Thông tin đối ngoại của Việt Nam trông qua sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần II năm 2019 diễn ra tại Hà Nội | Tiểu luận Thông tin đối ngoại

Vào đầu thế kỷ 20, lĩnh vực quan hệ quốc tế phát triển chủ yếu ở phương Tây, đặc  biệt là ở Hoa Kỳ, khi sức mạnh quốc gia và ảnh hưởng của quốc gia này tăng lên.  Trong nghiên cứu gần đây về quan hệ quốc tế ở Liên Xô, lĩnh vực này được mở  rộng ở phương Tây. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
29 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Thông tin đối ngoại của Việt Nam trông qua sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần II năm 2019 diễn ra tại Hà Nội | Tiểu luận Thông tin đối ngoại

Vào đầu thế kỷ 20, lĩnh vực quan hệ quốc tế phát triển chủ yếu ở phương Tây, đặc  biệt là ở Hoa Kỳ, khi sức mạnh quốc gia và ảnh hưởng của quốc gia này tăng lên.  Trong nghiên cứu gần đây về quan hệ quốc tế ở Liên Xô, lĩnh vực này được mở  rộng ở phương Tây. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

36 18 lượt tải Tải xuống
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................2
MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................7
1. Phân tích bối cảnh.........................................................................................7
1.1. Bối cảnh của Hoa Kỳ...............................................................................7
1.2. Bối cảnh của Triều Tiên...........................................................................7
1.3. Quan hệ giữa Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên....................................................8
1.4. Bối cảnh của Việt Nam...........................................................................10
1.5. Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị của Việt Nam.................................12
1.6. Kết quả hội nghị.....................................................................................13
2. Tác động của Hội Nghị đến Việt Nam.......................................................16
2.1. Khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế...................................16
2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.................................................18
2.3. Thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và Triều Tiên.................20
2.4. Quảng bá du lịch....................................................................................21
3. Phương hướng phát triển cho Việt Nam...................................................23
3.1. Tăng cường ngoại giao và hòa giải........................................................23
3.2. Xây dựng một môi trường ổn định và hợp tác.......................................24
3.3. Xây dựng nền tảng hợp tác quốc tế........................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................27
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- VH-TT: Văn hóa - thể thao
- CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân
- POW: Prisoner of War (Tù binh chiến tranh)
- MIA: Missing in Action (Mất tích trong chiến tranh)
- UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc)
- APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế châu Á – Thái Bình Dương)
- CBS: Columbia Broadcasting System (Hệ thống Phát thanh
Columbia), là công ty truyền thông và phát thanh của Hoa Kỳ.
- WEF: Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực
- MICE: Meeting + Incentive + Convention + Exhibition, hoạt động du
lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, khen thưởng, sự kiện.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vào đầu thế kỷ 20, lĩnh vực quan hệ quốc tế phát triển chủ yếu phương
Tây, đặc biệt Hoa Kỳ, khi sức mạnh quốc gia ảnh hưởng của quốc gia
này tăng lên. Trong nghiên cứu gần đây về quan hệ quốc tế ở Liên Xô, lĩnh vực
này được mở rộng phương Tây do một số yếu tố: Thứ nhất, mong muốn
được các phương pháp kiểm soát quan hệ hiệu quả hơn giữa các nền văn hóa,
cộng đồng, chính phủ nền kinh tế; thứ hai, tăng cường nghiên cứu xuất
bản, phục vụ người dân tốt hơn thứ ba, sự phổ biến của các vấn đề chính trị,
bao gồm cả các vấn đề đối ngoại. Thông qua các hoạt động này sẽ góp phần thúc
đẩy các nước tăng cường tinh thần đoàn kết, hữu nghị, thúc đẩy hiểu biết lẫn
nhau, hợp tác phát triển. Nhận thức sâu sắc được thời vàng đó để Việt Nam
thể học hỏi được những điều hay, tiếp thu được nhiều điều tốt chọn lọc
được những tinh hoa văn hóa của các quốc gia, dân tộc trên thế giới để làm giàu
thêm tinh hoa văn hóa Việt, thực hiện đúng phương châm ngoại giao đa phương
hóa, đa dạng hóa “Đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới, đưa văn hóa thế giới
đến Việt Nam”, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các diễn đàn quan hệ quốc tế.
quốc gia mối quan hệ hữu hảo với cả CHDCND Triều Tiên Mỹ, Việt
Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên diễn ra từ 27 - 28/2/2019 tại Việt
Nam trên 3 phương diện ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế ngoại giao
chính trị. Cuộc gặp gỡ giữa hai nguyên thủ quốc gia Mỹ Triều Tiên tại Việt
Nam từ ngày 27 - 28/2/2019 ý nghĩa chiến lược cùng quan trọng, góp
phần thực hiện thắng lợi “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động tích cực hội nhập quốc tế
sâu rộng, nâng cao vị thế của đất nước, lợi ích quốc gia dân tộc,...” của Việt
Nam, đồng thời giúp thúc đẩy quảng mạnh mẽ nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đến với truyền thông du lịch thế giới, xây dựng
thành công hình ảnh du lịch Việt Nam thân thiện, mến khách, mang bản sắc đặc
trưng mạnh mẽ, cũng như hình ảnh “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm trong 4 cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Thông tin đối ngoại của
Việt Nam trông qua sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần II năm 2019
diễn ra tại Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Chỉ ra những tác động của sự kiện đến thông tin đối ngoại Việt Nam
rút ra được những kinh nghiệm, bài học phương hướng cho đất nước. Phân
tích được vai trò của Việt Nam trong quá trình đàm phán. Hiểu rõ được bối cảnh,
tình hình cũng như tầm quan trọng của quan hệ đối tác Mỹ - Triều, từ đó rút ra
bài học đề xuất những phương hướng giúp Việt Nam phát triển trên trường
thế giới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ một: Phân tích bối cảnh gặp gỡ của hai quốc gia Mỹ và Triều Tiên
- Nhiệm vụ hai: Phân tích do chọn Việt Nam làm địa điểm tổ chức sự
kiệnHội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên
- Nhiệm vụ ba: Tìm hiểu và phân tích Thông tin đối ngoại của Việt Nam thông
qua sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội (2019)
- Nhiệm vụ bốn: Rút ra bài học kinh nghiệm và phương hướng phát triển cho
Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu
Thông tin đối ngoại của Việt Nam thông qua “Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -
Triều lần II năm 2019 diễn ra tại Việt Nam”.
5. Phạm vi nghiên cứu
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Việt Nam đã thu hút sự chú ý
của cả thế giới. Sự kiện này được coibước ngoặt trong mối quan hệ giữa hai
quốc giatạo nhiềuhội trong hợp tác kinh doanhchính trị giữa hai bên.
Bài tiểu luận được nhóm bắt đầu thực hiện kể từ tháng 5/2023. Với những thông
tin nhóm đã tổng hợp được qua các kênh truyền thông, Internet,... bài tiểu
luận sẽ tập trung vào các vấn đề được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -
Triều, đặc biệt các cam kết của hai lãnh đạo hai nước đối với việc giảm thiểu
độ căng thẳng và xây dựng niềm tin giữa hai bên.
Đồng thời, trong bài tiểu luận cũng sẽ đưa ra những nhận xét khách quan
về ảnh hưởng của hội nghị đến các nước khác trên toàn thế giới kể từ sau khi hội
nghị diễn ra đến nay, đặc biệt Việt Nam, bao gồm cả những hội mới
những vấn đề mới phát sinh, từ đó đưa ra những đề xuất giải pháp hợp để
thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam sau những cơ hội này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thể đưa ra một bài tiểu luận hoàn chỉnh, emđã kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm những phương pháp như phân
tích - tổng hợp thuyết để tổng hợp ra những diễn biến chung nhất của hội
nghị, phương pháp lịch sử để tổng hợp bối cảnh tình hình hai nước trong quá
khứ, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm đánh giá, đưa ra những
ảnh hưởng của hội nghị đối với hai quốc gia, đối với thế giới cả Việt Nam.
Ngoài ra, bài tiểu luận còn có những phương pháp nghiên cứu như phương pháp
thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp liệt kê, so sánh, một số các phương
pháp khác.
7. Đóng góp của đề tài
Giúp hiểu các vấn đề mâu thuẫn giữa hai quốc gia: Bằng cách
nghiên cứu các cuộc thảo luận kết quả đạt được tại hội nghị, chúng ta thể
hiểu rõ những mâu thuẫn và tranh chấp giữa hai quốc gia. Việc này giúp cho các
nhà quản chính sách ngoại giao thể đề xuất những giải pháp biện pháp
phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề này.
Đánh giá tầm quan trọng của hội nghị: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
được coi sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa hai quốc gia. Nghiên cứu về
hội nghị này giúp cho chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng, tác động, và ý nghĩa của
hội nghị này đối với Việt Nam và các quốc gia khác trên toàn thế giới.
Đánh giá tác động những bước tiến trong quan hệ giữa hai quốc gia:
Bằng cách nghiên cứu tài liệu phân tích các cuộc thảo luận, chúng ta thể
đánh giá được những bước tiến trong quan hệ giữa Mỹ-Triều, cũng như tác động
đến quan hệ này sau hội nghị. Điều này giúp cho các nhà quản chính sách
ngoại giaothể xem xét những định hướngbiện pháp cần thiết trong tương
lai.
Tóm lại, việc nghiên cứu về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đóng góp
quan trọng vào việc hiểu bối cảnh, tình hình cũng như tầm quan trọng của
quan hệ đối tác Mỹ - Triều, qua đó hướng đến việc đề xuất những định hướng
phù hợp cho Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, nhằm nâng cao vị thế của
nước ta trên trường thế giới.
