Bài tập về phong tục tang ma - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Bài tập về phong tục tang ma - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Note :
- thêm hình ảnh minh họa 1 vài câu trong “...” và hình ảnh của một số
nghi lễ hay những vật dụng đã được nêu tên (kh cần nhiều).
- Phần được tô vàng là phần nói của bạn thuyết trình, còn lại phần
chữ đen cho vào slide.
1.Khái niệm tang ma:
- Đám tang hay còn gọi là tang lễ, tang ma là một trong những phong tục
trọng đại, nhất là đối với cha mẹ của người Việt. Tang ma bao gồm nhiều
quy trình và nghi lễ tiễn đưa của người đang sống thực hiện với người vừa
mất.
(hình ảnh tang ma)
- Trong việc tang ma, người Việt Nam bị giằng kéo giữa 2 thái cực:
+ cho rằng: sau khi chết, linh hồn sẽ về “thế giới bên Theo thế cực triết lí
kia” nên việc tang ma được xem như việc đưa tiễn.
Chính vì việc xem tang ma như việc đưa tiễn và với thói quen sống bằng
tương lai nên người Việt rất bình tĩnh, yên tâm chờ đón cái chết của mình.
Do đó, chết già được coi là một sự mừng “trẻ làm ma, già làm hội”. Nhiều
nơi người già chết còn đốt pháo, chắt chút để tang cụ kị thì đội khăn đỏ,
khăn vàng.
• Người Việt chuẩn bị khá chu đáo cho cái chết của mình: các cụ già tự
mình sắm áo quan (cỗ hậu, cỗ thọ) , quan tài xây hình vuông kê ngay
dưới bàn thờ, nhờ thầy địa lí đi tìm đất, xây sẵn sinh phần (mộ)…
• Người Việt tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia nên khi chôn cất cho
người chết người ta thường chôn cho người chết những vật dụng cần
thiết hoặc yêu thích của họ. Vì thế mà vào hàng năm, mỗi dịp Tết hay
kỵ giỗ chúng ta có thể thấy rõ nhất điều đó trong việc con cháu còn
đốt thêm vàng mã, quần áo giấy cho người chết dùng.
+ Theo thế cực trần tục cho rằng: chết là hết nên việc tang ma là việc xót
thương.
Vì xót thương nên có tục khiêng người chết đặt xuống đất, tục gọi hồn,
tục khóc than; con cháu không tâm trí nào nghĩ tới việc ăn mặc, đồ dùng,
đau buồn dễ sinh quẫn trí va đập thành trùng tang.
• Người Việt quan niệm “bán anh em xa mua láng giềng gần” nên khi
nhà có người mất, hàng xóm láng giềng không những góp công, góp
sức, giúp gia chủ lo toan mọi việc trong nhà mà còn để tang cho
nhau:
“ Họ dương ba tháng, láng giềng 3 ngày; Láng giềng còn để 3 ngày,
Chồng cô, vợ cậu một ngày cũng không.”
Tính cộng đồng.
• Người nông dân sống và làm bạn với thiên nhiên nên khi chủ chết,
cây cối cũng bởi vậy mà đau buồn mà để tang. Nhiều nơi còn có tục
đeo băng trắng cho cả cây cối trong vườn.
2. Ý nghĩa của tang ma:
- Bày tỏ lòng thương xót của người ở lại với người ra đi, thể hiện quan niệm
tôn quý sinh mạng con người của cư dân nông nghiệp:
“Người sống hơn đống vàng” ; “Người ta là hoa đất”
- Thể hiện tình cảm của một cộng đồng, một dân tộc, làng xóm gắn bó thân
thiết với nhau
(hình ảnh)
3. Nghi lễ tang ma
- Phong tục tang lễ của người Việt Nam thấm nhuần sâu sắc tinh thần triết lý
Âm dương Ngũ hành.
Về màu sắc, tất cả đều theo đúng trình tự ưu tiên của Ngũ hành:
tang lễ truyền thống Việt Nam dùng màu trắng là màu của hành Kim
