Bài tập tự học môn chính trị học đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Phân tích luận điểm: Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Khái niệm thủ lĩnh chính trị và các phẩm chất của thủ lĩnh chính trị ? Phân tích vai trò của thủ lĩnh chính trị. Hãy chỉ ra vai trò của người đứng đầu ở Việt Nam hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Họ và tên: Lê Nguyên San
Mã sinh viên: 2152010045
Lớp: Chính trị học đại cương K42.5
Bài tự học số 2:
I. Phân tích luận điểm: Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.
Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc trong việc giành, giữ và thực thi quyền
lực chính trị, mà trọng tâm là quyền lực nhà nước.
Quyền lực chính trị là quyền lực của giai cấp, dân tộc, liên minh giai cấp, liên minh dân
tộc để thực hiện sự thống trị chính trị trên cơ sở thực hiện chức năng công quyền, cơ bản
bằng quyền lực nhà nước, là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ những giá
trị xã hội có lợi cho giai cấp, dân tộc mình và bảo đảm mức độ nhất định công bằng xã
hội.
Hoạt động chính trị mang tính khoa học, vì:
- Hoạt động chính trị là một hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội loài người, xuất
hiện cùng với giai cấp và nhà nước, gắn liền với quyền lực, với đấu tranh giai cấp và đấu
tranh dân tộc.
- Hoạt động chính trị là lĩnh vực tương đối độc lập trong đời sống xã hội, có logic phát
triển nội tại, có quy luật phát triển khách quan.
- Hoạt động chính trị đòi hỏi một hệ thống tri thức, từ những tri thức kinh nghiệm đến tri
thức lý luận hoàn chỉnh, nhằm hoạt động theo đúng quy luật khách quan.
- Cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập cũng như trong xây dựng CNXH
luôn xác định chính trị (đường lối, chính sách và tổ chức thực tiễn) là một khoa học.
Hoạt đông chính trị mang tính nghệ thuật:
Trong tiếng Việt hiện nay, từ nghệ thuật có ít nhất là 3 cách hiểu:
1.Chỉ những hoạt động khéo léo, đạt đến một trình độ điêu luyện, có tay nghề cao. Ðây là
nghĩa đen, nghĩa rộng nhất của từ nghệ thuật. Trong ý nghĩa này, người ta có thể nói đến
nghệ thuật bắt bông kem, nghệ thuật bắt bóng, nghệ thuật leo núi, nghệ thuật bắt trộm,
nghệ thuật lái xe...
2.Chỉ những hoạt động và sản phẩm hài hòa, đẹp mắt, có thể mang lại cho người ta khoái
cảm thẩm mĩ.
3.Chỉ một hoạt động đặc thù của con người nhằm tạo ra một loại sản phẩm dặc biệt,
không những chỉ đẹp mắt, êm tai, gây được sự hứng thú về cái đẹp mà còn có ý nghĩa tư
tưởng, tình cảm sâu sắc. Ở đây, mỗi loại hình nghệ thuật khác nhau sẽ sử dụng những
phương tiện và chất liệu khác nhau để hình thành nên tác phẩm của mình nhằm biểu đạt
một tư tưởng, tình cảm, một chân lí nghệ thuật.. .Trong ý nghĩa này, khái niệm nghệ thuật
được dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật sau đây: Văn chương, âm nhạc, hội họa, điêu
khắc, kiến trúc, sân khấu, múa, điện ảnh, ảnh nghệ thuật. Trong chương này, khái niệm
nghệ thuật được hiểu theo nghĩa này.
Hoạt động chính trị mang tính nghệ thuật, vì:
- Hoạt động chính trị là hoạt động của con người liên quan đến tranh giành quyền lực,
quyết liệt một mất một còn, nên các chủ thể chính trị (trước hết là giai cấp) không thể
không sử dụng mọi biện pháp, thủ đoạn để đạt mục tiêu chính trị.
- Hoạt động chính trị luôn sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn
để đạt hiệu quả cao nhất.
