Bài tập tự luận môn Triết học Mac-Lenin có đáp án | Trường Đại học Đồng Tháp

Bài tập tự luận môn Triết học Mac-Lenin có đáp án | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 6 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Đồng Tháp 205 tài liệu

Thông tin:
6 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập tự luận môn Triết học Mac-Lenin có đáp án | Trường Đại học Đồng Tháp

Bài tập tự luận môn Triết học Mac-Lenin có đáp án | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 6 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

413 207 lượt tải Tải xuống
Câu 1/ Tại sao trong nhận thức hành động cần phải tôn trọng tính khách
quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan? Liên hệ hoạt động học
tập, rèn luyện của bản thân.
*Tôn trọng tính khách quan:
Triết học Mác-Lênin đã suy ra từ mối liên hệ giữa vật chất ý
thức rằng nguyên tắc phương pháp luận là phải xuất phát từ thực tế khách
quan. nghĩa khi muốn nghiền ngẫm sự vật, hiện tượng nào thì con
người phải bắt đầu từ tính khách quan của vật chất đấy, phải đi tìm từ
chính bản thân của sự vật, hiện tượng. Khi ta xem xét mọi thứ như chính
sự tồn tại của chúng thì việc phát hiện ra đúng bản chất, quy luật, hay
phương pháp… chỉ là vấn đề thời gian.
Tôn trọng tính khách quan chính tôn trọng sựmặt toàn vẹn của
sự vật, hiện tượng; cũng tức ta thừa nhận khẳng định chúng như
những chúng vốn là. Chỉ khi trong nhận thức ta thật sự chấp nhận thì
hành động mới có thể ràng, không bị mập mờ bởi những yếu tố duy ý
chí không cần thiết làm cho cái nhìn về đặc tính, thuộc tính của sự vật,
hiện tượng bị sai lệch so với chính bản thân chúng (kể cả theo chiều
hướng tích cực hay tiêu cực).
Bởi trong quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thế giới tồn tại
như một thể thống nhất. Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin bao hàm nội
dung bản thứ nhất vật chất thực tại khách quan - cái tồn tại hiện
thực bên ngoài ý thức không lệ thuộc vào ý thức. Các sự vật, hiện
tượng vừa mang tính độc lập tương đối, tồn tại tách biệt với nhau mà vừa
tác động qua lại, thâm nhập chuyển hóa lẫn nhau; bất cứ sự vật,
hiện tượng nào trên thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật,
hiện tượng khác. Do vậy, muốn nhìn thấu xu hướng vận động để phân
tích, đánh giá, kết luận về vật chất thì trước hết con người bắt buộc phải
tuân thủ quy tắc tôn trọng tính khách quan của vật chất, tránh đi mọi sự
phiến diện hay cá nhân mà vội vàng đưa ra nhận định lệch lạc.
Nguyên tắc tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy
luật tự nhiên và xã hội được nội dung hóa như sau:
- Khi đưa ra định hướng cho từng hoạt động phải căn cứ vào điều
kiện khách quan, quy luật vận động chung nhằm bảo đảm cho kết quả của
hoạt động, không bị cản trở bởi bất kỳ yếu tố không cần thiết nào.
- Khi xác định hình thức tổ chức hoạt động cần dựa trên những quy
luật khách quan nhằm áp dụng phương pháp, cách thức phù hợp với từng
điều kiện khách quan đảm bảo cho sự phát triển của đối tượng tác động
và hoạt động đó theo đúng ý chí mỗi cá nhân.
- Có phương án chỉnh sửa mục tiêu của bản thân một cách hợp lý khi
điều kiện tự nhiên có những biến chuyển nhằm phát huy tinh thần của bản
thân luôn chủ động sáng tạo trong mọi điều kiện hoàn cảnh khách
quan.
*Phát huy tính năng động chủ quan:
Xã hội loài người là cấp độ đặc biệt của tổ chức vật chất cấp độ
cao nhất của cấu trúc vật chất, kết cấu quy luật vận động khách
quan không lệ thuộc vào ý thức của chính con người. Những quan hệ vật
chất hội tồn tại khách quan nhưng lại kết quả của hoạt động thực
tiễn của con người, vậy nên con người có vai trò năng động, sáng tạo lớn
lao trong thế giới vật chất chứ tuyệt đối không hề khuất phục trước nó.
Phát huy tính năng động chủ quan phát huy vai trò tích cực, năng
động, sáng tạo của ý thức con người phát huy vai trò từ các yếu tố
nhân thông qua việc hiện thực tinh thần tích cực, năng động, sáng tạo đó
trong quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng để tìm ra bản chất quy luật
của đề ra đường lối, biện pháp cải biến để phục vụ lợi ích cho con
người. Phát huy tính năng động chủ quan còn có nghĩa là không thụ động
ngồi chờ hoàn cảnh thuận lợi mới triển khai hoạt động chính con
người phải biết phát hiện ra các điều kiện tích cực, làm cho điều kiện nọ
tác động vào điều kiện kia để hình thành nên điều kiện cần thiết cho hành
động.
