sơ đồ và thuyết minh quy trình thanh toán nhờ thu trong tình huống trên?
2. Cho biết: bên nào có lỗi? Tại sao?
2. Theo bạn, người xuất khẩu Việt Nam và BOV có nên kiện OSB không? Tại sao? Tình huống 2 (Nhóm 2):
Công ty XNK của Việt Nam (Vietimex) ký hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản với công ty
Mitsushita (Nhật Bản). Thanh toán D/P. Ngân hàng nhờ thu: Bank of Việt Nam (BOV). Ngân
hàng thu hộ: Bank of Tokyo (BOT). Trị giá nhờ thu: 50.000 USD. Trên Chỉ thị nhờ thu có ghi:
“In case of non-payment, please storage and buy insurance for our goods (We'll be responsible
for these charges)”“All your banking service fees will be charged to drawee's account, and cann't be waived”
Khi được xuất trình chứng từ, lúc đầu nhà nhập khẩu Nhật đồng ý thanh toán ngay lập tức tiền
hàng cho nhà xuất khẩu Việt Nam, nhưng không chịu trả phí cho Bank of Tokyo. Nhưng ngay
sau đó, nhà nhập khẩu Nhật lại đề nghị: Trả ngay 35.000 USD, khi nào nhận hàng xong tại cảng
sẽ thanh toán nốt 15.000 USD còn lại và đồng ý trả phí cho Bank of Tokyo. Yêu cầu:
1. Vẽ sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu theo nội dung tình huống trên?
2. Căn cứ vào tình huống trên, cho biết những rủi ro có thể xảy ra đối với các bên (nhà xuất
khẩu, nhà nhập khẩu) khi thanh toán bằng D/P
3. Nhà nhập khẩu Nhật làm như vậy có đúng không? Tại sao? Ngân hàng thu hộ nên tác
nghiệp thế nào là chính xác nhất? Tình huống 3 (Nhóm 3)
Một hợp đồng nhâp khẩu của công ty Việt Nam (Vietexport) có giá trị 230.000USD với một công ty
của Trung Quốc (Hoangha Co.ltd). Thanh toán bằng phương thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P).
Sau khi nhận được Lệnh nhờ thu của Ngân hàng nhờ thu Trung Quôc (Remitting Bank), yêu lOMoARcPSD|44744371
cầu thu hộ số tiền trên Hối phiếu là 230.000USD, Ngân hàng Việt Nam (Collecting Bank) xuất
trình chứng từ cho bên nhập khẩu Việt Nam và được người nhập khẩu Việt Nam trả 220.000USD
(thiếu 10.000USD). Lý do mà bên nhập khẩu Việt Nam đưa ra là họ đã được người xuất khẩu
Trung Quốc chấp nhập giảm giá 10.000USD do hàng kém chất lượng. Ngân hàng Việt Nam chấp
nhận và giao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu Việt Nam, đồng thời chuyển 220.000USD cho ngân
hàng ở phía Trung Quốc. Khi nhận được tiền, người xuất khẩu Trung Quốc thấy thiếu
10.000USD, họ phát đơn kiện Ngân hàng Trung Quốc. Ngân hàng Trung Quốc kiện và yêu cầu
ngân hàng Việt Nam phải bồi thường. Từ tình huống trên, yêu cầu:
1. Vẽ sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu theo nội dung tình huống trên?
2. Cho biết những rủi ro có thể xảy ra đối với các ngân hàng tham gia phương thức nhờ
thu? Cách phòng, chống rủi ro?
