-
Thông tin
-
Quiz
Bài tập tự học Thông tin đối ngoại | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các tổ chức quốc tế luôn tỏ ra quan tâm sâu sắc đến những thành tựu mà Việt Nam đã gặt hái trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Những tiến bộ trong khoa học công nghệ, giáo dục, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, bảo đảm bình đẳng giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thông tin đối ngoại 8 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Bài tập tự học Thông tin đối ngoại | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các tổ chức quốc tế luôn tỏ ra quan tâm sâu sắc đến những thành tựu mà Việt Nam đã gặt hái trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Những tiến bộ trong khoa học công nghệ, giáo dục, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, bảo đảm bình đẳng giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thông tin đối ngoại 8 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
Họ tên: Dương Ngọc Lan
Mã sinh viên: 2356100029
Bài tự học: Chương 3: TTĐN đối với các nước trên thế giới:
Làm rõ nhu cầu cụ thể về nội dung TTĐN đối với các nhóm sau đây: (1) tổ chức quốc tế
(2) nhóm người có ảnh hưởng.
Tương ứng với các khu vực trong địa bàn của TTĐN
Đưa ra mỗi nhóm tối thiểu 2 ví dụ thực tiễn cụ thể minh họa cho hình thức với
chủ thể (lực lượng) thực hiện phù hợp. Có thể ở 1 trong 2 dạng hoặc cả hai:
+ Minh họa bằng các hình thức đã diễn ra với chủ thể (lực lượng ) thực hiện
(tìm các hình thức khác ví dụ đã trình bày trong giáo trình)
+ Các hình thức đề xuất khác phù hợp với đặc thù của họ ( khuyến khích: được đánh giá cao hơn) Bài làm
1. Tổ chức quốc tế
a. Làm rõ nhu cầu cụ thể về nội dung TTĐN -
Tổ chức quốc tế là một cơ quan hay đoàn thể gồm những thành phần
tham gia từ nhiều quốc gia hoặc sự hiện diện ở tầm mức quốc tế. -
Các tổ chức quốc tế bao gồm: Tổ chức Liên chính phủ quốc tế toàn cầu
(Liên Hợp Quốc, UNESCO, UNDP,... ), các tổ chức quốc tế khu vực
(ASEAN, EU,...), tổ chức toàn cầu theo lĩnh vực kinh tế - thương mại
(World Bank, World Trade Organization, IMF,...) -
Việc thực hiện thông tin đối ngoại cho các tổ chức quốc tế mà Việt Nam
đang tham gia sẽ giúp cho ích cho họ đưa ra những chính sách phù hợp có
lợi cho Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế, hỗ trợ cho quan hệ song phương, đẩy mạnh ngoại giao đa
phương; tăng cường khả hợp tác thương mại, đầu tư, chuyển giao công
nghệ, phát triển nguồn nhân lực, trao đổi văn hóa đào tạo, giáo dục phục
vụ các yêu cầu phát triển đất nước ở Việt Nam -
Yêu cầu về nội dung TTĐN: Thông tin gửi đến các tổ chức quốc tế cần
được trình bày một cách rõ ràng, chính xác và mang tính toàn cầu. Điều
này không chỉ giúp khẳng định vị thế của Việt Nam mà còn nhấn mạnh
cam kết cũng như vai trò quan trọng của đất nước trong các tổ chức đa
phương. Nội dung cần tập trung làm nổi bật những đóng góp của Việt
Nam trong việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, bao gồm kinh
tế, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, hòa bình và an ninh. -
Nhu cầu về nội dung TTĐN: là những chính sách và thành tựu của
Việt Nam trên các lĩnh vực hoạt động của tổ chức.
+ Chính sách: Các tổ chức quốc tế thường rất quan tâm đến các
chính sách của Việt Nam, đặc biệt là trong những lĩnh vực mà họ
đang hoạt động như môi trường, kinh tế, giáo dục, y tế, lao động và
phát triển bền vững. Những chính sách này không chỉ phản ánh
định hướng phát triển của quốc gia mà còn cho thấy cam kết của
Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế. Việc nắm bắt thông tin về các
chính sách giúp các tổ chức có cái nhìn tổng quan về môi trường
đầu tư và hợp tác tại Việt Nam. Họ có thể đánh giá xem các chiến
lược và quy định hiện hành có phù hợp với mục tiêu của mình hay
không, từ đó quyết định có nên triển khai các dự án, hợp tác hay
đầu tư tại đây. Sự minh bạch và khả năng thích ứng của các chính
sách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự quan tâm
từ các tổ chức quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững cho cả hai bên.
