Bài tập xác định tư cách người tham gia tố tụng - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế

Bài tập xác định tư cách người tham gia tố tụng - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
5 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài tập xác định tư cách người tham gia tố tụng - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế

Bài tập xác định tư cách người tham gia tố tụng - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

75 38 lượt tải Tải xuống
Bài tập xác định tư cách người tham gia tố tụng
1. Xác định tư cách tham gia tố tụng của người bán dâm chưa thành niên
từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi trong các vụ án về tội chứa mại dâm và
tội môi giới mại dâm.
2. Xác định cách tham gia tố tụng trong vụ án “Gây rối trật tự công
cộng” của người bị hành vi của người phạm tội gây thiệt hại về thể
chất, tài sản…nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội độc lập thì tham
gia tố tụng với tư cách gì?.
3. Anh X chở chị H bằng xe máy lưu thông trên tỉnh lộ 3, đến đoạn
đường NT do muốn vượt lên phía trước nên đã lấn sang phần đường
bên phải tông vào anh Y cũng đang lưu thông xe máy đi cùng
chiều, hậu quả anh Y tử vong tại chổ còn chị H cũng bị thiệt hại về
sức khỏe nghiêm trọng. Ít ngày sau X cũng bị Cơ quan điều tra khởi tố
về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ”. Về phần mình, cho rằng mình đã nhắc nhở anh X đi
chậm lại chạy đúng phần đường nhưng anh X đã không nghe nên
chị H cũng đã làm đơn yêu cầu anh X bồi thường thiệt hại. quan
điều tra sẽ xác định tư cách tham gia tố tụng của chị H như thế nào?.
Câu 4. Vụ Nguyễn Văn Sóc phạm tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ" (án số 06/20041HSST ngày 04/6/2004 của TAQSKV2 - QK9): Bị cáo
Nguyễn Văn Sóc điều khiển xe ôm khách, do vi phạm quy định về tránh vượt xe cùng
chiều nên đã va chạm với xe ôm do ông Mai Thọ Truyền điều khiển làm xe này mất lái
đã đâm chết một người đi xe đạp, sau đó đâm tiếp vào nhà ông Nguyễn Thanh Phong
nhà Trần Thị Lộc đã gây thiệt hại cho ông Phong 1 .700.000đ, Lộc 400.000đ. Xe
của ông Truyền bị hỏng phải sửa chữa hết 10.470.000đ. Án thẩm đã xác định ông
Truyền tham gia phiên tòa với cách ngườiquyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án và ông Phong, bà Lộc là người bị hại.
1
Hỏi: việc xác định như vậy đúng hay sai? Nếu sai hãy xác định lại.
Câu 5: Nguyễn minh Đ - Trợ Hậu cần của Trung đoàn S5 được giao nhiệm vụ
cùng Mạc Văn B lái xe ôm vận tải đi QN chở than về cho đơn vị. Khi gần tới nơi lấy
hàng, Đ bàn với duy lái xe vào cảng vận chuyển hàng thuê để lấy tiền chia nhau sau đó
mới về chở hàng cho đơn vị, B nhất trí rồi cùng Đ nhận hàng chở thuê cho các chủ hàng.
Sau khi chở thuê được một chuyển hàng trót lọt, hai người tiếp tục đang chở chuyến hàng
thứ 2 thì trời đổ mưa to, gió lớn, đường trơn trượt và xe lại đang chạy lên dốc. Thấy nguy
cơ không bảo đảm an toàn do xe chở hàng quá nặng, nên Đ bảo B cho xe dừng lại để bốc
dỡ dưới bớt hàng xuống đường. Khi B đang tháo dỡ hàng trên xe, còn Đ đón hàng phía
thì xe mô từ từ trôi lùi xuống dốc, B vội nhảy ra khỏi xe thì bị ngã xuống đường làm gãy
cổ tay trái, xe ôm tiếp tục lao xuống vực. Hậu quả: Xe máy bị hỏng nặng, Mạc Văn B
bị thương với tỷ lệ thương tật mất 20% sức khỏe, riêng hàng hóa chở thuê trên xe không
bị hư hỏng nhưng đã bị thu giữ vì không rõ nguồn gốc.
