Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh | Phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống nhân dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh tại tỉnh Hà Tĩnh | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài luận tập trung vào việc phân tích và thảo luận về việc phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống nhân dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh tại tỉnh Hà Tĩnh. Nội dung bài viết tập trung vào những cơ sở lý luận và quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CHỦ ĐỀ: Phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất
nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống nhân dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
tại tỉnh Hà Tĩnh
Người thực hiện : NHÓM 16
1. Phạm Thị Thùy Trang – msv: 653219
2. Lê Thị Thu Trang – msv : 650492
3. Lương Hải Trang – msv : 650546
4. Nguyễn Thị Quỳnh Trang – msv : 650371
5. Nguyễn Thị Thu Trang – msv : 653593
6. Trần Thị Thu Trang – msv: 6555206
Hà Nội – 2022 Mục Lục
A. MỞ ĐẦU
I,CƠ SỞ LÝ LUẬN
1, Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1.1) Những giá trị tạo nên sức mạnh dân tộc
1.2) Quá trình tổng kết thực tiễn những kinh nghiệm thành công và thất bại
của các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới
1.3) Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin
2, Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc A.Mở đầu
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Đây là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân ta, được trích trong bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam lần thứ II, năm 1961. Tinh thần đoàn kết một lòng luôn thể hiện sâu sắc trong
suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, tạo nên sức mạnh vô địch, chiến đấu và chiến
thắng mọi kẻ thù. Hiện nay, đoàn kết thể hiện ở sự thống nhất trong toàn Đảng, các
cấp, các ngành, các địa phương nhằm thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng và
phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Những ngày qua, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành ở hầu
khắp các quốc gia trên thế giới và diễn biến phức tạp ở Việt Nam, chúng ta lại thấy
ở các địa bàn trong toàn quốc, từ thành thị đến nông thôn, từ biên giới ra hải đảo
luôn sáng lên tinh thần đoàn kết chống dịch trong bức tranh tối màu và u ám của
đại dịch đã rất lâu mới xuất hiện trên quy mô toàn cầu.Chưa bao giờ hai từ “Đoàn
kết” lại được nhắc đến nhiều như vậy bởi những nhà lãnh đạo các quốc gia, tổ chức
quốc tế trong bối cảnh “cơn sóng thần” COVID-19 khiến toàn cầu chao đảo. Virus
SARS-CoV-2, mà giới khoa học ngậm ngùi: “chúng ta chỉ biết rất ít về nó”, các
chính trị gia gọi đó là “kẻ thù vô hình”, đã đặt các quốc gia vào tình trạng khẩn cấp
như thời chiến với những mối đe dọa về sức khỏe, tính mạng và gây nên khủng
hoảng đời sống, kinh tế toàn cầu nghiêm trọng. Vì không nhìn thấy “kẻ thù” bằng
mắt thường, vũ khí chiến đấu của con người lúc này chỉ có thể là sự sáng suốt, bình
tĩnh, ý chí, nhận thức và tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn
cảnh khó khăn.Tinh thần đoàn kết thể hiện qua sự hưởng ứng của các cơ quan,
đoàn thể và nhân dân trong thực hiện chủ trương, đường lối “chống dịch như
chống giặc”, ngay từ đầu Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức sâu sắc mức độ
nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 và sẵn sàng chấp nhận tốc độ tăng trưởng
kinh tế có thể chậm lại khi thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn dịch
lây lan trong cộng đồng. Sự lựa chọn này xuất phát từ tính ưu việt của chế độ xã
hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong
bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, tinh thần đoàn kết,
tương thân tương ái của dân tộc ta lại một lần nữa được củng cố và phát huy.
Chính vì lẽ đó, nhóm chúng em lựa chọn đề tài : “ Phát huy tinh thần đoàn kết,
tương trợ lẫn nhau theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng vào sản xuất nông
nghiệp ” với mục đích giúp mọi người hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tinh thần đoàn
kết. Mong rằng mỗi chúng ta sẽ gìn giữ và phát huy được truyền thống đoàn kết dân tộc.
I.Cơ sở lý luận
Đại đoàn kết dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống cực kì quý
báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt mấy nghàn năm đấu tranh dựng nước
và giữ nước. Đoàn kết đã trở thành một động lực to lớn, một triết lý nhân sinh và
hành động để dân tộc ta vượt qua bao biến cố, thăng trầm của thiên tai, địch họa,
để tồn tại và phát triển bền vững. Trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam và thực
tiễn cách mạng thế giới đã sớm hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
Với nhãn quan chính trị sắc bén, với tinh thần nhân văn cao cả, suốt cả cuộc
đời, Hồ Chí Minh đã không ngừng xây dựng, hoàn thiện một hệ thống quan điểm
về đại đoàn kết dân tộc, tích cực truyền bá tư tưởng đoàn kết trong toàn Đảng và
các cấp chính quyền, trong các tầng lớp nhân dân, kể cả đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc.
1. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1.1. Những giá trị truyền thống tạo nên sức mạnh dân tộc
Những giá trị truyền thống dân tộc bao gồm truyền thống yêu nước và tinh thần
đấu tranh anh dũng bất khuất cho độc lập, tự do; tinh thần nhân nghĩa và tinh thần
đoàn kết, sự tương thân, tương ái, vị tha của dân tộc, tinh thần lạc quan, yêu đời; ý
thức tự lực, tự cường.
Những giá trị truyền thống đó được hình thành, củng cố trong những điều kiện
địa lý – chính trị, môi trường tự nhiên, nền kinh tế, cấu trúc xã hội (gia đình – làng
– nước) rất đặc trưng của Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử và đã tạo nên sức
mạnh vô địch của cả dân tộc để chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, địch họa.
Những giá trị truyền thống đó đã trở thành tình cảm tự nhiên, một triết lý nhân
sinh, một phép ứng xử và tư duy lý luận, tư duy chính trị, chi phối đạo làm người
của người Việt Nam, xuyên suốt chiều dài lịch sử như:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Thành môt triết lý nhân sinh:
“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”;
Tình làng, nghĩa nước; nước mất thì nhà tan”; “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”; …
Những giá trị truyền thống đó còn được các anh hùng dân tộc ở các thời kỳ lịch
sử khác nhau đúc kết nâng lên thành phương pháp đánh giặc giữ nước như: phương
pháp nuôi dưỡng sức dân và sử dụng sức quân của Trần Hưng Đạo: “trên dưới
đồng lòng, cả nước chung sức”, “tướng sĩ một lòng phụ tử”; phương pháp tập hợp
lực lượng và sức mạnh nhân dân của Nguyễn Trãi và hai cụ Phan: “Dựng gậy làm
cờ, tập hợp bốn phương manh lệ”, “chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân”;…
Hồ Chí Minh đã sớm tiếp thu được những giá trị truyền thống của dân tộc, thấy rõ
được sức mạnh của dân tộc, những quan điểm nhân sinh và phương pháp đánh giặc
của cha ông kết hợp với những giá trị thời đại để chuyển thành hệ thống quan điểm cách mạng của mình.
1.2. Quá trình tổng kết thực tiễn những kinh nghiệm thành công và thất bại
của các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới.
Từ việc tổng kết các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh
rút ra kết luận: Vận mệnh của đất nước đòi hỏi một lực lượng cách mạng mới có
khả năng đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, phù hợp với
quy luật phát triển của lịch sử và những yêu cầu của thời đại, có đủ sức quy tụ, tập
hợp lực lượng của cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc, phong
kiến và xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững.
Từ việc tổng kết các phong trào cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh rút ra kết
luận: Cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp là những cuộc cách mạng “chưa đến nơi”,
vì sao cách mạng thành công, nhân dân vẫn bị áp bức, bóc lột và nghèo nàn. Cuộc
đấu tranh của các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh to lớn, những chưa có sự
lãnh đạo đứng đắn, chưa có đoàn kết, chưa có tổ chức. Chỉ có cuộc cách mạng
tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để vì: “…Cách mệnh rồi thì quyền trao
cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh
nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” và nó đã để lại bài học kinh nghiệm
về việc huy động, tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo trong việc
giành và giữ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ xã hội mới
Nhưng phong trào cách mạng ở các nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn
Độ đã đem lại bài học bổ ích về việc tập hợp lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến
hành cách mạng. Những kết luận trên đã giúp Người chuẩn bị những nhân tố cần
thiết cho việc lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng của mình.
1.3. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
– Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng;
– Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử;
– Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc
– Liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng cách mạng
– Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thần “vô sản tất
cả các nước đoàn kết lại” v.v.
Nhờ những quan điểm trên mà Hồ Chí Minh đã có cơ sở khoa học để thu hái
những hiểu biết của các đời trước để lại và chuyển hóa chúng thành những hệ
thống tư tưởng của mình về đại đoàn kết dân tộc
2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
2.1. Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành công của cách mạng
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân tộc không phải là sách lược
hay thủ đoạn chính trị mà là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách mạng Việt
Nam. Người nói rõ: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn
người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì
bị nước ngoài xâm lấn”. Đây là vấn đề mang tính sống còn của dân tộc Việt Nam
nên chiến lược này được duy trì cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và
cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu
và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp đại đoàn kết có thể và
cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau song không
bao giờ được thay đổi chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc, vì đó là nhân tố quyết
định sự thành bại của cách mạng.
