Bài tập tự học số 2 Quan hệ quốc tế đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Vai trò của Asean trong cấu trúc quyền lực ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, năm 1967 nêu rõ mục tiêu và mục đích của ASEAN. Hiến chương ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN được thông qua năm 2017. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
5 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập tự học số 2 Quan hệ quốc tế đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Vai trò của Asean trong cấu trúc quyền lực ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, năm 1967 nêu rõ mục tiêu và mục đích của ASEAN. Hiến chương ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN được thông qua năm 2017. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

25 13 lượt tải Tải xuống
Họ và tên: Nguyễn Diệu Linh
Mã sv: 2358010022
Lớp: Biên tập Xuất bản K43
BÀI TỰ HỌC SỐ 2
MÔN: QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG
Đề: Vai trò của Asean trong cấu trúc quyền lực ở khu vực Châu Á Thái Bình
Dương.
1. Tìm hiểu về ASEAN
a) Thành lập
- Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày
08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên
ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
- Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Đa-rút-xa-lam.
- Ngày28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội.
- Ngày 23/7/1999 ASEAN kết nạp Lào và Mi-an-ma.
- Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn
thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
b) Mục tiêu
Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, năm 1967 nêu rõ mục tiêu
và mục đích của ASEAN. Hiến chương ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng của
ASEAN được thông qua năm 2017 và có hiệu lực từ năm 2008, khẳng định lại các
mục tiêu cơ bản nêu trong Tuyên bố Bangkok và nêu rõ các mục tiêu của Hiệp hội
như sau:
- Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các
giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;
- Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị,
an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội;
- Duy trì Đông Nam Á là một khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ
khí hủy diệt hàng loạt khác;
- Bảo đảm rằng nhân dân và các quốc gia thành viên ASEAN được sống hoà
bình với toàn thế giới nói chung trong một môi trường công bằng, dân chủ và
hoà hợp;
- Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh
vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương
mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu
tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao,
những người có tài năng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn
các dòng vốn;
- Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp
tác và giúp đỡ lẫn nhau;
- Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ
nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền
và trách nhiệm của các quốc gia thành viên ASEAN;
- Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia
và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;
- Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền
vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất
lượng cuộc sống cao của người dân khu vực;
- Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền
năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN:
- Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo
điều kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc
lợi và công bằng xã hội;
- Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi
trường an toàn, an ninh và không có ma túy;
- Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích
mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây
dựng cộng đồng ASEAN;
- Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa
dạng văn hoá và các di sản của khu vực;
- Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt
trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu
vực mở, minh bạch và thu nạp.
c) Nguyên tắc hoạt động của ASEAN
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc
của tất cả các quốc gia thành viên.
- Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an
ninh thịnh vượng ở khu vực.
- Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác
dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN.
- Tôn trọng quyền của các quốc gia thành viên được quyết định vận mệnh của
mình và không có sự can thiệp, lật đổ, hoặc áp đặt từ bên ngoài.
- Tăng cường tham vấn các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích
chung của ASEAN
- Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ của chính
phủ, hợp hiến
- Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và công
bằng xã hội.
- Đề cao hiến chương liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bao gồm cả Luật nhân
đạo quốc tế mà các quốc gia thành viên đã tham gia.
- Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử
dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một quốc gia thành viên ASEAN hay
ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các quốc gia
thành viên ASEAN.
- Tôn trọng sự khác biệt với văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân
ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung của trên tinh thần thống
nhất trong đa dạng
- Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh
tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng
ra bên ngoài, thu nạp mà không phân biệt đối xử.
- Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của
ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế và giảm dần, tiến tới
loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền
kinh tế do thị trường thúc đẩy.
2. Châu Á – Thái Bình Dương là gì? Vai trò của ASEAN trong cấu trúc
quyền lực ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương?
a) Châu Á – Thái Bình Dương
- Vị trí địa lí: Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực bao gồm các nước ven bờ
Thái Bình Dương, các đảo và quần đảo Nam Thái Bình Dương và những nước
có liên quan trực tiếp đến khu vực.
- Vị trí chiến lược: Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực giao thoa của các
trục giao thông trên biển, dễ dàng kết nối sang Nam Á, châu Phi và châu Âu.
- Chính trị: Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có nhiều hệ tư tưởng, đường
lối khác nhau, có sự hợp tác và đấu tranh lẫn nhau. Hiện tại, khu vực đang trải
qua thời kì quá độ, xuất hiện sự đan xen giữa các tư tưởng tự do của phương
Tây với tính truyền thống dân tộc của Á Đông. Môi trường chính trị trong khu
vực cũng đang trải qua nhiều biến đổi to lớn.