Bởi dựa trên sở luận ta vận động phương thức tồn tại
của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất. Bên cạnh đó, bản chất của
ý thức hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, quá trình phản
ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
Phát huy tính năng động chủ quan được nội dung hóa như sau:
- Tri thức khoa học và vận dụng tri thức khoa học có ý nghĩa đặc biệt
to lớn với đời sống con người. tri thức khoa học giúp cho hoạt động
của con người trở nên đúng quy luật và có hiệu quả hơn.
- Luôn phát huy tính tích cực của ý thức giữ tinh thần tìm kiếm ý
tưởng mới. Vì những yếu tố này giúp con người phát triển vượt bậc, khác
biệt so với những cá nhân luôn hoạt động theo khuôn khổ quy luật không
có đổi mới.
- Luôn phát huy tính sáng tạo sáng tạo giúp thúc đẩy trí tuệ tạo
nên đột phá, năng lực dự đoán một cách khoa học, phù hợp quy luật
khách quan. Khi đó, con người có thể đối phó với những biến đổi của quy
luật khách quan.
=> Giữa các chủ thể có sự khác nhau là ở tính năng động chủ quan trong
nhận thức hành động, nhưng giới hạn của tính năng động ấy cũng do
khách quan quy định. Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc rất
quan trọng nhưng không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật
chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan năng lực chủ
quan của chủ thể hoạt động. Nếu bỏ qua, con người sẽ lại rơi vào “vũng
bùn” của chủ nghĩa chủ quan, duy tâm, duy ý chí, phiêu lưu dễ gặp
thất bại trong hoạt động thực tiễn. Khi nhận thức bất cứ vấn đề nào, cần
đặt trong mối quan hệ tương quan giữa khách quan chủ quan, chủ
động, sáng tạo con người trên sở thực tiễn mang tính lịch sử. Áp
dụng vào đời sống, một khi đã xác định được các điều kiện khách quan
đồng nghĩa tathể xác định được hoàn cảnh bản thân, từ đó hình thành
chí tiến thủ, góc nhìn đúng đắn và linh hoạt, sáng tạo khi đưa ra quyết
định trong từng hành động.
*Liên hệ hoạt động học tập, rèn luyện của bản thân:
Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức hành động của em trong
quá trình học tập, rèn luyện hằng ngày:
- Khách quan: Môn học gắn với thực tế, giảng viên tận tình, bạn
năng động, môi trường đại học tích cực…
- Chủ quan: Bản thân em lựa chọn ngành học trước hết là vì có sự yêu
thích, sau khi tham gia ngành học thì em nâng cao ý thức trách nhiệm hơn
từ những hoạt động nhỏ như đến lớp đúng giờ, hoàn thành tốt công việc
được giao,...
=> Do vậy, kết quả học tập tốt hay kém không phủ nhận rằng vẫn phụ
thuộc vào yếu tố khách quan từ bên ngoài, nhưng phần lớn vẫn do chủ
quan từ bản thân em. Nếu từ lúc bắt đầu học tập, những điều kiện được
cung cấp từ môi trường nhà trường xung quanh không thích đáng,
không thỏa mãn thì khả năng em sẽ rất thất vọng, nản học. Tuy nhiên,
các yếu tố khách quan thuận lợi được em nhìn nhận, tôn trọng đã làm
nảy sinh thêm động lực học tập. Em thể trở nên chủ động, sáng tạo
hơn trong quá trình tiếp thu tri thức mà nhà trường mang lại.
Những yếu tố, hoạt động em cần rèn luyện:
- Tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan
cách mạng,nh cảm, nghị lực cách mạng để sự thống nhất giữa tính
khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động.
- Không nên có tư tưởng cá nhân rằng nội quy nhà trường là rườm rà,
ảnh hưởng việc học, mất thời gian… Chấp hành nghiêm chỉnh vì nội quy
dành cho sinh viên cũng chính tiêu chuẩn đánh giá mỗi sinh viên
cần có.
- Tôn trọng tri thức khoa học, ra sức học tập, tích cực nghiên cứu để
làm chủ tri thức khoa học. Tích cực ôn luyện và trung thực trong kiểm tra
thi cử.
- Chống bệnh chủ quan duy ý chí, không làm ẩu hay mạo hiểm bừa
bãi, tính toán và có chuẩn bị cho những điều kiện vật chất khách quan.