Từ thực tiễn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Hồ Chí Minh đã khái
quát thành nhiều luận điểm mang tính chân lý về vai trò và sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”, “Đoàn kết là một lực
lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”, “Đoàn kết
là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”
“Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện
tốt thì đẻ ra co cháu đều tốt: Đó là đoàn kết".
(Giải thích nghĩa đen: Trong quá trình mang thai người mẹ có sức khoẻ tốt, chăm
sóc bản thân cũng như ăn uống, tập thể dục thường xuyên sẽ sinh ra con cái khoẻ mạnh,phát triển tốt.
Nghĩa bóng: Đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh dẫn đến thành công. Giống như câu
chuyện “bó đũa”. Một bó đũa, nếu chúng ta tách từng chiếc ra để bẻ thì rất dễ
dàng, nhưng khi để cả bó thì không thể bẻ được. Anh em trong một nhà phải biết
yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để cùng vượt qua những khó khăn, trắc trở trong
cuộc sống. Mỗi chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con. Cả bó đũa được
ngầm so sánh với tất cả bốn người con. Nếu chia lẻ ra sẽ yếu ớt, phải biết đoàn kết
với nhau để tạo ra sức mạnh.)
Người đã đi đến kết luận:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
2.2. Đại đoàn kết toàn dân tộc là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách
mạng Việt Nam
Đối với Hồ Chí Minh, đại đoàn kết không chỉ là khẩu hiệu chiến lược mà còn là
mục tiêu lâu dài của cách mạng. Đảng là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam
nên tất yếu đại đoàn kết toàn dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của
Đảng và nhiệm vụ này phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối,
chủ trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Trong lời kết thúc buổi
ra mắt Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-3-1951, Hồ Chí Minh tuyên bố: “Mục
đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong tám chữ là: ĐOÀN KẾT
TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng. Đại
đoàn kết là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là đòi hỏi khách quan
của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng bởi nếu không đoàn
kết thì chính họ sẽ thất bại trong cuộc đấu tranh vì lợi ích của chính mình. Nhận
thức rõ điều đó, Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn
quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần
chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đoàn
kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc, tự do
cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.
3. Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
3.1. Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, theo Hồ Chí Minh là toàn thể nhân
dân, tất cả những người Việt Nam yêu nước ở các giai cấp, các tầng lớp trong xã
hội, các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc, đồng bào các tôn giáo, các đảng
phái, vv. “Nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa được hiểu với nghĩa là con
người Việt Nam cụ thể, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân và cả
hai đều là chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nói đại đoàn kết toàn dân tộc
tức là phải tập hợp, đoàn kết được tất cả mọi người dân vào một khối thống nhất,
không phân biệt dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, lứa tuổi, giới tính,
nghề nghiệp, ở trong nước hay ở ngoài nước cùng hướng vào mục tiêu chung
“ Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.
(Giải thích : Là sinh viên năm 2, tôi lựa chọn làm đề tài nguyên cứu khoa học. Ý
thức được năng lực của bản thân có hạn, nên lựa chọn thầy Trần Lê Thanh để đoàn
kết dựa trên những căn cứ sau:
Có tài : thầy là giảng viên, có kiến thức uyên thâm về lịch sử Việt Nam cũng như bộ môn triết học.
Có đức: là người tâm huyết với sinh viên, thầy thường xuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Do đó, tôi chọn đoàn kết với thầy Thanh theo lời dạy của Bác.
Bên cạnh thầy Thanh, tôi cũng lựa chọn đoàn kết với cô Hạnh, thầy Hùng theo tiêu
chí của Bác Hồ. Là người có tài : cả hai thầy cô đều là giảng viên tốt nghiệp cử
nhân có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ , trình độ giảng dạy tốt. Là người có đức: thầy cô
luôn bao dung, thường xuyên quan tâm sinh viên và đã cống hiến cho ngành giáo dục trên 20 năm.
Với bạn bè, tôi đoàn kết với bạn Minh Anh. Tiêu chí lựa chọn bạn là người có tài:
đạt giải học sinh giỏi Quốc gia môn lịch sử. Có đức: nhiệt tình giúp đỡ bạn bè,
tham gia hoạt động tình nguyện.
Để tạo ra một khối đại đoàn kết có sức mạnh to lớn, ngoài ra tôi đoàn kết cùng một
nhóm bạn trong lớp. Thùy Trang-lớp trưởng, người có lòng phụng sự: là người
đứng đầu trong lớp, cống hiến, quản lý tập thể tốt. Thanh Nhàn-người có sức: có
chiều cao lý tưởng, thể lực tốt, tập thể dục mỗi ngày. Dựa vào tiêu chí Bác đưa ra,
tôi chỉ đoàn kết với những người “có tài, có đức, có sức và có lòng phụng sự” để
tạo nên thành công cho bài nghiên cứu của mình.)
Từ “ta” ở đây là chủ thể, vừa là Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, vừa là mọi
người dân Việt Nam nói chung.
Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối
quan hệ giữa giai cấp, dân tộc để tập hợp lực lượng, không bỏ sót một lực lượng
nào miễn là họ có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không phản bội
lại quyền lợi của nhân dân. Tư tưởng của Người đã định hướng cho việc xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, từ cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3.2. Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải xác định rõ đâu là nền tảng
của khối đoàn kết toàn dân tộc và những lực lượng nào tạo nên nền tảng đó. Hồ
Chí Minh chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân,
mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động
khác. Đó là nền, gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây.
Nhưng đã có nền vàng, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”.
Như vậy, lực lượng làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo quan
điểm của Hồ Chí Minh là công nhân, nông dân và tri thức. Nền tảng này càng được
củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng có thể mở rộng, khi ấy
không có thể lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải đặc biệt chú trọng yếu tố “hạt nhân”
là sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng vì đólà điều kiện cho sự đoàn kết ngoài xã
hội. Sự đoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sự đoàn kết toàn dân tộc càng
được tăng cường, Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa
Đảng với nhân dân đã tạo nên sức mạnh bên trong của cách mạng Việt Nam để
vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
4. Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quy tụ, đoàn kết được mọi giai cấp,
tầng lớp cần phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
Một, phải lấy lợi ích chung làm điểm quy tụ, đồng thời tôn trọng các lợi ích
khác biệt chính đáng. Phải chú trọng xử lý các mối quan hệ lợi ích rất đa dạng,
phong phú trong xã hội Việt Nam, Chỉ có xử lý tốt quan hệ lợi ích, trong đó tìm ra
điểm tương đồng, lợi ích chung thì mới đoàn kết được lực lượng. Mục đích chung
của Mặt trận được Hồ Chí Minh xác định cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn cách
mạng, nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực lượng dân tộc vào khối đại đoàn kết.
Theo Người, đại đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu
nước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu. Người cho rằng, nếu
nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng
chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích
căn bản của nhân dân lao động làm mục tiêu phấn đấu, đây là nguyên tắc bất di bất
dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp, đảng
phái, dân tộc và tôn giáo vào trong Mặt trận.
Hai, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân
tộc.Truyền thống này được hình thành, củng cố và phát triển trong suốt quá trình
dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc và đã trở thành giá trị bền
vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi con người Việt Nam,
được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Truyền thống đó là cội nguồn sức mạnh vô địch
để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng thiên tai địch họa, làm cho đất nước được
trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững.
Ba, phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người. Theo Hồ Chí Minh,
trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm,
mặt tốt, mặt xấu. Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung
độ lượng, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi người, có vậy mới tập hợp, quy
tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người từng căn dặn đồng bào: “Năm ngón tay cũng có
ngón văn, ngón dài. Nhưng văn dài đều họp nhau lại nơi bắn tay. Trong mấy triệu
người cũng có người thể này hay thế khác, nhưng thế này thay thế khác đều dòng
dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con
Lạc châu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào
lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành
đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lại chắc chắn sẽ vẻ vang”.
Bốn, phải có niềm tin vào nhân dân, Với Hồ Chí Minh, yêu dân, tin dân, dựa
vào dân, sống phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân là nguyên tắc tối cao trong
cuộc sống. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc “Nước lấy dân
làm gốc”, “Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”, đồng thời là sự quán triệt sâu
sắc nguyên lý mác xít “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Dân là chỗ dựa
vững chắc đồng thời là sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyết
định thắng lợi của cách mạng. Vì vậy, muốn thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc,
phải có niềm tin vào nhân dân.
5. Hình thức, nguyên tắc của tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc-Mặt trận thống nhất
5.1. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở quan
niệm, ở những lời kêu gọi, những lời hiệu triệu mà phải trở thành một chiến lược
cách mạng, phải trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân tộc. Nó
phải biến thành sức mạnh vật chất, trở thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ
chức đó chính là mặt trận dân tộc thống nhất.
