Bài tập: Vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương | Tài chính tiền tệ

Bài tập: Vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương | Tài chính tiền tệ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Học viện Ngân hàng 1 K tài liệu

Thông tin:
6 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập: Vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương | Tài chính tiền tệ

Bài tập: Vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương | Tài chính tiền tệ với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

120 60 lượt tải Tải xuống
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thân Thị Vi Linh - giảng
viên bộ môn Tài chính – Tiền tệ. Trong suốt quá trình học tập, cô đã rất tâm huyết đạy
hướng dẫn cho chúng em nhiều điều bổ ích trong môn học kỹ năng làm một bài
nghiên cứu để chúng em có đù kiến thức được thực hiện bài nghiên cứu này. Tuy nhiên vì
kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong sẽ
nhận được những lời góp ý từ cô để bài nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
1.3. Vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương
1.3.1. Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ
Theo hình này, NHTW nằm trong nội các Chính phủ chịu schi phối trực
tiếp của Chính phủ về nhân sự, về tài chính đặc biệt về các quyết định liên quan đến
việc xây dựng và thực hiện CSTT.
Hình 1.3.1. Sơ đồ mô
hình NHTW trực thuộc Chính phủ
Các nước áp dụng hình này phần lớn các nước châu Á, hoặc các nước thuộc
khối XHCN trước đây. Nó phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm
năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển. thể coi đây động lực chủ yếu
của hình NHTW trực thuộc Chính phủ. Theo đó, Chính phủ thể dễ dàng sử dụng
NHTW nhưcông cụ phục vụ cho các mục tiêu cấp bách trước mắt của quốc gia; đồng
thời CSTT cũng được kiểm soát với mục đích sử dụng phối hợp đồng bộ với các chính
sách kinh tế vĩkhác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng
thể các chính sách đối với các mục tiêu mô trong thời kỳ. Điều này một mình NHTW
không thể đảm nhiệm được.
Điểm hạn chế chủ yếu của hình này là NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc
thực hiện CSTT. Sự phụ thuộc vào Chính phú có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài
hạn của mình ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự lớn
mạnh nhanh chóng của các nước thuộc nhóm NIC (như Singapore, Hàn Quốc, Đài
Loan...), nơi NHTW là một bộ phận trong guồng máy của Chính phủ, là một bằng chứng
có sức thuyết phục về sự phù hợp của mô hình tổ chức này đối với truyền thông văn hóa
Á Đông.
NHNN Việt Nam được tổ chức theo mô hình phụ thuộc vào Chính phủ và đó là mô
hình phù hợp với thể chế chính trị cũng như yêu cầu quản phát triển kinh tế hiện
nay.
1.3.2. Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ
Theo hình này, NHTW không nằm trong nội các của Chính phủ. Quan hệ giữa
NHTW và Chính phủ là quan hệ hợp tác được thể hiện trong mô hình sau:
Hình 1.3.2. Sơ đồ mô hình NHTW độc lập với Chính phủ
Điển hình cho trường phái này Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ, NHTW Thuy
Sĩ, NHTW Pháp, NHTW Nhật Bản gần đây NHTW châu Âu. Xu hướng tổ chức
NHTW theo mô hình này đang ngày càng tăng lên ở các nước thị trường phát triển.
Theo hình này NHTWcó quyền quyết định đến việc xây dựng thực hiện
CSTT không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của Ngân sách hoặc các áp lực
chính trị khác. Kinh nghiệm cho thấy rằng bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị trước
mắt, phần lớn nhằm gây ấn tượng trước thời kỳ bầu cử của Chính phủ, NHTW sẽ
không thể theo đuổi được các mục tiêu chính sách dài hạn. Hơn nữa, theo quan điểm dân
chủ cổ truyền của châu Âu thì mọi chính sách phải được phục vụ cho quyền lợi của công
chúng phải được quyết định bởi Quốc hội- đại diện cho quyền lực của toàn dân- chứ
không phải là một nhóm các nhà chính trị.
Tuy nhiên, không phải tất cả các NHTW được tổ chức theo hình này đều đảm
bảo được sự độc lập hoàn toàn khỏi áp lực của Chính phủ khi điều hành CSTT. Mức độ
độc lập của mỗi NHTW phụ thuộc vảo sự chi phối của người đứng đầu Nhà nước vào
chế lập pháp và nhân sự của NHTW.
