Bài tập tình huống - Thanh toán quốc tế | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Bài tập tình huống - Thanh toán quốc tế | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
lOMoARcPSD|44744371 lOMoARcPSD|44744371
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Tình huống 1. (nhóm 1)
Một công ty hoá chất H. ký hợp đồng xuất khẩu hoá chất cho một công ty Trung Quốc.
Phương thức thanh toán: L/C trả ngay, không huỷ ngang, (tuân thủ UCP 600). L/C yêu
cầu: 1) Giấy chứng nhận giám định do người xin mở L/C cấp và được người yêu cầu
phát hành L/C trực tiếp xuất trình cho Ngân hàng phát hành. 2) Người hưởng gửi trực
tiếp 1/3 vận đơn gốc cho người xin mở L/C. Ngân hàng phát hành L/C: Bank of China
(BOC). Ngân hàng thông báo: Bank of Vietnam (BOV). Công ty H sau khi giao hàng đã
xuất trình bộ chứng từ cho Bank of Vietnam (BOV). Bank of Vietnam (BOV) đã chuyển bộ
chứng từ đến BOC. Tuy nhiên, trong bộ chứng từ xuất trình BOC không có Giấy chứng
nhận giám định của công ty Trung Quốc. Đáng lẽ công ty Trung Quốc đã phải cấp giấy
chứng nhận giám định và xuất trình trực tiếp cho BOC. Nhưng phía công ty Trung Quốc
không cung cấp Giấy chứng nhận giám định cho ngân hàng phát hành. BOC từ chối
thanh toán với lí do Bộ chứng từ yêu cầu thanh toán thiếu Giấy chứng nhận giám định
hàng hóa. Công ty H phản đối rằng BOC phải có trách nhiệm thanh toán theo điều 7a
UCP 600 vì tất cả những chứng từ thuộc phạm vi của người hưởng đã được xuất trình và
phù hợp với điều kiện của L/C. Trong khi đó, công ty Trung Quốc đã nhận được 1/3 vận
đơn gốc nên đã dùng để đi nhận hàng. Công ty Hóa chất H đã phải viện đến sự can thiệp
của toà án để ngừng việc nhận hàng của công ty Trung Quốc. Để bảo vệ quyền lợi của
mình, Công ty hóa chất H yêu cầu BOC thanh toán tất cả những mất mát, thiệt hại đã xảy
ra đối với công ty H khi công ty Trung Quốc đã nhận được một phần hàng hóa. Hai bên
không thương lượng được với nhau nên đã đưa vụ việc ra trọng tài để giải quyết. Yêu cầu:
1) Vẽ và thuyết minh quy trình thanh toántheo tình huống trên?
2) Cho biết tranh chấp của các bên trong tình huống trên là về vấn đề gì?
3) Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên?
4) Bài học rút ra với Công ty H là gì?
Tình huống 2 (Nhóm 8)
Công ty kinh doanh máy tính M có trụ sở tại thành phố H. ký hợp đồng
nhập khẩu linh kiện máy tính với một công ty Singapore. Phương thức thanh
toán: L/C không huỷ ngang, tuân thủ UCP 600. Cùng với các quy định khác,
L/C nêu rõ: “Số tiền: 550.620 USD, trả cho số hàng: 3.500 linh kiện máy tính”
Ngân hàng phát hành L/C: Bank of Vietnam (BOV)
Ngân hàng thông báo L/C: HSBC Singapore).
