Bài tập Tư tưởng Hồ Chí Minh | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài tập tư tưởng Hồ Chí Minh là một tác phẩm phân tích sâu sắc về tình hình xã hội và chính trị ở Việt Nam, đặc biệt về vấn đề giai cấp, chủ nghĩa dân tộc và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác.
Preview text:
BÀI TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Toàn văn tác phẩm được trình bày ngắn gọn, rõ ràng với bốn phần.Phần 1, tình hình người
bóc lột, nêu khái quát chính sách bóc lột của người Pháp ở thuộc địa.Phần 2, tình hình
người bị bóc lột, chia làm bốn mục về các giai cấp trong xã hội; cuộc đấu tranh giai cấp;
cuộc xung đột giữa hai thế hệ nhà Nho cũ và thanh niên An Nam đã Âu hoá, hai nền văn
minh châu Âu (nhất là Pháp) và châu Á (nhất là Trung Hoa); chủ nghĩa dân tộc, v.v.. Phần 3,
cương lĩnh của chúng tôi. Phần 4, tương lai, bao gồm ba mục người bị bóc lột có thắng nổi
người bóc lột không; Đông Dương có đi theo chủ nghĩa Bônsêvích được không; thực dân
Pháp làm gì để ngăn cản tuyên truyền Bônsêvích. Cuối cùng là kết luận, nêu khả năng và
điều kiện của khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương. Tác phẩm phân tích nhiều vấn đề chính trị
ở một nước thuộc địa như Việt Nam, trong đó nhấn mạnh một số luận điểm quan trọng sau đây:
a) Về giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam
Về mặt giai cấp, trên quan điểm lịch sử - cụ thể, Nguyễn Ái Quốc cho rằng, ở Đông Dương
cũng như ở Trung Quốc và Ấn Độ v.v. tuy có sự phân hoá giai cấp, nhưng không sâu sắc và
triệt để như ở phương Tây. Sự đối lập về tài sản, phương tiện sinh hoạt và mức sống giữa
địa chủ và nông dân, giữa tư sản và công nhân không lớn, do đó sự xung đột về quyền lợi
của họ không những không quyết liệt mà còn được giảm thiểu. Về mặt xã hội, Nguyễn Ái
Quốc nêu vấn đề có lẽ các dân tộc Viễn Đông, trong đó có Việt Nam, trong lịch sử không trải
qua chế độ nô lệ và chế độ phong kiến nông nô như sự phân tích của C.Mác về sự phát triển các xã hội.
Chế độ phong kiến ở Việt Nam không có chế độ lãnh địa và quan hệ lãnh chúa - nông nô,
không có cát cứ lâu dài và tầng lớp tăng lữ, chứa đựng nhiều yếu tố dân chủ và tính tự trị
của làng xã. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc Việt Nam đã phải chống ngoại xâm, phải
huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để giành thắng lợi, nên có tính cố kết cộng
đồng bền vững. “Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”. Do vậy,
cũng không thể áp dụng rập khuôn lý luận đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác.
b) Về dân tộc và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam
Chủ nghĩa dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc đề cập trong tác phẩm là chủ nghĩa yêu nước và
tinh thần dân tộc của các dân tộc thuộc địa đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc xâm
lược, giành độc lập và là một bộ phận của cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc, dựa trên
quan điểm mácxít, thừa nhận đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp là một động lực to
lớn của lịch sử, nhưng không phải là động lực duy nhất. Là người dân thuộc địa, đang đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã sớm nhận thức
đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc. Người xem chủ nghĩa dân tộc là một động lực vĩ
đại, thậm chí là duy nhất của các dân tộc thuộc địa, nhấn mạnh vấn đề giai cấp và đấu tranh
giai cấp mà coi nhẹ hoặc bỏ qua vấn đề dân tộc ở thuộc địa là không đúng.
