Bài tập tự học số 3 quan hệ quốc tế đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tìm hiểu về tổ chức quốc tế toàn cầu Liên Hợp Quốc. Tìm hiểu về Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Tháng 10/1944, lãnh đạo các nước Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ và  Trung Quốc quốc dân Đảng họp tại Washington quyết định thành lập một tổ chức  quốc tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
4 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập tự học số 3 quan hệ quốc tế đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tìm hiểu về tổ chức quốc tế toàn cầu Liên Hợp Quốc. Tìm hiểu về Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Tháng 10/1944, lãnh đạo các nước Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ và  Trung Quốc quốc dân Đảng họp tại Washington quyết định thành lập một tổ chức  quốc tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

24 12 lượt tải Tải xuống
Họ và tên: Nguyễn Diệu Linh
Mã sv: 2358010022
Lớp: Biên tập Xuất bản K43
BÀI TỰ HỌC SỐ 3
MÔN: QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG
1. Tìm hiểu về tổ chức quốc tế toàn cầu Liên Hợp Quốc
a) Quá trình hình thành, phát triển
- Tháng 10/1944, lãnh đạo các nước Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc
quốc dân Đảng họp tại Washington quyết định thành lập một tổ chức quốc tế
sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2 với tên gọi “Quốc gia Liên
hợp quốc”. Hội nghị cũng đã thảo luận về bộ máy, nguyên tắc hoạt động, tôn
chỉ, mục đích của tổ chức quốc gia liên hợp.
- Tháng 2/1945, tại hội nghị Yalta, lãnh đạo 3 nước Liên Xô, Anh, Mỹ đã
quyết định cùng Trung Quốc quốc dân Đảng thành lập tổ chức Liên hợp
quốc và phát hành thư mời lãnh đạo các nước chống phát xít tham gia tổ
chức này.
- Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại San Francisco (Mỹ)
để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Ngày 24/10/1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn,
bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. Trụ sở đặt tại New York (Mỹ).
- LHQ ra đời với 51 thành viên. Trong giai đoạn 1945-1960, tổ chức tập trung
vào các vấn đề phục hồi sau Thế chiến II, giải quyết các tranh chấp và hỗ trợ
quá trình phi thực dân hóa ở châu Phi và châu Á.
- Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh (1947-1991), LHQ gặp khó khăn trong
việc duy trì hòa bình toàn cầu do sự chia rẽ giữa các quốc gia phương Tây và
phe Xô Viết. Tuy nhiên, tổ chức này vẫn đóng vai trò quan trọng trong các
hoạt động hòa giải và phát triển kinh tế, xã hội.
- Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, LHQ có điều kiện phát huy vai trò hơn
trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, phát triển bền vững, chống biến
đổi khí hậu và bảo vệ quyền con người. Tổ chức này cũng đã mở rộng số
lượng thành viên lên 193 quốc gia, với sự tham gia của nhiều quốc gia mới
độc lập.
- LHQ ngày nay không chỉ tập trung vào duy trì hòa bình và an ninh mà còn
mở rộng hoạt động trong các lĩnh vực như phát triển bền vững, viện trợ nhân
đạo, bảo vệ quyền con người, ứng phó với biến đổi khí hậu và đại dịch. Các
cơ quan của Liên hợp quốc như Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền,
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
đều có vai trò quan trọng trong quản lý các vấn đề quốc tế.
b) Mục tiêu
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác
quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự
quyết của các dân tộc.
c) Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân
tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ,
Anh, Pháp, Trung Quốc.
d) Cơ cấu tổ chức
Hiến chương quy định bộ máy của LHQ gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội
đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và
Ban thư kí.
- Đại hội đồng: Gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng.
Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công
việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định.
- Hội đồng Bảo an: Là cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy tri hòa
bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được
sự nhất trí của 5 nước Uỷ viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang
Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.
- Ban Thư kí : Là cơ quan hành chính - tổ chức của LHQ, đứng đầu là
Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm.
Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc.
2. Tìm hiểu về Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
a) Quá trình hình thành, phát triển
- WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương
mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các
hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết.
- WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết
thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân GATT - Hiệp định chung về
Thuế quan Thương mại.