Câu 3: Trần Văn K quân nhân đang nghỉ phép tại gia đình, do sự nghi ngờ
Hoàng Văn M quan hệ bất chính với vợ mình. K đã mời chị N (là vợ của M) đến nhà
mình để làm việc. Tuy chưa làm được việc M quan hệ bất chính với vợ mình hay
không, nhưng K đã trói chị N giam, giữ trong nhà mình 2 ngày để chờ chồng chị N
đến. Khi M đến nhà K để tìm vợ thì cũng bị K một số người khác bắt, trói giam,
giữ. Sau đó chị N đã trốn được ra ngoài rồi vào rừng ăn ngón chết. Sau khi vụ án
được khởi tố, điều tra truy tố, Toà án đã xét xử K về tội "Bắt, giữ giam người trái
pháp luật ".
Câu 6: Nguyễn Xuân Phúc phạm tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ" (án số 011HSST ngày05/3/2003 của TAQKI) Nguyễn Xuân Phúc
điều khiển xe máy dung tích xi lanh 108cm3 vượt xe không đúng quy định va chạm
với xe máy đi ngược chiều do Hoàng Văn Hơn điều khiển (xe máy Hơn mượn của Phạm
Anh Tuấn là người cùng đơn vị).
Hậu quả: Hoàng Văn Hơn bị tử vong, Phúc bị thương nhẹ và hai xe máy bị hư hỏng
nhẹ. Sau khi vụ án xẩy ra, Phạm Anh Tuấn có yêu cầu sửa chữa xe máy do Hơn mượn bị
tai nạn, bị cáo và gia đình đã sửa chữa khôi phục chiếc xe của Tuấn bị hư hỏng và đã giao
lại xe máy cho Tuấn sử dụng. Nguyễn Xuân Phúc bị truy tố về tội. Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ".
2
Câu 7: Nguyễn Minh Nam đã có hành vi gây thương tích cho anh Trần Văn Giang.
Trong thời gian anh Giang phải điều trị tại bệnh viện thì ông Trần Văn Sơn (bố đẻ anh
Giang) phải nghỉ việc để chăm sóc con trai. Án thẩm đã xác định anh Giang là người
bị hại, ông Sơn là người có quyền lợi liên quan đến vụ án. Tòa buộc bị cáo Nguyễn Minh
Nam ngoài việc bồi thường cho anh Giang số tiền 5.300.000đ, còn phải bồi thường cho
ông Sơn 1.200.000đ, (trong đó tiền công nghỉ việc để chăm sóc anh Giang là 1.000.000đ,
tiền tàu xe đi lại (200.000đ). Tại phiên tòa thẩm, ông Sơn đề nghị thay đổi vị hội
thẩm trước đây đã từng thầy giáo dạy bị cáo Nam nhưng đề nghị của ông không được
Hội đồng xét xử chấp nhận do, ông chỉ tham gia phiên tòa với cách người
quyền lợi liên quan đến vụ án nên không quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố
tụng. ông Sơn đã làm đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án
Tòa sơ thẩm vi phạm tố tụng, ông cho rằng ôngquyền tham gia tố tụng với tư cách
người đại diện hợp pháp của người bị hại nên đề nghị tăng hình phạt tăng bồi thường
đối với bị cáo. Sau khi xem xét vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm đã xác định và triệu tập ông
sơn tham gia tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm với tư cáchnguyên đơn dân sự với lý do:
Trong vụ án này ông Sơn cũng người bị thiệt hại, nhưng không phải thiệt hại trực
tiếp từ hành vi phạm tội, chỉ kết quả cần phải khắc phục quyền lợi của người đã
bỏ công sức để chăm sóc người bị hại. ông Sơn ngườiquyền lợi nhưng không phải
là "quyền" liên quan đến vụ án mà là quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do tội phạm gây
ra. Trong đó trách nhiệm bồi thường thuộc về bị cáo. Do đó, ông phải được xác định
nguyên đơn dân sự, ông Sơn sẽ có quyền được xin thay đổi người tiến hành tố tụng (nếu
có căn cứ và lý do bị thay đổi).