Toàn dân tộc chỉ trở thành lực lượng to lớn, có sức mạnh vô địch trong đấu tranh
bảo vệ và xây dựng Tổ quốc khi được tập hợp, tổ chức lại thành một khối vững
chắc, được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung và hoạt động theo một đường lối
chính trị đúng đắn. Nếu không được như vậy, thì quần chúng nhân dân dù có đông
tới hàng triệu, hàng trăm triệu con người cũng chỉ là một số đông không có sức mạnh.
Thất bại của các tổ chức yêu nước và giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước khi
Đảng ta ra đời đã chứng minh rất rõ điều này.
Về một phương diện nào đó, có thể khẳng định rằng, quá trình tìm đường cứu nước
của Hồ Chí Minh cũng là quá trình tìm kiếm mô hình và cách thức tổ chức quần
chúng nhân dân, nhằm tạo sức mạnh cho quần chúng trong cuộc đấu tranh để tự
giải phóng mình và giải phóng xã hội. Chính vì vậy, ngay sau khi tìm thấy con
đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đưa quần chúng nhân dân vào những tổ
chức yêu nước phù hợp với từng giai cấp, từng ngành nghề, từng giới, từng lứa
tuổi, từng tôn giáo, phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng. Đó có thể là các hội
ái hữu hay tương trợ, công hội hay nông hội, đoàn thanh niên hay hội phụ nữ, đội
thiếu niên nhi đồng hay hội phụ lão, hội Phật giáo cứu quốc, Công giáo yêu nước
hay những nghiệp đoàn... Trong đó, bao trùm nhất là mặt trận dân tộc thống nhất.
Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, nơi tập
hợp mọi con dân nước Việt, không chỉ ở trong nước mà con bao gồm cả những
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, dù ở bất cứ phương trời nào, nếu tấm lòng
vẫn hướng về quê hương đất nước, về Tổ quốc Việt Nam, đều được coi là thành viên của mặt trận.
Tùy theo từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh và
điều lệ của mặt trận dân tộc thống nhất có thể có những nét khác nhau, tên gọi của
mặt trận dân tộc thống nhất theo đó, cũng có thể khác nhau:
Hội phản đế đồng minh (1930), Mặt trận Dân chủ (1936), Mặt trận nhân dân phản
đế(ì 939), Mặt trận Việt Minh ( 1941 ), Mặt trận Liên Việt (1946), Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam (1960), Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (1955.1976).
Song thực chất chỉ là một, đó là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân
Việt Nam, nơi quy tụ, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo,
đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì
mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân.
5.2. Nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh
công - nông - trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Mặt trận dân tộc thống nhất là thực thể của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, nơi quy
tụ mọi con dân nước Việt. Song, đó không phải là một tập hợp lỏng lẻo, ngẫu
nhiên, tự phát của quần chúng nhân dân, mà là một khối đoàn kết chặt chẽ, có tổ
chức trên nền tảng khối liên minh công-nông-trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Đây là nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, nó hoàn
toàn khác với tư tưởng đoàn kết, tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam
trong lịch sử. Trên thực tế và theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết không chỉ là tình cảm
của "người chung một nước phải thương nhau cùng" nữa., mà đã được xây dựng
trên một cơ sở lý luận vững chắc.
Hồ Chí Minh viết: "Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông,
cho nên liên minh công nông là nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất"1. Người
chỉ rõ ràng, sở dĩ phải lấy liên minh công - nông làm nền tảng "Vì họ là người trực
tiếp sản xuất tất cả mọi tài phú làm cho xã hội sống. Vì họ đông hơn hết, mà cũng
bị áp bức bóc lột nặng nề hơn hết. Vì chí khí cách mạng của họ chắc chắn, bền bỉ
hơn của mọi tầng lớp khác"'. Người căn dặn, trong khi nhấn mạnh vai trò nòng cốt
của liên minh công nông, cần chống lại khuynh hướng chỉ coi trọng củng cố khối
liên minh công nông mà không thấy vai trò và sự cần thiết phải mở rộng đoàn kết
với các tầng lớp khác, nhất là tầng lớp trí thức. Làm cách mạng phải có trí thức và
tầng lớp trí thức rất quan trọng đối với cách mạng. Người nói; " trong sự nghiệp
cách mạng, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, lao động trí óc có một vai
trò quan trọng và vẻ vang: và công, nông, tri cần đoàn kết chặt chẽ thành một khối"'.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Mặt trận dân tộc thống nhất và liên minh công -
nông luôn được Người xem xét trong mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc và giai
cấp. Mặt trận dân tộc thống nhất càng rộng rãi, sức mạnh của khối liên minh công -
nông - trí thức càng được tăng cường; ngược lại, liên minh công - nông - trí thức
càng được tăng cường, Mặt trận dân tộc thống nhất càng vững chắc, càng có sức
mạnh mà không một kể thù nào có thể phá nổi.
Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là công việc của toàn dân tộc, song nó chỉ có thể
được củng cố và phát triển vững chắc khi được Đảng lãnh đạo. Sự lãnh đạo của
Đảng đối với mặt trận vừa là vấn đề mang tính nguyên tắc, vừa là một tất yếu bảo
đảm cho mặt trận tồn tại, phát triển và có hiệu lực trong thực tiễn. Bởi vì chỉ có
chính đảng của giai cấp công nhân được vũ trang bởi chủ nghĩa Mác - Lênin mới
đánh giá đúng được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, mới vạch ra
được đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn để lôi kéo, tập hợp quần chúng
vào khối đại đoàn kết trong mặt trận, biến tiến trình cách mạng trở thành ngày hội
thật sự của quần chúng. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn xác định, mối quan hệ
giữa Đảng và Mặt trận là mối quan hệ máu thịt. Không có Mặt trận. Đảng không
có lực lượng không thể thực hiện được những nhiệm vụ cách mạng; không có sự
lãnh đạo của Đảng. Mặt trận không thể hình thành, phát triển và không có phương
hướng hoạt động đúng đắn. Do vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là một thành
viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực Lượng lãnh đạo mặt trận.
Hồ Chí Minh còn cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận vừa là một tất
yếu, vừa phải có điều kiện. Tính tất yếu thể hiện ở năng lực nắm bắt thực tiễn, phát
hiện ra các quy luật khách quan của sự vận động lịch sử để vạch ra đường lối và
phương pháp cách mạng phù hợp, lãnh đạo Mặt trận thực hiện thành công các
nhiệm và cách mạng mà không một lực lượng nào, một tổ chức chính trị nào trong
Mặt trận có thể làm được. Mục tiêu của Đảng là đấu tranh giải phóng dân tộc và
giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Ngoài lợi ích của
giai cấp và lợi ích của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác. Mặc dù vậỵ, quyền
lãnh đạo Mặt trận của Đảng không phải do Đảng tự phong cho mình, mà phải được nhân dân thừa nhận.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, khi chưa giành được chính quyền. "Đảng không thể đòi hỏi
Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung
thành nhất hoạt động nhất và chân thành nhất. Chỉ trong đấu tranh và trong công
tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực
lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới giành được vị trí lãnh đạo"
Đề lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải có chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp với
từng giai đoạn. từng thời kỳ cách mạng, phù hợp với quyền lợi và nguvện vọng của
đại đa số nhân dân. Người viết: "Chính sách Mặt trận là một chính sách rất quan
trọng. Công tác mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách
mạng"2. Trong quá trình lãnh đạo mặt trận, Đảng phải đi đúng đường lối quần
chúng, không được quan liêu, mệnh lệnh và gò ép các thành viên trong mặt trận,
phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng chân
thành để đối xử, cảm hóa, khơi gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, tuyệt đối không
được lấy quyên uy của mình để buộc các thành viên khác trong mặt trận phải tuân
theo. Nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác mặt trận, Hồ Chí Minh căn
dặn: "Phải thành thật lắng nghe ý kiến của người ngoài Đảng. Cán bộ và đảng viên
không được tự cạo, tự đại, cho mình là tài giỏi hơn mọi người: trái lại phải học hỏi
điều hay, điều tốt ở mọi người...phải tích cực và phải chủ động...làm việc phải kiên
nhẫn, phải thiết tha với công tác Mặt trận.
Cán bộ và đảng viên có quyết tâm làm như thế thì công tác Mặt trận nhất định sẽ tiến bộ nhiều”
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao
của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
Thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất là để thực hiện đại đoàn kết toàn dân, song
khối đại đoàn kết đó chỉ có thể thực hiện bền chặt và lâu dài khi có sự thống nhất
cao độ về mục tiêu và lợi ích. Ngay từ năm 1925, khi nói về chiến lược đại đoàn
kết, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, chỉ có thể thực hiện đoàn kết khi có chung một
mục đích, một số phận. Nếu không suy nghĩ như nhau, nếu không có chung một
mục đích, chung một số phận thì cộ kêu gọi đoàn kết thế nào đi nữa, đoàn kết vần
không thể nào có được.