NỘI DUNG
1. Phân tích bối cảnh
1.1.Bối cảnh của Hoa Kỳ
Sau khi ông Donald Trump chính thức trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ
(tháng 11/2016), quan hệ Mỹ - Triều Tiên diễn ra căng thẳng hơn bao giờ hết đặc
biệt vào giai đoạn cuối năm 2016 đầu năm 2017, thậm chí lúc Tổng thống
Hoa Kỳ đã đe dọa “Hủy diệt Triều Tiên nếu Mỹ buộc phải tự vệ và bảo vệ đồng
minh”.
Ban đầu, Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra rất cứng rắn với Triều Tiên.
Không ít lần ông đe dọa chiến tranh với quốc gia Đông Á này. Nhưng khi Triều
Tiên lần lượt thử thành công bom nhiệt hạch tên lửa đạn đạo liên lục địa với
tầm bắn vươn tới thủ đô Mỹ thì giọng điệu của ông Trump dần thay đổi, theo
hướng hòa dịu, chấp nhận đối thoại. Vì, thực tế giờ đã khác xưa. muốn hay
không thì Triều Tiên đã những thứ khí hết sức đáng sợ, đe dọa trực tiếp
Mỹ các đồng minh của Mỹ. Ngoài ra, trong giai đoạn đó nước Mỹ sắp bước
vào bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống nên ông Trump đang tranh thủ ghi điểm
cho phe của mình trong mắt cử tri.
1.2.Bối cảnh của Triều Tiên
Về phía Triều Tiên, cuối tháng 11/2017, sau khi thử thành công 02 quả tên
lửa Hwasong 14 15 tầm bắn bao trùm toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ, Bình
Nhưỡng đột ngột tuyên bố đã “hoàn thành chương trình hạt nhân chiến lược”.
Hài lòng với thành tựu đạt được, đầu năm 2018, chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-
un đã tuyên bố nước này sẽ chuyển sang “ưu tiên cải thiện và phát triển kinh tế”.
Triều Tiên đã phát triển được bom nhiệt hạch sức công phá cực mạnh tên
lửa đạn đạo liên lục địa đủ sức phóng tới lục địa Mỹ. Nước này giờ sở hữu kho
vũ khí hạt nhân tương đối và kho tên lửa đạn đạo đa dạng với nhiều tầm bắn (kể
cả tầm trung tầm ngắn), tương ứng với nhiều mục tiêu như lãnh thổ Hàn
Quốc, lãnh thổ Nhật Bản và đảo Guam (Mỹ).
Có thể thấy tương đối rõ ràng mục tiêu chính của Triều Tiên khi phát triển
khí hạt nhân tên lửa đạn đạo để tự vệ. sức ép lớn của xu hướng
phi hạt nhân hóa. Hơn nữa, Hàn Quốc Nhật Bản hiện nay đều không phát
triển vũ khí hạt nhân. Nếu Triều Tiên tiếp tục nghiên cứu và sản xuất cáckhí
chiến lược thì thể xảy ra chạy đua trang Đông Bắc Á. Khi đó với tiềm
lực của mình, Hàn Quốc Nhật Bản đủ sức làm điều tương tự như Triều Tiên,
khiến Triều Tiên không còn nhiều lợi thế về mặt vũ khí nữa.
Khi khía cạnh tiềm lực quân sự đã tạm ổn, lẽ dễ hiểu Triều Tiên sẽ tập
trung vào phát triển kinh tế. Để đạt được điều đó thì tự túc không đủ còn
phải xóa bỏ bao vây cấm vận kinh tế. Muốn sánh vai với các cường quốc năm
châu, không thể khép kín mãi cần cải cách mở cửa. Chủ trương của Triều
Tiên phi hạt nhân hóa từng bước, đồng bộ, bảo đảm nhận được những phần
thưởng xứng đáng tương ứng từ phía Mỹ.
1.3.Quan hệ giữa Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên
Trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ giữa 2 bên trở nên căng thẳng bởi tiến
trình phi hạt nhân hòa giải trên bán đảo Triều Tiên. Năm 1994, Mỹ Triều
Tiên từng đạt được một thỏa thuận. Theo đó, Triều Tiên đóng băng từ bỏ
chương trình hạt nhân, để đổi lại viện trợ năng lượng. Nhưng không lâu sau đó,
Mỹ cáo buộc Triều Tiên triển khai chương trình khí hạt nhân mật. Thỏa
thuận năm 1994 sụp đổ.
Năm 2000 2007, Triều Tiên Hàn Quốc từng tiến hành 2 Hội nghị
thượng đỉnh Liên Triều. Nhưng những cam kếtớng tới hòa giải trên bán đảo
Triều Tiên nhanh chóng đổ vỡ trong quá trình thực thi. Phải đến đầu năm 2018,
bán đảo Triều Tiên bước vào giai đoạn phát triển mới, ưu tiên vào mục tiêu phát
triển kinh tế đồng thời tích cực cải thiện các biện pháp ngoại giao để giảm căng
thẳng, cải thiện quan hệ liên triều.
Dựa trên sự thiện chí và rất nhiều nỗ lực của cả hai bên. Ngày 12/6/2018,
cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump nhà lãnh
đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa của
Singapore, đã kết thúc tốt đẹp.
Trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump, cái bắt tay
của nhà lãnh đạo hai nước Mỹ và Triều Tiên chính là khoảnh khắc mà cả thế giới
đã trông đợi từ rất lâu, được nhiều tờ báo lớn của khu vực và thế giới đánh giá là
“khoảnh khắc bước ngoặt của chính trị Đông Á.”
Sau cuộc hội đàm tại Singapore vào ngày 12/6/2018, Tổng thống Mỹ
Donald Trump Chủ tịch Kim Jong-un đã Tuyên bố chung. Bản tuyên bố
chung lịch sử được Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un kết khi kết thúc
cuộc gặp chỉ dài hơn một trang giấy nhưng đã phản ánh đúng những điều như
ông Trump khẳng định rằng đây là văn kiện “tốt đẹp và toàn diện”. Văn kiện này
bao gồm 4 điểm chính:
Thứ nhất: Mỹ Triều Tiên cam kết thiết lập quan hệ song phương thể
theo nguyện vọng của người dân hai nước vì hòa bình và thịnh vượng.
Thứ hai: Mỹ Triều Tiên sẽ cùng tham gia các nỗ lực xây dựng một
chế hòa bình ổn định và lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.
Thứ ba: tái khẳng định Tuyên bố Panmunjom được đưa ra ngày
27/4/2018, Triều Tiên cam kết hành động hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn
Bán đảo Triều Tiên.
Thứ tư: Mỹ Triều Tiên cam kết tìm hài cốt binh chiến tranh (POW)
và mất tích trong chiến tranh (MIA) và sẽ lập tức đưa những những bộ hài cốt đã
được nhận dạng về nước.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump Chủ tịch Kim Jong-un tại
Singapore đã được xem một “cú huých” cùng quan trọng quý giá cho
các bước đi tiếp theo trên con đường bảo đảm an ninh khu vực, thiết lập hòa
bình lâu dài cũng như thịnh vượng cho bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, những bước đi trên được đánh giá chủ yếu mang tính xây dựng
lòng tin, chưa đủ mạnh để phá vỡ bế tắc liên quan đến mục tiêu phi hạt nhân hóa
bán đảo Triều Tiên. Trong khi Triều Tiên muốn phi hạt nhân hóa theo từng giai
đoạn Mỹ phải giảm lệnh trừng phạt đối với nước này, thì Mỹ lại yêu cầu
Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa hoàn toàn, với việc làm đầu tiên Triều Tiên
phải bàn giao bản danh sách đầy đủ các sở hạt nhân cho phép thanh sát
viên quốc tế tiếp cận.
Đứng trước những khó khăn sự bế tắc đó, cả hai nước đều hy vọng sẽ
đạt được mục tiêu chung mới và mong muốn có một Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ
- Triều lần 2 được diễn ra. Đến cuối tháng 11/2018, hai nước đã thống nhất hoàn
toàn nguyên tắc để tổ chức hội nghị.
Tóm lại, sau nhiều thập kỷ quan hệ Mỹ - Triều diễn ra căng thẳng bởi tiến
trình phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên thì lần đầu tiên hai nước đã đi đến
được những mục tiêu chung hy vọng những “đột phá” mang tính tích cực
trong quan hệ ngoại giao vốn dĩ đã rất căng thẳng trong nhiều năm.
1.4.Bối cảnh của Việt Nam
Trước hết, Việt Nam được đánh giá vị trí "đắc địa" để tổ chức Hội
nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Nếu không di chuyển bằng xe lửa bọc thép,
khoảng cách từ Bình Nhưỡng tới Nội vừa đủ cho một chuyến bay ngắn
dành cho lãnh đạo Kim Jong-un. Ngoài ra, đây cũng là nơi đặt trụ sở đại sứ quán
của cả CHDCND Triều Tiên Mỹ. Điều này giúp cả hai quốc gia đều thể
chủ động trong việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh.
Không giống như tiểu bang Hawaii của Mỹ, nơi từng được đồn một
trong những địa điểm được lựa chọn để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -
Triều, Hà Nội là một địa điểm "trung lập" và luôn hướng tới duy trì mối quan hệ
hữu hảo với cả hai quốc gia.
Đặc biệt, an ninh tại Việt Nam được đánh giá cao khi luôn được đảm bảo
ngay cả trong thời gian bình thường. An ninh sẽ được kiểm soát chặt chẽ khi
diễn ra sự kiện lớn giữa các nhà lãnh đạo.
Vì sao Triều Tiên chọn Việt Nam?
Việt Nam một trong số ít các quốc gia mối quan hệ tốt với Triều
Tiên. Quan hệ ngoại giao giữa Nội Bình Nhưỡng bắt đầu từ năm 1950.
Năm 1961, nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên đến thăm Việt Nam Kim Il
Sung, ông nội của Kim Jong-un. Kể t đó, nhiều quan chức cấp cao của Triều
Tiên cũng đã tới thăm Việt Nam.
Nếu Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều,
chuyến đi của Kim Jong-un cũng có thể coi là cơ hội để vị lãnh đạo này học hỏi
từ sự chuyển đổi kinh tế sau chiến tranh của Việt Nam.