Câu 8: Nguyễn Tiến Dũng đồng phạm " Chiếm đoạt, sử dụng trái phép khí
quân dụng; Hủy hoại tài sản.". Ngày 02/9/2005, Nguyễn Tiến Dũng và một số quân nhân
khác đã tự ý bỏ đơn vị đi chơi chỉ huy đơn vị đã phải gọi về và phát lệnh báo động sẵn
sàng chiến đấu, Nguyễn Tiến Dũng không chấp hành lệnh. Trần Đức Duy- Đại đội
trưởng đã xuống kiểm tra và gọi Dũng quay lại để chấn chỉnh, Dũng không những không
tiếp thu còn lời nói hành động hung hăng nên dãn đến xát. Quân nhân Đỗ
Văn Sâm xông vào túm cổ áo Duy Duy còn thách thức "Mày giỏi bắn tao đi". Thấy
tình hình căng thẳng Duy đã nổ 4 phát đạn hơi bắn cảnh cáo để ngăn chặn Sâm thì
phát đạn thứ 4 do cự ly 2 người quá gần nên Sâm đã bị khói thuốc đạn phụt vào làm bỏng
3
1 mảng mặt, tai. Thấy vậy Duy lệnh đưa Sâm đi cấp cứu rồi quay về BCH đại đội báo
cáo với BCHQS huyện.
Câu 9: Nguyễn Văn M đến nhà anh Trần Minh C(không giấy phép lái xe máy)
để thuê chiếc xe máy nhãn hiệu Minskhơ đi chơi phố. Do anh C(có dung tích 125cm3 )
(chủ xe) (anh trai của C) đi vắng, nên anh Trần Minh B ở nhà tự ý cho thuê xe để lấy tiền
nhưng không hỏi M giấy phép lái xe hay không. Trong quá trình điều khiển xe chạy
trên đường phố, M luôn cho xe đi với tốc độ cao, vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng. Do
không làm chủ được tốc độ, M đã liên tiếp va quệt rồi đâm xe vào người đi xe đạp cùng
chiều và gây nên cái chết cho anh Q. Xe môcủa anh C xe đạp của anh Q đều bị hư
hỏng và sửa chữa hết tổng số tiền là 5.090.000đ.
Câu 10: Chu văn Đông phạm tội :"Vi phạm qui định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ". Chu Văn Đông không có giấy phép lái xe nhưng đã nhiều lần tự ý
lấy xe dung tích 1 10cm3 của chị gái Chu Thị Hiền để đi chơi (chủ sở hữu xe
máy là chồng chị Hiền đã giao lại cho chị Hiền quản lý, sử dụng). Những lần lấy xe máy
đi chơi chị Hiền đều biết Đông không giấy phép lái xe nhưng do tình cảm chị em nên
không can ngăn. Ngày 17/10/2005, Đông lại tự ý lấy xe máy đi chơi và điều khiển xe tốc
độ nhanh, khi gặp xe đi ngược chiều thì Đông không kịp xử hai xe đã đâm
vào nhau giữa đường làm cả bốn người ngồi trên hai xe ngã văng ra hai bên đường.
Hậu quả: Đặng Đình Cường (lái xe máy đi ngược chiều) bị chấn thương vỡ hộp sọ dãn
đến tử vong; Chu Văn Đông cũng bị chấn thương với tỷ lệ thương tật 47% sức khỏe tạm
thời; còn hai người bị thương nhẹ và hai xe mô tô đều bị hư hỏng.
Câu 11: Vụ Trần Quang Trung phạm tội "Phá hủy phương tiện quan trọng về ninh
quốc gia" . Trong vụ án có bà Mùa là người mua lõi dây đồng của bị cáo, đồng thời cũng
là người thanh toán tiền cho bị cáo. Khi xét xử vụ án, Tòa án đã xác định triệu tập
Mùa tham gia phiên tòa với tư cách là người làm chứng.
Câu 12: Nguyễn Văn K bị xét xử về tội "Giết người" theo khoản 2, Điều 93-BLHS.
Khi phạm tội bị cáo Kbệnh nhân tâm thần mức độ nhẹ, hạn chế năng lực hành vi. Khi
xét xử bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ pháp luật qui định. ông H bố đẻ
của K đã thay mặt gia đình, bồi thường cho gia đình nạn nhân M 23 triệu đồng.
