Bài thảo luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
Bài thảo luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Những biểu hiện mới của hai xu
hướng khách quan của quan hệ
giữa các dân tộc trên thế giới
hiện nay. Bình luận các sự kiện
Anh tách khỏi EU, các hiện
tượng đòi thành lập nhà nước tự
trị ở Tây Nguyên (Việt Nam)?
Biểu hiện của hai xu hướng xét trên phạm vi thế giới:
Nhìn sang lăng kính thế giới, mà
đặc trưng chung là dựa trên nền kinh tế Tư bản chủ
nghĩa, sự tác động khách quan
của 2 xu hướng thể hiện rất nổi bật.
Về xu hướng thứ nhất, có thể
tóm gọn đơn giản rằng, độc lập
tự chủ đang trở thành xu
hướng khách quan, chân lý thời
đại. Thời đại ngày nay là thời đại
các dân tộc bị áp bức đã vùng
dậy, xoá bỏ ách đô hộ của chủ
nghĩa đế quốc và giành lấy sự tự
quyết định vận mệnh của dân tộc mình, bao gồm
quyền tự lựa chọn chế độ chính
trị và con đường phát triển của
dân tộc, quyền bình đẳng với các
dân tộc khác. Đây là một trong những mục
tiêu chính trị chủ yếu của thời đại
– mục tiêu độc lập dân tộc.
Xu hướng này biểu hiện trong
các phong trào giải phóng dân
tộc, trở thành sức mạnh chống
chủ nghĩa đế quốc và chính sách
của chủ nghĩa thực dân mới dưới mọi hình thức.
Sự kiện Mười ba thuộc địa
chống lại Thực dân Anh đánh
dấu quyền độc lập tự chủ của
nước Mỹ năm 1776, cuộc kháng
chiến giành độc lập cho Ấn Độ
của Mahatma Gandi được sự
ủng hộ của hàng triệu người
dân. Từ đó xuyên suốt chiều dài lịch sử thế giới,
tinh thần quyết tâm độc lập tự
chủ đã tạo nên những cuộc cách
mạng vẻ vang. Xu hướng này
cũng biểu hiện trong cuộc đấu
tranh của các dân tộc nhỏ bé
đang là nạn nhân pbtct,kỳ thị dân
tộc,là đối tượng đồng hóa cưỡng
bức ở các nước tư bản.
Ngoài ra, cùng với sự phát triển
kinh tế xã hội, xu hướng thứ hai tạo nên các liên minh
được hình thành dựa trên những
lợi ích chung nhất định. Các dân
tộc có những lợi ích mang tính
khu vực, dựa trên yếu tố gần
nhau về địa lý, giống nhau về
môi trường thiên nhiên, tương
đồng về một số giá trị văn hoá,
trùng hợp nhau về lịch sử và
hiện tại trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù chung bên ngoài.
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO) là một liên minh
chính trị, bao gồm Mỹ và các
quốc gia châu Âu hai bên bờ Đại
Tây Dương, phòng thủ chung khi
bị tấn công bơi bên ngoài. Liên minh kinh tế -
chính trị châu Âu EU bao gồm 27
quốc gia thành viên châu Âu đã
nhanh chóng phát triển hữu ích
kể từ khi thành lập năm 1993
Đặc biệt vào những năm 90 của
thế kỷ XX, xu hướng "tập đoàn hoá" ở các khu vực của
thế giới tăng lên rõ rệt không chỉ
do tác động của lợi ích kinh tế
mà còn do sức thúc đẩy của các
lợi ích chính trị. Hơn nữa, sự liên
minh đó còn tạo nên sức hút trên
toàn cầu nhằm tập trung giải
quyết những vấn đề chung của
cả nhân loại như: chống nguy cơ
chiến tranh hạt nhân, chống ô
nhiễm và bảo vệ môi trường sinh
thái, khắc phục nạn đói xảy ra
thường xuyên ở nhiều nơi trên
thế giới, kế hoạch hoá sự phát
triển dân số và bảo vệ sức khoẻ...
Lợi ích toàn cầu có tác động sâu
xa gắn bó loài người trong một
quá trình vận động thống nhất,
bởi vì các dân tộc quốc gia trên
thế giới hiện nay còn đang ở
trình độ phát triển khác nhau và đang cần sự hỗ trợ nhau để cùng tiến bộ.
Bình luân vấn đề Anh rời Eu
Một trong những lợi ích lớn nhất
khi là thành viên của EU là
thương mại tự do giữa các quốc
gia trong khối.Rời EU, nước Anh
sẽ phải đối mặt với rủi ro mất đi
sức mạnh quốc tế khi rời khỏi
một liên minh thương mại vững mạnh.