Không có một mô hình nào có thể được coi là thích hợp cho mọi quốc gia. Việc lựa
chọn mối quan hệ thích hợp giữa NHTW với Chính phú phải tuỳ thuộc vào chế độ chính
trị, yêu cầu phát triển kinh tế, đặc điểm lịch sử sự phát triển của hệ thống ngân hàng
của từng nước. Tuy nhiên trong một chừng mực nhất định nó cũng bị ảnh hưởng bởi trào
lưu của thế giới.
2.2. Phân tích
2.2.1. Vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW Anh
a. Về vị trí pháp lý
Vị trí pháp của NHTW Anh được quy định chủ yếu bởi Luật Ngân hàng năm
1998. Luật này xác định chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của NHTW Anh:
+ Độc lập tài chính: Ngân hàng Trung ương của Anh, cụ thể là Ngân hàng Anh (Bank of
England), độc lập tài chính với Chính phủ Quốc hội Anh. Điều này đảm bảo rằng
quyết định về chính sách tiền tệ, bao gồm việc xác định lãi suất cơ bản và việc tạo ra tiền
mặt, không bị ảnh hưởng bởi áp lực chính trị.
+ Độc lập quyết định chính sách tiền tệ: NHTW nhiệm vụ quản chính sách tiền tệ
để duy trì ổn định giá tài chính. Họ quyết định về mức lãi suất bản, mua bán trái
phiếu chính phủ thực hiện các biện pháp khác để điều chỉnh tình hình kinh tế. Quyết
định việc in tiền và quản lý nguồn tiền tệ để duy trì ổn định kinh tế
+ Hiệp định độc lập: Ngày 6 tháng 5 năm 1997, Chính phủ Anh đã ký Hiệp định về độc
lập tài chính với NHTW, giới thiệu một chế quy định việc NHTW quyền tự
quyết định về chính sách tiền tệ không cần phải thông qua Quốc hội. Hiệp định này
đã cụ thể hóa sự độc lập của NHTW trong việc thực hiện chính sách tiền tệ.
+ Quản lí hệ thống tài chính: trách nhiệm quảngiám sát hoạt động cả các ngân
hàng thương mại tổ chức tài chính khác trong hệ thống tài chính Anh. đảm bảo
tính ổn định và an toàn cho hệ thống tài chính của đất nước
+ Quan hệ với chính phủ : NHTW Anh quan hệ đặc biệt với chính phủ Anh. Mặc
là một tổ chức độc lập, nhân hàng này thường hợp tác chặt chẽ với chính phủ để đảm bảo
sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước
=> NHTW Anh là một tổ chức độc lập có vai trò quan trọng trong việc quản lí chính sách
tiền tệ và hệ thống tài chính của Anh.
b. Về mô hình tổ chức
Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England) tổ chức theo hình NHTW độc
lập với Chính phủ, có sự cân đối giữa tính độc lập và quyền lực quản lý của nó. Dưới đây
là các thành phần chính trong mô hình tổ chức của NHTW Anh:
+ Hội đồng quản trị (Court of Directors): Đây bộ phận cao cấp nhất của ngân hàng,
gồm 12 thành viên chủ yếu được bầu cử từ các thành viên ngoại vi và các quyền lợi khác
của ngân hàng. Họ có trách nhiệm giám sát hoạt động của NHTW Anh.
+ Hội đồng Kinh tế Chính sách (Monetary Policy Committee - MPC): MPC
quan quyết định chính sách tiền tệ của NHTW Anh. Bao gồm 9 thành viên, trong đó
Thống đốc và hai Phó thống đốc của ngân hàng cùng với các chuyên gia khác.
+ Lãnh đạo chủ chốt: Gồm Thống đốc (Governor), hai Phó thống đốc (Deputy
Governors) Giám đốc điều hành (Chief Executive). Họ đảm nhận vai trò lãnh đạo
chiến lược và quản lý hàng ngày của NHTW Anh.
+ Cơ quan quản lý chính sách tài chính (Prudential Regulation Authority - PRA): PRA là
một tổ chức quy định giám sát các ngân hàng, công ty bảo hiểm các tổ chức tài
chính khác. Nó được thành lập để đảm bảo tính ổn định và an toàn của hệ thống tài chính
Anh.
