Bài tập về nhà - Luật Hiến pháp | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Cácquyluật cơbản,đặcthùvềsựhìnhthành, tồntại, pháptriển của nhànướcvàphápluật. VD: Hiến pháp: Đây là văn bản quy định cấu trúc chính trị và quyền lực của 1 quốc gia. Nó bảovệcácquyềncơ bảncủacông dân vàđịnhrõvaitròvàtrách nhiệmcủachính phủ. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Hiến Pháp
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45936918 1
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của Lý luận nhà nước và pháp luật, cho VD
- Các quy luật cơ bản, đặc thù về sự hình thành, tồn tại, pháp triển của nhà nước và pháp luật
• VD: Hiến pháp: Đây là văn bản quy định cấu trúc chính trị và quyền lực của 1 quốc gia. Nó bảo
vệ các quyền cơ bản của công dân và định rõ vai trò và trách nhiệm của chính phủ.
• VD: Luật hình sự: Đây là lĩnh vực pháp luật liên quan đến các hành vi phạm tội và hình phạt
tương ứng. Nó bảo vệ an ninh và trật tự xã hội.
- Những vấn đề cơ bản, bao quát nhất của đời sống nhà nước và pháp luật
• VD: Quản lý tài chính công: Đây là vấn đề quan trọng trong đời sống nhà nước và pháp luật. Nó
bao gồm việc quản lý ngân sách, thuế và chi tiêu công cộng để đảm bảo sự phát triển và trật tự
kinh tế của một quốc gia.
- Mối quan hệ của nhà nước và pháp luật với các hiện tượng xã hội khác
• VD: Môi trường: Nhà nước và pháp luật đống vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường.
Chính phủ thông qua việc thiết lập và thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường,
giám sát và kiểm soát ô nhiễm, quản lý tài nguyên tự nhiên và khuyến khích các hoạt động bền vững.
- Các trường phái nhà nước, pháp luật
• VD: Chủ nghĩa xã hội: Là chủ nghĩa đề cao vai trò của nhà nước.
- Hệ thống các khái niệm cơ bản về nhà nước và pháp luật làm cơ sở cho các ngành khoa học pháp lý
• VD: Hiến pháp: Là văn bản cơ bản quy định cấu trúc chính trị và quyền lực của 1 quốc gia. Nó
bao gồm các quyền cơ bản của công dân và định rõ vai trò và trách nhiệm của chính phủ.
Câu 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Lý luận nhà nước và pháp luật, cho VD. - Phương pháp luận:
• Triết học duy vật Mác Lênin: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
VD về chủ nghĩa duy vật biện chứng: Phân tích sự phát triển của hệ thống kinh tế xã hội
từ chế độ nô lệ đến chế độ tư bản. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng sự phát triển
của xã hội xảy ra thông qua các mâu thuẫn và đấu tranh giữa các giai cấp xã hội khác nhau.
VD về chủ nghĩa duy vật lịch sử: Nghiên cứu sự phát triển của xã hội từ chế độ tư bản
đến chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa duy vật lịch sử sẽ phân tích mối quan hệ sản
xuất và mâu thuẫn xã hội trong ngữ cảnh này để hiểu rõ hơn về cách mà lực lượng sản
xuất và các yếu tố kinh tế khác ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.
• Các quan điểm tiến bộ, nhân văn khác của nhân loại:
VD: Chủ nghĩa tự do cá nhân: Quan điểm này tập trung vào quyền tự do và quyền lợi
của cá nhân. Nó khẳng định rằng mỗi người đều có quyền tự do trong việc lựa chọn và
hành động, miễn là không vi phạm quyền tự do của người khác.
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: trừu tượng khoa học, phân tích-tổng hợp, hệ thống, xã hội học,
thống kê, so sánh, nêu vấn đề
• Trừu tượng khoa học: Dựa trên cơ sở của phương pháp trừu tượng khoa học, lý luận chung về
nhà nước và pháp luật đã xây dựng nên khái niệm về vi phạm pháp luật, khái niệm quan hệ pháp luật, …
• Phân tích: Nhiều phạm trù nhà nước và pháp luật được xây dựng bằng cách thông qua sự phân
tích mà xác định những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của chúng
• Tổng hợp: có thể sử dụng phương pháp tổng hợp để kết hợp các lý thuyết từ lĩnh vực chính trị,
kinh tế, xã hội học và luật pháp để tạo ra 1 quan điểm mới.
• Hệ thống: Hành vi vi phạm pháp luật là mối liên hệ giữa hành vi lệch chuẩn các quy tắc xã hội
và hành vi trái pháp luật.
• Xã hội học: Bằng phương pháp quan sát, thăm dò dư luận xã hội, phỏng vấn, LLNNVPL có thể
đưa ra những đánh giá, kết luận khoa học, sát thực với thực tiễn về tâm lý pháp luật, nhu cầu
thông tin pháp luật, về dịch vụ pháp luật của các đối tượng dân cư. lOMoAR cPSD| 45936918 2
• Thống kê: Bằng phương pháp thống kê về số lượng, tần suất của sự thay đổi các quy định pháp
luật mà có thể đưa ra những nhận xét xác đáng về tính ổn định, hiệu lực, hiệu quả điều chỉnh pháp luật.
