-
Thông tin
-
Quiz
Công tác thông tin đối ngoại của Đảng và nhà nước qua đài tiếng nói Việt Nam | Tiểu luận Thông tin đối ngoại
Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng việt từ sớm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng bộ nội vụ lúc bấy giờ, cùng Trần Huy Liệu - Bộ trưởng bộ thông tin truyền thông phục vụ cách mạng, đặc biệt gấp rút thành lập một đài truyền hình phát thanh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thông tin đối ngoại 8 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.3 K tài liệu
Công tác thông tin đối ngoại của Đảng và nhà nước qua đài tiếng nói Việt Nam | Tiểu luận Thông tin đối ngoại
Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng việt từ sớm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng bộ nội vụ lúc bấy giờ, cùng Trần Huy Liệu - Bộ trưởng bộ thông tin truyền thông phục vụ cách mạng, đặc biệt gấp rút thành lập một đài truyền hình phát thanh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thông tin đối ngoại 8 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ ***
TIỂU LUẬN THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ
NHÀ NƯỚC QUA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Mai Lan Mã sinh viên : 2356110024 Lớp :
Quan hệ chính trị và Truyền thông quốc tế K43
Giảng viên hướng dẫn :
Nguyễn Thị Hùng Thúy Bùi Thị Vân
Hà Nội năm 2024 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………3
1. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………….3
2. Tình hình nghiên cứu…………………………………………………….5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….6
4. Đối tượng, không gian nghiên cứu……………………………………….7
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………....7
6. Kết cấu chi tiết của đề tài…………………………………………………8
NỘI DUNG……………………………………………………………………..11
Chương I: Tổng quan về công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua
Đài tiếng nói Việt Nam………………………………………………………11
1. Khái niệm công tác thông tin đối ngoại…………………………………. 11
2. Đặc điểm của công tác thông tin đối ngoại……………………………….12
3. Vị trí, vai trò của công tác thông tin đối ngoại……………………………14
4. Công tác thông tin đối ngoại qua Đài tiếng nói Việt Nam………………..16
Chương II: Đặc điểm của công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua
Đài tiếng nói Việt Nam………………………………………………………..17
1. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin đối
ngoại qua báo chí truyền thông nói chung và qua Đài tiếng nói Việt Nam nói
riêng……………………………………………………………………….17
2. Công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua Đài tiếng nói Việt
Nam……………………………………………………………………….19
3. Một số khó khăn của công tác thông tin đối ngoại………………………. .22 2
Chương III: Một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của công
tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua Đài tiếng nói Việt Nam trong
bối cảnh hiện nay. Kết luận chung…………………………………………...24
1. Một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của công tác thông
tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua Đài tiếng nói Việt Nam trong bối
cảnh hiện nay………………………………………………………………24
2. Kết luận chung……………………………………………………………..24
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………25 3
TIỂU LUẬN MÔN THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
Công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước thông qua Đài truyền tiếng
nói Việt Nam PHẦN THỨ N Ấ H T: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong “Bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt
Nam”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã có đôi lời chia sẻ như sau: “Tiếng nói là thứ
của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn
nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.”. Quả thực là như
vậy bởi sở dĩ lịch sử của nhân loại chỉ ghi nhận được dân tộc Việt Nam ta và
dân tộc Do Thái là hai dân tộc duy nhất vẫn giữ được tiếng nói sau hàng trăm
năm, hàng nghìn năm chịu ách đô hộ của các thế lực ngoại bang xâm lược.
Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, các phong tục tập quán của người Giao Chỉ
gần như bị thất truyền hoặc bị ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Trung Quốc,
đến cả chữ viết cũng bị xóa sổ hoàn toàn dưới sự đàn áp của kẻ thù nhưng ông
cha ta vẫn giữ được tiếng nói mẹ đẻ của dân tộc và điều này quả thực rất đáng
quý, đáng trân trọng. Có thể nói, tiếng nói Việt Nam chính là quốc hồn, quốc
túy của dân tộc Việt Nam, là linh hồn, là máu thịt của người Việt Nam chúng ta.
Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Việt từ sớm, chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ thị cho Võ Nguyên Giáp – Bộ trường Bộ Nội vụ lúc bấy giờ, cùng
Trần Huy Liệu – Bộ trưởng Bộ thông tin truyền thông phục vụ cách mạng, đặc
biệt gấp rút thành lập một Đài phát thanh quốc gia, đặt tên là Đài tiếng nói
Việt Nam. Chính sự ra đời của Đài lúc bấy giờ đã góp phần không nhỏ vào 4
thắng lợi của Cách mạng tháng 8, có tác dụng vô cùng quan trọng về tuyên
truyền đối nội và đối ngoại. Về đối nội, Đài tiếng nói Việt Nam chính là
phương tiện thông tin nhanh nhất, rộng khắp nhất để truyền bá những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh kịp thời diễn biến tình
hình trong nước và thế giới, là cầu nối giữa trung ương và địa phương, giữa
Chính phủ và nhân dân. Về đối ngoại, làn sóng của Đài có thể vượt qua biên
giới quốc gia, đập tan những luận điệu tuyên tuyền xuyên tạc, bôi xấu Đảng
của bộ phận phản động, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới
đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó, Đài tiếng nói Việt Nam
có đảm nhận nhiệm vụ hết sức quan trọng là góp phần gìn giữ và làm giàu
tiếng nói của dân tộc.
Không chỉ dừng lại ở hai cuộc kháng chiến trường kỳ cứu quốc, Đài
tiếng nói Việt Nam còn gắn liền với công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng
và cùng đất nước bước vào kỉ nguyên vươn mình của dân tộc. Tháng 12 năm
1986, Đảng ta đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV với phương
châm đổi mới tư duy, đổi mới kinh tế, đổi mới toàn diện để thực hiện mở cửa
đất nước. Đặc biệt, bối cảnh chiến tranh lạnh sắp đi đến hồi kết, tình hình chính
trị thế giới lúc bấy giờ có nhiều biến động đã ảnh hưởng đến đường lối đối
ngoại của Việt Nam. Cụ thể, Đại hội đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước, tích cực thiết lập quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế
giới nhằm tranh thủ nhiều điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học
kỹ thuật, đồng thời tham gia ngày càng rộng rãi vào phân công và hợp tác quốc
tế trong Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV). Không chỉ vậy, Đảng ta còn chủ
trương “tiếp tục giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc
tế vô sản, giữ vững độc lập tự chủ, tăng cường hợp tác quốc tế, ra sức làm tròn
nhiệm vụ dân tộc và làm tốt nghĩa vụ quốc tế đối với nhân dân thế giới”. 5
Đến Đại hội VII năm 1991, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ cho đối ngoại là
“tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng
mở, đa dạng hóa và đa phương hóa, tranh thủ tối đa mặt đồng, hạn chế mặt bất
đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo
tinh thần của Đại hội, đất nước ta đã chủ động phá thế bao vây, bình thường
hóa quan hệ với các nước lớn đồng thời thực hiện chủ trương “muốn là bạn
với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế” nhằm thoát khỏi thế cô lập, bao
vây, cấm vận. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng năm 1996 đã khẳng định: “Mở
rộng quan hệ quốc tế phải dựa trên cơ sở độc lập tực hủ, bình đẳng và cùng có
lợi, giữ gìn, phát huy bản sắc và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc”. Đến
Đại hội X năm 2001, Đảng ta lại bổ sung và sửa đổi thêm, gắn quan hệ giữa
độc lập, tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa…”. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 0 -
8 NQ/TW, ngày 12/7/2003 của Hội nghị Trung ương 8 khóa
IX về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, xác định việc giữ
vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ đối ngoại và củng cố môi
trường quốc tế hòa bình, ổn định, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, tích cực, chủ động tiến hành hàng loạt hoạt động đối ngoại dựa trên cơ
sở đường lối độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế.