- Chính trị là phạm vi hoạt động hấp dẫn, nhưng phức tạp, "giống đại số hơn số học". Nó
đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao, đòi hỏi tầm trí tuệ tương ứng của các nhà chính trị.
- Hoạt động chính trị là nghệ thuật của những bước đi (biết tiến, biết lùi đúng lúc), những
giải pháp, thỏa hiệp trong những thời điểm lịch sử quan trọng.
- Đó là nghệ thuật vận dụng tri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để xử lý các tính
huống chính trị phức tạp, vận dụng đúng đắn phép biện chứng giữa khách quan và chủ
quan trong hoạt động, đấu tranh chính trị.
- Hoạt động chính trị là nghệ thuật của các khả năng: khả năng nắm bắt sự vận động của
xã hội, dự báo chính xác tình thế và thời cơ cách mạng.
- Hoạt động chính trị là nghệ thuật tổ chức lực lượng, sử dụng con người, nghệ thuật vận
động quần chúng, nghệ thuật tiến hành chiến tranh cách mạng.
- Hoạt động chính trị là "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Mối quan hệ biện chứng
- Bản thân hoạt động chính trị là một khoa học cũng đã phản ánh tính nghệ thuật của nó,
bởi khoa học và nghệ thuật luôn gắn bó hữu cơ.
- Là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến vận mệnh của con người, của hàng triệu người,
chính trị, hoạt động chính trị đòi hỏi sự chuẩn xác gắn với thực tiễn, tuân theo quy luật
khách quan, tránh chủ quan, duy ý chí; đồng thời nó đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế, mưu
lược đạt trình độ nghệ thuật cao.
- Trong hoạt động chính trị thực tiễn, tính khoa học và nghệ thuật kết hợp, bổ sung cho
nhau. Nếu tuyệt đối hóa tính khoa học của chính trị dễ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, máy
móc; nếu tuyệt đối hóa tính nghệ thuật không tuân theo khoa học thì chính trị chỉ còn lại
là những mánh khóe lừa đảo , mị dân, sớm muộn cũng bị vạch trần.
II. Khái niệm thủ lĩnh chính trị và các phẩm chất của thủ lĩnh chính trị ?
Phân tích vai trò của thủ lĩnh chính trị.
1. Thủ lĩnh chính trị là gì?
Thủ lĩnh chính trị: Là người đứng đầu một tổ chức chính trị. Đó là nhân vật xuất sắc
trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất hiện trong điều kiện lịch sử nhất định, có sự giác
ngộ lợi ích, mục tiêu, lí tưởng giai cấp, có khả năng nắm bắt và sử dụng quy luật, có năng
lực tổ chức và tập hợp quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ chính trị do lịch sử đặt
ra.
1. Phẩm chất của thủ lĩnh chính trị:
Khái quát về phẩm chất thủ lĩnh chính trị thành 5 nhóm sau:
Về trình độ hiểu biết: nhất thiết đó phải là người thông minh, hiểu biết sâu rộng các lĩnh
vực, có tư duy khoa học, nắm vững được quy luật phát triển của quá trình chính trị, có
khả năng dự đoán được tình hình, làm chủ được khoa học và công nghệ lãnh đạo, quản lí.
Về phẩm chất chính trị: là người giác ngộ lợi ích giai cấp, đại diện tiêu biểu cho lợi ích
của giai cấp, trung thành với mục tiêu lí tưởng đã chọn, dũng cảm đấu tranh bảo vệ lợi
ích của giai cấp. có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những biến động phức tạp của
lịch sử.
Về năng lực tổ chức: là người có khả năng về công tác tổ chức, nghĩa là biết đề ra mục
tiêu đúng, phân công nhiệm vụ đúng chức năng cho cấp dưới và cho từng người, biết tổ
chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, có khả năng động viên, khích lệ mọi người hoạt động,
kiểm tra, giám sát công việc.