Trong khi đó, việc tự do đi lại
trên toàn EU đã mở ra hàng loạt
những cơ hội việc làm cho người
lao động Anh và khiến các công
ty Anh dễ dàng tuyển dụng lao
động từ các nước EU khác. Rời
EU đồng nghĩa với việc nước
Anh phải tự xoay xở trong biên giới của chính mình.
Tầm ảnh hưởng về quân sự của
nước Anh cũng có thể sẽ bị tổn
hại. Mỹ sẽ không còn coi Anh là
một đồng minh quan trọng như
hiện nay nếu Anh tách khỏi châu Âu
Rời khỏi EU cũng đồng nghĩa với
việc Anh phải "làm lại từ đầu" trong hàng loạt lĩnh
vực, điều này đẩy Luân Đôn vào thời kỳ xáo trộn.
*Bình luận vấn đề ở Tây Nguyên
Những năm qua, dưới sự lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước, đời
sống vật chất và tinh thần của
đồng bào DTTS ở nước ta không
ngừng được cải thiện, nâng lên,
các quyền cơ bản của đồng bào
DTTS ngày càng được bảo đảm.
Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề
dân tộc trong thời gian qua còn
có những hạn chế nhất định. Đó
là đời sống văn hóa-xã hội của
đồng bào DTTS tuy đã có những
tiến bộ đáng kể, song mức
hưởng thụ văn hóa tinh thần của
người dân còn thấp, vẫn còn một
bộ phận đồng bào DTTS có cuộc
sống khó khăn. Hệ thống chính
trị cơ sở ở một số vùng DTTS
còn yếu; công tác quản lý xã hội
còn có sơ hở, chưa sát dân,
chưa nắm bắt kịp thời tâm tư
nguyện vọng của đồng bào, nhất
là vùng sâu, vùng xa, biên giới. Công tác nắm tình
hình có lúc, có nơi còn yếu, chưa
phát hiện kịp thời các vụ việc
phức tạp xảy ra, dẫn đến việc
giải quyết còn lúng túng, thụ
động; chính quyền ở một số địa
phương còn sơ hở, thiếu sót
trong việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhất là các chính sách
về dân tộc, tôn giáo để các đối
tượng và các thế lực bên ngoài
lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc,
chống phá ta.Từ thực tế trên,
trong thời gian tới, các thế lực
thù địch vẫn tiếp tục đẩy
mạnh hoạt động ly khai, đòi tự trị
dân tộc hòng “diễn biến hòa
bình” đối với nước ta.
Tại sao trong chính sách dân
tộc của Đảng lại ưu tiên phát
triển kinh tế - xã hội các vùng
dân tộc và miền núi? Điều này
có phải bất bình đẳng không Vì:
Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
điều kiện tự nhiên khắc nghiệt,
địa hình chia cắt, dân trí thấp,
trong sản xuất, kinh doanh của
đồng bào còn mang nặng tính tự
cấp, tự túc, ít có sự giao lưu, trao
đổi hàng hóa nên điều kiện hòa
nhập gặp nhiều khó khăn. Trình
độ của DTTS còn thấp ,tồn tại
nhiều tôn giáo,thực trạng phát
triển không đều dẫn đến khoảng
cách ngày càng lớn về trình độ
phát triển kinh tế - xã hội giữa
các vùng, miền; mức sống của
người dân giữa các dân tộc ở
nước ta 'ngày càng doãng ra',
đòi hỏi Ðảng và Nhà nước phải
có sự quan tâm đặc biệt, với
những giải pháp đủ mạnh và
những chính sách thật cơ bản để
giải quyết kịp thời những vấn đề
'nóng', thiết yếu ở vùng dân tộc
thiểu số, miền núi nhất là trên địa
bàn đặc biệt khó khăn. Ðó là,
nghèo đói, thất học, thiếu đất ở,
nhà ở, đất sản xuất, nước cho
sinh hoạt và sản xuất của người
dân... đồng thời bảo đảm cho sự
ổn định và phát triển nhanh, toàn
diện, bền vững để miền núi, vùng đồng bào các
dân tộc thiểu số nhập vào sự
phát triển chung của đất nước.
=>Nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho
Đảng và Nhà nước ta là tập
trung phát triển hỗ trợ DTTS nên
k có sự bất công ở đây.
Câu 3: Tại sao ngày nay kinh tế
xã hội phát triển nhưng tôn
giáo không mất đi? Các hiện
tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh? Vì:
Một là : sự khủng hoảng niềm tin
về một xã hội tương lai.
