Bài tập văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp nhóm 7 | Đại học Bách Khoa Hà Nội
Bài tập văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp nhóm 7 | Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn giúp các bạn tham khảo, củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao kết thúc học phần. Mời các bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa kinh doanh và khởi nghiệp (BK)
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp nhóm 7
T ê n t h à n h v i ê n : Nguyễn Văn Xuân Thiện 20217775 Vũ Sơn Tùng 20217801 Hà Duy Thắng 20210783 Nguyễn Đức Minh 20217745
Nguyễn Đức Khánh 20217726
L ớ p : Kĩ thuật ô tô 05
Đề tài: Phân tích vấn đề về trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp
Kinh doanh thực chất là khai thác nhu cầu của con người: các nhu cầu đang, sẽ
và có thể tạo ra. Bạn không thể bán máy tính trên sao hỏa. Đơn giản vì trên đó
không có nhu cầu. Như vậy, sự giàu có của các doanh nghiệp suy cho cùng là do
các khách hàng tạo ra. Những khách hàng này - già, trẻ, gái, trai tập hợp nhau lại
thành xã hội. Và vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đặt ra là trên cơ
sở của mối quan hệ như vậy.
Thực ra, trong cuộc sống chúng ta đều là những nhà cung ứng và đều là những
khách hàng của nhau. Ngày nay, ít ai vừa có thể sản xuất phần mềm máy tính, vừa
có thể nuôi bò lấy sữa và làm ra pho mát. Bán phần mềm máy tính để mua sữa và
bán sữa để mua phần mềm máy tính (hoặc các sản phẩm được tạo ra nhà sử dụng
phần mềm máy tính) vì vậy là một sự cần thiết khách quan. Cho dù các quan hệ xã
hội là nhằng nhịt và nhiều khi mỗi con người vẫn phụ thuộc lẫn nhau trong quá
trình này. Như vậy, trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với xã hội cũng chính là
trách nhiệm đối với bản thân mình.
Xã hội không tồn tại bên ngoài những cá thể hợp thành. Những cá thể đó là tất
cả chúng ta, trong đó có các doanh nhân. Chúng ta có thể biến đổi xã hội nhưng
đồng thời cũng chịu sự tác động sâu sắc của nó. Trong một xã hội “trọng nông, ức
thương” doanh nhân là những người lép vế. Trong một xã hội bao cấp, doanh nhân
bị trói chân tay và không thể tiếp cận thị trường. Một xã hội tồn tại theo nguyên tắc
của pháp quyền mà chúng ta đang xây dựng sẽ bảo đảm được quyền tự do/dân chủ
cho tất cả mọi nguồn trong đó có quyền tự do kinh doanh của các doanh nhân.
Xây dựng và củng cố một xã hội như vậy là trách nhiệm của tất cả mọi người và
của cả các doanh nhân. Đó cũng là một khía cạnh về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể biểu hiện dưới nhiều hình
thức và nội dung khác nhau.
Trước hết, đó là trách nhiệm xã hội về môi trường. Môi trường sống trong lành
là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của con người. Tuy nhiên, cứ nhìn vào dòng
nước đen đặc và hôi nồng của sông Tô Lịch hay bầu không khí đầy bụi và khói của
Hà Nội. Chúng ta sẽ thấy nhu cầu đầu tiên đang bị hy sinh cho những nhu cầu thứ
ba, thứ tư gì đấy. Và trong phổi của tất cả chúng ta, của cả các doanh nhân bụi bám
như bồ hóng bám lên giàn bếp. Chúng ta sẽ biến mất khỏi hành tinh này sau dăm
bảy thế hệ nữa, nêu quá trình hủy hoại môi trường sống không bị chấm dứt và
không bị đảo ngược. Trong cái việc đưa sức khoẻ và tương lai xa làm vật tế thần
này doanh nghiệp đóng một vai trò rất lớn. Phần lớn các chất thải không thể phân
hủy là do hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra. Vậy trách nhiệm xã hội đầu tiên
của các doanh nghiệp là không kinh doanh nên sự tổn hại của môi trường.
Hai là, trách nhiệm đạo lý. Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương
tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây nhà tình
nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài những thôi thúc của lương tâm. Tuy nhiên,
thương người như thể thương thân là đạo lý sống ở đời. Nếu đạo lý đó ràng buộc
mọi thành viên trong xã hội thì nó không thể không ràng buộc các doanh nhân.
Ngoài ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan trọng cho hoạt động kinh
doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ được chấp nhận. Thiếu điều này,
động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện trước hết qua việc đóng
thuế. Các doanh nghiệp đóng thuế không phải chỉ để nuôi Nhà nước, mà là để Nhà
nước có nguồn kinh phí chăm lo cho các nhu cầu của xã hội. Về cơ bản các doanh
nghiệp tạo ra của cải Nhà nước tạo ra. sự công bằng. Nhưng của cải phải có trước,
sự công bằng mới có thể xẩy ra. Nếu chúng ta chỉ được hưởng sự công bằng về
nghèo khổ thì điều đó chúng an ủi được gì nhiều.
Những đóng góp ngoài thuế của các doanh nghiệp đều thật sự là những đóng
góp của lương tâm. Trong đa số các trường hợp, những đóng góp này mang lại sự
hài lòng lớn hơn cho các doanh nhân. Bởi vì họ đã chi tiền cho những việc mà họ
cho là cần thiết. Đối với những khoản tiền đóng thuế không phải lúc nào các doanh
nhân cũng nhận được sự hài lòng như vậy. Để kết họp việc giải quyết các nhu cầu
xã hội với sự hài lòng của các doanh nhân, nhiều nước nên thế giới đã tìm cách
miễn giảm thuế cho các doanh nhân nếu họ có những đóng góp ngoài thuế cho xã
hội. Cách làm này còn tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ hình thành và
phát triển. Và đó là nền tảng của một xã hội công dân vững mạnh.