Câu 13: Ông Hồ Văn Kh và vợ là Nguyễn Thị X (đều đã chết năm 2000) sinh được
3 người con là Hồ Văn A, Hồ Văn B, Hồ Văn C. Do làm ăn buôn bán nên Nguyễn Thanh
4
Tr có cho Hồ Văn A vay số tiền là 20 triệu đồng có tính lãi. Do hai bên mâu thuẫn trong
việc thanh toán tiền, nên ngày 10 tháng 10 năm 2010 Nguyễn Thanh Tr đã cầm dao đâm
chết Hồ Văn A. Hồ Văn A chung sống với chị Trần Thị B từ năm 2001, không đăng
kết hôn sinh đôi được hai người con cháu Hồ Văn Tr cháu Hồ Văn H vào năm
2002. Sau khi Hồ Văn A chết, vấn đề xác định người đại diện hợp pháp cho người bị hại
(A) có nhiều quan điểm khác nhau. Bởi vì chị Trần Thị B không phải là vợ của A (vì họ
không đăng kết hôn). Trong khi đó cha mẹ của Hồ Văn A Hồ Văn KhNguyễn
Thị X đã chết từ năm 2000.
Hỏi: Xác định người đại diện hợp pháp cho người bị hại (A).
Câu 14: Thân Trung Hiếu phạm tội: Thân Trung Hiếu rủ"Cố ý gây thương tích".
Trần thanh Ba (16 tuổi) vào rạp chiếu phim tìm để đánh trả thù có quan hệ không
lành mạnh với người yêu của mình. Khi gặp trong rạp, Hiếu gọi ra ngoài rồi sau
đó lao vào tấn công liên tiếp vào mặt đấu của làm không kịp trở tay. Khi hai
bên đang vật lộn giằng co nhan, Ba cùng xông vào đánh vào phía sau lưng Hà. Hậu quả
bị thương tích do chấn thương sọ não giám định tỷ lệ thương tật mất 27% sức
khỏe. Sau khi sự việc xẩy ra, phải đi điều trị vết thương tại bệnh viện chi phí hết
1 .700.000đ, Ba đã dùng tiền tiết kiệm của mình bồi dưỡng sức khỏe cho Hà: 500.000đ,
ông Minh là bố đẻ của Ba cũng đưa cho Hà: 200.000đ.
5
| 1/5

Preview text:

Bài tập xác định tư cách người tham gia tố tụng
1. Xác định tư cách tham gia tố tụng của người bán dâm chưa thành niên
từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi trong các vụ án về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm.
2. Xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ án “Gây rối trật tự công
cộng” của người bị hành vi của người phạm tội gây thiệt hại về thể
chất, tài sản…nhưng không đủ yếu tố cấu thành tội độc lập thì tham
gia tố tụng với tư cách gì?.
3. Anh X chở chị H bằng xe máy lưu thông trên tỉnh lộ 3, đến đoạn
đường NT do muốn vượt lên phía trước nên đã lấn sang phần đường
bên phải và tông vào anh Y cũng đang lưu thông xe máy đi cùng
chiều, hậu quả anh Y tử vong tại chổ còn chị H cũng bị thiệt hại về
sức khỏe nghiêm trọng. Ít ngày sau X cũng bị Cơ quan điều tra khởi tố
về tội “ Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ”. Về phần mình, vì cho rằng mình đã nhắc nhở anh X đi
chậm lại và chạy đúng phần đường nhưng anh X đã không nghe nên
chị H cũng đã làm đơn yêu cầu anh X bồi thường thiệt hại. Cơ quan
điều tra sẽ xác định tư cách tham gia tố tụng của chị H như thế nào?.
Câu 4. Vụ Nguyễn Văn Sóc phạm tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ" (án số 06/20041HSST ngày 04/6/2004 của TAQSKV2 - QK9): Bị cáo
Nguyễn Văn Sóc điều khiển xe ôm khách, do vi phạm quy định về tránh vượt xe cùng
chiều nên đã va chạm với xe ôm do ông Mai Thọ Truyền điều khiển làm xe này mất lái
đã đâm chết một người đi xe đạp, sau đó đâm tiếp vào nhà ông Nguyễn Thanh Phong và
nhà bà Trần Thị Lộc đã gây thiệt hại cho ông Phong 1 .700.000đ, bà Lộc 400.000đ. Xe
của ông Truyền bị hư hỏng phải sửa chữa hết 10.470.000đ. Án sơ thẩm đã xác định ông
Truyền tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án và ông Phong, bà Lộc là người bị hại. 1
Hỏi: việc xác định như vậy đúng hay sai? Nếu sai hãy xác định lại.
