Bài tập tình huống - Thanh toán quốc tế | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập tình huống - Thanh toán quốc tế | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
lOMoARcPSD|44744371 lOMoARcPSD|44744371 TÌNH HUỐNG 7: (NHÓM 1) Câu 1:
Các quy trình thanh toán nhờ thu trả ngay D/P:
Trong chỉ thị nhờ thu, ngân hàng chuyển chứng từ chỉ định ngân hàng thu hộ chỉ được
phép giao bộ chứng từ giao hàng khi nhận được tiền thanh toán từ người nhập khẩu.
(1) Hai bên ký kết hợp đồng thương mại.
(2) Công ty GE Dustuch chuyển giao hàng hóa, cùng chứng từ hàng hóa Công ty XNK Việt Nam- VNEXPORT.
(3) Công ty GE Dustuch lập hối phiếu và ủy nhiệm cho Ngân hàng Đức nhờ thu tiền
từ Công ty XNK Việt Nam- VNEXPORT.
(4) Ngân hàng Đức nhờ thu gửi lệnh nhờ thu và hối phiếu tới ngân hàng Việt
Nam /ngân hàng xuất trình để thu tiền từ Công ty XNK Việt Nam- VNEXPORT.
(5) Ngân hàng Việt Nam thông báo lệnh nhờ thu tới Công ty XNK Việt Nam-
VNEXPORT để chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán ngay hối phiếu nhờ thu.
(6) Công ty XNK Việt Nam- VNEXPORT thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu.
(7) Ngân hàng Việt Nam chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận lại cho Ngân hàng Đức.
(8) Ngân hàng Đức ghi có tài khoản cho người bán hoặc đưa lại cho Công ty GE
Dustuch hối phiếu kỳ hạn đã được ký chấp nhận thanh toán của phía Công ty XNK Việt Nam- VNEXPORT.
Sơ đồ quy trình thanh toán: Ngân hàng Đức Ngân hàng Việt Nam 4 8 3 5 6 Công ty GE Dustuch 2 Công ty XNK Việt Nam- VNEXPORT 1
2. Trình bày trách nhiệm của các bên trong quy trình thanh
toán Trách nhiệm của bên XK: lOMoARcPSD|44744371
Ở đây là Công ty GE Dustuck đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình
là giao bộ chứng từ cho ngân hàng nhờ thu trong thời gian hiệu lực D/P.
Trách nhiệm của bên NK:
Ở đây là Công ty VNEXPORT có trách nhiệm phải thanh toán đầy đủ bao gồm
toàn bộ giá trị hối phiếu và chi phí nhờ thu ( do có quy định trong hợp đồng).
Trách nhiệm của phía ngân hàng:
Theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu của ICC URC 522: Ngân hàng chỉ có vai trò là
trung gian thu hộ và có trách nhiệm xác định các chứng từ mình nhận được là đúng
với chỉ thị nhờ thu và thông báo cho bên nhận không chậm trễ. Ngoài ra, ngân hàng
không có trách nhiệm khác, bao gồm: Ngân hàng không có trách nhiệm đối với hàng
hóa có liên quan đến giao dịch; việc lựa chọn dịch vụ của ngân hàng thu hộ (rủi ro
thuộc về người xuất khẩu); tính chính xác, chân thực của bộ chứng từ giao hàng cũng
như không chịu trách nhiệm về việc thất lạc, cắt xén, mất mát chứng từ đang vận chuyển trên đường.
Như vậy, đối với phương thức thanh toán nhờ thu, ngân hàng không có trách nhiệm
trong việc đảm bảo giao dịch được thanh toán hay hàng hóa là phù hợp với thỏa thuận
giữa người mua - người bán. Trong trường hợp phát sinh rủi ro này, các bên cần khởi
kiện lên tòa án hoặc trọng tài kinh tế… tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật.
3. Vận dụng URC để giải quyết tình huống nêu trên:
Theo khoản b, Điều 10 trong bộ quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522:
Các ngân hàng không có nghĩa vụ thực hiện bất cứ hành động nào đối với hàng hoá
và phương thức nhờ thu kèm theo chứng từ có liên quan bao gồm việc lưu kho và bảo
hiểm hàng hoá ngay cả khi chỉ thị nhờ thu nếu quy định cụ thể điều đó. Các ngân
hàng sẽ chỉ làm điều đó nếu khi và ở chừng mực khi mà họ đồng ý là như vậy trong
từng trường hợp. Dù cho có điều khoản ở Điều 1 (c), quy định này được áp dụng ngay
cả khi không có bất cứ thông báo cụ thể nào về vấn đề này của ngân hàng thu.
Khoản b, Điều 21 trong bộ quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522 cũng đề cập: Nếu
bản chỉ thị nhờ thu quy định rõ ràng là các chi phí và lệ phí không có thể bỏ qua và
người trả tiền từ chối thanh toán thì ngân hàng xuất trình sẽ không giao chứng từ và
không chịu trách nhiệm đối với bất cứ hậu quả nào sinh ra từ bất cứ sự chậm trễ nào
trong việc giao chứng từ.
Theo Điều 24, bộ quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522 có viết:
Kháng nghị Bản chỉ thị nhờ thu cần có những chỉ thị cụ thể về kháng nghị (hoặc bất
kỳ quá trình tố tụng liên quan nào), về việc không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán.
Nếu không có những chỉ thị này, những ngân hàng liên quan đến nhờ thu sẽ không có
nghĩa vụ phải có các chứng từ kháng nghị việc không thanh toán hoặc không chấp nhận.
Bất cứ các chi phí và hoặc lệ phí của các ngân hàng có liên quan đến kháng nghị đó
hoặc các tố tụng pháp lý khác sẽ bên gửi chỉ thị nhờ thu phải gánh chịu. lOMoARcPSD|44744371
Vì vậy, trong trường hợp trong bộ chứng từ mà bên phía Công ty Đức là GE Dustuck
có quy định về phí nhờ thu do bên nhập khẩu là Công ty VNEXPORT phải chịu và
không có quy định kháng nghị nào được đề cập thì ngân hàng XNK Việt Nam sẽ
không phải chịu trách nhiệm nào đối với bất cứ hậu quả nào phát sinh ra từ bất cứ sự
chậm trễ nào trong việc giao chứng từ (Ở đây là chi phí phát sinh 15.000USD trong
việc hàng hóa lưu bãi ở hãng tàu mà Công ty VNEXPORT yêu cầu phía ngân hàng phải thanh toán).
Trong trường hợp có những chỉ thị cụ thể về kháng nghị (hoặc bất kỳ quá trình tố
tụng liên quan nào), về việc không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán thì
bất cứ các chi phí và hoặc lệ phí của các ngân hàng có liên quan đến kháng nghị đó
hoặc các tố tụng pháp lý khác sẽ bên gửi chỉ thị nhờ thu phải gánh chịu. ( Ở đây là công ty GE Dustuck).