Mục đích chung của Mặt trận dân tộc thống nhất được Hồ Chí Minh xác định cụ
thể phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, nhằm tập hợp tới mức cao nhất lực
lượng dân tộc vào khối đại đoàn kết. Như vậy, độc lập, tự do là nguyên tắc bất di
bất dịch, là ngọn cờ đoàn kết và là mẫu số chung để quy tụ các tầng lớp, giai cấp,
đảng phái, dân tộc. tôn giáo vào trong Mặt trận, vấn đề còn lại là ở chỗ phải làm
thế nào để tất cả mọi người thuộc bất cứ giai tầng nào, lực lượng nào trong Mặt
trận cũng phải đặt lợi ích tối cao đó lên trên hết, trước hết. Bởi lẽ lợi ích tối cao của
dân tộc được bảo đảm thì lợi ích cơ bản của mỗi bộ phận, mỗi người mới thực hiện.
Trên cơ sở xác định lợi ích tối cao của dân tộc những quyền lợi cơ bản của các tầng
lớp nhân dân cũng được Hồ Chí Minh kết tinh vào tiêu chí của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa là độc lập tự do, hạnh phúc. Các tiêu chí này được Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh cụ thể hóa trong từng lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...
phù hợp với mọi tầng lớp, từng đối tượng trong mỗi thời kỳ lịch sử.
- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân
chủ bảo đảm đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
Mặt trận dân tộc thống nhất là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của cả dân tộc,
bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, đảng phái, dân tộc. tôn giáo khác nhau với nhiều
lợi ích khác nhau. Do vậy, hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất phải theo
nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
Nguyên tắc hiệp thương dân chủ đòi hỏi tất cả mọi vấn đề của Mặt trận đều phải
được đem ra để tất cả các thành viên cùng nhau bàn bạc công khai, để đi đến nhất
trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức. Đảng là lực lượng lãnh đạo mặt
trận, nhưng cũng là một thành viên của mặt trận. Do vậy, tất cả mọi chủ trương,
chính sách của mình. Đảng phải có trách nhiệm trình bày trước Mặt trận, cùng với
các thành viên khác của Mặt trận bàn bạc, hiệp thương dân chủ để tìm kiếm các
giải pháp tích cực và thống nhất hành động, hướng phong trào quần chúng
thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã vạch ra.
Để thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ phải đứng vững trên lập trường giai
cấp công nhân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và ích lợi giai
cấp, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt.. Phải làm
cho tất cả các thành viên trong mặt trận thấm nhuần lợi ích chung, lợi ích tối cao
của dân tộc, phải đặt lợi ích chung lên trên hết trước hết. Những lợi ích riêng chính
đảng phù hợp với lợi ích chung của đất nước và dân tộc phải được tôn trọng.
Ngược lại, những lợi ích bộ phận không phù hợp sẽ dần dần được giải quyết cùng
với tiến trình chung của cách mạng, thông qua lại ích chung, với sự nhận thức ngày
càng đúng đắn hơn của mỗi người, mỗi bộ phận về mối quan hệ giữa lại ích chung
và lợi ích riêng. Trong quá trình hoạt động, mặt trận cần quan tâm, xem xét, giải
quyết thỏa đáng, thấu tình đạt lý mối quan hệ lợi ích giữa các thành viên bằng việc
thực hiện nghiêm túc nguyên tắc hiệp thương dân chủ.
Giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích trong mặt trận dân tộc thống nhất sẽ góp
phần củng cố sự bền chặt, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao và thực hiện được mục
tiêu: "Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh". Đồng thời, đó cũng là cơ sở để
mở rộng khối đại đoàn kết, lôi kéo thêm các lực lượng khác vào mặt trận dân tộc thống nhất.
- Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ lâu dài, đoàn kết thật sự,
chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
Là một tập hợp nhiều giai tầng, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, bên cạnh những điểm
tương đồng, giữa các thành viên của Mặt trận vẫn có những điểm khác nhau cần
phải bàn bạc, hiệp thương dân chủ để thu hẹp những nhân tố khác biệt, cục bộ,
nhân lên những nhân tố tích cực, nhân tố chung, đi đến thống nhất, đoàn kết. Để
giải quyết vấn đề này, một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phương châm: "cầu đồng
tồn dị" - lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; mặt khác, Người nêu rõ:
"Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết" Người
thường xuyên căn dặn mọi người cần phải khắc phục tình trạng đoàn kết xuôi
chiều, đồng thời phải có tấm lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng, khắc phục thiên
kiến, hẹp hòi, thiển cận, phải nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình để biêu
dương mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt, nhằm củng cố và mở rộng khối đoàn kết
trong mặt trận dân tộc thống nhất. Người viết: "Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích
phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn
kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và
phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân. Tóm lại, muốn tiến lên chủ nghĩa
xã hội thì toàn dân cần đoàn kết lâu dài, đoàn kết thực sự và cùng nhau tiến bộ"
Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển
mặt trận dân tộc thống nhất, một mặt Đảng ta luôn đấu tranh chống khuynh hướng
cô độc, hẹp hòi, coi nhẹ việc tranh thủ tất cả mọi lực lượng có thể tranh thủ được
vào mặt trận; mặt khác, luôn đề phòng và đấu tranh chống mọi biểu hiện của
khuynh hướng đoàn kết một chiều, về nguyên tắc, đoàn kết mà không có đấu tranh
đúng mức trong nội bộ mặt trận
6. Ý nghĩa tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh
Trong toàn bộ những bài báo bài viết của Hồ Chí Minh theo thống kê có đến
40% bài báo, bài viết, bài nói về đại đoàn kết, qua đó ta thấy được tầm quan trọng
của đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Lời đầu tiên trong bản di chúc của
Hồ Chí Minh cũng như lời cuối cùng trong bản di trúc thì Hồ Chí Minh đều nhắc
tới đại đoàn kết . Lời đầu tiên Người nói: “Trước khi tôi qua đời tôi để lại vài lời
dặn dò như sau: Trước hết nói về đoàn kết các đồng chí từ trung ương đến các chi
bộ phải gìn dữ sự đoàn kết như gìn giữ con ngươi của mắt mình” còn lời cuối cùng
của người: “ Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng toàn dân toàn quân
ta đoàn kết xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh dân chủ độc lập đóng góp
xứng đáng vào cách mạng vô sản thế giới”.
Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng lớn, có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc với
cách mạng nước ta. Tư tưởng này có nhiều giá trị, biểu hiện tập trung ở những điểm chính sau:
– Đoàn kết là bài học hàng đầu và có tính chiến lược, quyết định mọi thành
công. Biết đoàn kết thì vượt qua khó khăn, thử thách, không đoàn kết, chia rẽ là thất bại.
– Đoàn kết phải có nguyên tắc, vì mục tiêu và lợi ích chung. Không đoàn kết
một chiều, đoàn kết hình thức, nhất thời.
– Đoàn kết trong tổ chức, thông qua tổ chức để tạo nên sức mạnh. Đoàn kết cá
nhân và đoàn kết tổ chức không tách rời nhau.
– Đoàn kết phải có nội dung thích hợp với từng địa phương, từng tổ chức, từng
thời kỳ. Đoàn kết trong chính sách tập hợp các tầng lớp nhân dân.
– Đoàn kết đi liền với bao dung, thực hiện tính nhân đạo cao cả, hướng tới tương lai.
– Lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết là nhiệm vụ của Đảng, là biện pháp phát
huy sức mạnh của Đảng, của toàn dân tộc.
– Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải thực sự đoàn kết trong Đảng.
– Thực hiện đồng bộ đoàn kết trong Đảng – đoàn kết toàn dân – đoàn kết quốc tế.
– Đoàn kết trong mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên cơ sở
bảo vệ và tôn trọng lợi ích của mọi thành viên cộng đồng quốc gia, dân tộc, quốc tế.
II) Cơ sở thực tiễn về đoàn kết dân tộc:
1. Phân tích đoạn trích:
Theo Hồ Chí Minh : “…chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức
chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu
dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu
dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Vì vậy cán bộ Đảng và chính quyền từ trên
xuống dưới đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo tổ
chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết k i ê ṃ ” của Đảng và Chính phủ.