Vì sao Mỹ chọn Việt Nam?
Việt Nam có thể là một địa điểm quan trọng mang tính chiến lược đối với
Hoa Kỳ. Hiện tại, Mỹ đang vướng vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc,
một trong những đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên. Washington dường
như cũng rất muốn Triều Tiên tìm hiểu thêm về câu chuyện thành công trong
phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt sau chuyến thăm của Ngoại trưởng
Mỹ Mike Pompeo vào năm ngoái.
"Đất nước của ngài thể học theo con đường này" - Ngoại trưởng Mỹ
nói trong bài phát biểu hướng tới lãnh đạo Kim Jong-un - "Đó cũng thể
phép màu tại Triều Tiên".
1.5.Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị của Việt Nam
8 tháng sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore, Tổng thống Mỹ
Donald Trump Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã quyết định gặp nhau lần
thứ 2 tại Nội (Việt Nam). Một ngày trước khi sự kiện diễn ra, ngày 26-2-
2019 , Thủớng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc phỏng vấn với kênh CNN đã
đưa ra thông điệp: hòa bình của thế giới, một sự kết nối phát triển,
chúng ta hãy bắt tay”. Thông điệp “sẵn sàng đóng vai trò xây dựng, kiến tạo hòa
bình” từ người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhanh chóng được truyền đi.
Thông điệp này cũng được cả hệ thống chính trị, mỗi người dân Việt Nam thể
hiện bằng hành động cụ thể trong những ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh.
Nội được trang hoàng, với điểm nhấn hình ảnh 3 cờ Mỹ-Việt
Nam-Triều Tiên, bên dưới biểu tượng hai bàn tay bắt chặt vào nhau. Người
dân Nội nói riêng Việt Nam nói chung đều cảm thấy tự hào mong
muốn mình sẽ trở thành những “đại sứ của tình hữu nghị”. Khắp các con phố nơi
đoàn lãnh đạo của Mỹ và Triều Tiên đi qua không chỉ được đảm bảo an toàn, mà
hình ảnh người dân cầm cờ, tươi cười chào đón cũng để lại ấn tượng tốt đẹp.
Về vấn đề lễ tân, an ninh chúng ta bàn với Hoa Kỳ Triều Tiên để
những phương án cụ thể. Đặc biệt về an ninh, để nhiều phương án khác
nhau về vấn đề bảo vệ, chống cháy nổ, các phương án dự phòng, đảm bảo an
ninh khi đi lại, kể cả đảm bảo an ninh an toàn mạng, có thể nói là rất nhiều khâu
công việc đã được triển khai.
Về lễ tân, từ địa điểm phòng họp cho tới địa khách sạn, nơi ở, đưa đón và
tổ chức trong suốt thời gian đó. Công tác thông tin báo chí cho tới nay đã được
triển khai hoạt động Trung tâm báo chí và chúng ta đã triển khai các công tác về
đăng ký, tạo điều kiện cho phóng viên, triển khai hệ thống hạ tầng sở thông
tin để đưa thông tin được sớm và nhanh tới các cơ quan báo chí nước ngoài
nước chủ nhà hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2, Việt
Nam đã nỗ lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối
cho hội nghị. Dù Hà Nội chỉ có 10 ngày để chuẩn bị cho sự kiện, ít hơn nhiều so
với thời gian 2 tháng chuẩn bị cho sự kiện đầu tiên tại Singapore, nhưng các nhà
lãnh đạo Việt Nam đã cam kết bảo đảm an ninh tốt nhất.
Sáng 25.2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác
thị sát, kiểm tra trực tiếp chỉ đạo những công đoạn cuối cùng nhằm chuẩn bị
tốt nhất cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Nội. Dưới sự chỉ đạo
của thủ tướng các ban, nghành gấp rút hoàn thiện hạ tầng viễn thông, trang thiết
bị kỹ thuật hiện đại nhất tại Việt Nam, giúp 3000 phóng viên trong nước và quốc
tế tác nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
Xe bus đưa đón miễn phí, những tour du lịch miễn phí để phóng viên
được trải nghiêm, cảm nhận về đất nước, con người, văn hóa Viêt Nam, các món
ăn, đặc sản của Nôi của Viêt Nam cũng được sử dụng làm “đai sứ” trong
sự kiện…Tất cả những nỗ lực này của nước chủ nhà đã được quốc tế ghi nhận.
Rất nhiều phóng viên quốc tế, chuyên gia đã bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về đất nước
con người Việt Nam, đặc biệt đánh giá cao những nỗ lực của chúng ta trong
công tác chuẩn bị cho sự kiện tầm cỡ quốc tế.
1.6.Kết quả hội nghị
Quan điểm của Mỹ
Trong cuộc họp báo của Tổng thống Donald Trump diễn ra vào lúc 14h10’
chiều ngày 28-02 tại khách sạn JW Marriott ở Hà Nội, ngay sau khi hội nghị Mỹ
- Triều kết thúc, Tổng thống Donald Trump cho biết, khúc mắc chính trong đàm
phán khiến hai bên không đạt được thỏa thuận tại hội nghị lần này việc nhà
lãnh đạo Triều Tiên đề nghị dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp trừng phạt, nhưng chưa
có đủ các bước phi hạt nhân hóa tương xứng.
Tổng thống Mỹ cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định sẵn sàng phi
hạt nhân hóa, nhưng hai bên vẫn còn bất đồng lớn về các điều kiện để thực hiện
mục tiêu này. Ông Kim Jong-un sẵn sàng tháo dỡ tổ hợp hạt nhân Yongbyon nếu
các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, song Mỹ "muốn nhiều hơn" thế. Ngoại trưởng
Mỹ Mike Pompeo sau đó còn cho biết thêm, ngay cả khi cơ sở Yongbyon bị tháo
dỡ, Triều Tiên vẫn còn nhiều cơ sở hạt nhân và kho vũ khí khác.
Tổng thống Mỹ cũng khẳng định Mỹ sẽ không thêm các biện pháp
trừng phạt mới đối với Triều Tiên, ngược lại nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng bảo
đảm rằng Bình Nhưỡng sẽ không tiến hành thêm bất cứ vụ thử hạt nhân hoặc tên
lửa nào trong thời gian tới. Đây chính bước tiến cụ thể hội nghị lần này
mang lại.
sau khi lên máy bay từ Nội trở về thủ đô Washington, Tổng thống
Mỹ Donald Trump đã điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Theo Thư báo chí Nhà Trắng Sarah
Sanders, trong các cuộc điện đàm, Tổng thống Trump khẳng định ông sẽ tiếp tục
đối thoại với Triều Tiên.
Ngoại trưởng Hàn Quốc và Mỹ cũng đã có cuộc điện đàm nhằm thảo luận
về các kết quả đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai. Bộ
Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Kang Kyung-
wha cho rằng mặc MỹTriều Tiên không đạt được một thỏa thuận tại hội
nghị, song việc Washington vẫn kiên trì nỗ lực đối thoại với Bình Nhưỡng vẫn
mang ý nghĩa quan trọng. Bà cho biết Hàn Quốc mong muốn duy trì liên lạc chặt
chẽ với Mỹ về vấn đề này. Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nhấn mạnh
sự hợp tác chặt chẽ giữa Washington và Seoul rất quan trọng, khẳng định Mỹ sẽ
tiếp tục đàm phán với Triều Tiên. Hai Ngoại trưởng đã nhất trí sẽ sớm gặp nhau
trao đổi các kế hoạch của mình sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai.
Hai bên cùng thống nhất sẽ cử các phái viên phụ trách vấn đề hạt nhân tiến hành
thảo luận cụ thể các biện pháp tiếp theo.
Trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono người
đồng cấp Mỹ Pompeo cũng đã trao đổi quan điểm về cách thức thúc đẩy thương
lượng với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa trao trả công dân Nhật Bản bị bắt
cóc nhiều thập kỷ trước.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc điện đàm kéo dài 20 phút, ông
Pompeo đã thông báo cho ông Kono về hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống
Trump nhà lãnh đạo Kim Jong-un Nội. Ngoại trưởng hai nước đã nhất
trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc.
Quan điểm của Triều Tiên
Vào lúc 23h30’ ngày 28-02, Triều Tiên cũng đã tổ chức cuộc họp báo về
kết quả của hội nghị. Cuộc họp báo diễn ra tại khách sạn Melia (Hà Nội) với sự
tham gia của phóng viên báo chí của nhiều báo đài Ngoại trưởng Triều Tiên
Ri Yong-ho đã chủ trì cuộc họp báo này.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho cho biết, nước này đã đưa ra đề xuất
về việc dừng thời hạn các vụ thử hạt nhân tên lửa tầm xa trong cuộc gặp
thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngoại trưởng Ri Yong-ho cho biết, Triều Tiên đã đưa ra đề xuất mang tính
thực chất trong cuộc gặp thượng đỉnh vừa diễn ra giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-
un Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông khẳng định Bình Nhưỡng muốn 5
nghị quyết trừng phạt của Liên hợp quốc được dỡ bỏ (trong tổng số 11 lệnh cấm
vận được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua trong năm 2016 2017),
đặc biệt những biện pháp trừng phạt liên quan đến đời sống của người dân
Triều Tiên. Theo Ngoại trưởng Triều Tiên, Bình Nhưỡng mong muốn các lệnh
trừng phạt được dỡ bỏ một phần chứ không phải toàn bộ.
Ông Ri Yong-ho cũng khẳng định Triều Tiên sẽ không thay đổi lập trường
ngay cả khi Mỹ mong muốn thúc đẩy đối thoại. Nhà ngoại giao này cũng tiết lộ
Mỹ mong muốn Triều Tiên "thêm một bước đi" ngoài việc dỡ bỏ sở hạt
nhân Yongbyon.