L/C được chuyển bằng Telex tới HSBC. Bức điện cũng nêu rõ rằng một thư xác
nhận L/C sẽ được gửi sau. Bức điện Telex HSBC nhận được về việc phát hành L/C có nội
dung sau: “Số tiền: 550.620 USD, trả cho số hàng: 350 linh kiện máy tính”. HSBC thông
báo nguyên nội dung L/C nhận được tới người thụ hưởng. Công ty Singapore sau khi
gửi 350 linh kiện máy tính đã xuất trình chứng từ cho HSBC để đòi thanh toán số tiền
550.620 USD. HSBC, sau khi kiểm tra và thấy bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với điều
kiện của L/C, đã chiết khấu và gửi bộ chứng từ tới BOV để đòi hoàn trả. Khi 1 lOMoARcPSD|44744371
nhận được bộ chứng từ do HSBC gửi, BOV đã kiểm tra và nhận thấy chứng từ có sự
khác biệt. BOV ngay lập tức điện thông báo cho HSBC biết rằng bộ chứng từ bị từ
chối thanh toán vì sai phạm sau: Số lượng hàng ghi trên chứng từ không phù hợp
với quy định của L/C: L/C yêu cầu giao 3.500 linh kiện máy tính với trị giá 550.620
USD nhưng bộ chứng từ xuất trình cho tổng số tiền 550.620 USD chỉ giao có 350 bộ
linh kiện. HSBC trả lời rằng họ đã chiết khấu bộ chứng từ vì chúng tuân thủ hoàn
toàn với điều kiện của L/C. Thông báo L/C mà họ nhận được nêu rõ rằng L/C thanh
toán cho số hàng 350 linh kiện chứ không phải 3.500 linh kiện. Để làm bằng chứng,
HSBC đã gửi một bản copy bức điện thông báo L/C gốc BOV qua đường thư tín.
Nhận được bản copy, BOV xác định rằng đã có sai sót phát sinh trong quá trình
chuyển điện tín nhưng BOV vẫn từ chối thanh toán vì lí do chỉ dẫn trong bức điện
phát hành đã nêu rõ rằng sẽ có xác nhận bằng thư gửi sau. Vì vậy, HSBC đáng lẽ
phải kiểm tra văn bản xác nhận bằng thư và sửa chữa lỗi phát sinh trong quá trình
chuyển điện. HSBC trả lời rằng họ không nhận được văn bản xác nhận bằng thư.
Hơn nữa họ đã cố liên hệ với công ty Singapore để giải quyết vấn đề này, nhưng
không được. HSBC nhất quyết đòi BOV phải hoàn trả số tiền trên. Tranh chấp xảy ra
do hai bên không thương lượng được với nhau. Yêu cầu:
1) Vẽ và thuyết minh quy trình chiết khấu thanh toán trong tình huống trên?
2) Cho biết tranh chấp của các bên trong tình huống trên là về vấn đề gì?
3) Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên?
4) Bài học rút ra với BOV và HSBC?
Tình huống 3. (nhóm 7)
Doanh nghiệp Farmix Hải Phòng ký hợp đồng nhập phân bón Urê từ một công
ty Nhật Bản. Phương thức thanh toán: L/C, tuân thủ UCP 600. Bên cạnh các quy
định khác, L/C có một điều kiện: “Chứng từ phải đến được văn phòng của Bank
of Vietnam (BOV) Hải Phòng trước khi tàu cập cảng dỡ hàng”. Ngân hàng phát
hành: Bank of Vietnam (BOV) Hải Phòng. Ngân hàng xác nhận và thông báo: Fuji
Bank, Tokyo, Nhật Bản. Ngày 2/8 công ty của Nhật bản xuất trình chứng từ cho
Fuji Bank để chiết khấu. Fuji Bank đã kiểm tra và kết luận chứng từ phù hợp với
yêu cầu của L/C. Fuji Bank đã thanh toán cho công ty này và ngày 5/8 chuyển bộ
chứng từ đến Bank of Vietnam (BOV) Hải Phòng đòi hoàn trả tiền. Cùng ngày 5/8
tàu cập bến cảng Hải Phòng. Đến ngày 6/8 Bank of Vietnam (BOV) Hải Phòng mới
nhận được chứng từ. Ngày 8/8 Bank of Vietnam (BOV) Hải Phòng đã gửi Telex
cho Fuji Bank, trong đó có đoạn: “Từ chối bộ chứng từ vì lí do sau: Xuất trình
chứng từ muộn. BOV Hải Phòng nhận được chứng từ muộn hơn ngày tàu cập
cảng dỡ hàng.” Fuji Bank không chấp nhận những lý do mà Bank of Vietnam
(BOV) Hải Phòng đưa ra và vẫn kiên quyết đòi được hoàn trả số tiền đã thanh
toán cho công ty của Nhật. Tranh chấp đã xảy ra. Yêu cầu:
1) Vẽ và thuyết minh quy trình thanh toán chiết khẩu theo tình huống trên?