Tóm lại, nhờ vào những chủ trương, chính sách sáng suốt qua các kỳ
Đại hội, Đảng ta đã thành công gặt hái được nhiều trái ngọt trong ngoại giao
cũng như trong các công tác thông tin đối ngoại, góp phần tăng cường nền
tảng chính trị cho quan hệ song phương và đa phương với các nước, nâng cao
vị thế của Việt Nam trên trường chính trị quốc tế. Ngoài ra, các chính sách mở
của và đường lối mới cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thông
tin quốc tế, tuyên truyền và làm công tác thông tin đối ngoại qua báo chí truyền 6
thông mà trọng điểm là các kênh, đài phát thanh và truyền hình trực thuộc
trung ương như VTV và VOV. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Đài
tiếng nói Việt Nam VOV ngày càng nắm giữ trọng trách quan trọng trong công
tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nó vừa là cánh tay đắc lực giúp
thực hiện tuyên truyền, phổ biến các đường lối, chính sách, thông tin thời sự
cho người dân, vừa là vũ khí sắc bén để chống lại các luận điệu xuyên tạc
chống phá chính quyền của bộ phận phản động và thù địch. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu về đề tài “Công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua
Đài tiếng nói Việt Nam” là rất thiết yếu và phù hợp với thực tiễn ngày nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Nhận thức được vai trò của việc thực hiện công tác thông tin đối ngoại
đối với nền chính trị và xã hội, các quốc gia trên thế giới hiện đã đẩy mạnh
các hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực này trong những năm gần đây và đã đạt
được nhiều thành tựu mới mẻ, đặc biệt là trong thời buổi xu thế hội nhập đang
phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, công tác thông tin đối ngoại ở Việt Nam vẫn
còn là một lĩnh vực khá mới mẻ, và chỉ mới được chú trọng phát triển trong
các kỳ Đại hội gần đây. Kết hợp với các thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ, cũng như để cho phù hợp với xu hướng của thời đại số,
Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương các kênh, đài, tạp chí, tòa soạn đẩy mạnh
các bài báo, bài viết liên quan đến công tác thông tin đối ngoại, chẳng hạn như:
Tạp chí thông tin đối ngoại, Tạp chí Cộng sản, Báo điện tử Vietnam.net, Báo
lao động, Báo thanh niên, các trang web trực thuộc trung ương và địa
phương,…Tất nhiên, trong số đó không thể thiếu đi Đài tiếng nói Việt Nam.
Bên cạnh đó, Đảng ta còn thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi,
thông tin, các hội nghị, hội thảo về công tác thông tin đối ngoại để cho các bên
tham gia cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm trong ngành. Tuy nhiên, vẫn
chưa có nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học và các đề tài khoa học thực sự 7
tập trung về công tác thông tin đối ngoại nói chung và công tác thông tin đối
ngoại qua một kênh truyền thông nói riêng, mà kênh truyền thông cụ thể ở đây
là Đài tiếng nói Việt Nam.
Vậy nên bài tiểu luận này sẽ chú trọng tìm hiểu và làm rõ thêm về công
tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua Đài tiếng nói Việt Nam,
cũng như các thông tin trên lĩnh vực đối ngoại, giúp các nhà báo, nhà truyền thông c
ó cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về vai trò của thông tin đối ngoại,
đồng thời có thể nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, phục vụ cho hoạt động đối
ngoại của Đảng và Nhà nước.
3. Mục đích – nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu và phân tích vai trò của thông tin đối ngoại.
- Nâng cao nhận thức về thông tin đối ngoại nói chung và công tác thông
tin đối ngoại qua Đài tiếng nói Việt Nam.
- Đề ra một số phương hướn
g nhằm nâng cao vai trò của thông tin đối
ngoại, cũng như các giải pháp giúp Đảng và Nhà nước trong công tác thông
tin đối ngoại qua Đài tiếng nói Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày khái niệm: thông tin, thông tin đối ngoại, Đài tiếng nói Việt
Nam và các vấn đề liên quan.
- Chỉ ra quan điểm, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước về thông
tin đối ngoại qua báo chí truyền thông nói chung và qua Đài tiếng nói Việt Nam nói riêng.
- Phân tích và làm rõ về đặc điểm, thực trạng hiện nay của công tác thông
tin đối ngoại qua Đài tiếng nói Việt Nam. 8
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường và phát huy
hiệu quả cho công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua Đài tiếng nói Việt Nam.
4. Đối tượng, không gian nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu
- Công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua Đài tiếng nói Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
- Đài tiếng nói Việt Nam
5. . Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
- Bài luận áp dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp lịch
sử dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Leenin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam, được thực hiện chủ
yếu trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
về công tác thông tin đối ngoại.