3. Ngân hàng Trung Quốc kiện Ngân hàng Việt Nam trên cơ sở nào? Ai đúng, ai sai trong
trường hợp này? Tại sao? Tình huống 4 (Nhóm 4)
Công ty Dota tại Nhật Bản xuất khẩu mặt hàng bánh kẹo sang Trung Quốc cho nhà nhập khẩu
Taobao. Sau khi hàng đã cập cảng và lư kho, ngân hàng thu hộ Zhangsin chuyển bộ chứng từ cho
nhà nhập khẩu Thaobao, yêu cầu thanh toán. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu Taobao từ chối nhận bộ
chứng từ vì cho rằng hàng không đảm bảo chất luợng. Trong thời gian lưu kho tại cảng Trung
Quốc. Kho bị hỏa hoạn, nên hàng hóa bị hư hại một phần. Trong chỉ thị nhờ thu, nhà xuất khẩu
Dota đã đề nghị ngân hàng nhờ thu yêu cầu ngân hàng thu hộ Zhangsin thực hiện việc mua bảo
hiểm cho hàng hóa. Tuy nhiên ngân hàng Zhangsin đã không thực hiện dẫn đễn hàng hóa bị tổn
thất do hỏa hoạn, không được bồi thường. Do đó, Dota yêu cầu ngân hàng Zhangsin phải bồi
thường toàn bộ giá trị hàng hóa bị tổn thất.
1. Vẽ sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu theo nội dung tình huống trên?
2. Trình bày trách nhiệm của các bên trong quy trình thanh toán đó?
3. Giải thích ngân hàng Zhangsin có phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất này không?
Tại sao? (Gợi ý: Căn cứ vào URC 522) Tình huống 5 (nhóm 5)
Ngày 01/08/2010, công ty XNK Việt Nam (Viname) ký hợp đồng nhập khẩu lô hàng thức ăn gia súc
của công ty Thaichatlong (Thái Lan), thanh toán theo phương thức nhờ thu trả chậm 60 ngày kể từ
ngày nhìn thấy hối phiếu. Ngày 08/08/2010, công ty Thaichatlong giao hàng và ủy quyền cho ngân
hàng ThaiBank thu hộ tiền từ Vinamex. Sau khi nhận được chỉ thị nhờ thu từ công ty ABC, ThaiBank
lập Lệnh nhờ thu và chuyển toàn bộ chứng từ kèm hối phiếu đến Agribank HCM, yêu cầu thu hộ tiền.
Agribank HCM xuất trình Bộ chứng từ kèm hối phiếu cho Vinamex vào ngày 13/08/2010, nhưng
Vinamex quyết định chưa ký chấp nhận hối phiếu khi biết rằng tàu chưa cập cảng. Cùng ngày
13/09/2010, Vinamex nhận được giấy báo là tàu sẽ cập cảng ngày 18/09/2010, lúc này Vinamex mới
quyết định ký chấp nhận thanh toán để đổi lấy chứng từ nhận hàng. Yêu cầu:
1. Vẽ sơ đồ quy trình nhờ thu và phân tích tình huống phát sinh?
2. Theo anh/chị, việc không ký chấp nhận thanh toán Hối phiếu của Vinamex vào ngày được lOMoARcPSD|44744371
xuát trình chứng từ (13/08/2010) có phù hợp với quy định của URC và các quy định liên quan không? Tại sao? Tình huống 6 (Nhóm 6)
Công ty XNK Việt Nam- VNEXPORT) ký hợp đồng nhập khẩu máy thiết bị của GE Dustuch
Co. Ltd, CHLB Đức, thanh toán theo phương thức nhờ thu trả tiền ngay (D/P). Sau khi giao hàng,
GE Dustuch Co. Ltd, lập bộ chứng từ gửi hàng và thông qua Ngân hàng Đức để ủy thác cho
Ngân hàng XNK Việt Nam thu hộ tiền từ VNEXPORT trong đó, quy định phí nhờ thu do Người
trả tiền chịu. VNEXPORT chấp nhận thanh toán toàn bộ trị giá hối phiếu, ngoại trừ phí nhờ thu,
vì cho rằng theo sự thỏa thuận trong hợp đồng, phí này là do phía Đức chi trả. Vì không thu được
phí nhờ thu, cho nên Ngân hàng XNK Việt Nam đã không giao chứng từ cho VNEXPORT. Sau
một thời gian dài thương thảo giữa ba bên: GE, VNEXPORT và Ngân hàng XNK Việt Nam,
Ngân hàng XNK Việt Nam mới giao chứng từ cho VNEXPORT đi nhận hàng.