- Giữa thế giới hiện đại cùng không gian mạng tràn lan bất kỳ thông
tin nào cũng thể tìm kiếm, cần học cách nhìn nhận, chọn lọc tiếp
thu đúng đắn.
- Khi xây dựng kế hoạch phương pháp học tập, phải cân nhắc đến
đặc điểm cá nhân như tâm lý, sức khỏe, thời gian…
Câu 2/ Phân tích và đánh giá các quan điểm:
- “Chân lý luôn luôn là cụ thể”
- “Chân lý luôn luôn thuộc về số đông”
*Trước hết theo chủ nghĩa Mác-Lênin, khái niệm chân được dùng để
chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan mà sự phù
hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Ngắn gọn thì, chân
thuộc về vấn đề nhận thức tri thức phù hợp với khách thể
phản ánh, được kiểm nghiệm bởi thực tiễn.
*Quan điểm “Chân lý luôn luôn là cụ thể”:
Chân thì đơn giản, nhưng để chạm đến thẩm thấu được chân
lý thường lại rất phức tạp. Nhấtvì phải phân biệt cho được chân với
những gì tương tự như chân lý dễ khiến con người ngộ nhận. Vì vậy, cần
sự kết tinh từ trí tuệ thời gian để sự kiểm nghiệm được chính xác tối
ưu. Tính cụ thể một trong bốn tính chất của (mọi) chân lý, để nhấn
mạnh đặc tính này Lênin đã khẳng định: “Không chântrừu tượng”,
“Chân luôn luôn cụ thể”, “Bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa
Mác là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể”.
Tính cụ thể của chân tính điều kiện của mỗi tri thức, phản
ánh sự vật trong các điều kiện xác định không gian, thời gian, góc độ
phản ánh,... Tính cụ thể của chân đặc tính gắn liền tương thích
giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định song song các điều
kiện, bối cảnh lịch sử cụ thể. nghĩa không tồn tại chân chung
chung, hồ. Chân đạt được trong nhận thức bao giờ cũng đi kèm
một lĩnh vực cụ thể thực tại được phát triển trong điều kiện hoàn
cảnh cụ thể tương tự. Chân cụ thể bởi đối tượng chân phản
ánh bao giờ cũng tồn tại một cách xác thực trong những điều kiện hoàn
cảnh xác định với các mối liên hệ cụ thể. Do vậy, mọi chân đều phải
gắn liền với điều kiện lịch sử cụ thể, nếu không bám sát thì cái vốn gọi là
chân lý sẽ không còn đúng đắn và không còn là một chân lý nữa.
dụ như mọi phát biểu định trong khoa học đều kèm theo các
điều kiện xác định nhằm đảm bảo tính chính xác của nó: Trong giới hạn
của mặt phẳng, tổng các góc trong của một tam giác là 2 vuông; Nước sôi
ở 100°C với điều kiện nước nguyên chất và áp suất 1 atmotphe,...
Tóm lại, “Chân luôn luôn cụ thể” một quan điểm hợp lý,
đúng đắn. Nhận thức sự vật phải gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Chân lý là cụ thể nên bắt chủ thể nhận thức phải sáng tạo trong hoạt động
thực tiễn.
*Quan điểm “Chân lý luôn luôn thuộc về số đông”:
Mác chính người đi ngược lại với số đông. Ngày xưa, tưởng
cách mạng của Mác đã chống lại một bầy bản. Tận bây giờ chỉ 4
quốc gia đi theo hội chủ nghĩa do Đảng Cộng Sản lãnh đạo theo chủ
nghĩa Marx–Engels–Lenin. Như ta thấy, Mác không giống với phần đông
nhà tưởng thời ấy, nhưng tưởng của ông chân duy nhất để giải
phóng loài người.
Nhận định cho rằng chân thuộc về số đông - tức một tưởng
được nhiều người công nhận, hoặc thuộc về những người quyền
lực, giàu có…là chưa phù hợp. Dựa vào định nghĩa, chân lý là tri thức bắt
buộc phải qua kiểm nghiệm thực tiễn. Ta đã biết nhiệm vụ của nhận thức
là phải đạt đến chân lý, nghĩa là đạt đến tri thức có nội dung phù hợp với
hiện thực khách quan, nhưng không phải là sự nhận thức nói chung, mà
sự nhận thức đúng về hiện thực khách quan. Chân lý cũng không phải bản
thân hiện thực khách quan nói chung, chỉ hiện thực khách quan đã
được phản ánh đúng bởi nhận thức của con người. Trong bài chia sẻ của
thầy GiảnTrung cũng đã một khẳng định rất hay: “Chân không
thuộc về kẻ mạnh, chân không thuộc về số đông, chân thuộc về
người có hiểu biết”.