+ Thành tựu: Các tổ chức quốc tế luôn tỏ ra quan tâm sâu sắc đến
những thành tựu mà Việt Nam đã gặt hái trong nhiều lĩnh vực quan
trọng. Những tiến bộ trong khoa học công nghệ, giáo dục, nỗ lực
xóa đói giảm nghèo, bảo đảm bình đẳng giới, phát triển cơ sở hạ
tầng và chuyển đổi sang năng lượng sạch không chỉ là dấu ấn đáng
tự hào mà còn phản ánh cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với sự
phát triển bền vững. Các thành tựu này không chỉ xây dựng niềm
tin mà còn tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự hợp tác giữa Việt
Nam và các tổ chức quốc tế. Chúng cũng cung cấp thông tin quý
giá để các bên có thể tham khảo khi thiết kế và triển khai các dự án
phát triển. Sự thành công trong những lĩnh vực này minh chứng
cho khả năng của Việt Nam trong việc đáp ứng các mục tiêu toàn
cầu, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới, góp phần vào sự
phát triển chung của cả khu vực và thế giới.
b. 2 ví dụ thực tiễn minh họa -
Qua các hoạt động quảng bá du lịch nước ngoài:
+ Các chiến dịch du lịch nước ngoài: Tổng cục du lịch vừa ra mắt
chiến dịch #VietnamNOW, nằm trong chiến lược truyền thông về
du lịch đến Việt Nam dành cho khách nước ngoài. #VietnamNOW,
thông điệp do TCDL hợp tác cùng Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt
Nam (TAB), cập nhật một góc nhìn mới trọn vẹn hơn về Việt Nam
cho khách du lịch trên toàn thế giới. Chiến dịch nhấn mạnh vào các
trải nghiệm hiện đại, các sản phẩm du lịch đẳng cấp thế giới Việt
Nam mang đến cho du khách, bên cạnh những danh lam thắng
cảnh, điểm đến du lịch, văn hoá vốn đã nổi tiếng.” -
Qua các hoạt động ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng, đối ngoại
nhân dân và từ các phát ngôn chính thức của Đảng và Nhà nước.
+ Qua các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương của
Nhà nước, đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân: Trong khuôn
khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên
Hợp Quốc khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ, ngày 25/9 (giờ địa
phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc gặp với
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Tại cuộc gặp, Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Tô Lâm bày tỏ cảm ơn chân thành tới Tổng thống Biden
về thông điệp chia buồn sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng, đồng thời cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời của Chính
phủ Hoa Kỳ dành cho nhân dân Việt Nam trong trận bão Yagi vừa
qua. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trân trọng cảm ơn tình
cảm và những đóng góp to lớn của Tổng thống Biden dành cho
Việt Nam và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ; cho rằng chuyến thăm
lịch sử tới Hoa Kỳ năm 2015 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
và chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Việt Nam tháng 9/2023
đã tạo động lực quan trọng đưa quan hệ hai nước phát triển vượt
bậc, đạt đến tầm mức cao nhất là quan hệ Đối tác chiến lược toàn
diện như hiện nay, mở ra không gian cho quan hệ hai nước phát
triển mạnh mẽ, ổn định trong nhiều thập kỷ tới.
2. Nhóm người có sức ảnh hưởng
a. Làm rõ nhu cầu cụ thể về nội dung TTĐN -
Những người có ảnh hưởng là thuật ngữ chỉ những người có khả năng
tác động đến suy nghĩ, hành vi và quyết định của một nhóm đối tượng
hoặc một cộng đồng nhất định nhờ vào những hiểu biết, năng lực của họ
đối với một lĩnh vực nào đó. Họ có thể là các doanh nhân, khoa học, y tá,
bác sĩ, ca sĩ, diễn viên, vận động viên hay các blogger,.... Họ có các chỉ số
theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội cao. Người có ảnh hưởng trong
các lĩnh vực này thường có kiến thức sâu rộng và sự hiểu biết chuyên môn. -
Khi người có ảnh hưởng chia sẻ thông tin, họ thường đem lại niềm tin và
uy tín, qua đó tạo ra một môi trường đáng tin cậy cho các thông điệp quan
trọng. Chính vì thế, một khi họ đã hiểu Việt Nam, những thông tin về Việt
Nam mà họ truyền tải lại sẽ vừa được lan truyền rộng rãi và tạo ảnh
hưởng mạnh mẽ đối với cộng đồng các quốc gia khác, qua đó cải thiện sự
hiểu biết của các đối tượng khác về các vấn đề quan trọng của Việt Nam.