=> Mô hình tổ chức của NHTW Anh cũng gắn kết với các nguyên tắc quy định pháp
được áp dụng trong quá trình hoạt động. Điều này đảm bảo sự độc lập điều chỉnh
chặt chẽ của ngân hàng, nhằm đảm bảo ổn định phát triển của hệ thống tài chính
kinh tế Anh.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHTW Anh
Ngân hàng trung ương của Anh (Bank of England, viết tắt BoE) một trong
những ngân hàng trung ương lâu đời nhất trên thế giới đóng một vai trò quan trọng
trong hệ thống tài chính của Anh toàn cầu. Dưới đây chức năng nhiệm vụ của
BoE theo các tiêu chí:
Chức năng ngân hàng phát hành: BoE có trách nhiệm phát hành tiền tệ, nghĩa là nó
quyền in tiền giấy đúc tiền xu cho Anh. Điều này giúp đảm bảo sự ổn định
giữ giá trị của tiền tệ. Hơn nữa, BoE phối hợp với các quan liên quan để
chống giả mạo tiền tệ.
Chức năng ngân hàng của các ngân hàng: BoE cung cấp dịch vụ tài khoản và giao
dịch cho các ngân hàng khác, đóng vai trò như "ngân hàng cuối cùng" (lender
of last resort), nghĩacung cấp vốn cho các ngân hàng khác trong trường hợp họ
gặp khó khăn về thanh khoản thực hiện chính sách tiền tệ thông qua việc điều
chỉnh lãi suất cơ bản, các hoạt động mua bán trái phiếu trên thị trường mở.
Chức năng ngân hàng của Chính phủ: BoE quản tài khoản của Chính phủ Anh
và thực hiện các giao dịch tài chính cho phía chính phủ. Ngoài ra, nó còn cung cấp
vấn về chính sách tài chính tiền tệ cho chính phủ, thực hiện các cuộc phát
hành trái phiếu Chính phủ và quản lý khoản nợ công.
Chức năng quản lý Nhà nước của NHTW Anh: Giữ vững sự ổn định của hệ thống
tài chính, giám sát các ngân hàng tổ chức tài chính lớn để đảm bảo họ hoạt
động một cách an toàn, hiệu quả và sự ổn định giá cả thông qua việc kiểm soát lạm
phát. Hợp tác với các cơ quan quản lý tài chính khác ở Anh và quốc tế để cung cấp
một hệ thống tài chính ổn định và an toàn.
Chức năng khác
+ Cung cấp thông tin nghiên cứu: Ngân hàng Trung ương Anh thu thập, phân
tích và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế và tài chính để hỗ trợ việc ra quyết
định chính sách của chính phủ và các cơ quan liên quan. Nó cũng thực hiện nghiên
cứu và phân tích về các vấn đề kinh tế, tài chính và tiền tệ.
+ Vai trò quốc tế: Ngân hàng Trung ương Anh đại diện cho Anh trong các tổ chức
tài chính quốc tế như Liên minh Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương
Châu Âu. Nó tham gia vào các cuộc đối thoại và hợp tác với ngân hàng trung ương
của các quốc gia khác để đảm bảo sự ổn định toàn cầu.
Nhìn chung, NHTW Anh (Bank of England - BoE) đóng vai trò quan trọng trong
việc duy trì sự ổn định kinh tế tài chính của Anh. BoE không chỉ quản việc phát
hành tiền tệ còn giám sát hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng thương mại, cung
cấp dịch vụ tài chính cho chính phủ, giữ vai trò trung tâm trong việc thiết lập chính
sách tiền tệ. Để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính, BoE cũng tham gia giám sát,
đánh giá rủi ro và cung cấp hướng dẫn cho các tổ chức tài chính khác.