Chẳng hạn, “trái đất trung tâm của trụ” đã từng được giáo hội
tuyên truyền được quần chúng nhân dân tin tưởng rộng rãi, nhưng đó
là một sai lầm. Sau này, thế giới mới được nhiều nhà khoa học, nhà thiên
văn học chứng minh điều ngược lại “trái đất xoay quanh mặt trời”. Vì thế,
đây là một quan điểm không chính xác.
Câu 3/ Phân tích đánh giá đặc điểm của phương thức sản xuất Việt Nam
hiện nay.
*Phân tích:
Phương thức sản xuất: Phương thức khai thác của cải vật chất (tư liệu
sản xuất tư liệu sinh hoạt) cần thiết cho hoạt động tồn tại và phát triển
hội; cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất
những giai đoạn lịch sử nhất định trong xã hội loài người.
Về mặt kết cấu, ta thể công thức hóa như sau: Lực lượng sản xuất
+ Quan hệ sản xuất => Phương thức sản xuất = Cách thức sản xuất vật
chất (phép + biểu thị mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất).
Ta cần biết của cải vật chất yếu tố tất yếu của con người
chuyển dời theo sự phát triển của thời đại.
Từ xa xưa nguyên thủy, loài người phần lớn chỉ biết săn bắt hái lượm để
kiếm cái ăn đơn thuần, không khái niệm và ý thức về việc sản xuất ra
của cải vật chất. Thời gian lâu dần, nhu cầu cũng như nhận thức về đời
sống của người dân ngày càng cao đã thúc đẩy họ tìm ra nhiều cách để
tạo nên của cải vật chất đáp ứng cho nhu cầu đời sống (công cụ lao động,
đồ dùng thiết yếu mỗi ngày, nấu chín đồ ăn bằng lửa, chế tạo...). Đến một
lúc của cải vật chất dả, hội bắt đầu nảy sinh sự trao đổi, mua bán,
thu lợi nhuận -> quan hệ người mua, người bán xuất hiện -> tiền là thước
đo giá trị sản phẩm. Nhu cầu ngày một nâng cao -> đổi mới, sáng tạo
(mẫu mã, chất lượng) + khoa học công nghệ kỹ thuật phát triển (nhà máy,
dây chuyền) -> đa dạng của cải vật chất. Từ đó hình thành nên nhiều
phương thức sản xuất mới mẻ, đáp ứng loài người.
dụ: bàn chải -> bàn chải điện; mua sắm trực tiếp -> mua sắm qua
mạng; điện thoại bật nắp -> điện thoại cảm ứng thông minh…
*Đánh giá:
Cùng với sự phát triển đó thì sức lao động con người góp phần không
nhỏ. Của cải vật chất đa dạng, phức tạp -> phải trải qua nhiều khâu xử lý,
quy trình -> cần nhiều lao động -> tăng cơ hội việc làm cho xã hội.
Phương thức sản xuất cơ sở cho mọi mối quan hệ trong hội loài
người. Phương thức sản xuất quyết định tính chất sự thay thế của các
chế độ hội. Nền sản xuất hội thúc tiến không ngừng, kéo theo sự
thay đổi của phương thức sản xuất -> hình thái hội thay đổi, trình độ
xã hội đổi mới nâng cao. Kinh tế muốn phát triển thì rất cần quan tâm đến
phương thức sản xuất. Trước hết, phải lực lượng sản xuất công cụ
lao động, từ đó ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật vào thực
tiễn. Ngoài ra cũng cần những chính sách phù hợp để nâng cao chất
lượng sản xuất.
Việt Nam ta hiện nay đang hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước, ứng dụng rộng rãi tiên tiến khoa học kỹ thuật công
nghệ, năng suất lao động không ngừng gia tăng. Phương thức sản xuất
Việt Nam hiện nay đang trong thời quá độ lên phương thức cộng sản
chủ nghĩa. Việt Nam đã trải qua 3 hình thái hội: nguyên thủy, chiếm
hữu lệ, phong kiến. Quá trình cải tiến suốt thời gian qua đã nâng cao
chất lượng đời sống người dân đáng kể.
Vấn đề đặt ra trình độ lao động chuyên môn nước ta còn hạn
chế, tinh thần trách nhiệm chưa được nêu cao, máy móc chưa hẳn quá
hiện đại so với trước kia vượt bậc để thay thế sức lao động chân
tay… Bên cạnh đó, còn một số vấn đề bất cập như ô nhiễm môi trường,
đời sống hiện đại hóa khiến con người dễ trở nên chây lười, thực dụng…
Sự ra đời đa dạng của các phương thức sản xuất đã tạo nhiều thuận
lợi cũng như thách thức. người Việt Nam, chúng ta cần nhận thức
đúng đắn vận dụng các phương thức sản xuất một cách thông minh,
hiệu quả, tối ưu.
| 1/6

Preview text:

Câu 1/ Tại sao trong nhận thức và hành động cần phải tôn trọng tính khách
quan kết hợp với phát huy tính năng động chủ quan? Liên hệ hoạt động học
tập, rèn luyện của bản thân.