2) Cho biết tranh chấp của các bên trong tình huống trên là về vấn đề gì?
3) Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên?
4) Bài học rút ra với BOV và Fuji Bank là gì? 2 lOMoARcPSD|44744371
Tình huống 4 (nhóm 5)
Công ty XNK Việt Nam (Vietnamexport) ký hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với công ty
B của Mỹ với một số điều kiện sau: Thời hạn mở L/C trước 15/4. Thời hạn giao hàng:
trước 30/5. Phương thức thanh toán: L/C (UCP 600). Ngày 10/4 người mua xin mở L/C
qua ngân hàng Americabank, ngân hàng phát hành chấp nhận mở L/C cho người mua và
sau đó thông báo cho ngân hàng thông báo: Bank of Vietnam (BOV).
BOV đã thông báo cho người bán về việc người mua đã mở L/C cho người
bán theo hợp đồng được ký kết. Sau khi nhận được thông báo, ngày 29/5 người
bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Sau khi giao hàng người bán gửi bộ chứng từ
phù hợp với L/C đến ngân hàng thông báo để xuất trình tại Americabank yêu cầu
thanh toán. Ngân hàng thông báo trả lời rằng: ngân hàng phát hành quyết định
hủy L/C với lý do người mua đã phá sản. Vietnamexport đã kiện Americabank về
việc không thực hiện cam kết thanh toán của họ. Tranh chấp đã xảy ra. Yêu cầu:
1) Vẽ và thuyết minh quy trình phát hành và thanh toán trong tình huống trên?
2) Cho biết tranh chấp của các bên trong tình huống trên là về vấn đề gì?
3) Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên?
4) Cho biết những rủi ro có thể xảy ra đối với Vietnamexport và AmericanBank?
Tình huống 5 (Nhóm 3). Tranh chấp liên quan đến bản kê chi tiết hàng hoá.
Công ty Mechincal Co., Hà Nội kí hợp đồng nhập khẩu máy của SangYong Corp. Hàn
Quốc. Phương thức thanh toán: L/C, tuân thủ UCP 600, trả chậm sau 180 ngày kể từ
ngày giao hàng ghi trên Vận đơn đường biển (B/L). L/C do Công ty Mechanical Co. yêu
cầu mở. Ngân hàng phát hành: Bank of Vietnam (BOV). Ngân hàng thông báo: Seoul
bank. Trong số những điều khoản của L/C có yêu cầu: Một hoá đơn thương mại; Một bản
kê chi tiết hàng hoá. Sau khi giao hàng, Công ty Hàn Quốc xuất trình bộ chứng từ yêu
cầu BOV thanh toán. Tuy nhiên BOV đã từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ không
phù hợp với quy định của L/C vì: Bản kê chi tiết không được phát hành trên giấy tiêu đề
của Người thụ hưởng và không được Người thụ hưởng ký. SangYong Corp. đã yêu cầu
Seoulbank điện cho BOV đề nghị chấp nhận thanh toán vì những bất hợp lệ đó không
ảnh hưởng đến giá trị lô hàng. BOV đã tham khảo ý kiến của người yêu cầu phát hành
L/C là Công ty Mechanical Co. Hà Nội. Tuy nhiên, Công ty Mechanical Co. Hà Nội không
chấp nhận điểm bất hợp lệ đó vì họ cho rằng nó không đảm bảo được giá trị của hàng
hóa. Công ty Mechanical Co. Hà Nội trả lời rằng chỉ chấp nhận thanh toán khi họ được
phép kiểm tra hàng tại cảng đến và việc kiểm tra đó cho thấy hàng hoá là phù hợp. BOV
thông báo cho Seoulbank biết ý kiến từ chối bộ chứng từ. SangYong Corp. không chấp
nhận và tranh chấp đã xảy ra. Yêu cầu:
1) Vẽ và thuyết minh quy trình thanh toán và tranh chấp trong tình huống trên?
2) Cho biết tranh chấp của các bên trong tình huống trên là về vấn đề gì?
3) Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên?