Danh mục các từ viết tắt
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT
NHTW - Ngân hàng Trung ương
CSTT - Chính sách tiền tệ
XHCN - Xã hội chủ nghĩa
NIC Newly Industrialized Nước công nghiệp mới Country
MPC Monetary Policy Committee Hội đồng Kinh tế và Chính sách
PRA Prudential Regulation Authority Cơ quan quản lý chính sách tài chính
BoE Bank of England Ngân hàng Trung ương Anh
| 1/6

Preview text:

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Thân Thị Vi Linh - giảng
viên bộ môn Tài chính – Tiền tệ. Trong suốt quá trình học tập, cô đã rất tâm huyết đạy và
hướng dẫn cho chúng em nhiều điều bổ ích trong môn học và kỹ năng làm một bài
nghiên cứu để chúng em có đù kiến thức được thực hiện bài nghiên cứu này. Tuy nhiên vì
kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em mong sẽ
nhận được những lời góp ý từ cô để bài nghiên cứu có thể hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
1.3. Vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của Ngân hàng Trung ương
1.3.1. Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ
Theo mô hình này, NHTW nằm trong nội các Chính phủ và chịu sự chi phối trực
tiếp của Chính phủ về nhân sự, về tài chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến
việc xây dựng và thực hiện CSTT. Hình 1.3.1. Sơ đồ mô
hình NHTW trực thuộc Chính phủ
Các nước áp dụng mô hình này phần lớn là các nước châu Á, hoặc các nước thuộc
khối XHCN trước đây. Nó phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực để khai thác tiềm
năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển. Có thể coi đây là động lực chủ yếu
của mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ. Theo đó, Chính phủ có thể dễ dàng sử dụng
NHTW như là công cụ phục vụ cho các mục tiêu cấp bách trước mắt của quốc gia; đồng
thời CSTT cũng được kiểm soát với mục đích sử dụng phối hợp đồng bộ với các chính
sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều lượng tác động hiệu quả của tổng
thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô trong thời kỳ. Điều này một mình NHTW
không thể đảm nhiệm được.
Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình này là NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong việc
thực hiện CSTT. Sự phụ thuộc vào Chính phú có thể làm cho NHTW xa rời mục tiêu dài
hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sự lớn
mạnh nhanh chóng của các nước thuộc nhóm NIC (như Singapore, Hàn Quốc, Đài
Loan...), nơi NHTW là một bộ phận trong guồng máy của Chính phủ, là một bằng chứng
có sức thuyết phục về sự phù hợp của mô hình tổ chức này đối với truyền thông văn hóa Á Đông.
NHNN Việt Nam được tổ chức theo mô hình phụ thuộc vào Chính phủ và đó là mô
hình phù hợp với thể chế chính trị cũng như yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế hiện nay.
1.3.2. Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ
Theo mô hình này, NHTW không nằm trong nội các của Chính phủ. Quan hệ giữa
NHTW và Chính phủ là quan hệ hợp tác được thể hiện trong mô hình sau:
Hình 1.3.2. Sơ đồ mô hình NHTW độc lập với Chính phủ
Điển hình cho trường phái này là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ, NHTW Thuy
Sĩ, NHTW Pháp, NHTW Nhật Bản và gần đây là NHTW châu Âu. Xu hướng tổ chức
NHTW theo mô hình này đang ngày càng tăng lên ở các nước thị trường phát triển.
Theo mô hình này NHTWcó quyền quyết định đến việc xây dựng và thực hiện
CSTT mà không bị ảnh hưởng bởi các áp lực chi tiêu của Ngân sách hoặc các áp lực
chính trị khác. Kinh nghiệm cho thấy rằng bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị trước
mắt, mà phần lớn là nhằm gây ấn tượng trước thời kỳ bầu cử của Chính phủ, NHTW sẽ
không thể theo đuổi được các mục tiêu chính sách dài hạn. Hơn nữa, theo quan điểm dân
chủ cổ truyền của châu Âu thì mọi chính sách phải được phục vụ cho quyền lợi của công
chúng và phải được quyết định bởi Quốc hội- đại diện cho quyền lực của toàn dân- chứ
không phải là một nhóm các nhà chính trị.
Tuy nhiên, không phải tất cả các NHTW được tổ chức theo mô hình này đều đảm
bảo được sự độc lập hoàn toàn khỏi áp lực của Chính phủ khi điều hành CSTT. Mức độ
độc lập của mỗi NHTW phụ thuộc vảo sự chi phối của người đứng đầu Nhà nước vào cơ
chế lập pháp và nhân sự của NHTW.
