-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài tập tự luận môn tư tưởng Hồ Chí Minh - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
+Sự kết hợp đó tạo cơ sở vững chắc cho cả hai: “ Chủ nghĩa Mác cần phong trào công nhân với tư cách là lực lượng để thực hiện chủ nghĩa của mình và phong trào công nhân cần chủ nghĩa Mác để soi đường, dẫn lối đấu tranh.Trong mỗi nước khác nhau, sự kết hợp đó là sản phẩm của lịch sử, được thực hiện bằng con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Bài tập tự luận môn tư tưởng Hồ Chí Minh - Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
+Sự kết hợp đó tạo cơ sở vững chắc cho cả hai: “ Chủ nghĩa Mác cần phong trào công nhân với tư cách là lực lượng để thực hiện chủ nghĩa của mình và phong trào công nhân cần chủ nghĩa Mác để soi đường, dẫn lối đấu tranh.Trong mỗi nước khác nhau, sự kết hợp đó là sản phẩm của lịch sử, được thực hiện bằng con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474 CÂU 1:
1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam– Theo Lênin Đảng cộng sản là sự
kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
+ Sự kết hợp đó tạo cơ sở vững chắc cho cả hai: “ Chủ nghĩa Mác cần phong trào
công nhân với tư cách là lực lượng để thực hiện chủ nghĩa của mình và phong trào
công nhân cần chủ nghĩa Mác để soi đường, dẫn lối đấu tranh.
+ Trong mỗi nước khác nhau, sự kết hợp đó là sản phẩm của lịch sử, được thực
hiện bằng con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian.
-Hồ Chí Minh tiếp thu luận điểm này đã khẳng định tính đúng đắn của nó. Khi đề
cập đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu tố chủ nghĩa
Mác và phong trào công nhân, Hồ Chí Minh còn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong
trào yêu nước. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Ta thấy ở đây quan điểm của HCM là:
+Tiếp thu vận dụng và phát triển tư tưởng quan điểm của CNMLN
+Khẳng định tính đúng đắn
+Đánh giá cao vị trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân VN. Đây chính là quy
luật hình thành và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thờilà sự bổ sung
sáng tạo vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Một mặt, Hồ Chí Minh
làm rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam; đối
với quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam và đối với việc đảm bảo vai trò
lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam. Hồ Chí
Minh nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một trong ba yếu tố kết hợp
dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam vì những lý do sau đây: Một là,
phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của
dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử
dân tộc Việt Nam và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chồng ngoại xâm của
dân tộc ta. Chỉ tính riêng trong hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, phong trào yêu
nước của nhân dân ta dâng lên mạnh mẽ như những lớp sóng cồn nối tiếp nhau.
Phong trào yêu nước liên tục và bền bỉ trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước đã kết thành chủ nghĩa yêu nước và nó đã trở thành giá trị văn hóa tốt đẹp
nhất của dân tộc Việt Nam.
Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai
phong trào đó đều có mục tiêu chung. Khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và
có phong trào đấu tranh, lúc đầu là đấu tranh kinh tế, và sau này là đấu tranh chính
trị, thì phong trào công nhân kết hợp được ngay từ đầu và kết hợp liên tục với
phong trào yêu nước. Cơ sở của sự kết hợp giữa hai phong trào này là do xã hội
nước ta tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc lOMoAR cPSD| 46988474
và tay sai. Vì vậy, giữa hai phong trào đều có một mục tiêu chung, yêu cầu chung:
giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước
hùng cường. Hơn nữa, chính bản thân phong trào công nhân, xét về nghĩa nào đó,
lại mang tính chất của phong trào yêu nước, vì phong trào đấu tranh của công
nhânkhông những chống lại ách áp bức giai cấp mà còn chống lại ách áp bức dân tộc.
Ba là, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Nói đến phong trào
yêu nước Việt Nam phải kể đến phong trào nông dân. Đầu thế kỷ XX, nông dân
Việt Nam chiếm tới khoảng hơn 90% dân số. Giai cấp nông dân là bạn đồng minh
tự nhiên của giai cấp công nhân, ơ Việt Nam, do điều kiện lịch sử chi phối, không
có công nhân nhiều mà họ xuất thân trực tiếp từ người nông dân nghèo. Do đó,
giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân hợp thành quân chủ lực của cách mạng.