4) Cho biết những rủi ro có thể xảy ra đối với SangYong Corp. khi
thanh toán L/C trả chậm? 3
Tình huống 6 (nhóm 2).
Doanh nghiệp Export Đalat xuất khẩu Hoa Lan sang Nhật. Phương thức thanh
toán: L/C at sight, tuân thủ UCP 600. L/C yêu cầu: “Gửi hàng bằng đường hàng
không, chậm nhất là ngày 25/6/2009 ”. Ngân hàng phát hành: Ngân hàng
Mitsubishi (Nhật). Ngân hàng thông báo: Bank of Vietnam (BOV). Sau khi gửi
hàng, Export Đalat lập bộ chứng từ thanh toán. Do hàng hoá là thực vật xuất
sang Nhật đòi hỏi phải có giấy chứng nhận vệ sinh dịch tễ cùng các giấy chứng
nhận thực vật nghiêm ngặt khác, nên Export Đalat đã mất khá nhiều thời gian để
lập các chứng từ đó. Phải đến ngày 8/7 Export Đalat mới hoàn thành xong bộ
chứng từ và gửi đến BOV để chuyển tới ngân hàng Mitsubishi đề nghị thanh
toán. Ngày 13/7/2009 bộ chứng từ đến ngân hàng Mitsibishi. Vận đơn hàng
không có ghi: “Gửi hàng bằng đường hàng không”; Ngày phát hành vận đơn:
20/6/2009; Ngày khởi hành thực tế: “chuyến bay số 134 ngày 25/6/2009”
Ngân hàng Mitsubishi kiểm tra chứng từ và nhận thấy bộ chứng từ có sai sót, đã
điện cho BOV thông báo từ chối thanh toán với lý do: “Chứng từ xuất trình muộn: Vận
đơn hàng không ghi ngày phát hành là 20/6 chứng từ không được xuất trình trong vòng
21 ngày kể từ ngày gửi hàng theo như yêu cầu của điều 14(c) UCP 600”. BOV cho rằng lý
do từ chối là không hợp lý vì ngày chuyến bay thực tế là 25/6/2009 nên ngày 16/7/2009
mới là ngày hết hạn xuất trình chứng từ theo thời hạn 21 ngày, vì vậy chứng từ doanh
nghiệp xuất trình vẫn nằm trong thời hạn cho phép. Tuy nhiên, ngân hàng phát hành vẫn
kiên quyết từ chối thanh toán. Tranh chấp đã xảy ra. Yêu cầu:
1) Vẽ và thuyết minh quy trình phát hành, thanh toán L/C trong tình huống trên?
2) Cho biết tranh chấp của các bên trong tình huống trên là về vấn đề gì?
3) Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên?
4) Bài học rút ra đối với Export Đalat là gì?
Tình huống 7 (nhóm 6) Tranh chấp về số bản gốc Bảo hiểm đơn phải xuất trình.
VIETCOMBANK nhận chiết khấu một bộ chứng từ thanh toán do công ty xây
dựng công nghiệp VINAINCON yêu cầu. Căn cứ vào L/C (tuân thủ UCP600) của ngân
hàng HSBC (Singapore) phát hành trong đó có điều khoản chứng từ phải xuất trình
quy định: “02 bản gốc Bảo hiểm đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm”,
Vietcombank nhận thấy VINAINCON xuất trình đúng 02 bản gốc Isurance Policy (I/P)
ngoài ra các chứng từ khác đều phù hợp nên đã chiết khấu bộ chứng từ. Sau đó
Vietcombank đã gửi Bộ chứng từ này cho HSBC (Singapore) để yêu cầu thanh toán
nhưng bị HSBC (Singapore) từ chối với lý do xuất trình thiếu một bản gốc I/P.
Vietcombank đáp lại rằng họ đã thực hiện đúng yêu cầu L/C. HSBC lập luận rằng
“trên I/P có ghi số bản phát hành là 03 bản nhưng chỉ có 02 bản được xuất trình
nghĩa là VINAINCON đang giữ 01 bản và điều đó trái với UCP 600 mặc dù vẫn
xuất trình 02 bản theo đúng yêu cầu của L/C”. Tranh chấp đã xảy ra. Yêu cầu:
1) Vẽ và thuyết minh quy trình chiết khấu bộ chứng từ thanh toán L/C
trong tình huống trên?