⇨ Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ
Nhân dân là tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Hồ Chí Minh. Trách nhiệm đó được thể hiện trong mọi hoạt động của
Người: trong học tập, lao động, nghiên cứu lý luận, hoạt động thực tiễn,
cùng Đảng lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam tiến hành Cách mạng Tháng
Tám thành công và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một đất nước có nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển...Chủ tịch Hồ Chí Minh thực thi công
vụ với ý thức trách nhiệm của một người lãnh đạo chủ chốt, đứng đầu không
phải bằng việc sử dụng hay lạm dụng quyền lực mà thuyết phục bằng cảm
hóa, bằng phong cách nói đi đôi với làm. Ý thức trách nhiệm của Người thể
hiện từ những việc lớn như hoạch định đường lối, chính sách đến những việc
nhỏ như lo tương cà, mắm muối cho dân. Người sống đời sống của dân,
cùng nhịp đập với trái tim của dân, lo toan, trăn trở khi dân ốm, dân đói, dân
rét, dân bị bóc lột, bị mù chữ, nghèo nàn… Theo Bác, người nấu bếp, lo làm
cho luôn luôn cơm lành canh ngon, bát đũa sạch sẽ. Không phí phạm của
công. Tìm cách tăng gia trồng rau, nuôi gà… Khi anh em ốm yếu, thì có bát
canh bát cháo. Khi bộ đội đang mải đánh giặc thì tìm cách đưa cơm đến nơi
cho anh em ăn. Khi tiếp tế khó khăn thì tìm cách vượt qua, không để anh em
thiếu thốn. Như thế là có tinh thần trách nhiệm. Người cán bộ quân sự, thì
luôn luôn học hỏi chính trị và kỹ thuật, chiến thuật. Luôn luôn săn sóc đến
tinh thần và vật chất của đội viên. Đoàn kết nội bộ. Giúp đỡ nhân dân. Kiên
quyết chấp hành mệnh lệnh trên giao xuống. Khi đánh giặc thì làm cho toàn
đội thấm nhuần tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Gặp việc khó khăn thì cố
tìm cách giải quyết đúng. Như thế là có tinh thần trách nhiệm.Đảng và
Chính phủ đề ra chính sách. Cán bộ phải nghiên cứu, hiểu suốt, thấm nhuần
chính sách ấy. Theo chính sách ấy mà điều tra, nghiên cứu, thấu hiểu hoàn
cảnh thiết thực của đơn vị mình, địa phương mình. Rồi đặt kế hoạch rõ ràng,
tỉ mỉ, thiết thực để giải thích, tuyên truyền, cổ động quần chúng, làm cho
mọi người hiểu và ủng hộ chính sách của Đảng và Chính phủ như là của họ,
rồi thi đua thực hiện đầy đủ chính sách ấy. Như thế là làm trọn nhiệm vụ.Để
thực hiện chính sách, làm tròn nhiệm vụ, cán bộ chẳng những phải chịu khó
giải thích, tuyên truyền, cổ động mà còn phải đặt lợi ích của nhân dân lên
trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn bạc với nhân dân,
giải thích cho nhân dân hiểu rõ; có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước
nhân dân và hoanh nghênh nhân dân phê bình mình; sẵn sàng học hỏi nhân
dân; tự mình là gương mẫu cần, kiệm, liêm, chính để nhân dân noi theo. Thế
là có tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, Chính phủ và đối với Nhân dân.
Ví dụ: Hiện nay, ở các tỉnh miền núi đang được Nhà nước quan tâm nhiều
hơn. Chính sách xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó
khăn mục tiêu đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mỗi người dân.
Bên cạnh đó, Đảng và chính phủ đặc biệt chú trọng vào việc nâng cao dân
trí, xoá nạn mù chữ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, công tác
chăm sóc sức khoẻ, giáo dục giới tính ở càng tỉnh miền núi ngày càng được
phổ biến rộng rãi giúp người dân nhận thức tốt hơn trong kế hoạch sinh sản
cũng như an toàn sức khoẻ cho mỗi người. Đảm bảo an sinh xã hội trong tình hình mới.
2. Vận dụng vào thực tiễn đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất nông nghiệp
2.1. Giới thiệu chung về Hà Tĩnh:
Hà Tĩnh nằm giữa dải đất hẹp miền Trung, có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt. Nơi
đây từng là vùng đất phên dậu trong lịch sử và là nơi "chảo đạn túi bom" thời chiến
tranh chống Mỹ. Nói đến Hà Tĩnh tức là chúng ta đang nói đến một vùng địa linh
nhân kiệt, với những địa danh đã đi vào văn hóa, lịch sử của dân tộc, là quê hương
của đại thi hào Nguyễn Du, Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ, Trần Phú, Hà Huy Tập...
Tuy nhiên, vùng đất này bị thiên tai, lũ lụt đe dọa thường xuyên, là tỉnh còn nghèo,
phải làm nông nghiệp, phải xây dựng nông thôn mới, phải phát triển toàn diện
ngành nông nghiệp, phải cơ cấu lại… và làm cho đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.
Mặc dù xuất phát điểm thấp, nhưng chỉ mới 5 năm, Hà Tĩnh trở thành một tỉnh gần
trung bình của cả nước. Từ tỉnh nghèo thành trung bình, đây là một thành quả vượt
bậc và hết sức có ý nghĩa và từng bước khẳng định vai trò vị thế của mình trên con
đường phát triển kinh tế, xã hội.
2.2. Đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất nông nghiệp của Hà Tĩnh
Hưởng ứng chương trình xây dựng mục tiêu Quốc gia. Hà Tĩnh là một trong những
tỉnh đi đầu của cả nước và được Chính phủ lựa chọn thí điểm xây dựng tỉnh đạt
chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo đề án tại Quyết định số 2114/QĐ-
TTg ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.Theo đó, Hà Tĩnh sẽ tập trung
thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa, mục đích đề án. Tập trung thực hiện
cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế tổng hợp ở nông thôn. Ưu
tiên phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có lợi thế, nhất là các loại cây ăn
quả, hải sản chế biến, các sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm), trên cơ sở khai
thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và đẩy mạnh liên kết sản xuất với doanh nghiệp.
-Điển hình như mô hình liên kết 5 nhà-trồng bưởi phúc trạch đặc sản ở huyện
Hương Khê-Hà Tĩnh:
• Thông tin cơ bản mô hình:
+ Thời gian thực hiện: từ năm 2009 + Quy mô: 1,5 ha (500 cây).
+ Doanh thu: 300 triệu đồng/năm.
+ Thu nhập: 200 triệu/năm.
+ Số hộ nông dân tham gia: 3 người; số lao
động thời vụ: 4 người ; thu nhập bình
quân 7 triệu đồng/tháng/người • Đặc trưng mô hình:
-Nhà nước: Cung cấp đất đai, tạo điều kiện cho nhân dân có đất canh tác,
Bộ nông nghiệp và triển nông thôn có chiến lược mở rộng mô hình phát
triển kinh tế. Sở nông nghiệp Hà Tĩnh luôn nắm bắt thị trường và tìm đầu ra
ổn định cho loại bưởi này.
-Nhà doanh nghiệp : cung cấp đầu vào như giống cây, phân bón cho nông
dân. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng lo đầu ra bằng cách liên kết với
thương lái để tiêu thụ khu vực trong nước hoặc xuất khẩu mục đích có thể
tiêu thụ với số lượng lớn đạt lợi nhuận cao cho nông dân.
-Nhà ngân hàng: trực tiếp hỗ trợ vốn, vay vốn với lãi suất thấp tạo điều
kiện cho nông dân thuận lợi trong phát triển mô hình trồng bưởi. Giúp nông
dân duy trì hoạt động trồng trọt không còn lo lắng về thiếu nguồn vốn.
-Nhà khoa học: Chú trọng đầu tư nghiên cứu các giống cây sinh trưởng
tốt, năng suất cao,chống lại sâu bệnh và thích ứng với thổ nhưỡng. Hướng
dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh đã được Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Hà Tĩnh ban hành
-Nhà nông : Là lực lượng chính tạo nên thành công trong từng vụ
mùa.Tham gia các buổi tập huấn về kĩ năng trồng cây, nâng cao trình độ,
hiểu biết về các đặc điểm của từng loại cây. Đoàn kết với các cấp chính
quyền để được hỗ trợ lúc gặp khó khăn.
Sản phẩm chính của mô hình là bưởi Phúc Trạch. Sau khi thu hoạch
được kết nối với hệ thống các thương lái để tiêu thụ. Đây là mô hình quan
trọng được sự hỗ trợ của tỉnh nên ngày càng được nhân rộng nhằm mục đích
nâng cao vị thế thương hiệu cây bưởi Phúc Trạch đặc sản của địa phương,
phát huy tối đa thế mạnh về tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng vùng Hương Khê,
tạo động lực thúc đẩy hộ nông dân vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần
tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa.
-Xây dựng mô hình vườn mẫu đạt chuẩn “ Nông thôn mới”
Từ phong trào xây dựng vườn mẫu do hội nông dân tỉnh Hà Tĩnh phát động, đến
nay đã xuất hiện nhiều mô hình vườn mẫu của hội viên, nông dân được bố trí khoa
học, đảm bảo xanh - sạch - đẹp, từng bước phát triển thành mô hình kinh tế lớn,
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+) Bài bản từ khâu tuyên truyền :
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh Bùi Nhân Sâm cho biết: “Khi nói đến vườn
mẫu, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thì đây là một đặc sản riêng và là tiêu chí
thứ 20 của Hà Tĩnh trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hội Nông dân Hà
Tĩnh được tỉnh giao nhiệm vụ là nòng cốt trong việc tham gia xây dựng vườn mẫu,
khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Trên cơ sở đó, các cấp Hội tiến hành tham
mưu ban hành bộ tiêu chí cụ thể cho mỗi vườn mẫu và khu dân cư mẫu, tham mưu
ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng”.
Cán bộ Hội Nông dân tỉnh chủ động, tích cực hưởng ứng, tham gia trong chương
trình cải tạo vườn tạp, chỉnh trang vườn hộ, xây dựng vườn mẫu.