Tuỳ vào từng loại người có ảnh hưởng khác nhau, mức độ ảnh hưởng hay
vai trò của những người có ảnh hưởng có thể khác nhau, Việt Nam có thể
tận dụng những người có ảnh hưởng trong các lĩnh vực khoa học công
nghệ, văn hóa, giáo dục, thể thao thúc đẩy thay đổi hình ảnh Việt Nam tích cực. -
Yêu cầu về nội dung thông tin đối ngoại: Với mục tiêu là thúc đẩy hình
ảnh Việt Nam thông qua các yếu tố như văn hóa, du lịch, con người và
các sự kiện nổi bật, đồng thời, khuyến khích những người có sức ảnh
hưởng trở thành đại sứ quảng bá hình ảnh đất nước thì thông tin cần
truyền tải cần phải chính xác, đáng tin cậy và thường xuyên được cập
nhật. Điều này không chỉ tạo niềm tin cho người dùng mà còn giúp thông
điệp luôn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Nội dung nên được trình bày
sinh động và cuốn hút, sử dụng hình ảnh chất lượng, video hấp dẫn và
infographic thông minh để thu hút sự chú ý và tạo sự kích thích cho người
xem. Tạo điều kiện cho người dùng dễ dàng tương tác và chia sẻ thông
tin, ví dụ như qua bình luận, thăm dò ý kiến hay các cuộc thi trực tuyến,
nhằm xây dựng một cộng đồng gắn kết. Cung cấp thông tin phù hợp với
từng nhóm đối tượng khác nhau, từ đó tạo cảm giác gần gũi và kết nối
hơn với người xem. Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh nội dung
theo độ tuổi, sở thích hoặc vùng miền. -
Nhu cầu về nội dung TTĐN: tùy vào lĩnh vực chuyên môn của họ thì
TTĐN cần đưa ra các thông tin cụ thể về các lĩnh vực về thành tựu của
Việt Nam, các thông tin về du lịch Việt Nam để giúp lan tỏa rộng rãi và
khách quan thuyết phục được các đối tượng khác để đạt được mục tiêu
thông tin đối ngoại đề ra.
+ Tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn: Nhóm người này có sức ảnh
hưởng trong các lĩnh vực cụ thể (như kinh tế, văn hóa, giáo dục,
công nghệ,...). Vì vậy, thông tin đối ngoại cần được tùy chỉnh sao
cho phù hợp với chuyên môn của từng người để họ có thể sử dụng
hiệu quả trong công việc truyền tải thông tin ra ngoài.
+ Cung cấp thông tin cụ thể về các thành tựu của Việt Nam:
Những thành tựu của Việt Nam trong từng lĩnh vực nên được nhấn
mạnh và cung cấp dưới dạng các dữ liệu, câu chuyện hoặc ví dụ cụ
thể. Điều này giúp cho người có sức ảnh hưởng có thể dễ dàng hiểu
và truyền tải lại một cách chính xác và thuyết phục.
+ Thông tin về du lịch Việt Nam: Ngoài các thành tựu chuyên môn,
thông tin về du lịch, vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam cũng
cần được cung cấp. Du lịch là lĩnh vực dễ tạo sự thu hút với quốc
tế, đồng thời góp phần xây dựng hình ảnh tích cực về Việt Nam.
Việc cung cấp thông tin về các điểm đến nổi bật, văn hóa độc đáo,
và các trải nghiệm du lịch hấp dẫn sẽ hỗ trợ các influencer lan tỏa thông tin rộng rãi hơn.
+ Lan tỏa khách quan và thuyết phục: Mục tiêu của thông tin đối
ngoại là đảm bảo thông tin lan tỏa phải khách quan và có sức
thuyết phục. Các influencer khi có được thông tin chính xác và đầy
đủ sẽ có thể truyền tải nó một cách thuyết phục và đáng tin cậy đến
công chúng hoặc đối tượng mà họ tiếp cận, từ đó giúp đạt được các
mục tiêu chiến lược của thông tin đối ngoại. -
b. 2 ví dụ thực tiễn minh họa -
Qua các hoạt động quảng bá du lịch nước ngoài:
+ Phối hợp với các nhà sáng tạo nội dung của Việt Nam và nước
ngoài: Google kết nối các nhà sáng tạo nội dung nổi tiếng thế giới
đến Việt Nam. Ngày 23/9 (giờ địa phương), trong khuôn khổ
chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch (VH-TT&DL) Việt Nam do Thứ trưởng Hồ An
Phong làm trưởng đoàn đã tới thăm trụ sở và làm việc với đại diện
của Google tại Mountain View (bang California). Hai bên đã thảo
luận, trao đổi về khả năng hợp tác để quảng bá văn hóa, du lịch và
chuyển đổi kỹ thuật số của Việt Nam trong lĩnh vực du lịch, văn
hóa, nghệ thuật và giải trí. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Hồ An
Phong cảm ơn Google đã hỗ trợ Bộ VH-TT&DL trong công tác
quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt
Nam đến công chúng trên toàn thế giới, thông qua các dự án quan
trọng, phải kể đến như: Dự án "Kỳ quan Việt Nam" ra mắt tháng
1/2021 trên nền tảng trực tuyến Google Arts & Culture (GAC) với
35 triển lãm trực tuyến và hơn 1.300 bức ảnh về điểm du lịch nổi
tiếng, các di sản, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và ẩm thực Việt
Nam. Đại diện Tập đoàn Google cũng cho biết, sẽ tiếp tục thực
hiện các dự án, trong đó có hoạt động kết nối các nhà sáng tạo nội
dung nổi tiếng thế giới đến Việt Nam, nhằm hỗ trợ truyền thông, quảng bá du lịch.