Câu 5: Nguyễn minh Đ - Trợ lý Hậu cần của Trung đoàn S5 được giao nhiệm vụ
cùng Mạc Văn B là lái xe ôm vận tải đi QN chở than về cho đơn vị. Khi gần tới nơi lấy
hàng, Đ bàn với duy lái xe vào cảng vận chuyển hàng thuê để lấy tiền chia nhau sau đó
mới về chở hàng cho đơn vị, B nhất trí rồi cùng Đ nhận hàng chở thuê cho các chủ hàng.
Sau khi chở thuê được một chuyển hàng trót lọt, hai người tiếp tục đang chở chuyến hàng
thứ 2 thì trời đổ mưa to, gió lớn, đường trơn trượt và xe lại đang chạy lên dốc. Thấy nguy
cơ không bảo đảm an toàn do xe chở hàng quá nặng, nên Đ bảo B cho xe dừng lại để bốc
dỡ bớt hàng xuống đường. Khi B đang tháo dỡ hàng trên xe, còn Đ đón hàng phía dưới
thì xe mô từ từ trôi lùi xuống dốc, B vội nhảy ra khỏi xe thì bị ngã xuống đường làm gãy
cổ tay trái, xe ôm tiếp tục lao xuống vực. Hậu quả: Xe máy bị hư hỏng nặng, Mạc Văn B
bị thương với tỷ lệ thương tật mất 20% sức khỏe, riêng hàng hóa chở thuê trên xe không
bị hư hỏng nhưng đã bị thu giữ vì không rõ nguồn gốc.
Câu 3: Trần Văn K là quân nhân đang nghỉ phép tại gia đình, do có sự nghi ngờ
Hoàng Văn M quan hệ bất chính với vợ mình. K đã mời chị N (là vợ của M) đến nhà
mình để làm việc. Tuy chưa làm rõ được việc M có quan hệ bất chính với vợ mình hay
không, nhưng K đã trói chị N và giam, giữ trong nhà mình 2 ngày để chờ chồng chị N
đến. Khi M đến nhà K để tìm vợ thì cũng bị K và một số người khác bắt, trói và giam,
giữ. Sau đó chị N đã trốn được ra ngoài rồi vào rừng ăn lá ngón và chết. Sau khi vụ án
được khởi tố, điều tra và truy tố, Toà án đã xét xử K về tội "Bắt, giữ và giam người trái pháp luật ".
Câu 6: Nguyễn Xuân Phúc phạm tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ" (án số 011HSST ngày05/3/2003 của TAQKI) Nguyễn Xuân Phúc
điều khiển xe máy có dung tích xi lanh 108cm3 vượt xe không đúng quy định va chạm
với xe máy đi ngược chiều do Hoàng Văn Hơn điều khiển (xe máy Hơn mượn của Phạm
Anh Tuấn là người cùng đơn vị).
Hậu quả: Hoàng Văn Hơn bị tử vong, Phúc bị thương nhẹ và hai xe máy bị hư hỏng
nhẹ. Sau khi vụ án xẩy ra, Phạm Anh Tuấn có yêu cầu sửa chữa xe máy do Hơn mượn bị
tai nạn, bị cáo và gia đình đã sửa chữa khôi phục chiếc xe của Tuấn bị hư hỏng và đã giao
lại xe máy cho Tuấn sử dụng. Nguyễn Xuân Phúc bị truy tố về tội. Vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ". 2
Câu 7: Nguyễn Minh Nam đã có hành vi gây thương tích cho anh Trần Văn Giang.