Không có một mô hình nào có thể được coi là thích hợp cho mọi quốc gia. Việc lựa
chọn mối quan hệ thích hợp giữa NHTW với Chính phú phải tuỳ thuộc vào chế độ chính
trị, yêu cầu phát triển kinh tế, đặc điểm lịch sử và sự phát triển của hệ thống ngân hàng
của từng nước. Tuy nhiên trong một chừng mực nhất định nó cũng bị ảnh hưởng bởi trào lưu của thế giới. 2.2. Phân tích
2.2.1. Vị trí pháp lý và mô hình tổ chức của NHTW Anh
a. Về vị trí pháp lý
Vị trí pháp lí của NHTW Anh được quy định chủ yếu bởi Luật Ngân hàng năm
1998. Luật này xác định chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của NHTW Anh:
+ Độc lập tài chính: Ngân hàng Trung ương của Anh, cụ thể là Ngân hàng Anh (Bank of
England), có độc lập tài chính với Chính phủ và Quốc hội Anh. Điều này đảm bảo rằng
quyết định về chính sách tiền tệ, bao gồm việc xác định lãi suất cơ bản và việc tạo ra tiền
mặt, không bị ảnh hưởng bởi áp lực chính trị.
+ Độc lập quyết định chính sách tiền tệ: NHTW có nhiệm vụ quản lý chính sách tiền tệ
để duy trì ổn định giá và tài chính. Họ quyết định về mức lãi suất cơ bản, mua bán trái
phiếu chính phủ và thực hiện các biện pháp khác để điều chỉnh tình hình kinh tế. Quyết
định việc in tiền và quản lý nguồn tiền tệ để duy trì ổn định kinh tế
+ Hiệp định độc lập: Ngày 6 tháng 5 năm 1997, Chính phủ Anh đã ký Hiệp định về độc
lập tài chính với NHTW, giới thiệu một cơ chế quy định rõ việc NHTW có quyền tự
quyết định về chính sách tiền tệ mà không cần phải thông qua Quốc hội. Hiệp định này
đã cụ thể hóa sự độc lập của NHTW trong việc thực hiện chính sách tiền tệ.
+ Quản lí hệ thống tài chính: có trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động cả các ngân
hàng thương mại và tổ chức tài chính khác trong hệ thống tài chính Anh. Nó đảm bảo
tính ổn định và an toàn cho hệ thống tài chính của đất nước
+ Quan hệ với chính phủ : NHTW Anh có quan hệ đặc biệt với chính phủ Anh. Mặc dù
là một tổ chức độc lập, nhân hàng này thường hợp tác chặt chẽ với chính phủ để đảm bảo
sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước
=> NHTW Anh là một tổ chức độc lập có vai trò quan trọng trong việc quản lí chính sách
tiền tệ và hệ thống tài chính của Anh.
b. Về mô hình tổ chức
Ngân hàng Trung ương Anh (Bank of England) tổ chức theo mô hình NHTW độc
lập với Chính phủ, có sự cân đối giữa tính độc lập và quyền lực quản lý của nó. Dưới đây
là các thành phần chính trong mô hình tổ chức của NHTW Anh:
+ Hội đồng quản trị (Court of Directors): Đây là bộ phận cao cấp nhất của ngân hàng,
gồm 12 thành viên chủ yếu được bầu cử từ các thành viên ngoại vi và các quyền lợi khác
của ngân hàng. Họ có trách nhiệm giám sát hoạt động của NHTW Anh.
+ Hội đồng Kinh tế và Chính sách (Monetary Policy Committee - MPC): MPC là cơ
quan quyết định chính sách tiền tệ của NHTW Anh. Bao gồm 9 thành viên, trong đó có
Thống đốc và hai Phó thống đốc của ngân hàng cùng với các chuyên gia khác.
+ Lãnh đạo chủ chốt: Gồm Thống đốc (Governor), hai Phó thống đốc (Deputy
Governors) và Giám đốc điều hành (Chief Executive). Họ đảm nhận vai trò lãnh đạo
chiến lược và quản lý hàng ngày của NHTW Anh.
+ Cơ quan quản lý chính sách tài chính (Prudential Regulation Authority - PRA): PRA là
một tổ chức quy định và giám sát các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài
chính khác. Nó được thành lập để đảm bảo tính ổn định và an toàn của hệ thống tài chính Anh.