*Tôn trọng tính khách quan:
Triết học Mác-Lênin đã suy ra từ mối liên hệ giữa vật chất và ý
thức rằng nguyên tắc phương pháp luận là phải xuất phát từ thực tế khách
quan. Có nghĩa là khi muốn nghiền ngẫm sự vật, hiện tượng nào thì con
người phải bắt đầu từ tính khách quan của vật chất đấy, phải đi tìm từ
chính bản thân của sự vật, hiện tượng. Khi ta xem xét mọi thứ như chính
sự tồn tại của chúng thì việc phát hiện ra đúng bản chất, quy luật, hay
phương pháp… chỉ là vấn đề thời gian.
Tôn trọng tính khách quan chính là tôn trọng sự có mặt toàn vẹn của
sự vật, hiện tượng; cũng tức là ta thừa nhận và khẳng định chúng như
những gì chúng vốn là. Chỉ khi trong nhận thức ta thật sự chấp nhận thì
hành động mới có thể rõ ràng, không bị mập mờ bởi những yếu tố duy ý
chí không cần thiết làm cho cái nhìn về đặc tính, thuộc tính của sự vật,
hiện tượng bị sai lệch so với chính bản thân chúng (kể cả theo chiều
hướng tích cực hay tiêu cực).
Bởi vì trong quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, thế giới tồn tại
như một thể thống nhất. Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin bao hàm nội
dung cơ bản thứ nhất là vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện
thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức. Các sự vật, hiện
tượng vừa mang tính độc lập tương đối, tồn tại tách biệt với nhau mà vừa
có tác động qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau; bất cứ sự vật,
hiện tượng nào trên thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật,
hiện tượng khác. Do vậy, muốn nhìn thấu xu hướng vận động để phân
tích, đánh giá, kết luận về vật chất thì trước hết con người bắt buộc phải
tuân thủ quy tắc tôn trọng tính khách quan của vật chất, tránh đi mọi sự
phiến diện hay cá nhân mà vội vàng đưa ra nhận định lệch lạc.
Nguyên tắc tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy
luật tự nhiên và xã hội được nội dung hóa như sau:
- Khi đưa ra định hướng cho từng hoạt động phải căn cứ vào điều
kiện khách quan, quy luật vận động chung nhằm bảo đảm cho kết quả của
hoạt động, không bị cản trở bởi bất kỳ yếu tố không cần thiết nào.
- Khi xác định hình thức tổ chức hoạt động cần dựa trên những quy
luật khách quan nhằm áp dụng phương pháp, cách thức phù hợp với từng
điều kiện khách quan đảm bảo cho sự phát triển của đối tượng tác động
và hoạt động đó theo đúng ý chí mỗi cá nhân.
- Có phương án chỉnh sửa mục tiêu của bản thân một cách hợp lý khi
điều kiện tự nhiên có những biến chuyển nhằm phát huy tinh thần của bản
thân luôn chủ động và sáng tạo trong mọi điều kiện hoàn cảnh khách quan.
*Phát huy tính năng động chủ quan:
Xã hội loài người là cấp độ đặc biệt của tổ chức vật chất và là cấp độ
cao nhất của cấu trúc vật chất, có kết cấu và quy luật vận động khách
quan không lệ thuộc vào ý thức của chính con người. Những quan hệ vật
chất xã hội tồn tại khách quan nhưng lại là kết quả của hoạt động thực
tiễn của con người, vậy nên con người có vai trò năng động, sáng tạo lớn
lao trong thế giới vật chất chứ tuyệt đối không hề khuất phục trước nó.
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng
động, sáng tạo của ý thức con người và phát huy vai trò từ các yếu tố cá
nhân thông qua việc hiện thực tinh thần tích cực, năng động, sáng tạo đó
trong quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng để tìm ra bản chất quy luật
của nó và đề ra đường lối, biện pháp cải biến để phục vụ lợi ích cho con
người. Phát huy tính năng động chủ quan còn có nghĩa là không thụ động
ngồi chờ hoàn cảnh thuận lợi mới triển khai hoạt động mà chính con
người phải biết phát hiện ra các điều kiện tích cực, làm cho điều kiện nọ
tác động vào điều kiện kia để hình thành nên điều kiện cần thiết cho hành động.