Bốn là, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy
sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
=>Phong trào yêu nước Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX ghi dấu ấn đậm
nét bởi vai trò của trí thức, tuy số lượng không nhiều nhưng lại là những "ngòi nổ"
cho các phong tràoyêu nước bùng lên chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay
sai, cũng như thúc đẩy sự canh tân và chấn hưng đất nước. Trong lịch sử Việt Nam,
một trong những nét nổi bật nhất là sự bùng phát của các tổ chức yêu nước mà
thành viên và những người lãnh đạo tuyệt đại đa số là trí thức. Với một bầu nhiệt
huyết, yêu nước, thương nòi, căm giận bọn cướp nước và bọn bán nước, họ rất
nhạy cảm với thời cuộc, do vậy, họ chủ động và có cơ hội đón nhận những "luồng
gió mới" về tư tưởng của tất cả các trào lưu trên thế giới dội vào Việt Nam.
=>HCM thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một trong 3 yếu tố kết hợp dẫn
đến việc hình thành đảng cộng sản VN
2.VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được
lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh
khẳng định: "Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn,
là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng
lợi", giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được. Trong
cuốn sách Đường cách mệnh xuất bản năm 1927, Hồ Chí Minh viết: "Cách mệnh
trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động
và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp
mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có lOMoAR cPSD| 46988474
vững thuyền mới chạy". Hồ Chí Minh cho rằng: "Muốn khỏi đi lạc phương hướng,
quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng.
=>Sở dĩ cách mạng VN giành được thắng lợi to lớn là nhờ ta có 1 đảng to lớn,
mạnh mẽ, sự cố gắng không ngừng của các đảng viên, của toàn quân và toàn dân ta
3. BẢN CHẤT ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.
+Hồ Chí Minh khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta dựa trên cơ sở
thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Còn các giai cấp, tầng lớp
khác chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, trở thành đồng minh củagiai cấp công
nhân. Nội dung quy định bản chất giai cấp công nhân không phải chỉ là số lượng
đảng viên xuất thân từ công nhân mà còn ở nền tảng lý luận và tư tưởng của Đảng
là chủ nghĩa Mác - Lênin; mục tiêu của Đảng cần đạt tới là chủ nghĩa cộng sản; Đảng
tuân thủ một cách nghiêm túc, chặt chẽ những nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới
của giai cấp vô sản. Hồ Chí Minh phê phánnhững quan điểm không đúng như không
đánh giá đúng vai trò to lớn của giai cấp công nhân, cũng như quan điểm sai trái chỉ
chú họng công nông mà không thấy rõ vai trò to lớn của các giai cấp, tầng lớp khác.
4. Ý NGHĨA RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời
kì mới cho cách mạng Việt Nam – thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những nội
dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng được những nhu cầu
bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức
cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc. –
Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng
quantrọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc,
chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước
Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất
phong trào cách mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi ích
của giai cấp, của dân tộc. –
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; chứng tỏ giai
cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. –
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt
Nam làmột bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ
to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại lOMoAR cPSD| 46988474
làm nên những thắng lợi vẻ vang; đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu
tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại trên thế giới. CÂU 2 :
*Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin, đảng chính trị là bộ phận tích cực
nhất, có tổ chức của một giai cấp nào đó hay một tầng lớp nào đó của một giai cấp.
Sự tồn tại của đảng chính trị gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp và sự
không đồng nhất của giai cấp và của các tầng lớp không hợp thành giai cấp. Đảng
chính trị là một trong những công cụ quan trọng nhất mà nhờ đó giai cấp đấu tranh
cho lợi ích của mình. Đảng chính trị công cụ tập hợp giai cấp của một giai cấp. Với
chức năng đó, đảng chính trị có khả năng đoàn kết sức mạnh của cả giai cấp, tạo
thành một nguồn động lực to lớn phục vụ mục tiêu đấu tranh, vai trò sứ mệnh lịch
sử của giai cấp mình. (Ví dụ như giai cấp công nhân Việt Nam được tập hợp sức
mạnh dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN đã đấu tranh giành quyền lợi cho công nhân
nói riêng, nhân dân lao động VN nói chung và thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả là
giải phóng đất nước khỏi ách áp sự xâm lược của đế quốc) Đảng chính trị bắt đầu
trong điều kiện đấu tranh giai cấp đã phát triển đến trình độ nhất định của cuộc đấu
tranh chính trị, khi mục tiêu giành chính quyền được đặt ra trực tiếp.