+ Tái khởi động chiến dịch #HelloVietnam, TikTok cùng 60 nhà
sáng tạo nội dung trên thế giới đẩy mạnh quảng bá du lịch Việt
Nam. Dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, TikTok tái
khởi động chiến dịch #HelloVietnam, nối dài mục tiêu tăng cường
quảng bá du lịch, văn hoá, ẩm thực với đa dạng nội dung trên nền
tảng. Trong khuôn khổ chiến dịch, TikTok triển khai hoạt động tour
trải nghiệm #HelloVietnam với quy mô 60 nhà sáng tạo nội dung
nổi bật đến từ khắp các nơi trên thế giới đi xuyên suốt hành trình
đến 4 tỉnh và thành phố. Được sự đồng ý và bảo trợ của Hiệp hội
Du lịch Việt Nam, TikTok chính thức tái khởi động chiến dịch
#HelloVietnam thông qua chuỗi hoạt động tour trải nghiệm với sự
tham gia của 60 nhà sáng tạo nội dung toàn cầu từ ngày 16/12/2023
đến 10/01/2024. Chiến dịch đặt mục tiêu tăng cường quảng bá du
lịch, văn hoá, ẩm thực với đa dạng nội dung trên nền tảng, qua đó
góp phần thúc đẩy ngành du lịch và chuyển đổi số tại các địa
phương. Gần 300 video chất lượng được các nhà sáng tạo nội dung
đăng tải về tour trải nghiệm đã thu hút hơn hơn 100 triệu lượt xem
cùng những phản hồi tích cực từ cộng đồng, trong đó
#HelloVietnam cũng ghi nhận con số ấn tượng với hơn 1,5 tỷ lượt xem. -
Qua các phương tiện truyền thông đại chúng đối ngoại
+ Qua các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam:
Phim “Đào, phở và piano” đại diện Việt Nam dự Oscar . Thứ
trưởng Bộ VH-TT&DL Tạ Quang Đông vừa ký quyết định gửi
phim “Đào, phở và piano” đại diện Việt Nam tham dự vòng sơ
tuyển giải Oscar lần thứ 97 (2024-2025), hạng mục Phim nói tiếng
nước ngoài. Theo quyết định, Công ty CP Phim truyện I được giao
gửi phim truyện “Đào, phở và piano” tham dự vòng sơ tuyển giải
Oscar lần thứ 97, do Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện
ảnh Hoa Kỳ tổ chức. Công ty CP Phim truyện I phối hợp với Cục
Điện ảnh đăng ký phim tham dự, gửi tài liệu theo quy định và gửi
các bản phim DCP, đĩa phim có phụ đề tiếng Anh cho BTC giải
Oscar lần thứ 97 trước ngày 2/10. Trước đó, Cục Điện ảnh nhận
được thư mời của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật điện ảnh
Hoa Kỳ (AMPAS) về việc gửi một phim truyện đại diện Việt Nam
tham dự vòng sơ tuyển giải Oscar lần thứ 97 cho hạng mục Phim
nói tiếng nước ngoài. Cục Điện ảnh đã thông báo rộng rãi trên
website cucdienanh.vn và nhận được 4 phim đăng ký tham dự gồm:
“Đào, phở và piano”, “Cái giá của hạnh phúc”, “Lật mặt 7: Một
điều ước” và “Mai”. Ngày 23/9, Hội đồng quốc gia tuyển chọn
phim tham dự vòng sơ tuyển giải Oscar lần thứ 97 đã thảo luận và
lựa chọn bộ phim “Đào, phở và piano” đại diện cho Việt Nam.
“Đào, phở và piano” lấy bối cảnh Hà Nội trong cuộc chiến 60 ngày
đêm cuối năm 1946, đầu năm 1947, ca ngợi tinh thần của chiến sĩ,
nhân dân Hà Nội thời bom đạn. Phim tạo ra “cơn sốt” săn vé dịp
đầu năm, đạt doanh thu 21 tỷ đồng, thấp hơn các phim tư nhân. Tác
phẩm thu hồi được vốn đầu tư, là phim do Nhà nước sản xuất hiếm
hoi cán mốc này. Phim đoạt Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt
Nam lần thứ 23 và Cánh diều Bạc tại giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam. +