- GATT được thành lập vào 1/1948 bởi 23 nước với mục tiêu giảm thiểu
rào cản thương mại quốc tế. Mặc dù GATT không phải là một tổ chức
chính thức, nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các quy
tắc thương mại toàn cầu.
- GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên,
từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ hiệp định Uruguay(1986-1994) do thương
mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt
động của GATT để bao gồm các lĩnh vực như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, và
các vấn đề thương mại khác.
- Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên
GATT vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính
chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh
(Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại
Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính
thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt
động từ 1/1/1995.
- Ban đầu, WTO có 76 thành viên, đến nay số lượng thành viên đã tăng lên
hơn 160 quốc gia. Điều này cho thấy tầm ảnh hưởng toàn cầu của tổ
chức.
b) Mục tiêu
- Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh
bạch.
c) Nguyên tắc hoạt động
- Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
- Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
- Nguyên tắc mở cửa thị trường
- Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
d) Cơ cấu tổ chức
WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp: 1.Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra
quyết định bao gồm , Hội nghị Bộ trưởng, Ðại hội đồng WTO cơ quan giải quyết
tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại; 2.Các cơ quan thừa hành
và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương, bao gồm Hội
đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS; 3.Cuối cùng là các cơ quan thực
hiện chức năng hành chính - thư ký là Tổng giám đốc và Ban Thư ký WTO.
- Hội nghị Bộ trưởng WTO: Là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của
WTO, họp ít nhất hai năm một lần, thành viên là đại diện cấp Bộ trưởng
của tất cả các thành viên.
- Đại hội đồng WTO: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện
chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của
cơ quan này; Ðại hội đồng có quyền thành lập các ủy ban giúp việc và
báo cáo trực tiếp lên Ðại hội đồng.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan kiểm điểm chính sách thương
mại: Ðại hội đồng WTO đồng thời là Cơ quan giải quyết tranh chấp khi
thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp và là Cơ quan kiểm điểm
chính sách mại khi thực hiện chức năng kiểm điểm chính sách thương
mại.
- Các Cơ quan thừa hành giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại
đa phương: WTO có 3 hội đồng được thành lập để giám sát việc thực thi
3 hiệp đinh thương mại đa phương là: Hội đồng GATT, Hội đồng GATS
và Hội đồng TRIPS. Tất cả nước thành viên đều có quyền tham gia vào
hoạt động của 3 hội đồng này. Ba hội đồng nói trên báo cáo trực tiếp các
công việc của mình lên Ðại hội đồng WTO.
- Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 3 Phó Tổng
Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc
độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.
| 1/4

Preview text:

Họ và tên: Nguyễn Diệu Linh Mã sv: 2358010022
Lớp: Biên tập Xuất bản K43
BÀI TỰ HỌC SỐ 3
MÔN: QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐẠI CƯƠNG
1. Tìm hiểu về tổ chức quốc tế toàn cầu Liên Hợp Quốc
a) Quá trình hình thành, phát triển
- Tháng 10/1944, lãnh đạo các nước Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc
quốc dân Đảng họp tại Washington quyết định thành lập một tổ chức quốc tế
sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2 với tên gọi “Quốc gia Liên
hợp quốc”. Hội nghị cũng đã thảo luận về bộ máy, nguyên tắc hoạt động, tôn
chỉ, mục đích của tổ chức quốc gia liên hợp.
- Tháng 2/1945, tại hội nghị Yalta, lãnh đạo 3 nước Liên Xô, Anh, Mỹ đã
quyết định cùng Trung Quốc quốc dân Đảng thành lập tổ chức Liên hợp
quốc và phát hành thư mời lãnh đạo các nước chống phát xít tham gia tổ chức này.
- Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại San Francisco (Mỹ)
để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Ngày 24/10/1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn,
bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. Trụ sở đặt tại New York (Mỹ).
- LHQ ra đời với 51 thành viên. Trong giai đoạn 1945-1960, tổ chức tập trung
vào các vấn đề phục hồi sau Thế chiến II, giải quyết các tranh chấp và hỗ trợ
quá trình phi thực dân hóa ở châu Phi và châu Á.
- Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh (1947-1991), LHQ gặp khó khăn trong
việc duy trì hòa bình toàn cầu do sự chia rẽ giữa các quốc gia phương Tây và
phe Xô Viết. Tuy nhiên, tổ chức này vẫn đóng vai trò quan trọng trong các
hoạt động hòa giải và phát triển kinh tế, xã hội.
- Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, LHQ có điều kiện phát huy vai trò hơn
trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, phát triển bền vững, chống biến
đổi khí hậu và bảo vệ quyền con người. Tổ chức này cũng đã mở rộng số
lượng thành viên lên 193 quốc gia, với sự tham gia của nhiều quốc gia mới độc lập.
- LHQ ngày nay không chỉ tập trung vào duy trì hòa bình và an ninh mà còn
mở rộng hoạt động trong các lĩnh vực như phát triển bền vững, viện trợ nhân
đạo, bảo vệ quyền con người, ứng phó với biến đổi khí hậu và đại dịch. Các
cơ quan của Liên hợp quốc như Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền,
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
đều có vai trò quan trọng trong quản lý các vấn đề quốc tế. b) Mục tiêu
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác
quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
c) Nguyên tắc hoạt động
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
d) Cơ cấu tổ chức
Hiến chương quy định bộ máy của LHQ gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội
đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban thư kí.
- Đại hội đồng: Gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng.
Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công
việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định.
- Hội đồng Bảo an: Là cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy tri hòa
bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được
sự nhất trí của 5 nước Uỷ viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang
Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.
- Ban Thư kí : Là cơ quan hành chính - tổ chức của LHQ, đứng đầu là
Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm.
Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc.
2. Tìm hiểu về Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
a) Quá trình hình thành, phát triển
- WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade
Organization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương
mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các
hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết.
- WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết
thương mại quốc tế của tổ chức tiền thân GATT - Hiệp định chung về Thuế quan Thương mại.
- GATT được thành lập vào 1/1948 bởi 23 nước với mục tiêu giảm thiểu
rào cản thương mại quốc tế. Mặc dù GATT không phải là một tổ chức
chính thức, nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các quy
tắc thương mại toàn cầu.
- GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên,
từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ hiệp định Uruguay(1986-1994) do thương
mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt
động của GATT để bao gồm các lĩnh vực như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, và
các vấn đề thương mại khác.
- Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đa biên được mở rộng, nên
GATT vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính
chất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh
(Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại
Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT. WTO chính
thức được thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ 1/1/1995.
- Ban đầu, WTO có 76 thành viên, đến nay số lượng thành viên đã tăng lên
hơn 160 quốc gia. Điều này cho thấy tầm ảnh hưởng toàn cầu của tổ chức. b) Mục tiêu
- Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
c) Nguyên tắc hoạt động
- Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
- Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia
- Nguyên tắc mở cửa thị trường
- Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
d) Cơ cấu tổ chức
WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp: 1.Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định bao gồm ,
Hội nghị Bộ trưởng, Ðại hội đồng WTO cơ quan giải quyết
tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại; 2.Các cơ quan thừa hành
và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương, bao gồm Hội
đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS
; 3.Cuối cùng là các cơ quan thực
hiện chức năng hành chính - thư ký là Tổng giám đốc và Ban Thư ký WTO.
- Hội nghị Bộ trưởng WTO: Là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của
WTO, họp ít nhất hai năm một lần, thành viên là đại diện cấp Bộ trưởng
của tất cả các thành viên.
- Đại hội đồng WTO: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện
chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của
cơ quan này; Ðại hội đồng có quyền thành lập các ủy ban giúp việc và
báo cáo trực tiếp lên Ðại hội đồng.
- Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan kiểm điểm chính sách thương
mại: Ðại hội đồng WTO đồng thời là Cơ quan giải quyết tranh chấp khi
thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp và là Cơ quan kiểm điểm
chính sách mại khi thực hiện chức năng kiểm điểm chính sách thương mại.
- Các Cơ quan thừa hành giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại
đa phương: WTO có 3 hội đồng được thành lập để giám sát việc thực thi
3 hiệp đinh thương mại đa phương là: Hội đồng GATT, Hội đồng GATS
và Hội đồng TRIPS. Tất cả nước thành viên đều có quyền tham gia vào
hoạt động của 3 hội đồng này. Ba hội đồng nói trên báo cáo trực tiếp các
công việc của mình lên Ðại hội đồng WTO.
- Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 3 Phó Tổng
Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc
độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.