2) Cho biết tranh chấp của các bên trong tình huống trên là về vấn đề gì?
3) Vận dụng UCP 600 để giải quyết trường hợp trên?
4) Có những rủi ro gì có thể xảy ra đối với ngân hàng chiết khấu (Vietcombank)? 4 lOMoARcPSD|44744371
Tình huống 8 (nhóm 4)
Công ty Dệt NĐ nhập khẩu bông sợi của một công ty ở Mêhicô để xuất sang
Nhật Bản Trị giá lô hàng là 340.000USD. Phương thức thanh toán: L/C chuyển
nhượng tuân thủ UCP 600. L/C yêu cầu xuất trình: hợp đồng bảo hiểm theo điều kiện
bảo hiểm mọi rủi ro, trị giá bảo hiểm là 110% trị giá lô hàng.. Ngân hàng pháh hành
L/C: Fuji Bank. Ngân hàng chuyển nhượng Bank of Vietnam (BOV), theo chỉ thị của
công ty Dệt NĐ chuyển nhượng cho công ty Mêhicô hưởng một số tiền là 250.000.
Sau khi giao hàng, công ty Mêhicô xuất trình Bộ chứng từ, trong đó hoá đơn trị
giá 250.000USD và bảo hiểm đơn ghi số tiền bảo hiểm 250.000 x 110% = 275.000USD.
Sau khi kiểm tra chứng từ, Bank of Vietnam (BOV) thấy hợp lệ và thanh toán cho
công ty Mêhicô. Công ty Dệt NĐ tiến hành thay thế hoá đơn và gửi đến Fuji Bank để
đòi tiền. Hoá đơn mới có trị giá 340.000USD. Bộ chứng từ của công ty Dệt NĐ đã bị
từ chối với lý do: trị giá bảo hiểm 275.000 nhỏ hơn 110% trị giá hoá đơn (110% x
340.000 = 374.000USD). Tranh chấp xảy ra. Yêu cầu:
1) Vẽ, thuyết minh quy trình thanh toán L/C chuyển nhượng trong tình huống trên?
2) Cho biết tranh chấp của các bên trong tình huống trên là về vấn đề gì?
3) Vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong trường hợp trên?
4) Đáng lẽ ra Công ty Dệt NĐ cần phải làm như thế nào để có thể thanh
toán được lô hàng nêu trên?
Tình huống 9. Tranh chấp do mô tả hàng hoá trong giấy chứng nhận chất
lượng và số lượng khác với Hoá đơn thương mại.
Công ty Chemexco của Thành phố H, Việt Nam kí hợp đồng nhập khẩu với
Công ty Bejing Chemical của Trung Quốc. Phương thức thanh toán: L/C, tuân thủ
UCP 600. Người yêu cầu phát hành L/C: Chemexco. Ngân hàng phát hành L/C: Bank
of Vietnam (BOV). Người hưởng: Bejing Chemical. Ngân hàng thông báo: Bejing
Bank. Mặt hàng: Hóa chất. Mô tả hàng hóa: 160-4609 đơn giá 40,00 USD/Kg; 270-3210
đơn giá 30,00 USD/Kg. Giá trị L/C: 30000 USD. Điều kiện giao hàng: CIF Hải Phòng.
Khi bộ chứng từ được gửi đến BOV, hóa đơn thương mại có ghi như sau: 160-4609
đơn giá 40,00 USD/Kg. 270-3210 đơn giá 30,00 USD/Kg (Điều kiện giao hàng CIF
không ghi trên hóa đơn thương mại). BOV từ chối thanh toán với lý do mô tả hàng
hóa không đúng theo quy định với thư tín dụng. Tuy nhiên, Bejing Chemical và
Bejing Bank không chấp nhận lý do từ chối thanh toán của BOV và lập luận như sau:
Điều kiện giao hàng không phải là một phần mô tả hàng hóa mà thuộc
các điều khoản không liên quan đến chứng từ nên không cần ghi điều kiện
giao hàng CIF trên hóa đơn thương mại và theo điều 18(c) UCP 600 thì đó
không phải là sai sót. Tuy nhiên, BOV vẫn khẳng định chứng từ có sai sót, vì
điều kiện giao hàng CIF Hải Phòng là một bộ phận của mô tả hàng hóa trong
thư tín dụng, nếu không ghi làm sao các bên liên quan có thể xác định được
điều kiện giao hàng và thanh toán theo quy định của thư tín dụng.