Về đạo đức, tác phong: là người có tính trung thực, công bằng, cởi mở, cương quyết. Có
lối sống giản dị, có khả năng giao tiếp và mối quan hệ tốt với mọi người. Có lòng tin vào
bản thân, biết lắng nghe ý kiến của người khác. Có lòng say mê công việc và lòng tin vào
cấp dưới.
Về khả năng làm việc: Có sức khỏe tốt, khả năng làm việc với cường độ cao, có khả năng
giải quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo, đưa ra những quyết sách sáng suốt, nhạy cảm,
năng động. Biết cảm nhận cái mới và đấu tranh vì cái mới.
2. Vai trò của thủ lĩnh chính trị:
a. Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị:
Do nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, thủ lĩnh chính trị
có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực mà họ
chính là linh hồn của hệ thống đó, hướng hệ thống quyền lực phục vụ nhằm thỏa mãn nhu
cầu của xã hội, giai cấp, góp phần tạo động lực cho xã hội phát triển.
Cùng đội tiên phong của giai cấp, thủ lĩnh chính trị lôi kéo, tập hợp quần chúng, thuyết
phục, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chính trị nhằm
giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị phù hợp với nhu cầu xã hội và lợi ích giai cấp.
Thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp, của dân tộc,
có khả năng nhìn xa trông rộng cho nên không những có khả năng tổ chức, tập hợp lực
lượng, lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng đưa phong trào vượt qua những khúc
quanh co của lịch sử, thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị đã đề ra.
Thủ lĩnh có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình cách mạng, mang lại hiệu quả cao cho phong
trào cách mạng, cho hoạt động của quần chúng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của thời đại
đặt ra, thủ lĩnh chính trị đi vào lịch sử, sống trong tâm tưởng của thời đại sau.
b. Ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị:
Do thiếu tài kém đức nên không có khả năng lãnh đạo phong trào, không biết chớp thời
cơ, vượt thử thách để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đặt ra, đặc biết, trước những bước
ngoặt của lịch sử thường tỏ ra bối rối, dao động. thậm chí trở nên phản động, lái phong
trào đi ngược với lợi ích của quần chúng.
Người thủ lĩnh không xuất phát từ lợi ích chung mà vì quyền lợi riêng, hoạt động không
trong sáng nên thương gây bè phái chia rẽ mất đoàn kết trong hệ thống tổ chức quyền lực,
làm suy giảm vai trò sức mạnh của tổ chức, làm giảm hiệu quả giải quyết những nhiệm
vụ, mục tiêu, chính trị đề ra.
Do phong cách làm việc độc đoán, chuyên quyền hoặc do năng lực hạn chế của người thủ
lĩnh mà nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động bị tước bỏ, nhân quyền thường bị
vi phạm, phong trào cách mạng thiếu động lực và sinh khí để phát triển.
Trong điều kiện thế giới biến động đầy phức tạp như hiện nay, quyết đinh sai lầm của
những thủ lĩnh chính trị sẽ khiến nhân loại phải trả giá đắt, đôi khi không thể lường trước
được.
III. Hãy chỉ ra vai trò của người đứng đầu ở Việt Nam hiện nay.
người đứng đầu CQHCNN là người thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý đối với
CQHCNN với cương vị là đứng đầu.
Khi bàn về thuật ngữ “người đứng đầu tổ chức” phần trên đã trình bày
thì,người đứng đầu tổ chức là người thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý trong tổ
chức. Đối với người đứng đầu CQHCNN cũng không phải ngoại lệ. Người
đứng đầu CQHCNN người thực hiện vai trò lãnh đạo, quản đối với
CQHCNN mình đứng đầu.