=> Mô hình tổ chức của NHTW Anh cũng gắn kết với các nguyên tắc và quy định pháp
lý được áp dụng trong quá trình hoạt động. Điều này đảm bảo sự độc lập và điều chỉnh
chặt chẽ của ngân hàng, nhằm đảm bảo ổn định và phát triển của hệ thống tài chính và kinh tế Anh.
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của NHTW Anh
Ngân hàng trung ương của Anh (Bank of England, viết tắt là BoE) là một trong
những ngân hàng trung ương lâu đời nhất trên thế giới và đóng một vai trò quan trọng
trong hệ thống tài chính của Anh và toàn cầu. Dưới đây là chức năng và nhiệm vụ của BoE theo các tiêu chí:
 Chức năng ngân hàng phát hành: BoE có trách nhiệm phát hành tiền tệ, nghĩa là nó
có quyền in tiền giấy và đúc tiền xu cho Anh. Điều này giúp đảm bảo sự ổn định
và giữ giá trị của tiền tệ. Hơn nữa, BoE phối hợp với các cơ quan liên quan để
chống giả mạo tiền tệ.
 Chức năng ngân hàng của các ngân hàng: BoE cung cấp dịch vụ tài khoản và giao
dịch cho các ngân hàng khác, nó đóng vai trò như "ngân hàng cuối cùng" (lender
of last resort), nghĩa là cung cấp vốn cho các ngân hàng khác trong trường hợp họ
gặp khó khăn về thanh khoản và thực hiện chính sách tiền tệ thông qua việc điều
chỉnh lãi suất cơ bản, các hoạt động mua bán trái phiếu trên thị trường mở.
 Chức năng ngân hàng của Chính phủ: BoE quản lý tài khoản của Chính phủ Anh
và thực hiện các giao dịch tài chính cho phía chính phủ. Ngoài ra, nó còn cung cấp
tư vấn về chính sách tài chính và tiền tệ cho chính phủ, thực hiện các cuộc phát
hành trái phiếu Chính phủ và quản lý khoản nợ công.
 Chức năng quản lý Nhà nước của NHTW Anh: Giữ vững sự ổn định của hệ thống
tài chính, giám sát các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn để đảm bảo họ hoạt
động một cách an toàn, hiệu quả và sự ổn định giá cả thông qua việc kiểm soát lạm
phát. Hợp tác với các cơ quan quản lý tài chính khác ở Anh và quốc tế để cung cấp
một hệ thống tài chính ổn định và an toàn.  Chức năng khác
+ Cung cấp thông tin và nghiên cứu: Ngân hàng Trung ương Anh thu thập, phân
tích và cung cấp thông tin về tình hình kinh tế và tài chính để hỗ trợ việc ra quyết
định chính sách của chính phủ và các cơ quan liên quan. Nó cũng thực hiện nghiên
cứu và phân tích về các vấn đề kinh tế, tài chính và tiền tệ.
+ Vai trò quốc tế: Ngân hàng Trung ương Anh đại diện cho Anh trong các tổ chức
tài chính quốc tế như Liên minh Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương
Châu Âu. Nó tham gia vào các cuộc đối thoại và hợp tác với ngân hàng trung ương
của các quốc gia khác để đảm bảo sự ổn định toàn cầu.
Nhìn chung, NHTW Anh (Bank of England - BoE) đóng vai trò quan trọng trong
việc duy trì sự ổn định kinh tế và tài chính của Anh. BoE không chỉ quản lý việc phát
hành tiền tệ mà còn giám sát và hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng thương mại, cung
cấp dịch vụ tài chính cho chính phủ, và giữ vai trò trung tâm trong việc thiết lập chính
sách tiền tệ. Để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính, BoE cũng tham gia giám sát,
đánh giá rủi ro và cung cấp hướng dẫn cho các tổ chức tài chính khác.
Danh mục các từ viết tắt TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH TIẾNG VIỆT NHTW - Ngân hàng Trung ương CSTT - Chính sách tiền tệ XHCN - Xã hội chủ nghĩa NIC Newly Industrialized Country Nước công nghiệp mới MPC Monetary Policy Committee
Hội đồng Kinh tế và Chính sách PRA
Prudential Regulation Authority
Cơ quan quản lý chính sách tài chính BoE Bank of England Ngân hàng Trung ương Anh