Phương pháp nghiên cứu
- Là một bài tiểu luận cuối kỳ, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân
tích tài liệu có sẵn bao gồm sách tham khảo, giáo trình, các đề tài nghiên
cứu, các tài liệu có liên quan đến thông tin đối ngoại và nghiệp vụ công tác
thông tin đối ngoại qua báo chí như các trang báo, trang tạp chí, văn bản
pháp luật. Bên cạnh đó, đề tài còn tham khảo một số bài viết có liên quan
đến lĩnh vực đang nghiên cứu.
6. Kết cấu chi tiết của đề tài 9
Chương I: Tổng quan về công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà
nước qua Đài tiếng nói Việt Nam
1. Khái niệm công tác thông tin đối ngoại
2. Đặc điểm của công tác thông tin đối ngoại
3. Vị trí, vai trò của công tác thông tin đối ngoại
4. Công tác thông tin đối ngoại qua Đài tiếng nói Việt Nam
Chương II: Đặc điểm của công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà
nước qua Đài tiếng nói Việt Nam
1. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thông tin đối
ngoại qua báo chí truyền thông nói chung và qua Đài tiếng nói Việt Nam nói riêng
2. Công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua Đài tiếng nói Việt Nam a. Giai đoạn 1945 – 1986
b. Giai đoạn 1986 đến nay
3. Một số khó khăn của công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước
qua Đài Tiếng nói Việt Nam
Chương III: Một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò
của công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua Đài tiếng nói
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Kết luận chung.
1. Một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của công tác
thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh hiện nay 2. Kết luận chung 10
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA
ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC QUA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
1. Khái niệm c ông tác thông tin đối ngoại
Thông tin đối ngoại là một lĩnh vực mở vậy nên tùy thuộc quá trình tìm tòi và
nghiên cứu mà mỗi tác giả lại có cho mình một cách hiểu riêng về khái niệm “Thông
tin đối ngoại” là gì.
Tác giả Phạm Minh Sơn trong cuốn sách Đối ngoại công chúng cho biết: “Thông
tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng và đối ngoại của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước, những thành tựu trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, đất
nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc Việt
Nam; đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, chống phá Việt Nam; làm cho
nhân dân ta hiểu rõ về thế giới; đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác,
giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Theo quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng chính phủ
ban hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại thì thông tin đối ngoại là
“thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, dân tộc
Việt Nam; thông tin về chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của
Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin thế giới về Việt Nam”.
Tóm lại, có thể hiểu thông tin đối ngoại Việt Nam là hình thức hoạt động trong
công tác tuyên truyền của Đảng, Nhà nước nhằm làm cho các nước, người nước
ngoài, người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài có nhận thức, thái 11
độ hành vi tích cực về Việt Nam, từ đó đồng tình, ủn
g hộ, hợp tác, giúp đỡ đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Đặc điểm của công tác thông tin đối ngoại
a. Công tác thông tin đối ngoại có tính hai chiều, chiều phát tán, truyền bá
thông tin và chiều tiếp nhận thông tin
Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, thông tin là một món ăn tinh thần không
thể thiếu đối với một xã hội ổn định về nền chính trị. Nhỏ thì là việc người dân cập
nhật tin tức thời sự hàng ngày nhằm phục vụ nhu cầu của đời sống, lớn thì là việc
Đảng và Nhà nước cập nhật những tình hình, diễn biến trên thế giới để quyết định
ban hành một chủ trương, đường lối, chính sách ngoại giao nào đó. Bên cạnh việc
tiếp nhận thông tin của thế giới vào Việt Nam thì công tác thông tin đối ngoại còn
làm nhiệm vụ truyền tải thông tin của Việt Nam ra bên ngoài thế giới nhằm quảng
bá và xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam phát triển và văn minh trong mắt
bạn bè quốc tế. Có thể nói, công tác thông tin đối ngoại giống như một bộ phận trung
chuyển có tính hai chiều, vừa cập nhật cái từ bên ngoài vào, vừa phát tán cái ở bên
trong ra, là cầu nối quan trọng trong việc kết nối giữa thế giới với Việt Nam.
b. Công tác thông tin đối ngoại phải đảm bảo tiếp thu chọn lọc những thông
tin hữu ích, những tinh hoa tri thức của nhân loại, đồng thời phải ngăn
chặn, đẩy lùi sự xâm nhập của văn hóa độc hại, những ấn phẩm đồi trụy
trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam và bài trừ giọng điệu xuyên tạc
của các thế lực thù địch.