( hướng Tây) theo ngũ hành mọi thứ liên quan đến hướng tây đều coi là
xấu: Nơi để mồ mả của người Việt thường là hướng Tây của làng; rừng
phía Tây cũng bị người dân tộc xem là rừng của ma, của quỷ. Sau màu
trắng là màu đen (phương Bắc- màu của hành Thuỷ). Chỉ khi chắt, chút
để tang cụ, kị ( đó là tốt vì chứng tỏ các cụ sống lâu) thì dùng các màu tốt
như màu đỏ (phương Nam) và màu vàng (trung ương).
Về loại số, âm ứng chẵn, dương ứng lẻ
vì vậy mọi thứ liên quan đến người chết đều là số chẵn , lạy trước linh
cữu phải là 2 hoặc 4 lạy. Ngược lại, mọi thứ liên quan đến người sống ở
cõi dương đều theo số lẻ. Vái người còn sống là 1 hoặc 3 lần vái.
Phân biệt tang cha với tang mẹ:
o Khi con trai chống gậy để tang thì “cha gậy tre, mẹ gậy vông” –
thân tre tròn biểu tượng dương, cành vông đẽo vuông biểu tượng
âm
o “cha đưa, mẹ đón” – tang cha đi sau quan tài, tang mẹ đi giật lùi
phái đầu quan tài
o Tục áo tang – tang cha mặc trở dằng sống lưng ra còn tang mẹ
mặc trở đằng sống lưng vào
- Nghi thức lễ tang của người Việt khá rườm rà và phức tạp với hơn 30 lễ
tục tang ma khác nhau (theo cuốn Almanach lịch sử - văn hóa truyền thống
Việt Nam) nhưng nhìn chung thì tang lễ thường được tổ chức như sau:
3.1.Nghi thức chuẩn bị tang lễ trước khi an táng:
o Trùng tang: Theo quan niệm của một số vùng miền ở nước ta, con
cháu cần phải ghi nhớ về ngày giờ mà người vừa mất trút hơi thở
cuối cùng để xem có rơi vào thời gian xấu hay không. Nếu người
mất đi vào giờ xấu, người nhà sẽ dán một lá bùa phía trên nắp quan
tài sau khi liệm. Khi đem chôn phải có người mang đồ quan tướng
đi trước đám tang để múa đao trừ tà ma. Lúc chôn xuống thì chấn
thêm 4 chiếc vỏ ốc ở 4 góc của ngôi mộ.
o Lập bàn thờ tang: Giường của linh hồn được đặt ở phía đông, để
gối và màn như lúc còn sống. Bàn thờ đặt trước linh cửu, giữa bàn
thờ đặt thêm bài vị ghi rõ họ tên, cho vào di ảnh của người mất. Bát
nhang phía trước, hai bên là đèn nến, rượu và mâm ngũ quả.
o Hạ tịch: Đây là nghi thức mang hàm ý con người sinh ra từ đất thì
khi mất cũng sẽ về với đất. Người ta sẽ trải chiếu xuống đất rồi đặt
thi thể nằm đó một lát rồi mới đưa lên, với mong muốn sẽ hoàn sinh
khí cho người vừa mất.
o Cáo phó: Cáo phó là một tờ thông báo được dán trước nhà có tang
gia. Trên đó sẽ ghi rõ thông tin của người vừa chết như: tên, ngày
sinh, ngày giờ mất, chi tiết về thời gian thực hiện tang lễ, địa điểm
làm lễ, địa điểm chôn cất,… với mục đích thông báo với người thân,
bạn bè. Ngày nay, người ta còn đăng cáo phó lên các trang mạng
xã hội, đi kèm đó là thay đổi ảnh đại diện sang màu đen hoặc để
hình hoa sen trắng để thay lời thông báo rằng gia đình đang có
tang. Những người không thể đến trực tiếp vẫn có thể gửi lời chia
buồn đến gia chủ.
o Khâm liệm và nhập quan: Là thủ tục mà người ta sẽ dùng tấm vải
trắng quấn quanh người chết. Sau khi liệm và nhập quan (cho thi
thể người chết vào quan tài), thì người thân sẽ đứng xung quanh
quan tài và nâng người chết bằng tấm vải tạ quan rồi mới đặt vào
trong quan tài. Phía trên quan tài người ta còn đặt một bát cơm có