Hội đã đổi mới các hình thức tuyên truyền vận động tổ chức cuộc thi về chủ đề
“Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Cụ thể, Hội phối hợp với Đài Phát thanh
Truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về nông
nghiệp, như: “Nông nghiệp - Nông thôn”, “Chuyện làng quê”, “Nông thôn mới”,
“Đến với làng quê kiểu mẫu”, “Nông thôn ngày mới”.
Để hội viên nông dân hào hứng tham gia, Hội còn tổ chức các cuộc thi như: Cuộc
thi Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, thi sáng tác thơ xây dựng nông
thôn mới; đồng thời phát động phong trào tình nguyện giúp đỡ nông thôn mới của
cán bộ, hội viên nông dân “Ngày thứ 7 nông thôn mới”…
Đồng chí Bùi Nhân Sâm khẳng định, bằng nhiều cách tuyên truyền “đến từng ngõ,
gõ từng nhà”, Hội vừa tổ chức vận động giúp đỡ vừa góp ý, định hướng cho hội
viên quy hoạch, sản xuất, đồng thời tranh thủ các chính sách hỗ trợ của tỉnh để sau
khi cải tạo liền bắt tay vào sản xuất không để vườn hoang.
Cùng với đó, cán bộ Hội và hội viên tiêu biểu là một nhân tố gương mẫu nòng cốt,
trong công tác tuyên truyền, vận động, tích cực hưởng ứng, tham gia trong chương
trình cải tạo vườn tạp, chỉnh trang vườn hộ, xây dựng vườn mẫu theo chủ trương của tỉnh.
“Mỗi cán bộ Hội làm gương trong việc hưởng ứng cải tạo từ vườn tạp của gia đình
mình. Hội trực tiếp hướng dẫn cụ thể cho từng hộ quy hoạch lại vườn, xóa những
cây không có giá trị kinh tế, tư vấn đưa các loại cây con vào sản xuất phù hợp cho
từng đối tượng. Những vườn có diện tích nhiều khuyến khích trồng cây ăn quả,
vườn diện tích ít trồng rau màu...”Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh thông tin.
Với những cách làm cụ thể đến nay các cấp Hội đã trực tiếp vận động, hỗ trợ cải
tạo và chỉnh trang 407.000 vườn tạp, vườn hộ; xây dựng 4.716 vườn mẫu, trên
2.280 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.
+) Thu nhập cao từ vườn, nông dân phấn khởi:
Trước đây, khu vườn hơn 1.000m² của mỗi hộ gia đình ở xã Thạch Môn, thành phố
Hà Tĩnh chủ yếu là cây tro, tre... Vì vậy, ngay khi có chủ trương xây dựng vườn
mẫu, nông dân đã đăng ký tham gia và được Hội Nông dân xã vận động hội viên
đến giúp đỡ ngày công cải tạo, chỉnh trang vườn nhà. Hiện nay, trong vườn có rất
nhiều loại cây ăn quả đã cho thu nhập.Người dân cho biết: “Mỗi ngày tôi có ít nhất
100.000 đồng từ bán các loại rau, hoa quả. Ngoài ra, vợ chồng tôi còn đâu tư chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản với quy mô 1ha và hàng năm còn đảm nhận việc ươm
giống cây cho địa phương xây dựng mô hình. Mỗi năm, gia đình tôi cho thu nhập
đã trừ chi phí từ 70 - 80 triệu đồng”.Việc trồng cây theo mùa dưới sự hướng dẫn
của cán bộ Hội Nông dân đã giúp nhiều hộ nông dân có nguồn thu nhập cao, ổn định.
Mỗi gia đình ở xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ sau nhiều năm đi làm ăn xa đã quyết
định trở về lập nghiệp trên quê hương. Với diện tích vườn trên 3.000 m2, gia đình
chị đã được Hội Nông dân xã Đức Đồng khảo sát, hướng dẫn xây dựng vườn mẫu.
Hiện khu vườn của gia đình đã được bố trí khoa học, với 120 gốc cam và chanh, 10
cây đào. Mùa nào thức ấy, nông dân trồng xen gừng, hành tăm, vừng và rau xanh
các loại. Bên cạnh đó, gia đình chị còn dành diện tích phù hợp để xây dựng chuồng
trại nuôi 5 con trâu, hàng trăm con gà thả vườn.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Đồng Lê Văn Canh cho biết: Hội Nông dân xã có
gần 900 hội viên, trong đó, 300 hội viên có diện tích vườn đảm bảo tiêu chuẩn về
diện tích, trong đó, mỗi vườn đạt 2.000m² trở lên. Để đáp ứng các tiêu chí về xây
dựng vườn mẫu, cùng với công tác tuyên truyền, hội đã đánh giá đúng thực trạng
vườn và có sự hướng dẫn, hỗ trợ phù hợp. Trong đó, mục tiêu là mở rộng diện tích
trồng cây ăn quả có chất lượng, xây dựng các mô hình vườn trồng rau an toàn.
-Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu:
Là tỉnh nông nghiệp với hơn 80% dân số vùng nông thôn, trong suốt chặng đường
phát triển, Hà Tĩnh xác định sản xuất nông nghiệp nói chung, lĩnh vực trồng trọt
nói riêng vừa là gốc, vừa là tiền đề cho sự phát triển.
Trong bối cảnh thị trường nông sản cả nước hiện nay rất đa dạng, việc cạnh tranh
của các sản phẩm chủ lực trên địa bàn Hà Tĩnh ngày càng khó khăn hơn, nhất là
lúa gạo. Nếu nông dân vẫn giữ tư duy lối mòn “sản xuất để tự cung tự cấp”, chắc
chắn tài nguyên đất đai không thể phát huy hết giá trị. Để nông nghiệp phát triển
bền vững, hiệu quả gắn với nâng cao thu nhập cho người dân thì tích tụ, tập trung
ruộng đất trở thành xu thế tất yếu. Trong đó, việc phá bỏ bờ thửa nhỏ để hình thành
cánh đồng lớn là bước chuyển mình căn bản để ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân.
Từ chủ trương lớn này, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành nhiều cơ chế,
chính sách tích tụ ruộng đất, phá bờ thửa nhỏ, hình thành cánh đồng lớn trong sản
xuất lúa. Nội dung cơ bản của mô hình này là tập hợp những nông hộ sản xuất lúa
riêng lẻ thành một cánh đồng lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuyển
giao các tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa hoạt động sản xuất lúa, từng bước tiến đến
hình thành ngành sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn, đạt chứng nhận Việt - Gap. Từ
đó hiệu quả sản xuất lúa được cải thiện, tăng thu nhập cho bà con nông dân, nhờ
giá trị hạt gạo được tăng lên..
Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” có mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp cụ
thể bằng hợp đồng. Khi đó công ty đầu tư ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật không tính lãi và cử cán bộ kỹ thuật xuống trực tiếp cùng bám đồng ruộng,
hướng dẫn nông dân. Hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ nông dân rất
đa dạng, theo điều kiện thực tế và sáng tạo của từng địa phương, nhưng cơ bản đã
đạt được các bước: cung ứng lúa giống xác nhận ( một đến hai loại); cung ứng
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ doanh nghiệp đến thẳng người nông dân, không
qua trung gian; hợp tác với doanh nghiệp thu mua lúa hoặc doanh nghiệp đứng ra
tổ chức khép kín các khâu, từ cung ứng đầu vào đến bao tiêu đầu ra cho nông dân;
tập hợp nông dân tham gia mô hình theo hình thức phân chia các nhóm sản xuất,
có người phụ trách, cứ 2 nhóm sản xuất có một cán bộ kỹ thuật của tỉnh (hoặc
huyện) trực tiếp hướng dẫn. Nhà nước hỗ trợ nông dân tiền chênh lệch khi mua
giống lúa xác nhận (so với lúa thường), định kỳ tập huấn kỹ thuật cho nông dân
(3/4 lần/vụ), hỗ trợ 30 - 50% tiền đầu tư máy móc, công cụ sạ hàng, lò sấy, thùng
pha thuốc bảo vệ thực vật. Công ty cổ phần phân bón Phú Mỹ, Tiến Nông bán phân
theo giá gốc, hỗ trợ chi phí vận chuyển và cho nông dân trả chậm sau khi thu
hoạch lúa mới thu tiền.
Mô hình liên kết 4 nhà trong xây dựng “ cánh đồng mẫu” ở Hà Tĩnh đạt được
những thành quả chưa từng có tại các huyện, nhờ thực hiện các chính sách hỗ trợ
của tỉnh, sự đoàn kết của các doanh nghiệp trong công tác hỗ trợ bà con, nông dân.