Trong bối cảnh thế giới bước vào thời đại toàn cầu hóa, khu vực hóa, việc du
nhập các nền văn hóa khác vào đất nước mình là không thể tránh khỏi nếu muốn đuổi
kịp bước tiến của nhân loại. Mặt khác, không phải tự nhiên mà các quốc gia lớn trên
thế giới, đặc biệt là Trung Quốc lại nghiêm ngặt trong công tác kiểm duyệt văn hóa,
thậm chí là kịch liệt phản đối và bài trừ ấn phẩm đồi trụy của nước ngoài. Còn đối 12
với Việt Nam, trong suốt gần 80 năm kể từ khi thành lập nước cho đến nay, các thế
lực thù địch và phản động vẫn luôn không ngừng thực hiện âm mưu, ý đồ của mình
nhằm chống phá Đảng và nhà nước. Công tác thông tin đối ngoại đảm nhận nhiệm
vụ chống các hoạt động thông tin sai sự thật, bôi nhọ, xuyên tạc về văn hóa, xã hội
cũng như các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, công tác
thông tin đối ngoại còn giữ vai trò vô cùng trọng yếu trong các cuộc đấu tranh chính
trị, tư tưởng liên quan đến các vấn đề dân chủ, dân quyền, tự do ngôn luận,…mà đại
đa số dễ bị biến chất thành các âm mưu “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”. Nếu
không tỉnh táo đề phòng và làm tốt các công tác đối ngoại thì Đảng và Nhà nước sẽ
vô hình chung rơi vào cạm bẫy của kẻ thù.
c. Công tác thông tin đối ngoại có nhiệm vụ phổ b ếin đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ra thế giới để bạn bè quốc tế
có thể hiểu hơn về Việt Nam là một quốc gia thân thiện, yêu chuộng hòa
bình và sẵn sàng hợp tác phát triển.
Hoàn thành nhiệm vụ này đồng nghĩa với việc công tác thông tin đối ngoại đã
thành công trong việc chứng minh các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và tiến bộ, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Mác –
Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh chính là chân lý, là nền tảng cực kỳ vững chắc cho
một xã hội thịnh vượng. Những dẫn chứng tiêu biểu nhất có thể kể đến như Việt Nam
từ một nước nghèo bị tàn phá bởi chiến tranh đã vươn mình trở thành một ngôi sao
sáng, một quốc gia có tốc độ phát triển nhanh thuộc top đầu thế giới, là đối tác chiến
lược toàn diện của nhiều cường quốc như Mỹ, Trung và Nga, cải thiện đời sống của
nhân dân trở nên ấm no, đủ đầy hơn….Qua đây, các quốc gia trên thế giới sẽ có cái
nhìn khác về Việt Nam – một quốc gia có tiềm năng phát triển mạnh mẽ để cân nhắc
đầu tư và rốt vốn. Như vậy, công tác thông tin ở nhiệm vụ này còn tranh thủ sự ủng
hộ của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để đất nước có thể hợp tác và trao đổi các thành ự
t u khoa học kĩ thuật, phát triển công nghiệp máy móc. 13
Ngoài ba đặc điểm đã nếu trên, thông tin đối ngoại còn có một số đặc điểm khác như:
- Công tác thông tin đối ngoại thể hiện tính toàn diện do bao gồm việc thông tin về
tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế như chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã
hội, an ninh quốc phòng và ngoại giao.
- Công tác thông tin đối ngoại thể hiện tính chiến lược cao, không chỉ truyền tải thông
tin mà còn phải phục vụ các mục tiêu chiến lược dài hạn của quốc gia đã đề ra. Thông
qua thông tin đối ngoại, một quốc gia có thể tăng cường ảnh hưởng, xây dựng uy tính
và bảo vệ lợi ích quốc gia trên trường quốc tế.
- Công tác thông tin đối ngoại đặc biệt nhạy cảm với những biến động chính trị trên
thế giới, đòi hỏi phải chính xác, rõ ràng và kịp thời. Bởi bất kỳ thông tin sai lệch,
thiếu chính xác nào cũng có thể gây hiểu lầm hoặc làm tổng hại đến quan hệ quốc tế.