một quả trứng gà luộc và cắm một đôi đũa, quan tài luôn phải được
hướng đầu ra phía ngoài.
o : Phát tang (lễ thành phục) Mỗi người trong gia đình và họ hàng sẽ
được phát đồ tang, mặc áo tang, quấn khăn tang (tuỳ vai vế), chính
thức chịu tang kể từ giây phút đó.
o Phúng điếu: Đây là một phong tục đặc trưng trong đám ma của
người Việt Nam. Những người đến thăm viếng sẽ kèm theo phúng
điếu như một hình thức thăm hỏi, chia sẻ và khích lệ gia quyến.
Người ta có thể phúng điếu bằng tiền, hoa quả, nhang đèn,…những
người có mang tang phục thì không nên ra tiếp người đến phúng
viếng. Tuỳ theo phong tục của gia đình mà khách đến viếng có thể
vái lạy hoặc cúi đầu trước linh cửu. Ngày nay, một số gia đình có
nguyện vọng không nhận tiền phúng điếu, lúc này bạn có thể thay
thế bằng giỏ trái cây hoặc vòng hoa tang để thể hiện sự chân thành
của bản thân khi đi thăm viếng.
3.2. Nghi thức an táng
o Động quan: Là khiêng quan tài đến nơi an táng cuối cùng (địa
táng hoặc hoả táng). Thường việc này sẽ được đội ngũ an táng
hoặc các thanh niên khoẻ mạnh trong làng thực hiện.
o : Hạ huyệt hoặc hỏa thiêu Tiến hành chôn cất hoặc hoả thiêu, tuỳ
vào gia chủ đã chọn phương pháp an táng nào.
o Rước di ảnh về thờ: Mang di ảnh của người mất về để lên bàn
thờ để tiếp tục lo việc nhang đèn, cúng kiếng.
3.3. Nghi thức sau an táng:
o Lễ cúng ba ngày: Sau khi chôn cất được 3 ngày, người nhà sẽ
làm lễ cúng, đến viếng mộ mà người ta còn gọi là mở cửa mả.
o Lễ cúng 49 ngày: Hay còn gọi là tuần chung thất. Sau khi chôn
và lập bàn thờ, người nhà sẽ cúng cơm liên tục cho người đã
mất. Đến tuần thứ 7 thì làm lễ chung thất và ngưng cúng cơm
mỗi ngày.
o Lễ cúng 100 ngày: Sau 100 ngày, người nhà sẽ mời thầy về làm
lễ thôi khóc. Thầy cúng sẽ đốt tang phục, đồ dùng cho người
chết, sau đó mang di ảnh của người mất lên bàn thờ tổ tiên.
o Giỗ đầu: Tính theo âm lịch sau khi người mất được 1 năm thì
gia quyến sẽ tổ chức giỗ đầu để tưởng nhớ.
o Xả tang (mãn tang): Sau khi mất được 3 năm, người nhà sẽ làm
lễ mãn tang, chính thức kết thúc tang.
4. Những điều kiêng kỵ trong phong tục tang ma của người Việt
o Không được để nước mắt rơi vào thi thể người chết. Điều này sẽ
khiến quỷ nhập tràng, đời con cháu về sau làm ăn khó khăn.
o Khi chưa đặt người chết vào quan tài, gia đình nên canh không
được cho chó mèo lại gần để tránh gặp trường hợp người chết
bật dậy.
o Theo quan niệm từ xưa, tuyệt đối không được dùng gỗ cây liễu
để đóng quan tài. Bởi gỗ liễu vốn không có hạt, nên sẽ khiến cho
thế hệ sau không có con cháu. Thay vào đó, người ta sẽ dùng gỗ
của cây tùng, cây bách.
5. Thời gian để tang
Thời gian để tang đại tang là 3 năm. Nhưng thực tế thì người Đại tang:
ta chỉ để tang đến 27 tháng. Những người để đại tang thường dành cho
người mất là cha mẹ ruột, con dâu để tang ba mẹ chồng, vợ để tang
chồng, cháu đích tôn hoặc cháu thừa trọng để tang ông bà, chắt thừa
trọng để tang ông bà cố cụ.
Là thời gian để tang từ 3 tháng đến 1 năm. Tuỳ vào thân sơ Tiểu tang:
mà thời gian để tang cũng khác nhau.
| 1/5

