Bài tập về nhà Chương 2 - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Có chính quyền cách mạng của nhân dân.• Nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi, tin tưởng, quyếttâm bảo vệ chế độ mới.• Có sự lãnh đạo sáng suốt, dày dạn kinh nghiệm của đảng Cộng sảnđông Dương và Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài tập về nhà Chương 2
1. Sau Cách mạng tháng Tám, cách mạng Việt Nam
gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Thuận lợi:
• Có chính quyền cách mạng của nhân dân.
• Nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi, tin tưởng, quyết
tâm bảo vệ chế độ mới.
• Có sự lãnh đạo sáng suốt, dày dạn kinh nghiệm của đảng Cộng sản
đông Dương và Lãnh tụ Hồ Chí Minh.
• Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh. Khó khăn:
a. Về đối nội : Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: + Nạn đói :
• Hậu quả nạn đói năm 1945 vẫn chưa khắc phục nổi. đê vỡ do lũ lụt
đến tháng 8/1945 vẫn chưa khôi phục, hạn hán làm cho 50% diện
tích đất không thể cày cấy.
• Công thương nghiệp đình đốn, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
• Nạn đói mới có nguy cơ xảy ra trong năm 1946. + Nạn dốt :
• Hơn 90% dân số không biết chữ.
• Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc…tràn lan. + Ngân sách cạn kiệt
• Ngân sách quốc gia trống rỗng: Còn 1,2 triệu đồng, trong đó có
đến một nửa là tiền rách không dùng được.
• Hệ thống ngân hàng vẫn còn bị Nhật kiểm soát.
• Quân Tưởng đưa vào lưu hành đồng “Quốc tệ”, “Quan kim” làm rối
loạn nền tài chính nước ta. b. Về đối ngoại :
+ Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra) : Hơn 20 vạn quân Tưởng và các
đảng phái tay sai của chúng như: Việt Nam Quốc dân đảng (Việt
Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) tràn vào nước
ta với mưu đồ tiêu diệt đảng Cộng Sản đông Dương, lập nên chính
quyền tay sai của chúng.Dựa vào quân Tưởng, các đảng phái này đã
lập nên chính quyền phải động ở Yên Bái, Móng Cái, Vĩnh Yên.
+ Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào)
• Quân đội Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
• Các lực lượng phản động thân Pháp như đảng đại Việt, một số giáo
phái…hoạt động trở lại và chống phá cách mạng.
• Ngoài ra, còn có 6 vạn quân Nhật trên khắp đất nước…..
Những khó khăn về đối nội và đối ngoại trên là một thách thức quá
lớn đối với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang còn non trẻ
lúc bấy giờ. Việt Nam lúc này như đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
2. Để đưa đất nước thoát khỏi tình thế "ngàn cân treo
sợi tóc", Đàng đã ban hành Chỉ thị gì? nội dung của Chỉ thị?
Trước tình hình đó, ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Đông Dương ra “Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc.”
Dựa trên những nhận định về tình hình khách quan và chủ quan về
tình hình ta, địch, Chỉ thị chỉ rõ: “Cuộc cách mạng Đông Dương lúc
này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy
đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành vì nước ta chưa hoàn toàn độc lập".
Nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong, giai cấp vô sản
vẫn phải hăng hái, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy.
Khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết". Chỉ thị xác
định, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương lúc này là "thực dân
Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng", đề ra
nhiệm vụ cần kíp của nhân dân Đông Dương đối với cách mạng thế
giới. Đối với cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ riêng, cần kíp là củng cố
chính quyền; chống thực dân Pháp xâm lược; bài trừ nội phản; cải
thiện đời sống nhân dân”.
Chỉ thị đã đề ra những nhiệm vụ cho từng mặt công tác như sau:
Về nội chính, xúc tiến việc thành lập Quốc hội để quy định Hiến
pháp, bầu Chính phủ chính thức.
Về quân sự, động viên toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức lãnh
đạo cuộc kháng chiến lâu dài, dùng lối đánh du kích với phương
pháp bất hợp tác triệt để.
Về ngoại giao, nắm vững nguyên tắc thêm bạn, bớt thù, biểu dương
thực lực; kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc
"bình đẳng, tương trợ"; đối với Tưởng Giới Thạch vẫn chủ trương
"Hoa - Việt thân thiện", đối với Pháp, thực hành độc lập về chính trị, nhân nhượng kinh tế.
Về tuyên truyền, kêu gọi đoàn kết chống thực dân Pháp xâm lược
phản đối chia rẽ, nhưng chống sự thống nhất vô nguyên tắc với bọn
phản quốc chống âm mưu phá hoại và chia rẽ của bọn phản động,
Việt gian, chống thực dân Pháp xâm lược (không nói đánh cả Ấn,
Anh). Không công kích nhân dân Pháp, chỉ công kích bọn thực dân Pháp xâm lược.
Về kinh tế tài chính, khôi phục sản xuất công nghiệp, cho tư nhân
góp vốn kinh doanh các nhà máy, khai mỏ, khuyến khích giới công
thương, mở hợp tác xã, mở hội cổ phần; hỗ trợ và khuyến khích sản
xuất nông nghiệp, sửa chữa đê điều, lập quốc gia ngân hàng, lập
ngân quỹ toàn quốc và ngân quỹ xứ, tỉnh, phát hành giấy bạc, định lại các ngạch thuế.
Về cứu tế, kêu gọi lòng yêu nước thương nòi, lập quỹ cứu tế, lập kho
thóc cứu tế, đẩy mạnh khai hoang tăng gia sản xuất, quyên góp tiếp tế cho dân nghèo...
Về văn hoá, chống nạn mù chữ, cải cách giáo dục theo tinh thần
mới, mở đại học và trung học, xây dựng nền văn hoá mới theo ba
nguyên tắc: khoa học hoá, dân tộc hoá, đại chúng hoá.
Chỉ thị nhấn mạnh: muốn thực hiện được những nhiệm vụ trên
"Đảng và Mặt trận Việt Minh phải được củng cố và phát triển. Đảng
phải duy trì hệ thống tổ chức bí mật và nửa công khai của Đảng,
tuyển thêm đảng viên; giữ vững sinh hoạt của Đảng; thành lập Đảng
đoàn trong các cơ quan hành chính và các đoàn thể quần chúng; xây
dựng hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội;
Về Mặt trận Việt Minh thống nhất các tổ chức quần chúng trên toàn
quốc; phân biệt ranh giới giữa các Uỷ ban nhân dân và Việt Minh;
củng cố quyền lãnh đạo về Đảng trong Mặt trận, thống nhất Mặt
trận Việt - Miên - Lào chống Pháp xâm lược.
Chỉ thị còn đề ra các biện pháp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về
chính quyền, kháng chiến ở Nam Bộ, về chống và đề phòng nạn đói, về tổng tuyển cử...