Do nhận hàng chậm, tầu chở hàng phải chịu phạt 15.000USD. Hãng tầu yêu cầu VNEXPORT
phải nộp đủ số tiền phạt nói trên mới được quyền nhận hàng. VNEXPORT cho rằng, trách nhiệm
này là thuộc về Ngân hàng XNK Việt Nam, cho nên yêu cầu Ngân hàng XNK Việt Nam phải
hoàn trả lại số tiền phạt cho mình. Ngân hàng XNK Việt Nam không thừa nhận trách nhiệm.
VNEXPORT khởi kiện Ngân hàng XNK Việt Nam. Yêu cầu:
1. Vẽ sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu theo nội dung tình huống trên?
2. Trình bày trách nhiệm của các bên trong quy trình thanh toán đó?
3. Vận dụng URC để giải quyết tranh chấp nêu trên? Tình huống 7 (Nhóm 7)
Công ty XNK thực phẩm Việt Nam (Vinamex) có lô hàng trị giá 50.000USD bao gồm hoa quả
và rau tươi xuất sang Ấn Độ. Phương thức thanh toán D/P. Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình
để yêu cầu thanh toán, do không có ngoại tệ nên doanh nghiệp Ấn Độ đã làm đơn xin mua ngoại
tệ (USD) để thanh toán tiền hàng. Tuy nhiên, theo quy định về quản lý ngoại tệ của Chính phủ
Ấn Độ, thời gian xem xét và phê duyệt đơn xin mua ngoại tệ của doanh nghiệp ít nhất 4 tuần.
Chính vì vậy, nhà nhập khẩu Ấn Độ đề nghị cho phép họ thanh toán bằng Ruppi theo tỷ giá trên
thị trường NewDehli sao cho tương đương với 50.000USD. Ngân hàng Ấn Độ đã chấp nhận lời
đề nghị này của nhà nhập khẩu. Yêu cầu:
1. Vẽ sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu theo nội dung tình huống trên?
2. Cho biết trách nhiệm của các ngân hàng trong phương thức thanh toán nêu trên là gì?
3. Cho hiết ngân hàng Ấn Độ đúng hay sai? Tại sao?
4. Những rủi ro và tổn thất mà ngân hàng Ấn Độ có thể gặp phải khi chấp nhận yêu
cầu của nhà nhập khẩu trong tình huống trên? Tình huống 8 (Nhóm 8)
Một hợp đồng thương mại quốc tế có ghi: Nhà xuất khẩu: Công ty sản xuất bóng đèn tại Mỹ. Nhà
nhập khẩu: Công ty nhập khẩu bóng đèn tại Việt Nam. Số tiền: 100.000 USD. Thanh toán D/A.
Ngân hàng nhờ thu: American Bank. Ngân hàng thu hộ: Vietnam Bank. Trong lệnh nhờ thu, nhà lOMoARcPSD|44744371
xuất khẩu Mỹ yêu cầu, các chi phí nhờ thu do nhà nhập khẩu Việt Nam thanh toán. Tuy nhiên,
Vietnam Bank lại không đòi phí từ phía nhà nhập khẩu Việt Nam mà lại trừ vào số tiền mà BOV
thu được từ người nhập khẩu Việt Nam. Nhà xuất khẩu Mỹ yêu cầu BOV phải hoàn trả lại số tiền
phí đó, nhưng BOV không chấp nhận. Căn cứ tình huống trên, yêu cầu:
1. Vẽ sơ đồ quy trình thanh toán nhờ thu (D/A) theo nội dung tình huống trên?
2. Cho biết trách nhiệm của các bên (nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các ngân hàng) có trong
phương thức thanh toán nêu trên là gì?
3. Giải quyết tranh chấp trong tình huống nêu trên?