Preview text:

Note :
- thêm hình ảnh minh họa 1 vài câu trong “...” và hình ảnh của một số
nghi lễ hay những vật dụng đã được nêu tên (kh cần nhiều).
- Phần được tô vàng là phần nói của bạn thuyết trình, còn lại phần

chữ đen cho vào slide. 1.Khái niệm tang ma:
- Đám tang hay còn gọi là tang lễ, tang ma là một trong những phong tục
trọng đại, nhất là đối với cha mẹ của người Việt. Tang ma bao gồm nhiều
quy trình và nghi lễ tiễn đưa của người đang sống thực hiện với người vừa
mất. (hình ảnh tang ma)
- Trong việc tang ma, người Việt Nam bị giằng kéo giữa 2 thái cực:
+ Theo thế cực triết lí cho rằng: sau khi chết, linh hồn sẽ về “thế giới bên
kia” nên việc tang ma được xem như việc đưa tiễn.
Chính vì việc xem tang ma như việc đưa tiễn và với thói quen sống bằng
tương lai nên người Việt rất bình tĩnh, yên tâm chờ đón cái chết của mình.
Do đó, chết già được coi là một sự mừng “trẻ làm ma, già làm hội”. Nhiều
nơi người già chết còn đốt pháo, chắt chút để tang cụ kị thì đội khăn đỏ, khăn vàng.

• Người Việt chuẩn bị khá chu đáo cho cái chết của mình: các cụ già tự
mình sắm áo quan (cỗ hậu, cỗ thọ) , quan tài xây hình vuông kê ngay
dưới bàn thờ, nhờ thầy địa lí đi tìm đất, xây sẵn sinh phần (mộ)…
• Người Việt tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia nên khi chôn cất cho
người chết người ta thường chôn cho người chết những vật dụng cần
thiết hoặc yêu thích của họ. Vì thế mà vào hàng năm, mỗi dịp Tết hay
kỵ giỗ chúng ta có thể thấy rõ nhất điều đó trong việc con cháu còn
đốt thêm vàng mã, quần áo giấy cho người chết dùng.

+ Theo thế cực trần tục cho rằng: chết là hết nên việc tang ma là việc xót thương.
Vì xót thương nên có tục khiêng người chết đặt xuống đất, tục gọi hồn,
tục khóc than; con cháu không tâm trí nào nghĩ tới việc ăn mặc, đồ dùng,
đau buồn dễ sinh quẫn trí va đập thành trùng tang.

• Người Việt quan niệm “bán anh em xa mua láng giềng gần” nên khi
nhà có người mất, hàng xóm láng giềng không những góp công, góp
sức, giúp gia chủ lo toan mọi việc trong nhà mà còn để tang cho nhau:

“ Họ dương ba tháng, láng giềng 3 ngày; Láng giềng còn để 3 ngày,
Chồng cô, vợ cậu một ngày cũng không.”
Tính cộng đồng.
• Người nông dân sống và làm bạn với thiên nhiên nên khi chủ chết,
cây cối cũng bởi vậy mà đau buồn mà để tang. Nhiều nơi còn có tục
đeo băng trắng cho cả cây cối trong vườn.
2. Ý nghĩa của tang ma:
- Bày tỏ lòng thương xót của người ở lại với người ra đi, thể hiện quan niệm
tôn quý sinh mạng con người của cư dân nông nghiệp:
“Người sống hơn đống vàng” ; “Người ta là hoa đất”
- Thể hiện tình cảm của một cộng đồng, một dân tộc, làng xóm gắn bó thân
thiết với nhau (hình ảnh) 3. Nghi lễ tang ma
- Phong tục tang lễ của người Việt Nam thấm nhuần sâu sắc tinh thần triết lý Âm dương Ngũ hành.
Về màu sắc, tất cả đều theo đúng trình tự ưu tiên của Ngũ hành:
tang lễ truyền thống Việt Nam dùng màu trắng là màu của hành Kim
( hướng Tây) theo ngũ hành mọi thứ liên quan đến hướng tây đều coi là
xấu: Nơi để mồ mả của người Việt thường là hướng Tây của làng; rừng
phía Tây cũng bị người dân tộc xem là rừng của ma, của quỷ.
Sau màu
trắng là màu đen (phương Bắc- màu của hành Thuỷ). Chỉ khi chắt, chút
để tang cụ, kị ( đó là tốt vì chứng tỏ các cụ sống lâu) thì dùng
các màu tốt
như màu đỏ (phương Nam) và màu vàng (trung ương).
Về loại số, âm ứng chẵn, dương ứng lẻ
vì vậy mọi thứ liên quan đến người chết đều là số chẵn , lạy trước linh
cữu phải là 2 hoặc 4 lạy. Ngược lại, mọi thứ liên quan đến người sống ở
cõi dương đều theo số lẻ. Vái người còn sống là 1 hoặc 3 lần vái.