Tóm lại xây dựng cánh đồng mẫu là cách làm mới trong sản xuất lúa nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân;
xóa bỏ dần sản xuất manh mún, mạnh ai nấy làm, áp dụng quy trình kỹ thuật không
đồng bộ năng suất chất lượng gạo thấp…Nhưng muốn xây dưng được thành công
và bền vững điều kiện cần và đủ (hay gọi là trụ cột) là: Thứ nhất: Người dân là
trung tâm; Thứ 2: Cấp ủy chính quyền các cấp và ngành chuyên môn phải vào
cuộc; Thứ 3: Phải liên kết với nhà doanh nghiệp: Tức là nhà doanh nghiệp phải ký
cam kết với người dân: Cung cấp giống tốt, phân bón tốt, hộ trợ kỷ thuật và điều
quan trong là bao tiêu sản phẩm cho người dân. Liên kết chặt chẽ mô hình 4 nhà
,đồng thời qua thực hiên cánh đồng mẫu thì người nông dân được hưởng lợi đó là:
Tích tụ được ruộng đất, cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi nội đồng phục vụ sản
xuất được đảm bảo, cơ giới hóa nông nghiệp dần dần sẽ thực hiện dể dàng từ đó
sản xuất với quy mô ngày càng lớn và đồng bộ, năng suất và chất lượng, hiệu quả
kinh tế sản phẩm tăng lên rõ rệt, đời sống người dân ngày càng được nâng lên phù
hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.
-Mô hình nuôi dê thương phẩm:
Hương Sơn là huyện trung du miền núi, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh, với tổng
diện tích đất đai tự nhiên 110.414,64 ha, là huyện có lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng.
Có thể nói đây là thế mạnh để người dân phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, đặc
biệt là chăn nuôi đàn Dê thương phẩm, góp phần nâng cao thu nhập của người dân
ở nông thôn. Nếu như trước đây, đất đồi nhân dân chuyên trồng chanh đem lại hiệu
quả không cao nên chuyển hướng sang trồng sắn, trồng cỏ voi, trồng chuối hột để
làm nguồn thức ăn phục vụ trong chăn nuôi. Với tiềm năng lợi thế sẵn có về đất
vườn, đồi. Nhân dân Hương Sơn dưới sự hướng dẫn, tập huấn chuyên môn để phát
triển kinh tế, đã cùng nhau gây dựng mô hình nuôi dê thương phẩm đem lại hiệu
quả cao hơn. Theo tính toán, việc nuôi và tăng đàn dê không khó lắm, vì nguồn
thức ăn của dê rất dồi dào và đa dạng, đặc biệt là các loại lá có sẵn từ thiên nhiên.
Nhưng thức ăn ưa thích nhất của loài dê vẫn là lá mít, lá xoan, lá ổi, lá chuối, thân
cây lạc, ngô, lá và củ sắn… Ngoài chế độ ăn của dê còn phải chú trọng công tác
phòng bệnh, đặc biệt là tụ huyết trùng cấp; bệnh đầy hơi chướng bụng.
Nhân dân chia sẻ, nguồn vốn đầu tư chăn nuôi Dê không lớn so với đầu tư nuôi
trâu, bò. Với số tiền khoảng 40 triệu đồng, chỉ mua được một đôi mẹ con trâu hoặc
bò, nhưng với loài Dê thì có thể mua được 12 con dê cái trưởng thành. Thức ăn
trâu, bò, ăn gấp 04 đến 05 lần so với một con dê trưởng thành, chăn nuôi dê không
vất vả bằng trâu, bò. Hiện nay, mỗi năm đàn dê cái cho ra đời từ 15 đến 20 con dê
con, khiến cho việc gia tăng đàn dê ngày một đông, kịp thời đáp ứng nhu cầu con
giống cho người chăn nuôi trên địa bàn, tạo nguồn thức ăn “ẩm thực” bổ dưỡng,
phục vụ nhu cầu của người dân trong và ngoài địa bàn huyện Hương Sơn.
Sau một năm gây dựng và phát triển đàn Dê, nếu thuận lơi sẽ mang lại số tiền thu
nhập trên 60 triệu đồng, chưa kể các khoản thu nhập khác trong sản xuất nông
nghiệp và cây trái trong vườn. Nếu mỗi người dân đều chăm chỉ trong lao động,
biết tân dụng những lợi thế về đất đai, phù hợp với sức lao động và thời gian thì sẽ
tạo ra nhiều nguồn thu, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập, cải thiện
cuộc sống. Mô hình nuôi dê thương phẩm hiện đang được nhân rộng trên địa bàn,
nhân dân vô cùng phấn khởi khi nhận thấy những thu nhập ban đầu được cải thiện,
cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm kiến thức, kết nối với các thương lái ở trên địa bàn,
cũng như các tỉnh lân cận, hướng đến đem thịt dê Hương Sơn trở thành thương hiệu nổi tiếng.
-Ứng dụng công nghệ cao trong trồng dưa lưới
Sở Khoa Học-Công nghệ Hà Tĩnh phối hợp với Uỷ Ban nhân dân huyện Cẩm
Xuyên triển khai mô hình công nghệ loT vào sản xuất dưa lưới trong nhà màng tại
xã Nam Phúc Thăng (huyện Cẩm Xuyên).
Mô hình được triển khai trong nhà lưới rộng 8000 m². Được Sở Nông nghiệp hỗ
trợ, khuyến khích trồng giống cây Nhật Bản vì giống cây này chịu được nhiệt độ
cao ở miền Trung. Công nghệ trồng dưa lưới trong nhà màng đã triển khai nhiều ở
Hà Tĩnh, tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ loT là mô hình đầu tiên. Với việc
triển khai mô hình này, Sở KH&CN Hà Tĩnh hy vọng xây dựng một nền tảng để
hình thành nền nông nghiệp thông minh trong thời gian tới.
nông nghiệp thông minh trong thời gian tới.
IoT là mạng lưới thiết bị kết nối Internet. Nhờ các cảm biến mà hệ thống ứng dụng
loT tự phân tích, đưa ra quyết định theo những lập trình được cài đặt. Qua đó, giúp
người sử dụng quản lý và vận hành hệ thống theo mong muốn thông qua các thiết
bị như điện thoại thông minh, máy tính có kết nối Internet.
Điểm nhấn của ứng dụng loT là thông qua cảm biến sẽ thu thập các chỉ số của môi
trường (nhiệt độ, độ ẩm, độ pH...) một cách liên tục và gửi số liệu đó về các bộ vi
xử lý để vận hành hệ thống tưới, làm mát, chiếu sáng đảm bảo phù hợp cho cây trồng.
-Mô hình rau hữu cơ 4.0 ở Hà Tĩnh
Dự án xây dựng mô hình rau củ quả sạch trên đất cát hoang hóa bạc màu ven biển
do Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (Mitraco Hà Tĩnh) phối hợp
với Sở NN-PTNT triển khai từ tháng 9.2013, trên vùng đất cát bạc màu ven biển
rộng gần 90 ha ở xã Thạch Văn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh).
Mục tiêu của dự án là góp phần chống sa mạc hóa; tạo ra sản phẩm hàng hóa sạch
cung ứng cho người tiêu dùng. Tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định hỗ trợ cho dự án này
hơn 18 tỉ đồng từ nguồn ngân sách, còn Mitraco Hà Tĩnh bỏ thêm kinh phí lắp đặt
các thiết bị nông nghiệp công nghệ cao và cải tạo đất để sản xuất.
Trong năm đầu tiên đưa 90 giống cây chịu nhiệt và chịu hạn vào thử nghiệm,
Mitraco Hà Tĩnh đã tìm ra được 10 loại rau củ thích ứng phát triển xanh tốt, cho
năng suất cao. Chỉ 1 năm sau đó, cả một vùng toàn cát trắng đã nhanh chóng được
phủ xanh bằng các loại rau củ. Nhận thấy tín hiệu tốt, năm 2014, tỉnh Hà Tĩnh yêu
cầu Mitraco Hà Tĩnh hướng dẫn người dân ở vùng ven biển làm theo mô hình này.
Được tỉnh hỗ trợ về giống, chi phí đầu tư hạ tầng và Mitraco Hà Tĩnh nhận bao tiêu
sản phẩm, nhiều bà con nông dân ở vùng ven biển các huyện Thạch Hà, Cẩm
Xuyên, Nghi Xuân lập tức bắt tay vào sản xuất. Chỉ trong một thời gian ngắn, 18
hợp tác xã, tổ hợp tác trồng rau, củ quả trên cát đã được thành lập, nhanh chóng
phủ xanh hơn 200 ha vườn tược bỏ hoang và những đồi cát ven biển. Nhờ mô hình
này mà người nông dân ở Hà Tĩnh lúc ấy đã thực sự “hái ra tiền” từ những luống
rau được trồng trên cát.
Và chỉ cần điện thoại thông minh có cài đặt ứng dụng quét mã QR, thông tin về sản
phẩm trên từng bó rau, từ xuất xứ, hạn sử dụng, quy trình sản xuất sẽ hiện lên giúp
người tiêu dùng có thể phân biệt thật - giả, kiểm tra nguồn gốc các mặt hàng cần
mua. Dù còn khá mới mẻ ở Hà Tĩnh, nhưng đây là xu thế mới trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0.