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui ngày 02-3 tái khẳng định
rằng tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa
qua ở Hà Nội, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gợi ý phá bỏ toàn bộ tổ
hợp hạt nhân chính tại Yongbyon, vốn được coi "trái tim" của chương trình
hạt nhân Triều Tiên.
Phát biểu tại họp báo khách sạn Melia Nội, Choe Son-hui cho
biết: "Chúng tôi đã nêu rõ quan điểm của mình... rằng chúng tôi sẽ từ bỏ toàn bộ
Yongbyon". Lời khẳng định trên được đưa ra nhằm đáp lại câu hỏi liên quan đến
bình luận của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng Bình Nhưỡng không làm
điều họ sẽ sẵn sàng thực hiện trong đề xuất phá bỏ tổ hợp hạt nhân
Yongbyon.
Như vậy, sự khác nhau trong giải thích về “Khúc mắc chính” trong
đàm phán từ hai phía. Ông Trump thì nói Bình Nhưỡng đề nghị Mỹ dỡ bỏ trừng
phạt "một cách hoàn toàn" trong khi chỉ đề xuất gỡ bỏ phần "ít quan trọng" hơn
yêu cầu của Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho thì đáp lại rằng
Triều Tiên chỉ đề nghị dỡ bỏ một phần trừng phạt để đổi lại việc phá bỏ vĩnh
viễn toàn bộ cơ sở Yongbyon trước sự chứng kiến của các chuyên gia Mỹ.
2. Tác động của Hội Nghị đến Việt Nam
2.1.Khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế
Thực tế, trước khi Mỹ Triều Tiên lựa chọn Việt Nam địa điểm cho
cuộc gặp lần thứ 2 này, Việt Nam đã được thế giới biết đến với việc là nước chủ
nhà đăng cai tổ chức các sự kiện nổi bật như: Năm APEC 2017, Hội nghị hợp
tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS 6) Hội nghị Cấp cao hợp tác
khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 10 (CLV 10)
(tháng 3/2018), hay gần đây nhất Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018
(WEF ASEAN) (tháng 9/2018)…
Việc Nội được chọn địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ -
Triều đã thể hiện lòng tin đối với Việt Nam, qua đó thấy được vai trò, vị thế, uy
tín của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế đối với các đối tác. Nếu như công
tác chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 được tiến hành trong suốt 3 năm
rưỡi, thì 10 ngày là toàn bộ quỹ thời gian của Việt Nam khi chính thức trở thành
nước chủ nhà cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều.
Sự kiện này là dấu mốc quan trọng khẳng định vị thế Việt Nam, vị thế này
không phải bỗng dưng có, phải trải qua bao nhiêu năm đổi mới, những nỗ
lực của Đảng, Nhà nước nhân dân trong thời kỳ giữ nước xây dựng nền
ngoại giao hữu nghị, hợp tác với các nước. Điều đó có được là do chúng ta kiên
trì theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ quốc tế. Chúng ta hoàn toàn niềm tin rằng những vấn đề lớn, phức
tạp như vấn đề hòa bình trên bán đảo Triều Tiên chúng ta thể có vai trò,
có thể đóng góp tích cực, được bạn bè tin cậy thì chúng ta sẽ dư địa để đóng
góp tốt hơn trong các vấn đề quốc tế, khu vực.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, với một sự kiện lớn, nhiều nhạy cảm
chính trị, lại nhiều kỳ vọng như vậy, Việt Nam vẫn kịp thời triển khai tất cả các
công việc chuẩn bị từ lễ tân, an ninh, tổ chức, hậu cần đến cả những vấn đề
chính trị đối ngoại nhạy cảm. Trong một thời gian ngắn thể đảm đương
một khối lượng công việc rất lớn, rất khẩn trương như vậy, điều này khẳng định
rõ ràng thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang trở thành một trung
tâm kết nối các giá trị toàn cầu, đủ năng lực khả năng đáp ứng nhanh những
yêu cầu cao của các sự kiện quốc tế lớn.
Theo Giáo Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia, người
nhiều năm nghiên cứu về Đông Nam Á, việc Việt Nam được chọn chứng tỏ tất
cả các bên đều coi trọng khả năng của Việt Nam trong việc cung cấp một môi
trường an ninh chất lượng cao cho hội nghị. Việc này tái khẳng định sự đúng đắn
của đường lối đối ngoại "đa dạng hóa, đa phương hóa" "làm bạn với tất cả"
của Việt Nam - điều này rất tốt cho mở cửa hội nhập. Theo Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao Hoài Trung, qua sự kiện, Việt Nam dịp để đóng góp vào chủ
trương hoà bình và hữu nghị thế giới, qua đó đưa hình ảnh của Việt Nam tới thế
giới.
2.2.Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định Việt Nam được lựa chọn để tổ
chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều này Việt Nam hiện đang tiến hành
chính sách đối ngoại rất trách nhiệm, đất nước cởi mở cho hợp tác với tất
cả các bên, Việt Nam chung thủy với bạn không muốn đối đầu với bất cứ
nước nào. Nhà ngoại giao Nga nêu bầu không khí thân thiện tại Việt Nam
cũng rất thuận lợi cho các cuộc đàm phán chính trị.
Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Kim Do-hyon cho rằng: Việt Nam sẽ đảm
nhận chức chủ tịch ASEAN vào năm tới. Do vậy, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-
Triều Tiên lần này sẽ giúp Việt Nam nâng cao uy tín toàn cầu trở thành nhân
tố quan trọng trong khu vực. Đại sứ Hàn Quốc tin tưởng “Hội nghị Thượng đỉnh
Mỹ-Triều Tiên sẽ thúc đẩy hình ảnh Việt Nam như một quốc gia lãnh đạo, một
trung tâm của khu vực Đông Nam Á”. Theo ông, “Với việc tổ chức Hội nghị,
Việt Nam đã trở thành một phần trong tiến trình hòa bình, trở thành nhân tố kiến
tạo, điều phối và xây dựng cấu trúc hòa bình ở châu Á, đặc biệt là khu vực Đông
Á. Việt Nam có thể góp phần thay đổi bối cảnh địa chính trị Đông Á”.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Washington, ông Hunter
Marston, nguyên trợ nghiên cứu cấp cao của viện Brookings cho rằng, việc
Việt Nam được lựa chọn nơi diễn ra sự kiện quan trọng này cho thấy vị thế
ngoại giao ngày càng tăng của Việt Nam. Việt Nam là một thành viên quan trọng
của ASEAN, một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trong ASEAN và cũng là
một đối tác ngoại giao quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới. Ông Marston
nhận định, đây không chỉ là cơ hội tốt để Việt Nam nâng cao hơn nữa vị thế của
mình và cho thấy khả năng tổ chức thành công các sự kiện lớn như hội nghị của
ASEAN Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm
2017 Đà Nẵng, còn thời điểm quan trọng để Việt Nam phát huy vai trò
của mình, góp phần vào hòa bình của khu vực và thế giới.
Cùng nhận định trên, Amy Searight, Cố vấn cấp cao Giám đốc
Chương trình Đông Nam Á, Viện CSIS, cho rằng trong những năm gần đây, Việt
Nam đã cho thấy khả năng tổ chức thành công nhiều hội nghị thượng đỉnh cũng
như các sự kiện lớn. Cũng giống như Singapore, Việt Nam có an ninh rất tốt
quốc gia nền kinh tế năng động trong khu vực, tiềm năng lớn với lực
lượng lao động hiệu quả, có dòng vốn đầu tư lớn vì lực lượng nhân công có trình
độ chuyên môn cao.
Theo ông Richard Cronin, Cố vấn phụ trách các vấn đề châu Á - Thái
Bình Dương, Viện Stimson, việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên
lần hai là cơ hội để Việt Nam thể hiện tiềm năng phát triển kinh tế cũng như sự
cởi mở với thế giới. Đây không chỉ dịp để Việt Nam quảng hình ảnh của
đất nước nói chung Thủ đô Nội nói riêng còn làm nổi bật tiến trình
phát triển kinh tế của Việt Nam, cũng như tầm ảnh hưởng đối với khu vực. Tất
cả những yếu tố này sẽ nâng cao tầm vóc vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế.
Sự đánh giá tích cực của bạn thế giới cũng thể hiện sự đúng đắn trong
đường lối đối ngoại của Đảng ta từ trước đến nay. Đặc biệt, Đại hội XII của
Đảng đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội
nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển đất nước.
Đảng ta xác định đây một trong những giải pháp quan trọng để phát
triển kinh tế - hội 5 năm 2016 2020; đồng thời sự thể hiện nhận thức,
đánh giá của Đảng về vai trò to lớn của công tác đối ngoại trong tình hình mới.
Thời gian qua Việt Nam không chỉ giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho
phát triển đất nước mà có đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ tiến bộ hội trên thế giới. Trong dịp này, lãnh đạo hai
nước Mỹ và Triều Tiên không chỉ khẳng định cảm ơn và đánh giá cao Việt Nam
thành viên trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tích cực trách nhiệm
thúc đẩy hòa bình trong xử vấn đề bán đảo Triều Tiên liên quan trực tiếp đến
lợi ích thiết thực của họ còn cả những vấn đề quốc tế khác đồng thời còn
hội để thảo luận các biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song
phương với Việt Nam.
2.3.Thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ đánh giá cao vị thế của Việt Nam; khẳng định cùng với
lãnh đạo Việt Nam làm những việc tốt nhất để hướng tới kỷ niệm 25 năm bình
thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 2020 mời lãnh đạo Việt Nam thăm
Mỹ. Hai bên đã cam kết tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác và tăng cường hợp tác
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vào tháng 3 năm 2021, Việt Nam và Hoa Kỳ đã
nhất trí công bố Tuyên bố chung về mối quan hệ tăng cường quan hệ đối tác
toàn diện giữa hai nước.