 Phân biệt tang cha với tang mẹ: o
Khi con trai chống gậy để tang thì “cha gậy tre, mẹ gậy vông” –
thân tre tròn biểu tượng dương, cành vông đẽo vuông biểu tượng âm o
“cha đưa, mẹ đón” – tang cha đi sau quan tài, tang mẹ đi giật lùi phái đầu quan tài o
Tục áo tang – tang cha mặc trở dằng sống lưng ra còn tang mẹ
mặc trở đằng sống lưng vào

- Nghi thức lễ tang của người Việt khá rườm rà và phức tạp với hơn 30 lễ
tục tang ma khác nhau (theo cuốn Almanach lịch sử - văn hóa truyền thống
Việt Nam) nhưng nhìn chung thì tang lễ thường được tổ chức như sau:
3.1.Nghi thức chuẩn bị tang lễ trước khi an táng:
o Trùng tang: Theo quan niệm của một số vùng miền ở nước ta, con
cháu cần phải ghi nhớ về ngày giờ mà người vừa mất trút hơi thở
cuối cùng để xem có rơi vào thời gian xấu hay không. Nếu người
mất đi vào giờ xấu, người nhà sẽ dán một lá bùa phía trên nắp quan
tài sau khi liệm. Khi đem chôn phải có người mang đồ quan tướng
đi trước đám tang để múa đao trừ tà ma. Lúc chôn xuống thì chấn
thêm 4 chiếc vỏ ốc ở 4 góc của ngôi mộ.

o Lập bàn thờ tang: Giường của linh hồn được đặt ở phía đông, để
gối và màn như lúc còn sống. Bàn thờ đặt trước linh cửu, giữa bàn
thờ đặt thêm bài vị ghi rõ họ tên, cho vào di ảnh của người mất. Bát
nhang phía trước, hai bên là đèn nến, rượu và mâm ngũ quả.

o Hạ tịch: Đây là nghi thức mang hàm ý con người sinh ra từ đất thì
khi mất cũng sẽ về với đất. Người ta sẽ trải chiếu xuống đất rồi đặt
thi thể nằm đó một lát rồi mới đưa lên, với mong muốn sẽ hoàn sinh
khí cho người vừa mất.

o Cáo phó: Cáo phó là một tờ thông báo được dán trước nhà có tang
gia. Trên đó sẽ ghi rõ thông tin của người vừa chết như: tên, ngày
sinh, ngày giờ mất, chi tiết về thời gian thực hiện tang lễ, địa điểm
làm lễ, địa điểm chôn cất,… với mục đích thông báo với người thân,
bạn bè. Ngày nay, người ta còn đăng cáo phó lên các trang mạng
xã hội, đi kèm đó là thay đổi ảnh đại diện sang màu đen hoặc để
hình hoa sen trắng để thay lời thông báo rằng gia đình đang có
tang. Những người không thể đến trực tiếp vẫn có thể gửi lời chia buồn đến gia chủ.

o Khâm liệm và nhập quan: Là thủ tục mà người ta sẽ dùng tấm vải
trắng quấn quanh người chết. Sau khi liệm và nhập quan (cho thi
thể người chết vào quan tài), thì người thân sẽ đứng xung quanh
quan tài và nâng người chết bằng tấm vải tạ quan rồi mới đặt vào

trong quan tài. Phía trên quan tài người ta còn đặt một bát cơm có
một quả trứng gà luộc và cắm một đôi đũa, quan tài luôn phải được
hướng đầu ra phía ngoài.