“Đây là những sản phẩm kết tinh từ cái tâm của người sản xuất và công nghệ,
trong đó, tâm được đặt lên hàng đầu”, ông Nguyễn Xuân Tình, Chủ tịch Hội Làm
vườn và trang trại (LV&TT) tỉnh Hà Tĩnh khẳng định. Giám đốc HTX Hoàng Hà
(xã Tượng Sơn), cho biết, HTX hiện tại có hơn 200 lao động, là nông dân sản xuất
nông sản tại địa phương. Các hộ sản xuất được Dự án nông nghiệp có tưới của Bộ
Nông nghiệp và PTNT cung cấp 100% giống, 30% chi phí phân bón và nhiều công
trình cơ sở hạ tầng như kênh mương, nhà sơ chế, bảo quản, nhà ươm giống; tổ
chức 30 lớp tập huấn sản xuất rau màu. Nhờ đó, người dân nắm vững và làm theo
quy trình kỹ thuật hiện đại, cùng với công nghệ, đã tạo ra những sản phẩm sạch, chất lượng cao.
-Chương trình “ Đồng hành cùng nhà nông” phát sóng trên Đài phát thanh và
truyền hình Hà Tĩnh
“Đồng hành với nhà nông” là chương trình do Đài truyền hình Hà Tĩnh phối hợp
với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện với mục tiêu luôn đồng hành
cùng bà con nông dân trong quá sản xuất, nhằm giải đáp những khúc mắc nảy sinh
từ thực tiễn về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; những băn khoăn về
đối tượng cây con phù hợp; những mong muốn về tối đa hóa năng suất, chất lượng
và giá trị nông sản, ...
Chương trình trực tiếp đồng thời trên sóng truyền hình đài phát thanh Hà Tĩnh từ
17 giờ đến 17 giờ 30 chiều chủ nhật hàng tuần.
Chuyên gia tư vấn là những người có uy tín đến từ các Trung tâm, đơn vị chuyên
môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp trên lĩnh
vực nông nghiệp và chính những nông dân giàu kinh nghiệm.
-Hợp tác xã tổ chức tập huấn nâng cao hiểu biết cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp:
Liên minh HTX Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn chuyển đổi số trong phát triển HTX.
Chương trình tập huấn nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức của HTX trong thực
hiện chuyển đổi số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh
doanh; tăng cường kết nối cung - cầu, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, trao đổi thông
tin hoạt động sản xuất kinh doanh; thúc đẩy liên kết chuỗi sản xuất, cung ứng bền
vững. Đây sẽ là những tiền đề khởi đầu, giúp cán bộ, hội viên nông dân trong toàn
thịn có thể hiểu và tiếp cận sâu hơn về kỹ thuật ứng dụng các mô hình chuyển đổi
số trong ngành nông nghiệp trong thời gian tới, góp phần cùng với các cấp Hội
nông dân phát triển về chiến lược chuyển đổi số trong thời kỳ công nghiệp 4.0 hiện nay.
-Sự hỗ trợ của các cấp hội phụ nữ :
Từ khi Hội LHPN tỉnh phối hợp thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ
biên cương”, cuộc sống của phụ nữ khó khăn ở các xã biên giới huyện Hương Khê
(Hà Tĩnh) ngày càng thay đổi tích cực. Năm 2018, sau khi được giới thiệu tham gia
các lớp tập huấn về phát triển mô hình kinh tế và được tiếp cận nguồn vốn 100
triệu đồng từ Quỹ Phát triển phụ nữ, chị em phụ nữ đã mạnh dạn xây dựng trang
trại tổng hợp. “Có vốn, có kiến thức, được các hội viên chung tay giúp sức, chỉ một
thời gian ngắn, 1,5 ha vườn tạp của gia đình đã trở thành trang trại cây ăn quả với
300 gốc bưởi Phúc Trạch, hơn 200 cây cam các loại"-Chị Hải chia sẻ
Ngoài ra, Hội liên hiệp phụ nữ tại các xã, phường cũng thường xuyên chia sẻ kiến
thức về nông nghiệp cho nông dân.
Các cấp Hội Nông dân Hà Tĩnh kết hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ đã vận động xây
dựng 17.238 hố ủ phân hữu cơ, cung ứng 16.269 giỏ phân loại rác, 24.029 gói chế
phẩm sinh học Hatimic cho hội viên. Sau khi được tập huấn, các hộ dân có điều
kiện đã tự mua các giỏ phân loại rác và xây hố ủ phân đối với rác hữu cơ. Đến nay,
các hộ dân tại chi hội đều có 3 giỏ để phân loại rác. Nhiều hộ đã xây dựng hố ủ
phân rác hữu cơ bằng chế phẩm sinh học hoặc đào hố luân phiên trong vườn để
chôn lấp, xử lý rác hữu cơ. Với cách làm này, mỗi tháng chúng tôi làm ra 4 – 5 tạ
phân bón, gần đủ bón cho 4 sào rau màu của gia đình mà không phải mua thêm
phân bón hóa học. Nhờ đó, thu nhập từ rau, củ, quả của gia đình cũng tăng lên.
-Năm 2020 Hà Tĩnh bị thiệt hại nặng nề sau trật lũ lịch sử. Hoa màu và vật nuôi
mất trắng,nông dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Trước tình hình đó,Hưởng ứng lời
kêu gọi của Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Tài chính Hà Tĩnh đã huy động được 60 triệu
đồng từ cán bộ, công chức, người lao động trong đơn vị để hỗ trợ Nhân dân bị ảnh
hưởng do lũ lụt. Sở Tài chính Hà Tĩnh trao hỗ trợ bò giống cho các gia đình bị
thiệt hại do lũ lụt trên địa bàn các xã. Cũng vào thời điểm đó, các doanh nghiệp,
ngân hàng đồng loạt chung tay hỗ trợ các em nhỏ có bị ảnh hưởng nặng nề bởi
thiên tai ngân hàng BIDV hỗ trợ 5000 con gà giống, ngân hàng Agribank trao tặng
35 con bò tạo sinh kế giúp người nghèo...
-Năm 2021 dịch bệnh covid 19 diễn ra phức tạp trên cả nước. Người dân Hà Tĩnh
gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản.
Tuy nhiên, Cán bộ tỉnh đã kêu gọi tinh thần đoàn kết của mỗi người dân bằng việc
giải cứu “ nông sản” trong thời điểm khó khăn. Nhờ vậy mà nông dân cũng giảm
đi được nỗi lo lúc mùa vụ tới.Bên cạnh đó, năm vừa qua việc xuất khẩu gặp nhiều
khó khăn. Nhưng các chính sách của tỉnh được đưa ra kịp thời nên không làm ảnh
hưởng nhiều đến nguồn thu nhập từ nông nghiệp. Chẳng hạn như thị trường đầu ra
của lúa gạo khá ổn định và không xảy ra hiện tượng ép giá từ các thương lái,
không xảy ra hiện tượng “ được mùa mất giá”.
Hà Tĩnh là một tỉnh ở dải đất miền Trung, nằm trong vùng du lịch Bắc Trung bộ,
phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía đông
giáp biển Đông với bờ biển dài 137km. Ðịa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi,
trung du, đồng bằng và biển.Đồng bằng có diện tích nhỏ bị chia cắt bởi các dãy núi
và sông suối. Hà Tĩnh có tới 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Là tỉnh nằm
trong khu vực nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là
23,7ºC. Nằm trong khu vực thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhân dân Hà Tĩnh luôn
luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giúp đỡ nhau phát triển kinh tế,
ổn đinh cuộc sống. Kinh tế Hà Tĩnh ngày càng đổi mới, về với mảnh đất Hà Tĩnh
ngày nay sẽ thấy được sự khởi sắc, năng động của nền kinh tế và đặc biệt chính là
sự ấm áp, mến khách đậm tình người ở nơi đây. C)Kết Luận:
Muốn đi nhanh, hãy đi một mình; muốn đi xa hãy đi cùng nhau. Chính tinh thần
đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau giúp con người làm nên mọi thành công. Tinh
thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể
để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.Không có ai
trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta hợp sức lại. Để tạo nên một tập thể, cộng
đồng vững mạnh, mỗi cá nhân phải gắn kết mình với cộng đồng. Sự liên kết của
nhiều cá nhân sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể, cộng đồng. Đồng thời, cũng cần
tương trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc, vượt qua khó khăn thử thách, hướng
đến thành công. Bởi thế, một trong những đức tính cần phải có đó là tinh thần đoàn
kết, tương trợ lẫn nhau.Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng làm việc vì
mục đích chung. Tinh thần đoàn kết vốn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân
ta. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động
cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.Tương trợ là sự thông cảm chia
sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Tương trợ còn là sự liên
kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành
nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung.
“Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng”. Bởi vậy, để thành công trong cuộc
sống, chúng ta phải rèn luyện và thực hành tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.
Trên đây là toàn bộ bài tập nhóm của em với đề tài: “ Phát huy tinh thần đoàn
kết, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống nhân
dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh” .Vì đây là một đề tài khá rộng, có thể tiếp xúc từ
nhiều khía cạnh mà khuôn khổ bài tập học kỳ lại có hạn nên có thể bài làm của em
không tránh khỏi những thiếu sót.Chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ các
thầy các cô để bài làm được hoàn thiện hơn.