Bởi vì dựa trên cơ sở lý luận ta có vận động là phương thức tồn tại
của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất. Bên cạnh đó, bản chất của
ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản
ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
Phát huy tính năng động chủ quan được nội dung hóa như sau:
- Tri thức khoa học và vận dụng tri thức khoa học có ý nghĩa đặc biệt
to lớn với đời sống con người. Vì tri thức khoa học giúp cho hoạt động
của con người trở nên đúng quy luật và có hiệu quả hơn.
- Luôn phát huy tính tích cực của ý thức và giữ tinh thần tìm kiếm ý
tưởng mới. Vì những yếu tố này giúp con người phát triển vượt bậc, khác
biệt so với những cá nhân luôn hoạt động theo khuôn khổ quy luật không có đổi mới.
- Luôn phát huy tính sáng tạo vì sáng tạo giúp thúc đẩy trí tuệ và tạo
nên đột phá, có năng lực dự đoán một cách khoa học, phù hợp quy luật
khách quan. Khi đó, con người có thể đối phó với những biến đổi của quy luật khách quan.
=> Giữa các chủ thể có sự khác nhau là ở tính năng động chủ quan trong
nhận thức và hành động, nhưng giới hạn của tính năng động ấy cũng do
khách quan quy định. Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất
quan trọng nhưng không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật
chất đã xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ
quan của chủ thể hoạt động. Nếu bỏ qua, con người sẽ lại rơi vào “vũng
bùn” của chủ nghĩa chủ quan, duy tâm, duy ý chí, phiêu lưu và dễ gặp
thất bại trong hoạt động thực tiễn. Khi nhận thức bất cứ vấn đề nào, cần
đặt nó trong mối quan hệ tương quan giữa khách quan và chủ quan, chủ
động, sáng tạo vì con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử. Áp
dụng vào đời sống, một khi đã xác định được các điều kiện khách quan
đồng nghĩa ta có thể xác định được hoàn cảnh bản thân, từ đó hình thành
chí tiến thủ, có góc nhìn đúng đắn và linh hoạt, sáng tạo khi đưa ra quyết
định trong từng hành động.
*Liên hệ hoạt động học tập, rèn luyện của bản thân:
Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của em trong
quá trình học tập, rèn luyện hằng ngày:
- Khách quan: Môn học gắn với thực tế, giảng viên tận tình, bạn bè
năng động, môi trường đại học tích cực…
- Chủ quan: Bản thân em lựa chọn ngành học trước hết là vì có sự yêu
thích, sau khi tham gia ngành học thì em nâng cao ý thức trách nhiệm hơn
từ những hoạt động nhỏ như đến lớp đúng giờ, hoàn thành tốt công việc được giao,...
=> Do vậy, kết quả học tập tốt hay kém không phủ nhận rằng vẫn có phụ
thuộc vào yếu tố khách quan từ bên ngoài, nhưng phần lớn vẫn do chủ
quan từ bản thân em. Nếu từ lúc bắt đầu học tập, những điều kiện được
cung cấp từ môi trường nhà trường và xung quanh không thích đáng,
không thỏa mãn thì có khả năng em sẽ rất thất vọng, nản học. Tuy nhiên,
vì các yếu tố khách quan thuận lợi được em nhìn nhận, tôn trọng đã làm
nảy sinh thêm động lực học tập. Em có thể trở nên chủ động, sáng tạo
hơn trong quá trình tiếp thu tri thức mà nhà trường mang lại.
Những yếu tố, hoạt động em cần rèn luyện:
- Tự giác tu dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan
cách mạng, tình cảm, nghị lực cách mạng để có sự thống nhất giữa tính
khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành động.
- Không nên có tư tưởng cá nhân rằng nội quy nhà trường là rườm rà,
ảnh hưởng việc học, mất thời gian… Chấp hành nghiêm chỉnh vì nội quy
dành cho sinh viên cũng chính là tiêu chuẩn đánh giá mà mỗi sinh viên cần có.
- Tôn trọng tri thức khoa học, ra sức học tập, tích cực nghiên cứu để
làm chủ tri thức khoa học. Tích cực ôn luyện và trung thực trong kiểm tra thi cử.
- Chống bệnh chủ quan duy ý chí, không làm ẩu hay mạo hiểm bừa
bãi, tính toán và có chuẩn bị cho những điều kiện vật chất khách quan.
- Giữa thế giới hiện đại cùng không gian mạng tràn lan bất kỳ thông
tin nào cũng có thể tìm kiếm, cần học cách nhìn nhận, chọn lọc và tiếp thu đúng đắn.