Do đó, việc kiểm tra thông tin là rất quan trọng.
- Công tác thông tin đối ngoại có tính linh hoạt và sáng tạo cao, đặc biệt trong bối
cảnh truyền thông ngày càng nở rộ và phát triển các nền tảng mạng xã hội như này
nay. Việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới và áp dụng các hình thức truyền
tải thông tin hiện đại là rất quan trọng để tiếp cận đối tượng.
3. Vị trí, vai trò của công tác thông tin đối ngoại
Ban chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại đã chỉ rõ trong Tài liệu hội nghị công
tác thông tin đối ngoại toàn quốc vào tháng 3 năm 2004 như sau: “Thông tin đối 14
ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta
nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh
sống và làm việc ở Việt Nam), người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước
ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương, chính sách và
thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự
đóng góp của người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Công tác thông tin đối ngoại luôn đóng một vai trò trọng yếu trong sự nghiệp kiến
thiết đất nước và sự nghiệp chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Đây cũng là một
công cụ không thể thiếu trong việc phát triển quan hệ quốc tế, thúc đẩy hình ảnh quốc
gia, bảo vệ lợi ích của dân tộc, xây dựng uy tín trong lòng cộng đồng quốc tế và đấu
tranh chống lại sự phá hoại của kẻ thù.
Về vị trí, công tác thông tin đối ngoại là một công cụ chính trị và ngoại giao quan
trọng, là một phần không thể thiếu trong chiến lược đối ngoại của mỗi quốc gia, giúp
truyền tải các thông điệp chính thức từ chính phủ đến các tổ chức, quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Th
ông qua các chiến lược đối ngoại, nhà nước có thể khẳng định
quan điểm, chủ trương, đường lối chính trị, chính sách của mình để bảo vệ lợi ích
quốc gia. Hơn nữa, công tác thông tin đối ngoại còn là một phần không thể thiếu của
quá trình hội nhập quốc tế bằng việc giúp các quốc gia giao tiếp, hòa nhập và hợp
tác với nhau. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc chia sẻ thông tin đúng đắn, kịp thời
sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc xây dựng mối quan hệ quốc tế và tham gia vào
các tổ chức quốc. Cuối cùng, công tác thông tin đối ngoại còn có thể là cầu nối hai
chiều giữa quốc gia và cộng đồng quốc tế, vừa truyền tải thông tin vừa cập nhật thông
tin, giao lưu văn hóa, phát triển thương mại, hợp tác về khoa học công nghệ, đồng
thời thể hiện quan điểm chính trị của mình. 15
Về vai trò, công tác thông tin đối ngoại là phương tiện hiệu quả nhất để quảng bá
hình ảnh của đất nước, thúc đẩy quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế, bảo vệ lợi ích
quốc gia, tăng cường sự hợp tác quốc tế cũng như là góp phần nhỏ vào bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế.
4. Công tác thông tin đối ngoại qua Đài tiếng nói Việt Nam
Đài tiếng nói Việt Nam hay VOV là phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ
Việt Nam, được ra đời ngay trong bối cảnh cách mạng tháng 8 năm 1945 vừa mới
thành công với sứ mệnh đặc biệt là truyền tải thông tin, chính sách, chủ trương, đường
lối của Đảng và Nhà nước, đồng thời cung cấp các chương trình thông tin thời sự
trong nước và quốc tế, thông tin văn hóa giáo dục, xã hội để phục vụ công chúng.
Trong những năm tháng chống Pháp và chống Mỹ, Đài tiếng nói Việt Nam đã làm
tốt vai trò của một cơ quan ngôn luận hàng đầu, góp phần tuyên truyền, động viên
tinh thần chiến đấu của nhân dân và quân đội, cũng như đưa tin về tình hình chiến sự
trong nước ra thế giới, bày tỏ ước muốn hòa bình độc lập nhằm tranh thủ thêm sự
viện trợ của nước ngoài. Sau khi cùng đất nước bước vào giai đoạn đổi mới cho đến
nay, Đài tiếng nói Việt Nam đang ngày càng phát triển với nhiều kênh truyền hình
và phát thanh, bao gồm các kênh quốc gia và các kênh địa phương, các chương trình
đối ngoại nhiều thứ tiếng nhằm phục vụ đối tượng là người nước ngoài ở Việt Nam
và người Việt Nam ở nước ngoài, các kênh thông tin trực tuyến, website và các ứng
dụng di động giúp nhân dân có thể tiếp cận thông tin nhanh chóng và chính xác.