*Đảng cầm quyền” là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng
chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều
hành, quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình. Đối với Đảng ta,
khái niệm “Đảng cầm quyền” là để chỉ vai trò của Đảng khi đã giành được chính
quyền; cũng có nghĩa là Đảng lãnh đạo khi đã có chính quyền; Đảng lãnh đạo toàn
xã hội bằng chính quyền, thông qua chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Khái
niệm “Đảng cầm quyền” lần đầu tiên được V.I.Lênin nêu ra. Sau này Hồ Chí Minh
và Đảng ta đã sử dụng các thuật ngữ để nói về vai trò cầm quyền của Đảng như:
Đảng giành được chính quyền, Đảng nắm chính quyền, Đảng lãnh đạo chính
quyền, Đảng cầm quyền. Trong Di chúc dặn lại, Bác viết: “Đảng ta là một đảng
cầm quyền”. Trong Điều lệ Đảng được Đại hội X của Đảng thông qua cũng khẳng
định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền”.
*Đảng cộng sản việt nam trở thành đảng cầm quyền sau thắng lợi của cuộc
cách mạng tháng 8 năm 1945. Theo nguyên tắc chung và đặc điểm riêng, từ ngày
2/9/1945, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức trở thành Đảng cộng sản cầm
quyền đúng bản chất, ý nghĩa, vai trò và sứ mệnh của mình để lãnh đạo Nhà nước
và xã hội. Đảng đã lãnh đạo đưa nước ta thừ nước thuộc địa, nửa phong kiến thành
nước độc lập, đưa dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ trở thành người chủ đất nước CÂU 3 : lOMoAR cPSD| 46988474
1. Nguồn gốc của pháp luật
-Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin cho rằng, cũng như nhà nước, pháp luật
là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật không phải là ý chí của thượng đế
hay của một lực lượng siêu nhiên nào ngoài trái đất gán ghép vào xã hội. Pháp luật
nảy sinh trong đời sống xã hội, là kết quả của sự biến đổi xã hội từ xã hội không có
giai cấp sang xã hội có giai cấp:
+Trong xã hội nguyên thủy chưa có nhà nước thì cũng chưa có pháp luật. Để quản
lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đó người ta dựa vào tập quán, đạo đức, tín
điều tôn giáo,… là những công cụ điều chỉnh thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chung
của các thành viên trong xã hội nên được mọi người thừa nhận và tự giác tuân
theo. Nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất
hiện pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định (xem
phần nguyên nhân xuất hiện nhà nước) thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập
quán, tín điều tôn giáo, … không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã
hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích
các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau.
+Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “Trật tự”, đồng thời bảo
vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trị đã thông qua nhà
nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật. Như vậy, pháp luật ra
đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất
định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có
lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu chính trị - giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai
cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội.
+Theo quan điểm Mác – Leenin thì, pháp luật ra đời và tồn tại gắn liền với xã hội
có giai cấp, nó là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan (
sinh ra do nhu cầu đòi hỏi của xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định)
vừa mang tính chủ quan (phụ thuộc ý chí nhà nước của giai cấp, lực lượng thống trị).
+Cần chú ý là khi nhà nước ra đời thì các hình thức tổ chức của con người trước đó
(thị tộc, bộ lạc) không còn tồn tại, nhưng khi pháp luật ra đời, các công cụ điều
chỉnh quan hệ xã hội khác vẫn song song cùng tồn tại với nó.
2. Các con đường hình thành pháp luật
-Quan điểm Mác – Lenin cho rằng, pháp luật được hình thành chủ yếu bằng hai
con đường cơ bản như sau:
+Thứ nhất, nhà nước tuyên bố (thừa nhận) một số các quy tắc đã có sẵn trong xã
hội như tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo … thành pháp luật và dung quyền lực
nhà nước bảo đảm cho chúng được tôn trọng, được thực hiện.
+Thứ hai, nhà nước đặt ra những quy tắc xử sự mới. Những quy tắc này thường do lOMoAR cPSD| 46988474
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra thông qua những trình tự, thủ tục, hình thức nhất định.