Bài tập trắc nghiệm Triết học Mac Lenin | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Bài tập trắc nghiệm Triết học Mac Lenin | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Câu 1. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin: thực
chất của vấn đề dân tộc là gì?
A. Sự va chạm, mâu thuẫn lợi ích giữa các dân tộc
trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc
với nhau trong quan hệ quốc tế diễn ra trên mọi lĩnh vực
đời sống xã hội.
B. Mối quan hệ lợi ích giữa các dân tộc trong giải quyết các mối quan hệ quốc tế.
C. Sự tác động qua lại giữa dân tộc này với dân tộc khác
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
D. Mối quan hệ tác động qua lại giữa các dân tộc, quốc gia
trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.
Câu 2. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin: trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa vấn đề dân tộc được xác định như thế nào?
A. Vấn đề chiến lược, gắn kết chặt chẽ với vấn đề giai cấp.
B. Vấn đề quan trọng hàng đầu.
C. Vấn đề bảo đảm quyền lực nhà nước
D. Vấn đề quyết định mọi thắng lợi của cách mạng.
Câu 3. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin: giải
quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
được hiểu như thế nào?
A. Vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Vừa là vấn đề chiến lược, lâu dài của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Vừa là động lực, vừa là nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Vừa là chiến lược, vừa là sách lược của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 4. Nguyên tắc trong giải quyết vấn đề dân tộc
theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin là gì?
A. Bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự quyết, quyền
liên hiệp công nhân của các dân tộc. 1
B. Bảo đảm quyền dân chủ, quyền liên hiệp công nhân của các dân tộc.
C. Bảo đảm quyền bình đẳng, quyền tự quyết, quyền sống của các dân tộc.
D. Bảo đảm quyền tự quyết, quyền hạnh phúc, quyền liên
hiệp công nhân của các dân tộc.
Câu 5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải
quyết vấn đề dân tộc là:
A. Những luận điểm cơ bản chỉ đạo, lãnh đạo Nhân
dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc,
bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc.
B. Những quan điểm chỉ đạo Nhân dân ta thực hiện thắng
lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc, xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc.
C. Những chủ trương lãnh đạo và tổ chức thực hiện thắng
lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập dân tộc, xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc.
D. Những nhiệm vụ, giải pháp đấu tranh giải phóng dân
tộc, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc.
Câu 6. Quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đảng ta về xây dựng mối quan hệ tốt đẹp
giữa các dân tộc như thế nào?
A. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau
cùng phát triển đi lên con đường ấm no,hạnh phúc.
B. Dân chủ, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng phát triển đi
lên con đường ấm no, hạnh phúc.
C. Bình đẳng, dân chủ và tôn trọng nhau cùng phát triển đi
lên con đường ấm no, hạnh phúc.
D. Dân chủ, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng phát triển đi
lên con đường ấm no, hạnh phúc.
Câu 7. Đặc điểm nối bật nhất trong quan hệ giữa các
dân tộc ở Việt Nam là gì?
A. Các dân tộc ở Việt Nam có truyền thống đoàn kết
gắn bó xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất. 2
B. Các dân tộc ở Việt Nam có truyền hòa hợp trong xây
dựng quốc gia dân tộc thống nhất.
C. Các dân tộc ở nước ta có quy mô dân số và trình độ phát triển không đều
D. Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hoá riêng, góp phần
làm nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất của văn hoá Việt Nam.
Câu 8. Đâu là quan điểm tư tưởng chỉ đạo xuyên
suốt trong quá trình giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng,
Nhà nước ta hiện nay?
A. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và
giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ
thị, chia rẽ dân tộc.
B. Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và
an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi.
C. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong cơ
quan lãnh đạo của Đảng
D. Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hoá riêng, góp phần
làm nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất của văn hoá Việt Nam.
Câu 9. Theo quan điểm của Đảng ta, vấn đề dân tộc
và đoàn kết các dân tộc có vị trí như thế nào?
A. Là vấn đề chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta.
B. Là vấn đề quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng nước ta.
C. Là vấn đề trọng yếu trong sự nghiệp cách mạng nước ta.
D. Là khâu then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Câu 10. Nguồn gốc nảy sinh ra tôn giáo từ các yếu tố cơ bản nào?
A. Kinh tế - xã hội, nhận thức và tâm lý.
B. Chiến tranh, nhận thức và cưỡng bức
C. Chính trị - xã hội, ý thức và tâm lý.
D. Chính trị - kinh tế, nhận thức và nhu cầu. 3
Câu 11. Những tính chất đặc trưng cơ bản của tôn giáo là gì?
A. Tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị.
B. Tính lịch sử, tính văn hóa, tính xã hội.
C. Tính chính trị, tính nhân loại, tính văn hóa.
D. Tính chính trị, tính quần chúng, tính nhân văn.
Câu 12. Giải quyết vấn đề tôn giáo trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin phải bảo đảm nguyên tắc nào?
A. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và
không tín ngưỡng của công dân, kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan.
B. Tôn trọng quyền sinh hoạt tự do tín ngưỡng theo và
không theo của công dân, kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan.