Trong thời gian anh Giang phải điều trị tại bệnh viện thì ông Trần Văn Sơn (bố đẻ anh
Giang) phải nghỉ việc để chăm sóc con trai. Án sơ thẩm đã xác định anh Giang là người
bị hại, ông Sơn là người có quyền lợi liên quan đến vụ án. Tòa buộc bị cáo Nguyễn Minh
Nam ngoài việc bồi thường cho anh Giang số tiền 5.300.000đ, còn phải bồi thường cho
ông Sơn 1.200.000đ, (trong đó tiền công nghỉ việc để chăm sóc anh Giang là 1.000.000đ,
tiền tàu xe đi lại là (200.000đ). Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Sơn đề nghị thay đổi vị hội
thẩm trước đây đã từng là thầy giáo dạy bị cáo Nam nhưng đề nghị của ông không được
Hội đồng xét xử chấp nhận vì lý do, ông chỉ tham gia phiên tòa với tư cách là người có
quyền lợi liên quan đến vụ án nên không có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố
tụng. ông Sơn đã làm đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án vì
Tòa sơ thẩm vi phạm tố tụng, ông cho rằng ông có quyền tham gia tố tụng với tư cách là
người đại diện hợp pháp của người bị hại nên đề nghị tăng hình phạt và tăng bồi thường
đối với bị cáo. Sau khi xem xét vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm đã xác định và triệu tập ông
sơn tham gia tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm với tư cách là nguyên đơn dân sự với lý do:
Trong vụ án này ông Sơn cũng là người bị thiệt hại, nhưng không phải là thiệt hại trực
tiếp từ hành vi phạm tội, nó chỉ là kết quả cần phải khắc phục vì quyền lợi của người đã
bỏ công sức để chăm sóc người bị hại. ông Sơn là người cô quyền lợi nhưng không phải
là "quyền" liên quan đến vụ án mà là quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do tội phạm gây
ra. Trong đó trách nhiệm bồi thường thuộc về bị cáo. Do đó, ông phải được xác định là
nguyên đơn dân sự, ông Sơn sẽ có quyền được xin thay đổi người tiến hành tố tụng (nếu
có căn cứ và lý do bị thay đổi).
Câu 8: Nguyễn Tiến Dũng và đồng phạm " Chiếm đoạt, sử dụng trái phép vũ khí
quân dụng; Hủy hoại tài sản.". Ngày 02/9/2005, Nguyễn Tiến Dũng và một số quân nhân
khác đã tự ý bỏ đơn vị đi chơi chỉ huy đơn vị đã phải gọi về và phát lệnh báo động sẵn
sàng chiến đấu, Nguyễn Tiến Dũng không chấp hành lệnh. Trần Đức Duy- Đại đội
trưởng đã xuống kiểm tra và gọi Dũng quay lại để chấn chỉnh, Dũng không những không
tiếp thu mà còn có lời nói và hành động hung hăng nên dãn đến xô xát. Quân nhân Đỗ
Văn Sâm xông vào túm cổ áo Duy và Duy còn thách thức "Mày giỏi bắn tao đi". Thấy
tình hình căng thẳng Duy đã nổ 4 phát đạn hơi bắn cảnh cáo để ngăn chặn Sâm thì có
phát đạn thứ 4 do cự ly 2 người quá gần nên Sâm đã bị khói thuốc đạn phụt vào làm bỏng 3
1 mảng ở mặt, tai. Thấy vậy Duy lệnh đưa Sâm đi cấp cứu rồi quay về BCH đại đội báo cáo với BCHQS huyện.
Câu 9: Nguyễn Văn M (không có giấy phép lái xe máy) đến nhà anh Trần Minh C
để thuê chiếc xe máy nhãn hiệu Minskhơ (có dung tích 125cm3 ) đi chơi phố. Do anh C
(chủ xe) đi vắng, nên anh Trần Minh B (anh trai của C) ở nhà tự ý cho thuê xe để lấy tiền
nhưng không hỏi M có giấy phép lái xe hay không. Trong quá trình điều khiển xe chạy
trên đường phố, M luôn cho xe đi với tốc độ cao, vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng. Do
không làm chủ được tốc độ, M đã liên tiếp va quệt rồi đâm xe vào người đi xe đạp cùng
chiều và gây nên cái chết cho anh Q. Xe mô tô của anh C và xe đạp của anh Q đều bị hư
hỏng và sửa chữa hết tổng số tiền là 5.090.000đ.