Một xã hội bình đẳng, tự do, bác
ái, một chế độ xã hội không có áp
bức và nô dịch, chiến tranh và
nghèo đói v.v... vốn là khát vọng
cháy bỏng trong lòng người suốt
chiều dài lịch sử kể từ khi loài
người phải nếm trải nỗi cay cực
của cảnh áp bức bất công. Một
"xã hội thánh thiện", "vùng đất
hứa", "nước Chúa ngàn năm"
cũng như chốn "Tây phương cực
lạc" trở thành mô hình xã hội lý tưởng mà con người
gửi gắm ước mơ của mình qua các hình thức tôn giáo
Hai là : Thế giới chứa đựng
những mâu thuẫn chồng chéo,
đan xen và đang biến động khó đoán định trước.
Giữa thời đại văn minh này chúng
ta đang chứng kiến cuộc chiến
tranh dân tộc - tôn giáo xảy ra
khắp nơi với những thảm hoạ
không ngờ. Thế giới hai cực đã
tan rã, trật tự đa cực đang hình
thành với những yếu tố không xác
định và rất khó dự báo
Thứ ba : Những hậu quả tiêu cực
của khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Thế giới đương đại, con người
đang cố gắng vươn lên để làm
chủ tự nhiên và xã hội, nhưng rồi
lại cảm thấy mỏng manh, yếu đuối
và thậm chí bất lực trước những
gì mà mình tạo ra nhưng không kiểm soát nổi.
Hơn nữa, ở những nước công
nghiệp phát triển, như nhà xã hội học Mỹ Alvin Toffer mô
tả: một xã hội ồn ào, hối hả,
quăng quật, vội vã, ganh đua,
giao tranh, đối chọi của cuộc sống
trần tục, người ta tìm đến tôn giáo
như tìm đến sự thư giãn, nhẹ
nhõm, nguôi ngoai thậm chí phấn chấn.
Thứ tư : Sự nhận thức có giới hạn của con người.
Vào những thập này kỷ loài người
đang dấn bước sang thiên niên kỷ
mới với nhiều hứa hẹn và cũng
không ít thách thức. Nhưng cũng
vào những năm bản lề của thế kỷ
XXI, chúng ta đang chứng kiến
biến động kinh tế, chính trị, xã hội,
khoa học, kỹ thuật, công nghệ sâu
sắc, rộng khắp chưa từng có
trong xã hội loài người. Đồng thời
cũng nổi lên những vấn đề bức
bối có tính toàn cầu đụng đến mọi
người, mọi quốc gia. Những biến
động lớn lao ấy, không thể không
tác động đến tâm lý con người.
Không gì thay thế sự trống trải,
xáo trộn, hụt hẫng về tình cảm, sự
thất vọng về tương lai tốt hơn là
tín ngưỡng, tôn giáo. Vì
trong tôn giáo người ta tìm thấy
sự an ủi, vỗ về, xoa dịu bớt nỗi đau buồn trần thế.
Các hiện tượng tôn giáo mới có
xu hướng phát triển mạnh là đúng
Với sự ra đời và phát triển
nhanhchóng,cho thấy không thể
phủ nhâ‰n sự hiện diện "có lý"
của các "hiện tượng tôn giáo
mới" trong đời sống tôn giáo
nhân loại nói chung và Việt Nam
nói riêng. Có những "hiện tượng
tôn giáo mới" có vai trò an ủi tinh
thần, xoa dịu những bất trắc
trong cuộc sống của một bộ
phận nhân dân, là chỗ dựa tinh
thần, vỗ về giúp họ bớt căng
thẳng, thoát ra khỏi phiền muộn
để an tâm và tự tin hơn trước
cuộc sống. Đồng thời, có vai trò
liên kết cộng đồng trong các mặt
của đời sống, nhất là đời sống
tinh thần của bộ phận người dân;
thúc đẩy sự hướng thiện của con
người trong đời sống xã hội, răn
dạy người đời phải "tu nhân, tích
đức", hướng tới sự thành kính, biết ơn công lao của
những vị danh nhân, anh hùng
có công với quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, không ít "hiện tượng
tôn giáo mới" có nội dung, hoạt
động mê tín dị đoan theo chiều
hướng thương mại hóa, nhằm
phục vụ mục đích trục lợi của
một số cá nhân, mang tính phản
văn hóa, phi đạo đức, ảnh
hưởng tới đời sống, sức khỏe và
nhân phẩm con người, tác động
xấu tới tình hình kinh tế, văn
hóa, xã hội ở các địa phương.