1) Vẽ, thuyết minh quy trình thanh toán L/C trong tình huống trên?
2) Cho biết tranh chấp của các bên trong tình huống trên là về vấn đề gì?
3) Vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong trường hợp trên?
4) Cho biết những rủi ro có thể xảy ra đối với Bejing Chemical trong tình huống nêu trên? 5 lOMoARcPSD|44744371 Tình huống 10
Một công ty XNK may mặc Việt Nam (Vinatex) kí một hợp đồng xuất
khẩu hàng may mặc với một công ty CHLB Đức. Phương thức thanh toán:
L/C at sight, tuân thủ UCP 600.
Ngân hàng mở: Deutesker Commercial Bank (DCB)
Ngân hàng thông báo và là ngân hàng xác nhận: Bank of Vietnam (BOV)
Trong L/C yêu cầu: Trọn bộ 3/3 bản gốc vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng lên tàu.
Công ty XNK may mặc Việt Nam (Vinatex) sau khi giao hàng đã lập bộ chứng
từ và xuất trình cho Bank of Vietnam (BOV) để thanh toán. Bộ chứng từ trọn bộ 3/3
vận đơn, mỗi vận đơn đều được người chuyên chở ký tay và được đóng dấu lần
lượt là “Bản gốc” (Original), “Bản thứ hai” (Duplicate), “Bản thứ ba” (Triplicate).
Bank of Vietnam (BOV) đã kiểm tra và xác định là bộ chứng từ do người thụ hưởng
xuất trình phù hợp với yêu cầu của L/C. Do đó, Bank of Vietnam (BOV) chiết khấu
cho công ty XNK may mặc Việt Nam và chuyển bộ chứng từ tới DCB đòi hoàn trả.
Khi nhận được bộ chứng từ, DCB kiểm tra và xác định là có sai sót. DCB điện cho
Bank of Vietnam (BOV) để thông báo rằng bộ chứng từ đang được giữ chờ sự định
đoạt của Công ty nhập khẩu phía CHLB Đức do có sai sót sau: “Bản thứ hai và thứ
ba của vận đơn không được đóng dấu “Bản gốc” như quy định của UCP 600”. Bank
of Vietnam (BOV) trả lời rằng: “ Trọn bộ vận đơn xuất trình là bản gốc và được ký tay
phù hợp với yêu cầu của điều 17 UCP 600”. Việc ghi “Bản gốc”, “Bản thứ hai”, “Bản
thứ ba” lần lượt trên vận đơn có nghĩa là trong ba bản gốc vận đơn có một "Bản
gốc, bản gốc”, một “Bản thứ hai, Bản gốc” và một “Bản thứ ba, Bản gốc”. Đây là một
thực tiễn dễ hiểu và được chấp nhận trong lĩnh vực vận tải và ngân hàng”. DCB
phản bác rằng điều 17(c) UCP 600 đã nói rõ chứng từ phải được ký và đóng dấu như
thế nào. Hai bản vận đơn xuất trình rõ ràng được đóng dấu “Bản thứ hai” và “Bản
thứ ba” và không thể được coi là bản gốc. Chính vì vậy việc từ chối thanh toán của
họ là đúng. Tranh chấp xảy ra và hai bên phải đưa sự việc ra toà trọng tài của ICC để
giải quyết. Yêu cầu:
1) Vẽ, thuyết minh quy trình thanh toán L/C trong tình huống trên?
2) Cho biết tranh chấp của các bên trong tình huống trên là về vấn đề gì?
3) Vận dụng UCP 600 để giải quyết tranh chấp trong trường hợp trên?
4) Bài học rút ra trong tình huống trên đối với Vinatex và các bên liên
quan (hàng vận tải-người chuyên chở và BOV là gì? 6