- Khi xây dựng kế hoạch và phương pháp học tập, phải cân nhắc đến
đặc điểm cá nhân như tâm lý, sức khỏe, thời gian…
Câu 2/ Phân tích và đánh giá các quan điểm:
- “Chân lý luôn luôn là cụ thể”
- “Chân lý luôn luôn thuộc về số đông”

*Trước hết theo chủ nghĩa Mác-Lênin, khái niệm chân lý được dùng để
chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan mà sự phù
hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn. Ngắn gọn thì, chân
lý thuộc về vấn đề nhận thức và là tri thức phù hợp với khách thể mà nó
phản ánh, được kiểm nghiệm bởi thực tiễn.
*Quan điểm “Chân lý luôn luôn là cụ thể”:
Chân lý thì đơn giản, nhưng để chạm đến và thẩm thấu được chân
lý thường lại rất phức tạp. Nhất là vì phải phân biệt cho được chân lý với
những gì tương tự như chân lý dễ khiến con người ngộ nhận. Vì vậy, cần
sự kết tinh từ trí tuệ và thời gian để sự kiểm nghiệm được chính xác tối
ưu. Tính cụ thể là một trong bốn tính chất của (mọi) chân lý, để nhấn
mạnh đặc tính này Lênin đã khẳng định: “Không có chân lý trừu tượng”,
“Chân lý luôn luôn là cụ thể”, “Bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa
Mác là phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể”.
Tính cụ thể của chân lý là tính có điều kiện của mỗi tri thức, phản
ánh sự vật trong các điều kiện xác định không gian, thời gian, góc độ
phản ánh,... Tính cụ thể của chân lý là đặc tính gắn liền và tương thích
giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định song song các điều
kiện, bối cảnh lịch sử cụ thể. Có nghĩa là không tồn tại chân lý chung
chung, mơ hồ. Chân lý đạt được trong nhận thức bao giờ cũng đi kèm
một lĩnh vực cụ thể ở thực tại và được phát triển trong điều kiện hoàn
cảnh cụ thể tương tự. Chân lý là cụ thể bởi đối tượng mà chân lý phản
ánh bao giờ cũng tồn tại một cách xác thực trong những điều kiện hoàn
cảnh xác định với các mối liên hệ cụ thể. Do vậy, mọi chân lý đều phải
gắn liền với điều kiện lịch sử cụ thể, nếu không bám sát thì cái vốn gọi là
chân lý sẽ không còn đúng đắn và không còn là một chân lý nữa.
Ví dụ như mọi phát biểu định lý trong khoa học đều kèm theo các
điều kiện xác định nhằm đảm bảo tính chính xác của nó: Trong giới hạn
của mặt phẳng, tổng các góc trong của một tam giác là 2 vuông; Nước sôi
ở 100°C với điều kiện nước nguyên chất và áp suất 1 atmotphe,...
Tóm lại, “Chân lý luôn luôn là cụ thể” là một quan điểm hợp lý,
đúng đắn. Nhận thức sự vật phải gắn với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Chân lý là cụ thể nên bắt chủ thể nhận thức phải sáng tạo trong hoạt động thực tiễn.
*Quan điểm “Chân lý luôn luôn thuộc về số đông”:
Mác chính là người đi ngược lại với số đông. Ngày xưa, tư tưởng
cách mạng của Mác đã chống lại một bầy tư bản. Tận bây giờ chỉ có 4
quốc gia đi theo xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng Sản lãnh đạo theo chủ
nghĩa Marx–Engels–Lenin. Như ta thấy, Mác không giống với phần đông
nhà tư tưởng thời ấy, nhưng tư tưởng của ông là chân lý duy nhất để giải phóng loài người.
Nhận định cho rằng chân lý thuộc về số đông - tức là một tư tưởng
được nhiều người công nhận, hoặc nó thuộc về những người có quyền
lực, giàu có…là chưa phù hợp. Dựa vào định nghĩa, chân lý là tri thức bắt
buộc phải qua kiểm nghiệm thực tiễn. Ta đã biết nhiệm vụ của nhận thức
là phải đạt đến chân lý, nghĩa là đạt đến tri thức có nội dung phù hợp với
hiện thực khách quan, nhưng không phải là sự nhận thức nói chung, mà là
sự nhận thức đúng về hiện thực khách quan. Chân lý cũng không phải bản
thân hiện thực khách quan nói chung, mà chỉ là hiện thực khách quan đã
được phản ánh đúng bởi nhận thức của con người. Trong bài chia sẻ của
thầy Giản Tư Trung cũng đã có một khẳng định rất hay: “Chân lý không
thuộc về kẻ mạnh, chân lý không thuộc về số đông, chân lý thuộc về người có hiểu biết”.