Còn Triều Tiên đánh giá cao quan hệ truyền thống hữu nghị và muốn tăng
cường hơn nữa nhiều mặt hợp tác với Việt Nam. Quan trọng hơn, Triều Tiên tin
cậy Việt Nam trên lập trường chính sáchnhững đóng góp đối với vấn đề bán
đảo Triều Tiên. Việt Nam cũng cố gắng đóng vai trò trung gian để hỗ trợ quá
trình đối thoại và cải thiện quan hệ giữa Triều Tiên và cộng đồng quốc tế.
| 1/29

Preview text:

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................2
MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................7
1. Phân tích bối cảnh.........................................................................................7
1.1. Bối cảnh của Hoa Kỳ...............................................................................7
1.2. Bối cảnh của Triều Tiên...........................................................................7
1.3. Quan hệ giữa Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên....................................................8
1.4. Bối cảnh của Việt Nam...........................................................................10
1.5. Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị của Việt Nam.................................12
1.6. Kết quả hội nghị.....................................................................................13
2. Tác động của Hội Nghị đến Việt Nam.......................................................16
2.1. Khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế...................................16
2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại.................................................18
2.3. Thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kỳ và Triều Tiên.................20
2.4. Quảng bá du lịch....................................................................................21
3. Phương hướng phát triển cho Việt Nam...................................................23
3.1. Tăng cường ngoại giao và hòa giải........................................................23
3.2. Xây dựng một môi trường ổn định và hợp tác.......................................24
3.3. Xây dựng nền tảng hợp tác quốc tế........................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................27
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT - VH-TT: Văn hóa - thể thao -
CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân -
POW: Prisoner of War (Tù binh chiến tranh) -
MIA: Missing in Action (Mất tích trong chiến tranh) -
UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) -
APEC: Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế châu Á – Thái Bình Dương) -
CBS: Columbia Broadcasting System (Hệ thống Phát thanh
Columbia), là công ty truyền thông và phát thanh của Hoa Kỳ. -
WEF: Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực -
MICE: Meeting + Incentive + Convention + Exhibition, hoạt động du
lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, khen thưởng, sự kiện. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vào đầu thế kỷ 20, lĩnh vực quan hệ quốc tế phát triển chủ yếu ở phương
Tây, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, khi sức mạnh quốc gia và ảnh hưởng của quốc gia
này tăng lên. Trong nghiên cứu gần đây về quan hệ quốc tế ở Liên Xô, lĩnh vực
này được mở rộng ở phương Tây do một số yếu tố: Thứ nhất, mong muốn có
được các phương pháp kiểm soát quan hệ hiệu quả hơn giữa các nền văn hóa,
cộng đồng, chính phủ và nền kinh tế; thứ hai, tăng cường nghiên cứu và xuất
bản, phục vụ người dân tốt hơn và thứ ba, sự phổ biến của các vấn đề chính trị,
bao gồm cả các vấn đề đối ngoại. Thông qua các hoạt động này sẽ góp phần thúc
đẩy các nước tăng cường tinh thần đoàn kết, hữu nghị, thúc đẩy hiểu biết lẫn
nhau, hợp tác phát triển. Nhận thức sâu sắc được thời cơ vàng đó để Việt Nam
có thể học hỏi được những điều hay, tiếp thu được nhiều điều tốt và chọn lọc
được những tinh hoa văn hóa của các quốc gia, dân tộc trên thế giới để làm giàu
thêm tinh hoa văn hóa Việt, thực hiện đúng phương châm ngoại giao đa phương
hóa, đa dạng hóa và “Đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới, đưa văn hóa thế giới
đến Việt Nam”, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các diễn đàn quan hệ quốc tế.
Là quốc gia có mối quan hệ hữu hảo với cả CHDCND Triều Tiên và Mỹ, Việt
Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên diễn ra từ 27 - 28/2/2019 tại Việt
Nam trên 3 phương diện ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế và ngoại giao
chính trị. Cuộc gặp gỡ giữa hai nguyên thủ quốc gia Mỹ và Triều Tiên tại Việt
Nam từ ngày 27 - 28/2/2019 có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, góp
phần thực hiện thắng lợi “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
sâu rộng, nâng cao vị thế của đất nước, vì lợi ích quốc gia dân tộc,...” của Việt
Nam, đồng thời giúp thúc đẩy quảng bá mạnh mẽ nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đến với truyền thông du lịch thế giới, xây dựng
thành công hình ảnh du lịch Việt Nam thân thiện, mến khách, mang bản sắc đặc
trưng mạnh mẽ, cũng như hình ảnh “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm trong 4 cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài “Thông tin đối ngoại của
Việt Nam trông qua sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần II năm 2019 diễn ra tại Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Chỉ ra những tác động của sự kiện đến thông tin đối ngoại Việt Nam và
rút ra được những kinh nghiệm, bài học và phương hướng cho đất nước. Phân
tích được vai trò của Việt Nam trong quá trình đàm phán. Hiểu rõ được bối cảnh,
tình hình cũng như tầm quan trọng của quan hệ đối tác Mỹ - Triều, từ đó rút ra
bài học và đề xuất những phương hướng giúp Việt Nam phát triển trên trường thế giới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ một: Phân tích bối cảnh gặp gỡ của hai quốc gia Mỹ và Triều Tiên
- Nhiệm vụ hai: Phân tích lí do chọn Việt Nam làm địa điểm tổ chức sự
kiệnHội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên
- Nhiệm vụ ba: Tìm hiểu và phân tích Thông tin đối ngoại của Việt Nam thông
qua sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội (2019)
- Nhiệm vụ bốn: Rút ra bài học kinh nghiệm và phương hướng phát triển cho Việt Nam.
4. Đối tượng nghiên cứu
Thông tin đối ngoại của Việt Nam thông qua “Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -
Triều lần II năm 2019 diễn ra tại Việt Nam”.
5. Phạm vi nghiên cứu
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra tại Việt Nam đã thu hút sự chú ý
của cả thế giới. Sự kiện này được coi là bước ngoặt trong mối quan hệ giữa hai
quốc gia và tạo nhiều cơ hội trong hợp tác kinh doanh và chính trị giữa hai bên.
Bài tiểu luận được nhóm bắt đầu thực hiện kể từ tháng 5/2023. Với những thông
tin mà nhóm đã tổng hợp được qua các kênh truyền thông, Internet,... bài tiểu
luận sẽ tập trung vào các vấn đề được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -
Triều, đặc biệt là các cam kết của hai lãnh đạo hai nước đối với việc giảm thiểu
độ căng thẳng và xây dựng niềm tin giữa hai bên.
Đồng thời, trong bài tiểu luận cũng sẽ đưa ra những nhận xét khách quan
về ảnh hưởng của hội nghị đến các nước khác trên toàn thế giới kể từ sau khi hội
nghị diễn ra đến nay, đặc biệt là ở Việt Nam, bao gồm cả những cơ hội mới và
những vấn đề mới phát sinh, từ đó đưa ra những đề xuất và giải pháp hợp lý để
thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam sau những cơ hội này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể đưa ra một bài tiểu luận hoàn chỉnh, emđã kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau bao gồm những phương pháp như là phân
tích - tổng hợp lý thuyết để tổng hợp ra những diễn biến chung nhất của hội
nghị, phương pháp lịch sử để tổng hợp bối cảnh tình hình hai nước trong quá
khứ, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm đánh giá, đưa ra những
ảnh hưởng của hội nghị đối với hai quốc gia, đối với thế giới và cả Việt Nam.
Ngoài ra, bài tiểu luận còn có những phương pháp nghiên cứu như phương pháp
thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp liệt kê, so sánh, và một số các phương pháp khác.
7. Đóng góp của đề tài
Giúp hiểu rõ các vấn đề và mâu thuẫn giữa hai quốc gia: Bằng cách
nghiên cứu các cuộc thảo luận và kết quả đạt được tại hội nghị, chúng ta có thể
hiểu rõ những mâu thuẫn và tranh chấp giữa hai quốc gia. Việc này giúp cho các
nhà quản lý chính sách ngoại giao có thể đề xuất những giải pháp và biện pháp
phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề này.
Đánh giá tầm quan trọng của hội nghị: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
được coi là sự kiện quan trọng trong quan hệ giữa hai quốc gia. Nghiên cứu về
hội nghị này giúp cho chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng, tác động, và ý nghĩa của
hội nghị này đối với Việt Nam và các quốc gia khác trên toàn thế giới.
Đánh giá tác động và những bước tiến trong quan hệ giữa hai quốc gia:
Bằng cách nghiên cứu tài liệu và phân tích các cuộc thảo luận, chúng ta có thể
đánh giá được những bước tiến trong quan hệ giữa Mỹ-Triều, cũng như tác động
đến quan hệ này sau hội nghị. Điều này giúp cho các nhà quản lý chính sách
ngoại giao có thể xem xét những định hướng và biện pháp cần thiết trong tương lai.
Tóm lại, việc nghiên cứu về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đóng góp
quan trọng vào việc hiểu rõ bối cảnh, tình hình cũng như tầm quan trọng của
quan hệ đối tác Mỹ - Triều, qua đó hướng đến việc đề xuất những định hướng
phù hợp cho Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, nhằm nâng cao vị thế của
nước ta trên trường thế giới. • NỘI DUNG
1. Phân tích bối cảnh
1.1.Bối cảnh của Hoa Kỳ
Sau khi ông Donald Trump chính thức trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ
(tháng 11/2016), quan hệ Mỹ - Triều Tiên diễn ra căng thẳng hơn bao giờ hết đặc
biệt là vào giai đoạn cuối năm 2016 đầu năm 2017, thậm chí có lúc Tổng thống
Hoa Kỳ đã đe dọa “Hủy diệt Triều Tiên nếu Mỹ buộc phải tự vệ và bảo vệ đồng minh”.
Ban đầu, Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra rất cứng rắn với Triều Tiên.