Tuy nhiên, cần nói thêm rằng đặc điểm này còn xuất phát từ nét đặc thù của
mối quan hệ giữa hai yếu tố chính trị và hành chính trong các CQHCNN ở Việt
Nam hiện nay. Tùy thuộc vào đặc điểm hệ thống chính trị ở từng quốc gia và
thuyết về tổ chức nền hành chính nhà nước, có hai phương thức lãnh đạo, điều
hành đối với các CQHCNN:
(1) Lãnh đạo về mặt chính trị độc lập với điều hành về mặt hành chính: phương
thức này chỉ ấn định vai trò lãnh đạo không cho phép người đứng đầu
CQHCNN được trực tiếp tham gia điều hành đối với CQHCNN.dụ, đối với
các nước theo truyền thống đại nghị “Westminster” của Anh cũng như các nước
châu Âu lục địa theo chế độ đại nghị (Đức, Italia, Thụy Điển…) và chế độ cộng
hòa lưỡng tính (Pháp), bộ trưởng chỉ vai trò lãnh đạo không trực tiếp
tham gia điều hành các hoạt động hành chính của bộ.
(2) Lãnh đạo về mặt chính trị thống nhất với điều hành về mặt hành chính:
phương thức này cho phép người đứng đầu CQHCNN không chỉvai trò của
người lãnh đạo còn vai trò của nhà quản lý, vừa lãnh đạo vừa trực tiếp
tham gia điều hành hoạt động của CQHCNN. Việt Nam quốc gia áp dụng
phương thức lãnh đạo, điều hành này. Ngoài ra, các nước XHCN Đông Âu
(cũ), Trung Quốc ngay các nước theo chế độ cộng hòa tổng thống cũng áp
dụng phương thức này .
18
Trong nền hành chính Việt Nam hiện nay, vai trò của người đứng đầu các
CQHCNN tính thống nhất: vừa người lãnh đạo về mặt chính trị, vừa
người điều hành về mặt hành chính, không sự tách biệt giữa hai vai trò này.
Chính thế, người đứng đầu CQHCNN người thực hiện đồng thời vai trò
“lãnh đạo” vai trò “quản lý” đối với hoạt động của CQHCNN, gắn chặt
chẽ toàn diện với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ củaquan mà mình
đứng đầu.
| 1/6

Preview text:

Họ và tên: Lê Nguyên San
Mã sinh viên: 2152010045
Lớp: Chính trị học đại cương K42.5
Bài tự học số 2: I.
Phân tích luận điểm: Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.
Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc trong việc giành, giữ và thực thi quyền
lực chính trị, mà trọng tâm là quyền lực nhà nước.
Quyền lực chính trị là quyền lực của giai cấp, dân tộc, liên minh giai cấp, liên minh dân
tộc để thực hiện sự thống trị chính trị trên cơ sở thực hiện chức năng công quyền, cơ bản
bằng quyền lực nhà nước, là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ những giá
trị xã hội có lợi cho giai cấp, dân tộc mình và bảo đảm mức độ nhất định công bằng xã hội.
Hoạt động chính trị mang tính khoa học, vì:
- Hoạt động chính trị là một hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội loài người, xuất
hiện cùng với giai cấp và nhà nước, gắn liền với quyền lực, với đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc.
- Hoạt động chính trị là lĩnh vực tương đối độc lập trong đời sống xã hội, có logic phát
triển nội tại, có quy luật phát triển khách quan.
- Hoạt động chính trị đòi hỏi một hệ thống tri thức, từ những tri thức kinh nghiệm đến tri
thức lý luận hoàn chỉnh, nhằm hoạt động theo đúng quy luật khách quan.
- Cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập cũng như trong xây dựng CNXH
luôn xác định chính trị (đường lối, chính sách và tổ chức thực tiễn) là một khoa học.
Hoạt đông chính trị mang tính nghệ thuật:
Trong tiếng Việt hiện nay, từ nghệ thuật có ít nhất là 3 cách hiểu:
1.Chỉ những hoạt động khéo léo, đạt đến một trình độ điêu luyện, có tay nghề cao. Ðây là
nghĩa đen, nghĩa rộng nhất của từ nghệ thuật. Trong ý nghĩa này, người ta có thể nói đến
nghệ thuật bắt bông kem, nghệ thuật bắt bóng, nghệ thuật leo núi, nghệ thuật bắt trộm, nghệ thuật lái xe...