Chẳng hạn, “trái đất là trung tâm của vũ trụ” đã từng được giáo hội
tuyên truyền và được quần chúng nhân dân tin tưởng rộng rãi, nhưng đó
là một sai lầm. Sau này, thế giới mới được nhiều nhà khoa học, nhà thiên
văn học chứng minh điều ngược lại “trái đất xoay quanh mặt trời”. Vì thế,
đây là một quan điểm không chính xác.
Câu 3/ Phân tích và đánh giá đặc điểm của phương thức sản xuất ở Việt Nam hiện nay. *Phân tích:
Phương thức sản xuất: Phương thức khai thác của cải vật chất (tư liệu
sản xuất và tư liệu sinh hoạt) cần thiết cho hoạt động tồn tại và phát triển
xã hội; là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở
những giai đoạn lịch sử nhất định trong xã hội loài người.
Về mặt kết cấu, ta có thể công thức hóa như sau: Lực lượng sản xuất
+ Quan hệ sản xuất => Phương thức sản xuất = Cách thức sản xuất vật
chất (phép + biểu thị mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất).
Ta cần biết của cải vật chất là yếu tố tất yếu của con người và nó
chuyển dời theo sự phát triển của thời đại.
Từ xa xưa nguyên thủy, loài người phần lớn chỉ biết săn bắt hái lượm để
kiếm cái ăn đơn thuần, không có khái niệm và ý thức về việc sản xuất ra
của cải vật chất. Thời gian lâu dần, nhu cầu cũng như nhận thức về đời
sống của người dân ngày càng cao đã thúc đẩy họ tìm ra nhiều cách để
tạo nên của cải vật chất đáp ứng cho nhu cầu đời sống (công cụ lao động,
đồ dùng thiết yếu mỗi ngày, nấu chín đồ ăn bằng lửa, chế tạo...). Đến một
lúc của cải vật chất dư dả, xã hội bắt đầu nảy sinh sự trao đổi, mua bán,
thu lợi nhuận -> quan hệ người mua, người bán xuất hiện -> tiền là thước
đo giá trị sản phẩm. Nhu cầu ngày một nâng cao -> đổi mới, sáng tạo
(mẫu mã, chất lượng) + khoa học công nghệ kỹ thuật phát triển (nhà máy,
dây chuyền) -> đa dạng của cải vật chất. Từ đó hình thành nên nhiều
phương thức sản xuất mới mẻ, đáp ứng loài người.
Ví dụ: bàn chải -> bàn chải điện; mua sắm trực tiếp -> mua sắm qua
mạng; điện thoại bật nắp -> điện thoại cảm ứng thông minh… *Đánh giá:
Cùng với sự phát triển đó thì sức lao động con người góp phần không
nhỏ. Của cải vật chất đa dạng, phức tạp -> phải trải qua nhiều khâu xử lý,
quy trình -> cần nhiều lao động -> tăng cơ hội việc làm cho xã hội.
Phương thức sản xuất là cơ sở cho mọi mối quan hệ trong xã hội loài
người. Phương thức sản xuất quyết định tính chất và sự thay thế của các
chế độ xã hội. Nền sản xuất xã hội thúc tiến không ngừng, kéo theo sự
thay đổi của phương thức sản xuất -> hình thái xã hội thay đổi, trình độ
xã hội đổi mới nâng cao. Kinh tế muốn phát triển thì rất cần quan tâm đến
phương thức sản xuất. Trước hết, phải có lực lượng sản xuất và công cụ
lao động, từ đó ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật vào thực
tiễn. Ngoài ra cũng cần có những chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng sản xuất.
Việt Nam ta hiện nay đang hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước, ứng dụng rộng rãi tiên tiến khoa học kỹ thuật công
nghệ, năng suất lao động không ngừng gia tăng. Phương thức sản xuất ở
Việt Nam hiện nay đang trong thời kì quá độ lên phương thức cộng sản
chủ nghĩa. Việt Nam đã trải qua 3 hình thái xã hội: nguyên thủy, chiếm
hữu nô lệ, phong kiến. Quá trình cải tiến suốt thời gian qua đã nâng cao
chất lượng đời sống người dân đáng kể.
Vấn đề đặt ra là trình độ lao động chuyên môn nước ta còn hạn
chế, tinh thần trách nhiệm chưa được nêu cao, máy móc chưa hẳn là quá
hiện đại dù so với trước kia là vượt bậc để thay thế sức lao động chân
tay… Bên cạnh đó, còn một số vấn đề bất cập như ô nhiễm môi trường,
đời sống hiện đại hóa khiến con người dễ trở nên chây lười, thực dụng…
Sự ra đời đa dạng của các phương thức sản xuất đã tạo nhiều thuận
lợi cũng như thách thức. Là người Việt Nam, chúng ta cần nhận thức
đúng đắn và vận dụng các phương thức sản xuất một cách thông minh, hiệu quả, tối ưu.