Không ít lần ông đe dọa chiến tranh với quốc gia Đông Á này. Nhưng khi Triều
Tiên lần lượt thử thành công bom nhiệt hạch và tên lửa đạn đạo liên lục địa với
tầm bắn vươn tới thủ đô Mỹ thì giọng điệu của ông Trump dần thay đổi, theo
hướng hòa dịu, chấp nhận đối thoại. Vì, thực tế giờ đã khác xưa. Dù muốn hay
không thì Triều Tiên đã có những thứ vũ khí hết sức đáng sợ, đe dọa trực tiếp
Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Ngoài ra, trong giai đoạn đó nước Mỹ sắp bước
vào bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống nên ông Trump đang tranh thủ ghi điểm
cho phe của mình trong mắt cử tri. 1.2.Bối cảnh của T riều Tiên
Về phía Triều Tiên, cuối tháng 11/2017, sau khi thử thành công 02 quả tên
lửa Hwasong 14 và 15 có tầm bắn bao trùm toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ, Bình
Nhưỡng đột ngột tuyên bố đã “hoàn thành chương trình hạt nhân chiến lược”.
Hài lòng với thành tựu đạt được, đầu năm 2018, chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-
un đã tuyên bố nước này sẽ chuyển sang “ưu tiên cải thiện và phát triển kinh tế”.
Triều Tiên đã phát triển được bom nhiệt hạch có sức công phá cực mạnh và tên
lửa đạn đạo liên lục địa đủ sức phóng tới lục địa Mỹ. Nước này giờ sở hữu kho
vũ khí hạt nhân tương đối và kho tên lửa đạn đạo đa dạng với nhiều tầm bắn (kể
cả tầm trung và tầm ngắn), tương ứng với nhiều mục tiêu như lãnh thổ Hàn
Quốc, lãnh thổ Nhật Bản và đảo Guam (Mỹ).
Có thể thấy tương đối rõ ràng mục tiêu chính của Triều Tiên khi phát triển
vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo là để tự vệ. Vì có sức ép lớn của xu hướng
phi hạt nhân hóa. Hơn nữa, Hàn Quốc và Nhật Bản hiện nay đều không phát
triển vũ khí hạt nhân. Nếu Triều Tiên tiếp tục nghiên cứu và sản xuất các vũ khí
chiến lược thì có thể xảy ra chạy đua vũ trang ở Đông Bắc Á. Khi đó với tiềm
lực của mình, Hàn Quốc và Nhật Bản đủ sức làm điều tương tự như Triều Tiên,
khiến Triều Tiên không còn nhiều lợi thế về mặt vũ khí nữa.
Khi khía cạnh tiềm lực quân sự đã tạm ổn, lẽ dễ hiểu là Triều Tiên sẽ tập
trung vào phát triển kinh tế. Để đạt được điều đó thì tự túc là không đủ mà còn
phải xóa bỏ bao vây cấm vận kinh tế. Muốn sánh vai với các cường quốc năm
châu, không thể khép kín mãi mà cần cải cách mở cửa. Chủ trương của Triều
Tiên là phi hạt nhân hóa từng bước, đồng bộ, bảo đảm nhận được những phần
thưởng xứng đáng tương ứng từ phía Mỹ.
1.3.Quan hệ giữa Hoa Kỳ - Bắc T riều Tiên
Trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ giữa 2 bên trở nên căng thẳng bởi tiến
trình phi hạt nhân và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên. Năm 1994, Mỹ và Triều
Tiên từng đạt được một thỏa thuận. Theo đó, Triều Tiên đóng băng và từ bỏ
chương trình hạt nhân, để đổi lại viện trợ năng lượng. Nhưng không lâu sau đó,
Mỹ cáo buộc Triều Tiên triển khai chương trình vũ khí hạt nhân bí mật. Thỏa thuận năm 1994 sụp đổ.
Năm 2000 và 2007, Triều Tiên và Hàn Quốc từng tiến hành 2 Hội nghị
thượng đỉnh Liên Triều. Nhưng những cam kết hướng tới hòa giải trên bán đảo
Triều Tiên nhanh chóng đổ vỡ trong quá trình thực thi. Phải đến đầu năm 2018,
bán đảo Triều Tiên bước vào giai đoạn phát triển mới, ưu tiên vào mục tiêu phát
triển kinh tế đồng thời tích cực cải thiện các biện pháp ngoại giao để giảm căng
thẳng, cải thiện quan hệ liên triều.
Dựa trên sự thiện chí và rất nhiều nỗ lực của cả hai bên. Ngày 12/6/2018,
cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh
đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa của
Singapore, đã kết thúc tốt đẹp.
Trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump, cái bắt tay
của nhà lãnh đạo hai nước Mỹ và Triều Tiên chính là khoảnh khắc mà cả thế giới
đã trông đợi từ rất lâu, được nhiều tờ báo lớn của khu vực và thế giới đánh giá là
“khoảnh khắc bước ngoặt của chính trị Đông Á.”
Sau cuộc hội đàm tại Singapore vào ngày 12/6/2018, Tổng thống Mỹ
Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đã ký Tuyên bố chung. Bản tuyên bố
chung lịch sử được Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un ký kết khi kết thúc
cuộc gặp chỉ dài hơn một trang giấy nhưng đã phản ánh đúng những điều như
ông Trump khẳng định rằng đây là văn kiện “tốt đẹp và toàn diện”. Văn kiện này bao gồm 4 điểm chính:
Thứ nhất: Mỹ và Triều Tiên cam kết thiết lập quan hệ song phương thể
theo nguyện vọng của người dân hai nước vì hòa bình và thịnh vượng.
Thứ hai: Mỹ và Triều Tiên sẽ cùng tham gia các nỗ lực xây dựng một cơ
chế hòa bình ổn định và lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên.
Thứ ba: tái khẳng định Tuyên bố Panmunjom được đưa ra ngày
27/4/2018, Triều Tiên cam kết hành động hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.
Thứ tư: Mỹ và Triều Tiên cam kết tìm hài cốt tù binh chiến tranh (POW)
và mất tích trong chiến tranh (MIA) và sẽ lập tức đưa những những bộ hài cốt đã
được nhận dạng về nước.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tại
Singapore đã được xem là một “cú huých” vô cùng quan trọng và quý giá cho
các bước đi tiếp theo trên con đường bảo đảm an ninh khu vực, thiết lập hòa
bình lâu dài cũng như thịnh vượng cho bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, những bước đi trên được đánh giá chủ yếu mang tính xây dựng
lòng tin, chưa đủ mạnh để phá vỡ bế tắc liên quan đến mục tiêu phi hạt nhân hóa
bán đảo Triều Tiên. Trong khi Triều Tiên muốn phi hạt nhân hóa theo từng giai
đoạn và Mỹ phải giảm lệnh trừng phạt đối với nước này, thì Mỹ lại yêu cầu
Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa hoàn toàn, với việc làm đầu tiên là Triều Tiên
phải bàn giao bản danh sách đầy đủ các cơ sở hạt nhân và cho phép thanh sát
viên quốc tế tiếp cận.
Đứng trước những khó khăn và sự bế tắc đó, cả hai nước đều hy vọng sẽ
đạt được mục tiêu chung mới và mong muốn có một Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ
- Triều lần 2 được diễn ra. Đến cuối tháng 11/2018, hai nước đã thống nhất hoàn
toàn nguyên tắc để tổ chức hội nghị.
Tóm lại, sau nhiều thập kỷ quan hệ Mỹ - Triều diễn ra căng thẳng bởi tiến
trình phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên thì lần đầu tiên hai nước đã đi đến
được những mục tiêu chung và hy vọng những “đột phá” mang tính tích cực
trong quan hệ ngoại giao vốn dĩ đã rất căng thẳng trong nhiều năm. 1.4.Bối cảnh của V iệt Nam
Trước hết, Việt Nam được đánh giá là có vị trí "đắc địa" để tổ chức Hội
nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Nếu không di chuyển bằng xe lửa bọc thép,
khoảng cách từ Bình Nhưỡng tới Hà Nội là vừa đủ cho một chuyến bay ngắn
dành cho lãnh đạo Kim Jong-un. Ngoài ra, đây cũng là nơi đặt trụ sở đại sứ quán
của cả CHDCND Triều Tiên và Mỹ. Điều này giúp cả hai quốc gia đều có thể
chủ động trong việc chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh.
Không giống như tiểu bang Hawaii của Mỹ, nơi từng được đồn là một
trong những địa điểm được lựa chọn để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ -
Triều, Hà Nội là một địa điểm "trung lập" và luôn hướng tới duy trì mối quan hệ
hữu hảo với cả hai quốc gia.
Đặc biệt, an ninh tại Việt Nam được đánh giá cao khi luôn được đảm bảo
ngay cả trong thời gian bình thường. An ninh sẽ được kiểm soát chặt chẽ khi
diễn ra sự kiện lớn giữa các nhà lãnh đạo.
Vì sao Triều Tiên chọn Việt Nam?
Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có mối quan hệ tốt với Triều
Tiên. Quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng bắt đầu từ năm 1950.
Năm 1961, nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên đến thăm Việt Nam là Kim Il
Sung, ông nội của Kim Jong-un. Kể từ đó, nhiều quan chức cấp cao của Triều
Tiên cũng đã tới thăm Việt Nam.
Nếu Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều,
chuyến đi của Kim Jong-un cũng có thể coi là cơ hội để vị lãnh đạo này học hỏi
từ sự chuyển đổi kinh tế sau chiến tranh của Việt Nam.
Vì sao Mỹ chọn Việt Nam?
Việt Nam có thể là một địa điểm quan trọng mang tính chiến lược đối với
Hoa Kỳ. Hiện tại, Mỹ đang vướng vào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc,
một trong những đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên. Washington dường
như cũng rất muốn Triều Tiên tìm hiểu thêm về câu chuyện thành công trong
phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là sau chuyến thăm của Ngoại trưởng
Mỹ Mike Pompeo vào năm ngoái.