2.Chỉ những hoạt động và sản phẩm hài hòa, đẹp mắt, có thể mang lại cho người ta khoái cảm thẩm mĩ.
3.Chỉ một hoạt động đặc thù của con người nhằm tạo ra một loại sản phẩm dặc biệt,
không những chỉ đẹp mắt, êm tai, gây được sự hứng thú về cái đẹp mà còn có ý nghĩa tư
tưởng, tình cảm sâu sắc. Ở đây, mỗi loại hình nghệ thuật khác nhau sẽ sử dụng những
phương tiện và chất liệu khác nhau để hình thành nên tác phẩm của mình nhằm biểu đạt
một tư tưởng, tình cảm, một chân lí nghệ thuật.. .Trong ý nghĩa này, khái niệm nghệ thuật
được dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật sau đây: Văn chương, âm nhạc, hội họa, điêu
khắc, kiến trúc, sân khấu, múa, điện ảnh, ảnh nghệ thuật. Trong chương này, khái niệm
nghệ thuật được hiểu theo nghĩa này.
Hoạt động chính trị mang tính nghệ thuật, vì:
- Hoạt động chính trị là hoạt động của con người liên quan đến tranh giành quyền lực,
quyết liệt một mất một còn, nên các chủ thể chính trị (trước hết là giai cấp) không thể
không sử dụng mọi biện pháp, thủ đoạn để đạt mục tiêu chính trị.
- Hoạt động chính trị luôn sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn
để đạt hiệu quả cao nhất.
- Chính trị là phạm vi hoạt động hấp dẫn, nhưng phức tạp, "giống đại số hơn số học". Nó
đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao, đòi hỏi tầm trí tuệ tương ứng của các nhà chính trị.
- Hoạt động chính trị là nghệ thuật của những bước đi (biết tiến, biết lùi đúng lúc), những
giải pháp, thỏa hiệp trong những thời điểm lịch sử quan trọng.
- Đó là nghệ thuật vận dụng tri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để xử lý các tính
huống chính trị phức tạp, vận dụng đúng đắn phép biện chứng giữa khách quan và chủ
quan trong hoạt động, đấu tranh chính trị.
- Hoạt động chính trị là nghệ thuật của các khả năng: khả năng nắm bắt sự vận động của
xã hội, dự báo chính xác tình thế và thời cơ cách mạng.
- Hoạt động chính trị là nghệ thuật tổ chức lực lượng, sử dụng con người, nghệ thuật vận
động quần chúng, nghệ thuật tiến hành chiến tranh cách mạng.
- Hoạt động chính trị là "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Mối quan hệ biện chứng
- Bản thân hoạt động chính trị là một khoa học cũng đã phản ánh tính nghệ thuật của nó,
bởi khoa học và nghệ thuật luôn gắn bó hữu cơ.
- Là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến vận mệnh của con người, của hàng triệu người,
chính trị, hoạt động chính trị đòi hỏi sự chuẩn xác gắn với thực tiễn, tuân theo quy luật
khách quan, tránh chủ quan, duy ý chí; đồng thời nó đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế, mưu
lược đạt trình độ nghệ thuật cao.
- Trong hoạt động chính trị thực tiễn, tính khoa học và nghệ thuật kết hợp, bổ sung cho
nhau. Nếu tuyệt đối hóa tính khoa học của chính trị dễ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, máy
móc; nếu tuyệt đối hóa tính nghệ thuật không tuân theo khoa học thì chính trị chỉ còn lại
là những mánh khóe lừa đảo , mị dân, sớm muộn cũng bị vạch trần.
II. Khái niệm thủ lĩnh chính trị và các phẩm chất của thủ lĩnh chính trị ?
Phân tích vai trò của thủ lĩnh chính trị.