Câu 10: Chu văn Đông phạm tội :"Vi phạm qui định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ". Chu Văn Đông không có giấy phép lái xe nhưng đã nhiều lần tự ý
lấy xe mô tô dung tích 1 10cm3 của chị gái là Chu Thị Hiền để đi chơi (chủ sở hữu xe
máy là chồng chị Hiền đã giao lại cho chị Hiền quản lý, sử dụng). Những lần lấy xe máy
đi chơi chị Hiền đều biết Đông không có giấy phép lái xe nhưng do tình cảm chị em nên
không can ngăn. Ngày 17/10/2005, Đông lại tự ý lấy xe máy đi chơi và điều khiển xe tốc
độ nhanh, khi gặp xe mô tô đi ngược chiều thì Đông không kịp xử lý và hai xe đã đâm
vào nhau ở giữa đường làm cả bốn người ngồi trên hai xe ngã văng ra hai bên đường.
Hậu quả: Đặng Đình Cường (lái xe máy đi ngược chiều) bị chấn thương vỡ hộp sọ dãn
đến tử vong; Chu Văn Đông cũng bị chấn thương với tỷ lệ thương tật 47% sức khỏe tạm
thời; còn hai người bị thương nhẹ và hai xe mô tô đều bị hư hỏng.
Câu 11: Vụ Trần Quang Trung phạm tội "Phá hủy phương tiện quan trọng về ninh
quốc gia" . Trong vụ án có bà Mùa là người mua lõi dây đồng của bị cáo, đồng thời cũng
là người thanh toán tiền cho bị cáo. Khi xét xử vụ án, Tòa án đã xác định và triệu tập bà
Mùa tham gia phiên tòa với tư cách là người làm chứng.
Câu 12: Nguyễn Văn K bị xét xử về tội "Giết người" theo khoản 2, Điều 93-BLHS.
Khi phạm tội bị cáo K là bệnh nhân tâm thần mức độ nhẹ, hạn chế năng lực hành vi. Khi
xét xử bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ mà pháp luật qui định. ông H là bố đẻ
của K đã thay mặt gia đình, bồi thường cho gia đình nạn nhân M 23 triệu đồng.
Câu 13: Ông Hồ Văn Kh và vợ là Nguyễn Thị X (đều đã chết năm 2000) sinh được
3 người con là Hồ Văn A, Hồ Văn B, Hồ Văn C. Do làm ăn buôn bán nên Nguyễn Thanh 4
Tr có cho Hồ Văn A vay số tiền là 20 triệu đồng có tính lãi. Do hai bên mâu thuẫn trong
việc thanh toán tiền, nên ngày 10 tháng 10 năm 2010 Nguyễn Thanh Tr đã cầm dao đâm
chết Hồ Văn A. Hồ Văn A chung sống với chị Trần Thị B từ năm 2001, không đăng ký
kết hôn và sinh đôi được hai người con là cháu Hồ Văn Tr và cháu Hồ Văn H vào năm
2002. Sau khi Hồ Văn A chết, vấn đề xác định người đại diện hợp pháp cho người bị hại
(A) có nhiều quan điểm khác nhau. Bởi vì chị Trần Thị B không phải là vợ của A (vì họ
không đăng ký kết hôn). Trong khi đó cha mẹ của Hồ Văn A là Hồ Văn Kh và Nguyễn
Thị X đã chết từ năm 2000.
Hỏi: Xác định người đại diện hợp pháp cho người bị hại (A).
Câu 14: Thân Trung Hiếu phạm tội: "Cố ý gây thương tích". Thân Trung Hiếu rủ
Trần thanh Ba (16 tuổi) vào rạp chiếu phim tìm Hà để đánh trả thù vì có quan hệ không
lành mạnh với người yêu của mình. Khi gặp Hà trong rạp, Hiếu gọi Hà ra ngoài rồi sau
đó lao vào tấn công liên tiếp vào mặt và đấu của Hà làm Hà không kịp trở tay. Khi hai
bên đang vật lộn giằng co nhan, Ba cùng xông vào đánh vào phía sau lưng Hà. Hậu quả
Hà bị thương tích do chấn thương sọ não và giám định tỷ lệ thương tật mất 27% sức
khỏe. Sau khi sự việc xẩy ra, Hà phải đi điều trị vết thương tại bệnh viện và chi phí hết
1 .700.000đ, Ba đã dùng tiền tiết kiệm của mình bồi dưỡng sức khỏe cho Hà: 500.000đ,
ông Minh là bố đẻ của Ba cũng đưa cho Hà: 200.000đ. 5