- Kinh tế: Châu Á – Thái Bình Dương luôn là khu vực phát triển năng động và
đạt tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, đóng góp gần 60% GDP toàn cầu,
chiếm gần 50% giao thương trên thế giới.
- Quân sự: Châu Á – Thái Bình Dương tập trung 6/10 cường quốc quân sự hàng
đầu thế giới (Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên, Hàn Quốc). Mỹ vẫn tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động
quân sự ở Châu Á, song từng thời điểm đều có điều chỉnh, thay đổi, Mỹ hiện đã
triển khai hơn 400.000 quân đồn trú tại 200 cơ sở quân sự ở Châu Ấ - Thái Bình
Dương. Trung Quốc cũng gia tăng quân sự, mở rộng khả năng tác chiến của
quân đội, mở rộng quyền kiểm soát các tuyến đường biển, hàng không trong
khu vực, gây phản ứng mạnh mẽ của các nước trong khu vực.
b) Vai trò của ASEAN trong cấu trúc quyền lực ở khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương
- ASEAN tạo ra các diễn đàn như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn
Khu vực ASEAN (ARF), và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng
(ADMM-Plus) để thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia trong và
ngoài khu vực.
- ASEAN đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy các sáng kiến khu vực như
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), tạo điều kiện cho sự hợp
tác kinh tế và thương mại giữa các quốc gia thành viên và các đối tác bên ngoài.
- ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu
vực thông qua việc thúc đẩy các nguyên tắc như không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, và tôn trọng
chủ quyền quốc gia.
- ASEAN giúp cân bằng quyền lực giữa các cường quốc trong khu vực, như
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, và Ấn Độ, bằng cách tạo ra một môi trường hợp
tác đa phương và thúc đẩy sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
- Thông qua các chương trình hợp tác kinh tế và phát triển, ASEAN góp phần
nâng cao mức sống và phát triển bền vững cho các quốc gia thành viên, từ đó
tạo ra một khu vực ổn định hơn.
- ASEAN thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược với nhiều cường quốc và tổ
chức quốc tế, từ đó tăng cường vị thế và ảnh hưởng của mình trong các vấn đề
khu vực và toàn cầu.
| 1/5

Preview text:

Họ và tên: Nguyễn Diệu Linh Mã sv: 2358010022
Lớp: Biên tập Xuất bản K43
BÀI TỰ HỌC SỐ 2
MÔN: QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG
Đề: Vai trò của Asean trong cấu trúc quyền lực ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. 1. Tìm hiểu về ASEAN a) Thành lập
- Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày
08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên
ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
- Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Đa-rút-xa-lam.
- Ngày28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội.
- Ngày 23/7/1999 ASEAN kết nạp Lào và Mi-an-ma.
- Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn
thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á. b) Mục tiêu
Tuyên bố ASEAN, hay còn gọi là Tuyên bố Bangkok, năm 1967 nêu rõ mục tiêu
và mục đích của ASEAN. Hiến chương ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng của
ASEAN được thông qua năm 2017 và có hiệu lực từ năm 2008, khẳng định lại các
mục tiêu cơ bản nêu trong Tuyên bố Bangkok và nêu rõ các mục tiêu của Hiệp hội như sau:
- Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định và tăng cường hơn nữa các
giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực;
- Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác chính trị,
an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội;
- Duy trì Đông Nam Á là một khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ
khí hủy diệt hàng loạt khác;
- Bảo đảm rằng nhân dân và các quốc gia thành viên ASEAN được sống hoà
bình với toàn thế giới nói chung trong một môi trường công bằng, dân chủ và hoà hợp;
- Xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh
vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương
mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu
tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, những người có chuyên môn cao,
những người có tài năng và lực lượng lao động, và sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn;
- Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp
tác và giúp đỡ lẫn nhau;
- Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền, thúc đẩy và bảo vệ
nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, với sự tôn trọng thích đáng các quyền
và trách nhiệm của các quốc gia thành viên ASEAN;
- Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia
và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;
- Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền
vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất
lượng cuộc sống cao của người dân khu vực;
- Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ, để tăng cường quyền
năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy Cộng đồng ASEAN:
- Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo
điều kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc
lợi và công bằng xã hội;
- Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi
trường an toàn, an ninh và không có ma túy;
- Thúc đẩy hình thành một ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích
mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết và xây dựng cộng đồng ASEAN;
- Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa
dạng văn hoá và các di sản của khu vực;
- Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như là động lực chủ chốt
trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong một cấu trúc khu
vực mở, minh bạch và thu nạp.
c) Nguyên tắc hoạt động của ASEAN
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc
của tất cả các quốc gia thành viên.
- Cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an
ninh thịnh vượng ở khu vực.
- Không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác
dưới bất kỳ hình thức nào trái với luật pháp quốc tế.
- Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN.
- Tôn trọng quyền của các quốc gia thành viên được quyết định vận mệnh của
mình và không có sự can thiệp, lật đổ, hoặc áp đặt từ bên ngoài.
- Tăng cường tham vấn các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN
- Tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt, các nguyên tắc của nền dân chủ của chính phủ, hợp hiến
- Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và công bằng xã hội.
- Đề cao hiến chương liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bao gồm cả Luật nhân
đạo quốc tế mà các quốc gia thành viên đã tham gia.
- Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử
dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một quốc gia thành viên ASEAN hay
ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các quốc gia thành viên ASEAN.
- Tôn trọng sự khác biệt với văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân
ASEAN, đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung của trên tinh thần thống nhất trong đa dạng
- Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh
tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài, đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng
ra bên ngoài, thu nạp mà không phân biệt đối xử.
- Tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ của
ASEAN nhằm triển khai có hiệu quả các cam kết kinh tế và giảm dần, tiến tới
loại bỏ hoàn toàn các rào cản đối với liên kết kinh tế khu vực, trong một nền
kinh tế do thị trường thúc đẩy.
2. Châu Á – Thái Bình Dương là gì? Vai trò của ASEAN trong cấu trúc
quyền lực ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương?

a) Châu Á – Thái Bình Dương
- Vị trí địa lí: Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực bao gồm các nước ven bờ
Thái Bình Dương, các đảo và quần đảo Nam Thái Bình Dương và những nước
có liên quan trực tiếp đến khu vực.
- Vị trí chiến lược: Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực giao t hoa của các
trục giao thông trên biển, dễ dàng kết nối sang Nam Á, châu Phi và châu Âu.
- Chính trị: Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có nhiều hệ tư tưởng, đường
lối khác nhau, có sự hợp tác và đấu tranh lẫn nhau. Hiện tại, khu vực đang trải
qua thời kì quá độ, xuất hiện sự đan xen giữa các tư tưởng tự do của phương
Tây với tính truyền thống dân tộc của Á Đông. Môi trường chính trị trong khu
vực cũng đang trải qua nhiều biến đổi to lớn.
- Kinh tế: Châu Á – Thái Bình Dương luôn là khu vực phát triển năng động và
đạt tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới, đóng góp gần 60% GDP toàn cầu,
chiếm gần 50% giao thương trên thế giới.
- Quân sự: Châu Á – Thái Bình Dương tập trung 6/10 cường quốc quân sự hàng
đầu thế giới (Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên, Hàn Quốc). Mỹ vẫn tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động
quân sự ở Châu Á, song từng thời điểm đều có điều chỉnh, thay đổi, Mỹ hiện đã
triển khai hơn 400.000 quân đồn trú tại 200 cơ sở quân sự ở Châu Ấ - Thái Bình
Dương. Trung Quốc cũng gia tăng quân sự, mở rộng khả năng tác chiến của
quân đội, mở rộng quyền kiểm soát các tuyến đường biển, hàng không trong
khu vực, gây phản ứng mạnh mẽ của các nước trong khu vực.
b) Vai trò của ASEAN trong cấu trúc quyền lực ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
- ASEAN tạo ra các diễn đàn như Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn
Khu vực ASEAN (ARF), và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng
(ADMM-Plus) để thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực.
- ASEAN đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy các sáng kiến khu vực như
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), tạo điều kiện cho sự hợp
tác kinh tế và thương mại giữa các quốc gia thành viên và các đối tác bên ngoài.
- ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu
vực thông qua việc thúc đẩy các nguyên tắc như không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, và tôn trọng chủ quyền quốc gia.
- ASEAN giúp cân bằng quyền lực giữa các cường quốc trong khu vực, như
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, và Ấn Độ, bằng cách tạo ra một môi trường hợp
tác đa phương và thúc đẩy sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
- Thông qua các chương trình hợp tác kinh tế và phát triển, ASEAN góp phần
nâng cao mức sống và phát triển bền vững cho các quốc gia thành viên, từ đó
tạo ra một khu vực ổn định hơn.
- ASEAN thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược với nhiều cường quốc và tổ
chức quốc tế, từ đó tăng cường vị thế và ảnh hưởng của mình trong các vấn đề khu vực và toàn cầu.