1. Thủ lĩnh chính trị là gì?
Thủ lĩnh chính trị: Là người đứng đầu một tổ chức chính trị. Đó là nhân vật xuất sắc
trong lĩnh vực hoạt động chính trị, xuất hiện trong điều kiện lịch sử nhất định, có sự giác
ngộ lợi ích, mục tiêu, lí tưởng giai cấp, có khả năng nắm bắt và sử dụng quy luật, có năng
lực tổ chức và tập hợp quần chúng để giải quyết những nhiệm vụ chính trị do lịch sử đặt ra.
1. Phẩm chất của thủ lĩnh chính trị:
Khái quát về phẩm chất thủ lĩnh chính trị thành 5 nhóm sau:
Về trình độ hiểu biết: nhất thiết đó phải là người thông minh, hiểu biết sâu rộng các lĩnh
vực, có tư duy khoa học, nắm vững được quy luật phát triển của quá trình chính trị, có
khả năng dự đoán được tình hình, làm chủ được khoa học và công nghệ lãnh đạo, quản lí.
Về phẩm chất chính trị: là người giác ngộ lợi ích giai cấp, đại diện tiêu biểu cho lợi ích
của giai cấp, trung thành với mục tiêu lí tưởng đã chọn, dũng cảm đấu tranh bảo vệ lợi
ích của giai cấp. có bản lĩnh chính trị vững vàng trước những biến động phức tạp của lịch sử.
Về năng lực tổ chức: là người có khả năng về công tác tổ chức, nghĩa là biết đề ra mục
tiêu đúng, phân công nhiệm vụ đúng chức năng cho cấp dưới và cho từng người, biết tổ
chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, có khả năng động viên, khích lệ mọi người hoạt động,
kiểm tra, giám sát công việc.
Về đạo đức, tác phong: là người có tính trung thực, công bằng, cởi mở, cương quyết. Có
lối sống giản dị, có khả năng giao tiếp và mối quan hệ tốt với mọi người. Có lòng tin vào
bản thân, biết lắng nghe ý kiến của người khác. Có lòng say mê công việc và lòng tin vào cấp dưới.
Về khả năng làm việc: Có sức khỏe tốt, khả năng làm việc với cường độ cao, có khả năng
giải quyết mọi vấn đề một cách sáng tạo, đưa ra những quyết sách sáng suốt, nhạy cảm,
năng động. Biết cảm nhận cái mới và đấu tranh vì cái mới.
2. Vai trò của thủ lĩnh chính trị:
a. Vai trò tích cực của thủ lĩnh chính trị:

Do nhận thức đúng yêu cầu phát triển của xã hội và khả năng hiện có, thủ lĩnh chính trị
có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực mà họ
chính là linh hồn của hệ thống đó, hướng hệ thống quyền lực phục vụ nhằm thỏa mãn nhu
cầu của xã hội, giai cấp, góp phần tạo động lực cho xã hội phát triển.
Cùng đội tiên phong của giai cấp, thủ lĩnh chính trị lôi kéo, tập hợp quần chúng, thuyết
phục, giáo dục và phát huy sức mạnh của quần chúng trong đấu tranh chính trị nhằm
giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị phù hợp với nhu cầu xã hội và lợi ích giai cấp.
Thủ lĩnh chính trị của giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích của giai cấp, của dân tộc,
có khả năng nhìn xa trông rộng cho nên không những có khả năng tổ chức, tập hợp lực
lượng, lãnh đạo phong trào mà còn có khả năng đưa phong trào vượt qua những khúc
quanh co của lịch sử, thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị đã đề ra.
Thủ lĩnh có vai trò thúc đẩy nhanh quá trình cách mạng, mang lại hiệu quả cao cho phong
trào cách mạng, cho hoạt động của quần chúng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của thời đại
đặt ra, thủ lĩnh chính trị đi vào lịch sử, sống trong tâm tưởng của thời đại sau.
b. Ảnh hưởng tiêu cực của thủ lĩnh chính trị:
Do thiếu tài kém đức nên không có khả năng lãnh đạo phong trào, không biết chớp thời
cơ, vượt thử thách để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đặt ra, đặc biết, trước những bước
ngoặt của lịch sử thường tỏ ra bối rối, dao động. thậm chí trở nên phản động, lái phong
trào đi ngược với lợi ích của quần chúng.