C. Tôn trọng và bảo đảm quyền bình đẳng trong tham gia
sinh hoạt tôn giáo, chống mọi hành vi mê tín dị đoan.
D. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tôn trọng quyền
sinh hoạt tôn giáo của công dân.
Câu 13. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin:
khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần phải:
A. Quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể.
B. Quán triệt quan điểm khách quan, toàn diện
C. Quán triệt quan điểm toàn diện, lịch sử.
D. Quán triệt quan điểm khách quan, cụ thể.
Câu 14. Khi “giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn
liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới-
xã hội xã hội chủ nghĩa” là quan điểm của:
A. Chủ nghĩa Mác – Lênin. B. Giai cấp tư sản
C. Tư tưởng Hồ Chí Minh.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 15. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin:
khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần phải: 4
A. Phânbiệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt chính trị và
tư tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
B. Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt giai cấp và tư
tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
C. Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt văn hóa và tư
tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
D. Phân biệt rõ mối quan hệ giữa hai mặt kinh tế và tư
tưởng trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
Câu 16. Tính phức tạp của tình hình tôn giáo ở nước
ta hiện nay diễn ra như thế nào?
A. Tất cả các phương án trên
B. Vẫn còn có chức sắc, tín đồ mang tư tưởng chống đối,
cực đoan, quá khích gây tổn hại đến lợi ích dân tộc.
C. Vẫn còn các hoạt động tôn giáo xen lẫn với mê tín dị
đoan, các hiện tượng tà giáo hoạt động làm mất trật tự an toàn xã hội.
D. Các thế lực thù địch vẫn luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo
để chống phá cách mạng nước ta.
Câu 17. Theo quan điểm của Đảng ta, nội dung cốt
lõi của công tác tôn giáo là gì?
A. Là công tác vận động quần chúng sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp
phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Là bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật.
C. Là bảo đảm quyền dân chủ, bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. Là công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho đồng bào có đạo.
Câu 18. Một trong những chính sách tôn giáo được
Đảng ta khảng định là gì?
A. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế-
xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của đồng bào các tôn giáo
B. Tôn giáo còn tồn tại lâu dài, còn là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân 5
C. Tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức tích cực phù hợp với xã hội mới
D. Quan tâm giải quyết hợp lí nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng
Câu 19. Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong công
tác tôn giáo của Đảng, ta là gì?
A. Vừa quan tâm giải quyết hợp lí nhu cầu tín
ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống
địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng.
B. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo
bình thường theo pháp luật.
C. Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời
sống vật chất, văn hóa của đồng bào các tôn giáo
D. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi
dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước.
Câu 20. Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo trong
chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch xác
định như thế nào? A. Là ngòi nổ. B. Là khâu đột phá. C. Là mũi nhọn. D. Là đòn bẩy.
Câu 21. Mục tiêu chủ yếu của các thế lực thù địch
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo trong chống phá cách
mạng Việt Nam là nhằm mục đích gì?
A. Phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
B. Phá hoại tinh thần “kính Chúa, yêu nước” của đồng bào dân tộc, tôn giáo.
C. Thành lập nhà nước riêng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
D. Kích động tư tưởng li khai, thù hằn dân tộc.
Câu 22. “Lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích
động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, li khai
hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc ta” là:
A. Thủ đoạn của các thế lực thù địch. 6
B. Âm mưu của các thế lực thù địch.
C. Mục tiêu của các thế lực thù địch.
D. Nội dung của các thế lực thù địch.
Câu 22. Cho rằng Việt Nam “vi phạm tự do, dân
chủ, nhân quyền, đàn áp, cấm đoán tôn giáo” là:
A. Chiêu bài, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù
địch chống phá cách mạng nước ta.
B. Quan điểm của các phần tử cơ hội chính trị, thoái hóa biến chất.
C. Quan điểm của các tổ chức phi chính phủ hoạt động ở Việt Nam.
D. Tiếng nói của đồng bào trong các dân tộc, tôn giáo trong nước.
Câu 23. Thủ đoạn mà các thế lực thù địch lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam là gì?
A. Tất cả phương án trên
B. Lợi dụng những vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động tư
tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, li khai; kích động, chia
rẽ quan hệ lương - giáo và giữa các tôn giáo hòng làm suy yếu
khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
C. Mua chuộc, lôi kéo, ép buộc đồng bào các dân tộc, tôn
giáo chống đối chính quyền, vượt biên trái phép, gây mất ổn
chính trị - xã hội, bạo loạn, tạo các điểm nóng.
D. Xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, mà trực tiếp là
quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo.
Câu 24. Giải pháp cơ bản trong đấu tranh phòng,
chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá
cách mạng Việt Nam là gì?
A. Tất cả các phương án trên.
B. Tăng cường xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, giữ vững ổn định chính trị- xã hội.
C. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng
bào các dân tộc, các tôn giáo. 7
D. Ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách
dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước về âm mưu, thủ đoạn lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
của các thế lực thù địch cho toàn dân.
Câu 25. Chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng
làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo
chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; kịp thời
giải quyết tốt các điểm nóng là: A. Giải pháp. B. Nhiệm vụ. C. Mục tiêu. D. Nội dung. 8