Hiện nay, Đài tiếng nói Việt Nam vẫn đang làm tốt sứ mệnh và nhiệm vụ công
tác thông tin đối ngoại của mình. Đài không chỉ là kênh truyền thông nội địa trong
nước mà còn là phương tiện hiệu quả để truyền tải thông tin về Việt Nam ra thế giới,
nâng cao hình ảnh quốc gia, quảng bá văn hóa, thúc đẩy ngoại giao và hợp tác quốc
tế, đồng thời xây dựng uy tín trong lòng cộng đồng quốc tế, thể hiện quan điểm chính
trị và bảo vệ lợi ích quốc gia. 16
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI
CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC QUA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
1. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác
thông tin đối ngoại qua báo chí truyền thông nói chung và qua Đài tiếng
nói Việt Nam nói riêng
Ngày 13 tháng 6 năm 1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng Khóa VII đã ra Chỉ thị
số 11-CT/TW về “Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại”, đinh hướng
chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Chỉ thị có nêu rõ nhiệm vụ cho các cơ quan báo chí truyền thông là “Cần
gấp rút tổ chức lại các lực lượng, đồng thời tận dụng tối đa mọi khả ăng và đa dạng
hóa các phương thức hợp tác quốc tế để tăng cường lực lượng, nâng cao chất lượng
và hiệu quả của công tác thông tin đối ngoại”. Trong đó có nhấn mạnh vai trò của
Đài tiếng nói Việt Nam là: “Đài tiếng nói Việt Nam cần được tăng cường. Tăng công
suất phát sóng và nghiên cứu hình thức hợp tác để tiếp âm cho một số đối tượng;
nâng cao chất lượng chương trình phát thanh bằng tiếng nước ngoài của Đài và
chương trình phát thanh bằng tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài”, “Đài
tiếng nói Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam có chương trình phát thanh và
truyền hình hàng ngày bằng tiếng Anh dành cho người nước ngoài đang ở Việt Nam”…
Nhìn chung, công tác thông tin đối ngoại đã có nhiều bước phát triển trong vòng
hơn 20 năm trở lại, nhờ tiến hành có định hướng và tập trung vào những nhiệm vụ
trọng tâm mà công tác đã thu được nhiều kết quả khả quan theo báo cáo của chỉ thị
số 10/CT-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2000 như: “Dành ngân sách thích đáng cho các
hoạt động và dịch vụ thông tin đối ngoại, đổi mới và ngày càng hiện đại hóa hệ thống 17
thông tin viễn thông và kết nối mạng internet toàn cầu, tạo điều kiện cập nhật thông
tin về Việt Nam đến mọi nơi trên thế giới. Đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại
được tăng cường. Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị thêm. Nhận thức của các
ngành, các cấp, các địa phương về công tác thông tin đối ngoại có bước chuyển biến mới”.
Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới, công tác thông tin đối ngoại vẫn còn một số
yếu kém, khuyến điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mà Thông báo số
188/TB-TW ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thường vụ Bộ Chính trị về công tác
thông tin đối ngoại đã chỉ rõ: “Chất lượng hiệu quả, tính thuyết phục, mức hấp dẫn
và tính chiến đấu chưa cao. Đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này còn thiếu và chưa
đồng đều cả về năng lực và trình độ, chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm quan
trọng của thông tin đối ngoại trong toàn bộ công tác thông tin đối ngoại của Đảng và
Nhà nước ta. Việc xác định trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong chỉ đạo, tổ
chức thực hiện công tác thông tin đối ngoại có nhiều mặt chưa rõ, cho nên quản lý
và phối hợp các lực lượng trong nước cũng như triển khai ở ngoài nước còn lúng
túng. Đầu tư phân tán, thiếu đồng bộ, kém hiệu quả”. Để khắc phục những yếu kém,
khuyết điểm này, chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2000 đã quán triệt và
triển khai các phương châm của công tác thông tin đối ngoại như sau:
- Tất cả các Bộ, ngành, các địa phương, các cấp đều có trách nhiệm chỉ đạo và
tổchức thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại trong phạm vi quản lý của mình.