Người thủ lĩnh không xuất phát từ lợi ích chung mà vì quyền lợi riêng, hoạt động không
trong sáng nên thương gây bè phái chia rẽ mất đoàn kết trong hệ thống tổ chức quyền lực,
làm suy giảm vai trò sức mạnh của tổ chức, làm giảm hiệu quả giải quyết những nhiệm
vụ, mục tiêu, chính trị đề ra.
Do phong cách làm việc độc đoán, chuyên quyền hoặc do năng lực hạn chế của người thủ
lĩnh mà nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động bị tước bỏ, nhân quyền thường bị
vi phạm, phong trào cách mạng thiếu động lực và sinh khí để phát triển.
Trong điều kiện thế giới biến động đầy phức tạp như hiện nay, quyết đinh sai lầm của
những thủ lĩnh chính trị sẽ khiến nhân loại phải trả giá đắt, đôi khi không thể lường trước được. III.
Hãy chỉ ra vai trò của người đứng đầu ở Việt Nam hiện nay.
người đứng đầu CQHCNN là người thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý đối với
CQHCNN với cương vị là đứng đầu.

Khi bàn về thuật ngữ “người đứng đầu tổ chức” ở phần trên đã trình bày
thì,người đứng đầu tổ chức là người thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý trong tổ
chức. Đối với người đứng đầu CQHCNN cũng không phải ngoại lệ. Người
đứng đầu CQHCNN là người thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý đối với CQHCNN mình đứng đầu.
Tuy nhiên, cần nói thêm rằng đặc điểm này còn xuất phát từ nét đặc thù của
mối quan hệ giữa hai yếu tố chính trị và hành chính trong các CQHCNN ở Việt
Nam hiện nay. Tùy thuộc vào đặc điểm hệ thống chính trị ở từng quốc gia và lý
thuyết về tổ chức nền hành chính nhà nước, có hai phương thức lãnh đạo, điều
hành đối với các CQHCNN:
(1) Lãnh đạo về mặt chính trị độc lập với điều hành về mặt hành chính: phương
thức này chỉ ấn định vai trò lãnh đạo mà không cho phép người đứng đầu
CQHCNN được trực tiếp tham gia điều hành đối với CQHCNN. Ví dụ, đối với
các nước theo truyền thống đại nghị “Westminster” của Anh cũng như các nước
châu Âu lục địa theo chế độ đại nghị (Đức, Italia, Thụy Điển…) và chế độ cộng
hòa lưỡng tính (Pháp), bộ trưởng chỉ có vai trò lãnh đạo mà không trực tiếp
tham gia điều hành các hoạt động hành chính của bộ.
(2) Lãnh đạo về mặt chính trị thống nhất với điều hành về mặt hành chính:
phương thức này cho phép người đứng đầu CQHCNN không chỉ có vai trò của
người lãnh đạo mà còn có vai trò của nhà quản lý, vừa lãnh đạo vừa trực tiếp
tham gia điều hành hoạt động của CQHCNN. Việt Nam là quốc gia áp dụng
phương thức lãnh đạo, điều hành này. Ngoài ra, các nước XHCN ở Đông Âu
(cũ), Trung Quốc và ngay các nước theo chế độ cộng hòa tổng thống cũng áp dụng phương thức này18.
Trong nền hành chính Việt Nam hiện nay, vai trò của người đứng đầu các
CQHCNN có tính thống nhất: vừa là người lãnh đạo về mặt chính trị, vừa là
người điều hành về mặt hành chính, không có sự tách biệt giữa hai vai trò này.
Chính vì thế, người đứng đầu CQHCNN là người thực hiện đồng thời vai trò
“lãnh đạo” và vai trò “quản lý” đối với hoạt động của CQHCNN, gắn bó chặt
chẽ và toàn diện với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mà mình đứng đầu.