"Đất nước của ngài có thể học theo con đường này" - Ngoại trưởng Mỹ
nói trong bài phát biểu hướng tới lãnh đạo Kim Jong-un - "Đó cũng có thể là
phép màu tại Triều Tiên".
1.5.Công tác chuẩn bị tổ chức hội nghị của V iệt Nam
8 tháng sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore, Tổng thống Mỹ
Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã quyết định gặp nhau lần
thứ 2 tại Hà Nội (Việt Nam). Một ngày trước khi sự kiện diễn ra, ngày 26-2-
2019 , Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc phỏng vấn với kênh CNN đã
đưa ra thông điệp: Vì hòa bình của thế giới, vì một sự kết nối và phát triển,
chúng ta hãy bắt tay”. Thông điệp “sẵn sàng đóng vai trò xây dựng, kiến tạo hòa
bình” từ người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nhanh chóng được truyền đi.
Thông điệp này cũng được cả hệ thống chính trị, mỗi người dân Việt Nam thể
hiện bằng hành động cụ thể trong những ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh.
Hà Nội được trang hoàng, với điểm nhấn là hình ảnh 3 lá cờ Mỹ-Việt
Nam-Triều Tiên, bên dưới có biểu tượng hai bàn tay bắt chặt vào nhau. Người
dân Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đều cảm thấy tự hào và mong
muốn mình sẽ trở thành những “đại sứ của tình hữu nghị”. Khắp các con phố nơi
đoàn lãnh đạo của Mỹ và Triều Tiên đi qua không chỉ được đảm bảo an toàn, mà
hình ảnh người dân cầm cờ, tươi cười chào đón cũng để lại ấn tượng tốt đẹp.
Về vấn đề lễ tân, an ninh chúng ta bàn với Hoa Kỳ và Triều Tiên để có
những phương án cụ thể. Đặc biệt là về an ninh, để có nhiều phương án khác
nhau về vấn đề bảo vệ, chống cháy nổ, các phương án dự phòng, đảm bảo an
ninh khi đi lại, kể cả đảm bảo an ninh an toàn mạng, có thể nói là rất nhiều khâu
công việc đã được triển khai.
Về lễ tân, từ địa điểm phòng họp cho tới địa khách sạn, nơi ở, đưa đón và
tổ chức trong suốt thời gian đó. Công tác thông tin báo chí cho tới nay đã được
triển khai hoạt động Trung tâm báo chí và chúng ta đã triển khai các công tác về
đăng ký, tạo điều kiện cho phóng viên, triển khai hệ thống hạ tầng cơ sở thông
tin để đưa thông tin được sớm và nhanh tới các cơ quan báo chí nước ngoài
Là nước chủ nhà hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2, Việt
Nam đã nỗ lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối
cho hội nghị. Dù Hà Nội chỉ có 10 ngày để chuẩn bị cho sự kiện, ít hơn nhiều so
với thời gian 2 tháng chuẩn bị cho sự kiện đầu tiên tại Singapore, nhưng các nhà
lãnh đạo Việt Nam đã cam kết bảo đảm an ninh tốt nhất.
Sáng 25.2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác
thị sát, kiểm tra và trực tiếp chỉ đạo những công đoạn cuối cùng nhằm chuẩn bị
tốt nhất cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội. Dưới sự chỉ đạo
của thủ tướng các ban, nghành gấp rút hoàn thiện hạ tầng viễn thông, trang thiết
bị kỹ thuật hiện đại nhất tại Việt Nam, giúp 3000 phóng viên trong nước và quốc
tế tác nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
Xe bus đưa đón miễn phí, những tour du lịch miễn phí để phóng viên
được trải nghiêm, cảm nhận về đất nước, con người, văn hóa Viêt Nam, các món
ăn, đặc sản của Hà Nôi và của Viêt Nam cũng được sử dụng làm “đai sứ” trong
sự kiện…Tất cả những nỗ lực này của nước chủ nhà đã được quốc tế ghi nhận.
Rất nhiều phóng viên quốc tế, chuyên gia đã bày tỏ ấn tượng tốt đẹp về đất nước
và con người Việt Nam, đặc biệt đánh giá cao những nỗ lực của chúng ta trong
công tác chuẩn bị cho sự kiện tầm cỡ quốc tế. 1.6.Kết quả hội nghị Quan điểm của Mỹ
Trong cuộc họp báo của Tổng thống Donald Trump diễn ra vào lúc 14h10’
chiều ngày 28-02 tại khách sạn JW Marriott ở Hà Nội, ngay sau khi hội nghị Mỹ
- Triều kết thúc, Tổng thống Donald Trump cho biết, khúc mắc chính trong đàm
phán khiến hai bên không đạt được thỏa thuận tại hội nghị lần này là việc nhà
lãnh đạo Triều Tiên đề nghị dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp trừng phạt, nhưng chưa
có đủ các bước phi hạt nhân hóa tương xứng.
Tổng thống Mỹ cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên khẳng định sẵn sàng phi
hạt nhân hóa, nhưng hai bên vẫn còn bất đồng lớn về các điều kiện để thực hiện
mục tiêu này. Ông Kim Jong-un sẵn sàng tháo dỡ tổ hợp hạt nhân Yongbyon nếu
các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, song Mỹ "muốn nhiều hơn" thế. Ngoại trưởng
Mỹ Mike Pompeo sau đó còn cho biết thêm, ngay cả khi cơ sở Yongbyon bị tháo
dỡ, Triều Tiên vẫn còn nhiều cơ sở hạt nhân và kho vũ khí khác.
Tổng thống Mỹ cũng khẳng định Mỹ sẽ không có thêm các biện pháp
trừng phạt mới đối với Triều Tiên, ngược lại nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng bảo
đảm rằng Bình Nhưỡng sẽ không tiến hành thêm bất cứ vụ thử hạt nhân hoặc tên
lửa nào trong thời gian tới. Đây chính là bước tiến cụ thể mà hội nghị lần này mang lại.
Và sau khi lên máy bay từ Hà Nội trở về thủ đô Washington, Tổng thống
Mỹ Donald Trump đã điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in và
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah
Sanders, trong các cuộc điện đàm, Tổng thống Trump khẳng định ông sẽ tiếp tục
đối thoại với Triều Tiên.
Ngoại trưởng Hàn Quốc và Mỹ cũng đã có cuộc điện đàm nhằm thảo luận
về các kết quả đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai. Bộ
Ngoại giao Hàn Quốc cho biết trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Kang Kyung-
wha cho rằng mặc dù Mỹ và Triều Tiên không đạt được một thỏa thuận tại hội
nghị, song việc Washington vẫn kiên trì nỗ lực đối thoại với Bình Nhưỡng vẫn
mang ý nghĩa quan trọng. Bà cho biết Hàn Quốc mong muốn duy trì liên lạc chặt
chẽ với Mỹ về vấn đề này. Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nhấn mạnh
sự hợp tác chặt chẽ giữa Washington và Seoul rất quan trọng, khẳng định Mỹ sẽ
tiếp tục đàm phán với Triều Tiên. Hai Ngoại trưởng đã nhất trí sẽ sớm gặp nhau
và trao đổi các kế hoạch của mình sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai.
Hai bên cùng thống nhất sẽ cử các phái viên phụ trách vấn đề hạt nhân tiến hành
thảo luận cụ thể các biện pháp tiếp theo.
Trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono và người
đồng cấp Mỹ Pompeo cũng đã trao đổi quan điểm về cách thức thúc đẩy thương
lượng với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa và trao trả công dân Nhật Bản bị bắt
cóc nhiều thập kỷ trước.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc điện đàm kéo dài 20 phút, ông
Pompeo đã thông báo cho ông Kono về hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống
Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở Hà Nội. Ngoại trưởng hai nước đã nhất
trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hàn Quốc.
Quan điểm của Triều Tiên
Vào lúc 23h30’ ngày 28-02, Triều Tiên cũng đã tổ chức cuộc họp báo về
kết quả của hội nghị. Cuộc họp báo diễn ra tại khách sạn Melia (Hà Nội) với sự
tham gia của phóng viên báo chí của nhiều báo đài và Ngoại trưởng Triều Tiên
Ri Yong-ho đã chủ trì cuộc họp báo này.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho cho biết, nước này đã đưa ra đề xuất
về việc dừng vô thời hạn các vụ thử hạt nhân và tên lửa tầm xa trong cuộc gặp
thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngoại trưởng Ri Yong-ho cho biết, Triều Tiên đã đưa ra đề xuất mang tính
thực chất trong cuộc gặp thượng đỉnh vừa diễn ra giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-
un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông khẳng định Bình Nhưỡng muốn 5
nghị quyết trừng phạt của Liên hợp quốc được dỡ bỏ (trong tổng số 11 lệnh cấm
vận được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thông qua trong năm 2016 và 2017),
đặc biệt là những biện pháp trừng phạt liên quan đến đời sống của người dân
Triều Tiên. Theo Ngoại trưởng Triều Tiên, Bình Nhưỡng mong muốn các lệnh
trừng phạt được dỡ bỏ một phần chứ không phải toàn bộ.
Ông Ri Yong-ho cũng khẳng định Triều Tiên sẽ không thay đổi lập trường
ngay cả khi Mỹ mong muốn thúc đẩy đối thoại. Nhà ngoại giao này cũng tiết lộ
Mỹ mong muốn Triều Tiên có "thêm một bước đi" ngoài việc dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon.
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui ngày 02-3 tái khẳng định
rằng tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa
qua ở Hà Nội, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã gợi ý phá bỏ toàn bộ tổ
hợp hạt nhân chính tại Yongbyon, vốn được coi là "trái tim" của chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Phát biểu tại họp báo ở khách sạn Melia Hà Nội, bà Choe Son-hui cho
biết: "Chúng tôi đã nêu rõ quan điểm của mình... rằng chúng tôi sẽ từ bỏ toàn bộ
Yongbyon". Lời khẳng định trên được đưa ra nhằm đáp lại câu hỏi liên quan đến
bình luận của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo rằng Bình Nhưỡng không làm rõ
điều mà họ sẽ sẵn sàng thực hiện trong đề xuất phá bỏ tổ hợp hạt nhân Yongbyon.