- Công tác thông tin đối ngoại cần được triển khai toàn diện, rộng khắp, song
cótrọng tâm, trọng điểm, trước hết là đối với các nước láng giềng và trong khuvực,
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; ưu tiên cung cấp thông tin đúngđịnh hướng
cho người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống, làm việc, du lịch, họctập và các nhà
Việt Nam học trên thế giới. 18
- Tổ chức, phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng làm
côngtác thông tin đối ngoại: giữa các lực lượng chuyên trách nòng cốt với các cơquan
đại diện của ta ở nước ngoài, các đoàn ra nước ngoài, người Việt Nam sinhsống và
làm việc ở nước ngoài, cũng như bạn bè quốc tế; giữa thông tin đốingoại với thông
tin đối nội; giữa hoạt động thông tin đối ngoại với hoạt độngchính trị, kinh tế, văn
hóa đối ngoại; giữa ngoại giao Nhà nước với đối ngoạiĐảng, đối ngoại nhân dân;
giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương; giữacác cơ quan Nhà nước với các doanh nghiệp.
Đồng thời, chỉ thị còn phân công về mặt quản lý nhà nước và tổ chức thông tin đối ngoại:
- Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan
cóliên quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thông tin đối ngoại.
- Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chính trong việc theo dõi tình hình và triển
khaihoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn ngoài nước.
- Bộ Tài chính bố trí kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại trong ngân sáchNhà nước hàng năm.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt
độngthông tin đối ngoại.
- Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp có nhiệm vụ:
+ Chỉ đạo các cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại;
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại đối với các đối tượng
có liên quan ở trong nước và ở nước ngoài.
2. Công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước qua Đài tiếng nói Việt Nam
Giai đoạn 1945 – 1986 19
Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Đài tiếng nói Việt Nam đã chính
thức được thành lập vào ngày 7 tháng 9 năm 1945, với tên gọi ban đầu là Đài phát
thanh Việt Nam. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong
công tác truyền thông của Đảng và Nhà nước.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954, Đài có nhiệm vụ công
tác thông tin đối ngoại chủ yếu là làm công tác tuyên truyền, vận động quần chúng
nhân dân đứng lên đấu tranh, cập nhật tình hình chiến sự của Việt Nam ra thế giới,
đồng thời thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình và độc lập nhằm tranh thủ sự đồng
thuận của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước thuộc khối XHCN và các phong
trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.
Đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ 1954 – 1975, Đài tiếng nói Việt Nam
trở thành lưỡi dao sắc bén trong công tác thông tin đối ngoại, chiến lược ngoại giao
và tuyên truyền chống Mỹ. Tại thời điểm này, bên cạnh những hoạt động kể trên thì
Đài còn làm nhiệm vụ là cầu nối thông tin liên lạc giữa hai miền Nam Bắc, cổ vũ và
động viên tinh thần của đồng bào miền Nam trong việc giữ vững lập trường tư tưởng
thống nhất đất nước. Không những thế, Đài còn đẩy mạnh phát sóng ra thế giới nhiều
chương trình bằng nhiều thứ t ế
i ng khác nhau như Anh, Pháp, Trung Quốc, Lào,
Campuchia….nhằm phục vụ cho các thính giả quốc tế (các công dân yêu chuộng hòa
bình trên thế giới, các nước anh em khối XHCN, các phong trào giải phóng dân tộc
ở các nước thuộc địa và các phong trào phản chiến ở phương Tây). Đặc biệt, Đài
tiếng nói Việt Nam trong giai đoạn này còn có một chương trình phát thanh vô cùng
đặc thù, đó là chiến tranh tâm lý và chiến tranh thông tin bằng sử dụng giọng đọc
tiếng Anh của các nữ phát thanh viên để truyền tải những thông điệp tiêu cực, đánh
vào tâm lý của các lính Mỹ nhằm giảm nhuệ khí và ý chí chiến đấu của bọn họ. Trong
đó phải kể đến giọng đọc huyền thoại của nữ phát thanh viên Trịnh Thị N ọ g , người
được quân đội Mỹ đặt biệt danh là Hannah Hanoi. 20