• So sánh: Phương pháp so sánh có thể tập trung vào việc nghiên cứu các hệ thống pháp luật khác
nhau và cách mà chúng quy định vai trò và quyền hạn của các cơ quan chính phủ. Bằng cách so
sánh các quy định pháp luật trong các quốc gia khác nhau, chúng ta có thể nhận ra sự đa dạng và
tương đồng trong cách mà các hệ thống pháp luật xác định.
• Nêu vấn đề: Sử dụng trong nghiên cứu, tìm hiểu, lý giải về xu hướng phát triển của hình thức
chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước, nguồn pháp luật trong thế giới hiện đại.
Câu 3: Sự hình thành nhà nước trong lịch sử: các quan điểm khác nhau về sự hình thành nhà nước,
các phương thức hình thành nhà nước trong lịch sử, cho VD về sự ra đời của nhà nước Văn lang Âu lạc.
- Các quan điểm khác nhau về sự hình thành nhà nước: thuyết thần quyền (phái Quân chủ, phái Giáo
quyền, phái Dân quyền), thuyết gia trưởng, thuyết khế ước xã hội, thuyết bạo lực, thuyết tâm lý, thuyết
thủy lợi, thuyết Mác Lê
- Các phương thức hình thành nhà nước trong lịch sử
• phương tây: nhà nước Aten, nhà nước Giecmanh, nhà nước Roma
• phương đông: trị thủy, thủy lợi và chống ngoại xâm
VD: Trước hết, bắt nguồn từ sự giải thể của công xã thị tộc và sự ra đời của công xã nông thôn –
1 hình thái xã hội xuất hiện phổ biến vào giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ và quá độ
sang xã hội có giai cấp. Sự ra đời của công xã nông thông là 1 trong những tiền đề cho sự hình thành của
quốc gia và nhà nước. Bên cạnh đó, nhân tố thuỷ lợi và tự vệ cũng đóng vai trò quan trọng đưa đến sự
hình thành lãnh thổ chung và tổ chức nhà nước đầu tiên thời Đông Sơn – Văn Lang. Vì đòi hỏi cần có
người chỉ huy đứng ra, cần đến sự liên ming và hợp nhất của nhiều bộ lạc lớn với nhau thành 1 lãnh thổ
chung do bộ lạc Văn Lang làm trung tâm, hình thành nên quốc gia đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Từ
các đơn vị công xã của xã hội nguyên thủy, bộ lạc đã hình thành nên các đơn vị hành chính (bộ) của một
quốc gia cùng với sự hình thành một lãnh thổ chung, một tổ chức chung để quản lý và điều hành xã hội.
Tuy sự ra đời của nước Văn Lang còn sơ khai và hơi sớm khi sự phân hóa xã hội chưa sâu sắc (như tác
động mạnh mẽ của yêu cầu thủy lợi và động cơ chống ngoại xâm thúc đẩy sự ra đời sớm của nó) nhưng
đã đánh dấu một mốc son quan trọng. Một bước phát triển mạnh mẽ, có ý nghĩa thời đại trong lịch sử
Việt Nam – mở đầu cho thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc.
Câu 4: Các đặc trưng cơ bản của nhà nước, cho VD, nêu định nghĩa nhà nước và phân tích. - Các đặc trưng:
+ quyền lực chính trị công cộng đặc biệt
+ về lãnh thổ và dân cư + chủ quyền quốc gia
+ là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo sự thực hiện pháp luật
+ có quyền quy định và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc
- Định nghĩa: nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực công của xã hội, của nhân dân, có chủ
quyền, thực hiện việc quản lý các công việc chung của toàn xã hội trên cơ sở pháp luật và lợi ích chung
với bộ máy nhà nước chuyên trách, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm các quyền, tự do của con
người, vì sự phát triển bền vững - Phân tích • Giải thích:
Quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của chủ thể này lên chủ thể khác và buộc chủ thể ấy phải phục tùng.
Quyền lực chính trị: là khả năng và ảnh hưởng mà một cá nhân, một nhóm, hoặc một tổ
chức có trong việc thực hiện và điều hành các quyết định chính trị. Quyền lực chính trị
có thể bao gồm quyền lập pháp, quyền thực thi và quyền tư pháp. Nó thường được sử lOMoAR cPSD| 45936918 3
dụng để định hình chính sách, quyết định về các vấn đề quan trọng trong xã hội và quản
lý các tài nguyên cũng như quyền hạn trong việc đưa ra quyết định cho cộng đồng.
Quyền lực công, còn được gọi là quyền lực công cộng: là khả năng và ảnh hưởng mà
một tổ chức hoặc chính phủ có để thực hiện, điều chỉnh và kiểm soát các quyết định và
hành động trong cộng đồng.
Bảo đảm các quyền, tự do của con người: trách nhiệm, nhiệm vụ của nhà nước.