Như vậy, có sự khác nhau trong giải thích về “Khúc mắc chính” trong
đàm phán từ hai phía. Ông Trump thì nói Bình Nhưỡng đề nghị Mỹ dỡ bỏ trừng
phạt "một cách hoàn toàn" trong khi chỉ đề xuất gỡ bỏ phần "ít quan trọng" hơn
yêu cầu của Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong-ho thì đáp lại rằng
Triều Tiên chỉ đề nghị dỡ bỏ một phần trừng phạt để đổi lại việc phá bỏ vĩnh
viễn toàn bộ cơ sở Yongbyon trước sự chứng kiến của các chuyên gia Mỹ.
2. Tác động của Hội Nghị đến Việt Nam
2.1.Khẳng định vị thế V
iệt Nam trên trường quốc tế
Thực tế, trước khi Mỹ và Triều Tiên lựa chọn Việt Nam là địa điểm cho
cuộc gặp lần thứ 2 này, Việt Nam đã được thế giới biết đến với việc là nước chủ
nhà đăng cai tổ chức các sự kiện nổi bật như: Năm APEC 2017, Hội nghị hợp
tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS 6) và Hội nghị Cấp cao hợp tác
khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 10 (CLV 10)
(tháng 3/2018), hay gần đây nhất là Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN) (tháng 9/2018)…
Việc Hà Nội được chọn là địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ -
Triều đã thể hiện lòng tin đối với Việt Nam, qua đó thấy được vai trò, vị thế, uy
tín của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và đối với các đối tác. Nếu như công
tác chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 được tiến hành trong suốt 3 năm
rưỡi, thì 10 ngày là toàn bộ quỹ thời gian của Việt Nam khi chính thức trở thành
nước chủ nhà cho cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều.
Sự kiện này là dấu mốc quan trọng khẳng định vị thế Việt Nam, vị thế này
không phải bỗng dưng mà có, phải trải qua bao nhiêu năm đổi mới, những nỗ
lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thời kỳ giữ nước và xây dựng nền
ngoại giao hữu nghị, hợp tác với các nước. Điều đó có được là do chúng ta kiên
trì theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa
quan hệ quốc tế. Chúng ta hoàn toàn có niềm tin rằng những vấn đề lớn, phức
tạp như vấn đề hòa bình trên bán đảo Triều Tiên mà chúng ta có thể có vai trò,
có thể đóng góp tích cực, được bạn bè tin cậy thì chúng ta sẽ có dư địa để đóng
góp tốt hơn trong các vấn đề quốc tế, khu vực.
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, với một sự kiện lớn, nhiều nhạy cảm
chính trị, lại nhiều kỳ vọng như vậy, Việt Nam vẫn kịp thời triển khai tất cả các
công việc chuẩn bị từ lễ tân, an ninh, tổ chức, hậu cần đến cả những vấn đề
chính trị đối ngoại nhạy cảm. Trong một thời gian ngắn mà có thể đảm đương
một khối lượng công việc rất lớn, rất khẩn trương như vậy, điều này khẳng định
rõ ràng thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đang trở thành một trung
tâm kết nối các giá trị toàn cầu, đủ năng lực và khả năng đáp ứng nhanh những
yêu cầu cao của các sự kiện quốc tế lớn.
Theo Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia, người có
nhiều năm nghiên cứu về Đông Nam Á, việc Việt Nam được chọn chứng tỏ tất
cả các bên đều coi trọng khả năng của Việt Nam trong việc cung cấp một môi
trường an ninh chất lượng cao cho hội nghị. Việc này tái khẳng định sự đúng đắn
của đường lối đối ngoại "đa dạng hóa, đa phương hóa" và "làm bạn với tất cả"
của Việt Nam - điều này rất tốt cho mở cửa và hội nhập. Theo Thứ trưởng Bộ
Ngoại giao Lê Hoài Trung, qua sự kiện, Việt Nam có dịp để đóng góp vào chủ
trương hoà bình và hữu nghị thế giới, qua đó đưa hình ảnh của Việt Nam tới thế giới.
2.2.Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhận định Việt Nam được lựa chọn để tổ
chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều này vì Việt Nam hiện đang tiến hành
chính sách đối ngoại rất có trách nhiệm, là đất nước cởi mở cho hợp tác với tất
cả các bên, Việt Nam chung thủy với bạn bè và không muốn đối đầu với bất cứ
nước nào. Nhà ngoại giao Nga nêu rõ bầu không khí thân thiện tại Việt Nam
cũng rất thuận lợi cho các cuộc đàm phán chính trị.
Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Kim Do-hyon cho rằng: Việt Nam sẽ đảm
nhận chức chủ tịch ASEAN vào năm tới. Do vậy, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-
Triều Tiên lần này sẽ giúp Việt Nam nâng cao uy tín toàn cầu và trở thành nhân
tố quan trọng trong khu vực. Đại sứ Hàn Quốc tin tưởng “Hội nghị Thượng đỉnh
Mỹ-Triều Tiên sẽ thúc đẩy hình ảnh Việt Nam như một quốc gia lãnh đạo, một
trung tâm của khu vực Đông Nam Á”. Theo ông, “Với việc tổ chức Hội nghị,
Việt Nam đã trở thành một phần trong tiến trình hòa bình, trở thành nhân tố kiến
tạo, điều phối và xây dựng cấu trúc hòa bình ở châu Á, đặc biệt là khu vực Đông
Á. Việt Nam có thể góp phần thay đổi bối cảnh địa chính trị Đông Á”.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Washington, ông Hunter
Marston, nguyên trợ lý nghiên cứu cấp cao của viện Brookings cho rằng, việc
Việt Nam được lựa chọn là nơi diễn ra sự kiện quan trọng này cho thấy vị thế
ngoại giao ngày càng tăng của Việt Nam. Việt Nam là một thành viên quan trọng
của ASEAN, một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ trong ASEAN và cũng là
một đối tác ngoại giao quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới. Ông Marston
nhận định, đây không chỉ là cơ hội tốt để Việt Nam nâng cao hơn nữa vị thế của
mình và cho thấy khả năng tổ chức thành công các sự kiện lớn như hội nghị của
ASEAN và Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm
2017 ở Đà Nẵng, mà còn là thời điểm quan trọng để Việt Nam phát huy vai trò
của mình, góp phần vào hòa bình của khu vực và thế giới.
Cùng nhận định trên, bà Amy Searight, Cố vấn cấp cao và Giám đốc
Chương trình Đông Nam Á, Viện CSIS, cho rằng trong những năm gần đây, Việt
Nam đã cho thấy khả năng tổ chức thành công nhiều hội nghị thượng đỉnh cũng
như các sự kiện lớn. Cũng giống như Singapore, Việt Nam có an ninh rất tốt và
là quốc gia có nền kinh tế năng động trong khu vực, có tiềm năng lớn với lực
lượng lao động hiệu quả, có dòng vốn đầu tư lớn vì lực lượng nhân công có trình độ chuyên môn cao.
Theo ông Richard Cronin, Cố vấn phụ trách các vấn đề châu Á - Thái
Bình Dương, Viện Stimson, việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên
lần hai là cơ hội để Việt Nam thể hiện tiềm năng phát triển kinh tế cũng như sự
cởi mở với thế giới. Đây không chỉ là dịp để Việt Nam quảng bá hình ảnh của
đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng mà còn làm nổi bật tiến trình
phát triển kinh tế của Việt Nam, cũng như tầm ảnh hưởng đối với khu vực. Tất
cả những yếu tố này sẽ nâng cao tầm vóc và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Sự đánh giá tích cực của bạn bè thế giới cũng thể hiện sự đúng đắn trong
đường lối đối ngoại của Đảng ta từ trước đến nay. Đặc biệt, Đại hội XII của
Đảng đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội
nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
Đảng ta xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020; đồng thời là sự thể hiện nhận thức,
đánh giá của Đảng về vai trò to lớn của công tác đối ngoại trong tình hình mới.
Thời gian qua Việt Nam không chỉ giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho
phát triển đất nước mà có đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Trong dịp này, lãnh đạo hai
nước Mỹ và Triều Tiên không chỉ khẳng định cảm ơn và đánh giá cao Việt Nam
là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tích cực và có trách nhiệm
thúc đẩy hòa bình trong xử lý vấn đề bán đảo Triều Tiên liên quan trực tiếp đến
lợi ích thiết thực của họ mà còn cả những vấn đề quốc tế khác đồng thời còn là
cơ hội để thảo luận các biện pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương với Việt Nam.
2.3.Thúc đẩy quan hệ giữa V
iệt Nam với Hoa Kỳ và Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ đánh giá cao vị thế của Việt Nam; khẳng định cùng với
lãnh đạo Việt Nam làm những việc tốt nhất để hướng tới kỷ niệm 25 năm bình
thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 2020 và mời lãnh đạo Việt Nam thăm
Mỹ. Hai bên đã cam kết tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác và tăng cường hợp tác
trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Vào tháng 3 năm 2021, Việt Nam và Hoa Kỳ đã
nhất trí công bố Tuyên bố chung về mối quan hệ và tăng cường quan hệ đối tác
toàn diện giữa hai nước.
Còn Triều Tiên đánh giá cao quan hệ truyền thống hữu nghị và muốn tăng
cường hơn nữa nhiều mặt hợp tác với Việt Nam. Quan trọng hơn, Triều Tiên tin
cậy Việt Nam trên lập trường chính sách và những đóng góp đối với vấn đề bán
đảo Triều Tiên. Việt Nam cũng cố gắng đóng vai trò trung gian để hỗ trợ quá
trình đối thoại và cải thiện quan hệ giữa Triều Tiên và cộng đồng quốc tế.