o Phát tang (lễ thành phục): Mỗi người trong gia đình và họ hàng sẽ
được phát đồ tang, mặc áo tang, quấn khăn tang (tuỳ vai vế), chính
thức chịu tang kể từ giây phút đó.

o Phúng điếu: Đây là một phong tục đặc trưng trong đám ma của
người Việt Nam. Những người đến thăm viếng sẽ kèm theo phúng
điếu như một hình thức thăm hỏi, chia sẻ và khích lệ gia quyến.
Người ta có thể phúng điếu bằng tiền, hoa quả, nhang đèn,…những
người có mang tang phục thì không nên ra tiếp người đến phúng
viếng. Tuỳ theo phong tục của gia đình mà khách đến viếng có thể
vái lạy hoặc cúi đầu trước linh cửu. Ngày nay, một số gia đình có
nguyện vọng không nhận tiền phúng điếu, lúc này bạn có thể thay
thế bằng giỏ trái cây hoặc vòng hoa tang để thể hiện sự chân thành
của bản thân khi đi thăm viếng.

3.2. Nghi thức an táng
o Động quan: Là khiêng quan tài đến nơi an táng cuối cùng (địa
táng hoặc hoả táng). Thường việc này sẽ được đội ngũ an táng
hoặc các thanh niên khoẻ mạnh trong làng thực hiện.

o Hạ huyệt hoặc hỏa thiêu: Tiến hành chôn cất hoặc hoả thiêu, tuỳ
vào gia chủ đã chọn phương pháp an táng nào.
o Rước di ảnh về thờ: Mang di ảnh của người mất về để lên bàn
thờ để tiếp tục lo việc nhang đèn, cúng kiếng.
3.3. Nghi thức sau an táng:
o Lễ cúng ba ngày: Sau khi chôn cất được 3 ngày, người nhà sẽ
làm lễ cúng, đến viếng mộ mà người ta còn gọi là mở cửa mả.
o Lễ cúng 49 ngày: Hay còn gọi là tuần chung thất. Sau khi chôn
và lập bàn thờ, người nhà sẽ cúng cơm liên tục cho người đã
mất. Đến tuần thứ 7 thì làm lễ chung thất và ngưng cúng cơm mỗi ngày.

o Lễ cúng 100 ngày: Sau 100 ngày, người nhà sẽ mời thầy về làm
lễ thôi khóc. Thầy cúng sẽ đốt tang phục, đồ dùng cho người
chết, sau đó mang di ảnh của người mất lên bàn thờ tổ tiên.

o Giỗ đầu: Tính theo âm lịch sau khi người mất được 1 năm thì
gia quyến sẽ tổ chức giỗ đầu để tưởng nhớ.
o Xả tang (mãn tang): Sau khi mất được 3 năm, người nhà sẽ làm
lễ mãn tang, chính thức kết thúc tang.
4. Những điều kiêng kỵ trong phong tục tang ma của người Việt
o Không được để nước mắt rơi vào thi thể người chết. Điều này sẽ
khiến quỷ nhập tràng, đời con cháu về sau làm ăn khó khăn.
o Khi chưa đặt người chết vào quan tài, gia đình nên canh không
được cho chó mèo lại gần để tránh gặp trường hợp người chết bật dậy.
o Theo quan niệm từ xưa, tuyệt đối không được dùng gỗ cây liễu
để đóng quan tài. Bởi gỗ liễu vốn không có hạt, nên sẽ khiến cho
thế hệ sau không có con cháu. Thay vào đó, người ta sẽ dùng gỗ
của cây tùng, cây bách.

5. Thời gian để tang
Đại tang: Thời gian để tang đại tang là 3 năm. Nhưng thực tế thì người
ta chỉ để tang đến 27 tháng. Những người để đại tang thường dành cho
người mất là cha mẹ ruột, con dâu để tang ba mẹ chồng, vợ để tang
chồng, cháu đích tôn hoặc cháu thừa trọng để tang ông bà, chắt thừa
trọng để tang ông bà cố cụ.

Tiểu tang: Là thời gian để tang từ 3 tháng đến 1 năm. Tuỳ vào thân sơ
mà thời gian để tang cũng khác nhau.