Các nước thuộc địa, nhất là ở Á - Phi, đều là những nước nông nghiệp nghèo nàn và lạc
hậu, bị chủ nghĩa thực dân, đế quốc kìm hãm và bóc lột tàn bạo. Trong cuộc đấu tranh giải
phóng, họ không có vũ khí nào khác là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Trong đấu
tranh chống đế quốc để giành độc lập, mâu thuẫn dân tộc với đế quốc là mâu thuẫn cơ bản
và chủ yếu nhất; mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ dân tộc tuy vẫn tồn tại nhưng chưa sâu
sắc và đứng sau mâu thuẫn dân tộc với đế quốc. Dù là tư sản hay địa chủ cũng đều là
người dân nô lệ, mất nước, bị áp bức và ít nhiều đều có tinh thần chống đế quốc. Nguyễn Ái
Quốc chứng minh điều đó bằng những cuộc đấu tranh yêu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế
kỷ XX ở Việt Nam lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia và tất cả đều được thúc đẩy bởi
chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc. Người khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là một
động lực lớn của đất nước”. “Giờ đây, người ta sẽ không thể làm được gì cho người An
Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất trong đời sống xã hội của họ”.
Đây là một luận điểm mới mẻ và sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc, vì Người đã sớm đề cao
sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc ở trung tâm của phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế, khi chủ nghĩa dân tộc còn bị phân biệt và bị xem là thuộc phạm trù của hệ tư tưởng tư
sản, nhận thức của nhiều Đảng Cộng sản và công nhân về vấn đề dân tộc và chủ nghĩa dân tộc còn hạn chế.
c) Về phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác ở Việt Nam
Từ thực tiễn các nước thuộc địa phương Đông và Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đặt vấn đề
cần vận dụng sáng tạo lý luận của Mác vào thực tiễn của mỗi nước, từ đó bổ sung và phát
triển chủ nghĩa Mác. Người nhận định Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý
nhất định của lịch sử nhưng là lịch sử châu Âu, mà châu Âu chưa phải là toàn thể nhân loại.
Do đó, cần “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc
học phương Đông”. Từ tình trạng các nước thuộc địa và nửa thuộc địa ở phương Đông, ở
Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc nêu lên nhiều vấn đề lý luận làm cơ sở cho đường lối và phương
pháp giải phóng dân tộc theo con đường của cách mạng vô sản.
Nguyễn Ái Quốc phác thảo một cương lĩnh hành động của cách mạng Việt Nam trong tương
lai với nhiều nội dung lớn. Một là, phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế
Cộng sản, khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi, nhất định chủ nghĩa dân tộc sẽ biến thành
chủ nghĩa quốc tế và đó là một chính sách hiện thực nhất. Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền và đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam như lập các trung tâm tuyên truyền, xuất
bản báo chí, lựa chọn những người đi đào tạo ở nước Nga, v.v.. Ba là, dự báo về khả năng
và điều kiện của khởi nghĩa vũ trang ở phương Đông. Đó là những cuộc khởi nghĩa của
quần chúng, diễn ra ở trung tâm, thành thị chứ không phải ở vùng biên giới như phương
pháp của các nhà cách mạng trước đây, phải tranh thủ được sự ủng hộ của cách mạng vô
sản thế giới, trước hết là nước Nga Xôviết và cách mạng vô sản Pháp, v.v..
3. Ý nghĩa của tác phẩm
Tác phẩm Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ thể hiện sự am hiểu sâu sắc của
Nguyễn Ái Quốc về lý luận và thực tiễn, cũng như khả năng vận dụng sáng tạo những
nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác vào thực tiễn Việt Nam. Đứng vững trên quan điểm
thực tiễn và vận dụng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác, Nguyễn Ái Quốc đã
trung thực và dũng cảm, độc lập và sáng tạo trong việc tìm ra chân lý. Những luận điểm
trongBáo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ là sự đúc rút từ việc nghiên cứu chủ nghĩa
Mác - Lênin và thực tế ở các nước thuộc địa, nhất là các thuộc địa ở phương Đông và Việt
Nam. Theo nhiều giới nghiên cứu trong và ngoài nước, đây là một trong những tác phẩm lý
luận chính trị xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc. Tác phẩm đã đặt cơ sở cho sự hình thành
đường lối và phương pháp của cách mạng Việt Nam.
Theo cuốn Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.ĂngghenV.I.Lênin và Hồ Chí Minh (PGS.TS Lê Minh Quâ