-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thảo luận nhóm về pháp luật hôn nhân và gia đình trong Luật La Mã
Pháp luật Hôn nhân gia đình La mã ra đời gắn liền với lịch sử hìnhthành và phát triển của La Mã, trong hệ thống pháp luật dân sự và phápluậtchung củaLaMã. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật la mã 19 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Bài thảo luận nhóm về pháp luật hôn nhân và gia đình trong Luật La Mã
Pháp luật Hôn nhân gia đình La mã ra đời gắn liền với lịch sử hìnhthành và phát triển của La Mã, trong hệ thống pháp luật dân sự và phápluậtchung củaLaMã. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật la mã 19 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 852 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45988283
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
————————
Bài thảo luận nhóm Học phần: Luật La Mã
Sinh viên thực hiện: Hà Nội – 11/2023 lOMoAR cPSD| 45988283 MỤC LỤC
I, Khái quát về pháp luật Hôn nhân, gia đình trong Luật La Mã ....................................... 4
1. Bối cảnh và nguồn ......................................................................................................... 4
1.1. Bối cảnh ra đời ........................................................................................................ 4
1.2. Nguồn của pháp luật Hôn nhân gia đình La Mã ..................................................... 4
2. Phạm vi điều chỉnh ........................................................................................................ 5
3. Khái niệm hôn nhân ..................................................................................................... 5
II. Nội dung pháp luật Hôn nhân, gia đình trong Luật La Mã............................................ 5
2.1. Quan hệ hôn nhân ......................................................................................................... 5
2.1.1. Các hình thức hôn nhân ........................................................................................ 5
2.1. 2. Điều kiện kết hôn và nghi lễ kết hôn ................................................................... 6
2.1. 3. Chấm dứt hôn nhân .............................................................................................. 7
2.1.4 Quyền và nghĩa vụ của vợ - chồng ......................................................................... 7
2.1.5 Vấn đề tài sản đặc thù giữa vợ và chồng .............................................................. 8
2.2 Quan hệ pháp luật gia đình .......................................................................................... 9
2.2.1 Quan hệ giữa cha mẹ và con .................................................................................. 9
2.2.2 Vấn đề hợp pháp hóa con ngoại hôn ................................................................... 10
2.2.3 Vấn đề nhận con nuôi ........................................................................................... 10
2.3 Đặc trưng của pháp luật Hôn nhân gia đình La Mã ................................................ 10
2.4 Những ưu điểm và hạn chế trong pháp luật hôn nhân gia đình La Mã ................ 11
III,Giá trị lịch sử và hiện đại của pháp luật Hôn nhân, gia đình La Mã .......................... 12
3.1 Giá trị lịch sử ............................................................................................................... 12
3.2 Giá trị hiện đại, kế thừa ............................................................................................. 12
Kết Luận ................................................................................................................................. 13
IV, Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 13 lOMoAR cPSD| 45988283
I, Khái quát về pháp luật Hôn nhân, gia đình trong Luật La Mã
1. Bối cảnh và nguồn 1.1. Bối cảnh ra đời
- Pháp luật Hôn nhân gia đình La mã ra đời gắn liền với lịch sử hình
thành và phát triển của La Mã, trong hệ thống pháp luật dân sự và pháp luật chung của La Mã
- Thời cổ đại, La Mã có hai chặng phát triển:
+ Thời kỳ đầu: thành lập nhà nước và xây dựng nền cộng hòa
+ Thời kỳ sau: thời kỳ đế quốc La Mã
Do đó, pháp luật Hôn nhân gia đình cũng có sự phát triển gắn liền với 2 thời kỳ trên
- Về kinh tế, chính trị, xã hội
La mã là nhà nước có chế độ nô lệ điển hình
+ Tiềm lực kinh tế: ban đầu dựa trên nông nghiệp, sau đó phát triển
khá vững mạnh, đa dạng, do lực lượng nô lệ chiếm số lượng lớn, và
với việc mở rộng chiến tranh xâm lược, nhiều của cải được tạo ra
+ Về xã hội: gồm giai cấp chủ nô, giai cấp nô lệ và các lực lượng xã
hội khác (người dân tự do, thợ thủ công…) + Về chính trị:
La Mã chứng kiến những sự biến động về chính trị lớn, gắn với hai
thời kỳ, qua hai thể chế chính trị điển hình: chính thể cộng hòa La Mã
và chính thể quân chủ chuyên chế + Về cơ sở tư tưởng:
Thiên chúa giáo và đạo Do thái du nhập
Năm 314 lấy Thiên chúa giáo làm quốc giáo lOMoAR cPSD| 45988283
Pháp luật Hôn nhân gia đình do vậy, hình thành trên cơ sở kinh tế,
chính trị, xã hội, tư tưởng nêu trên 1.2.
Nguồn của pháp luật Hôn nhân gia đình La Mã
- Luật 12 bảng (bảng XI)
- Corpus Iuris Civilis (một tập tác phẩm pháp luật sưu tập lại từ các văn
bản luật cũ, theo lệnh của Hoàng đế Justinian I), bao gồm:
+ Các quyển sách dạy về Luật (công bố năm 533)
+ Tập san các bài văn của luật gia La Mã (digesta)
+ Các đạo luật do Hoàng đế ban hành (Codex Iustinianus, năm 534)
+ Các đạo luật đã được sửa đổi bổ sung (novellae) - Các tập quán pháp
2. Phạm vi điều chỉnh
Gồm 2 mảng quan hệ xã hội
- Hôn nhân: gắn liền các nội dung như điều kiện kết hôn, ly hôn…
- Gia đình: quan hệ giữa vợ và chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con cái
3. Khái niệm hôn nhân
Khái niệm: “Hôn nhân là mối quan hệ chung sống suốt cuộc đời giữa một
người đàn ông và người phụ nữ về đời sống cá nhân, sự nghiệp, các quyền
con người và đời sống tâm linh”.
Nguyên gốc Latin “Individua vitae consuetudo, consortium omnis vitae,
divini atque humani juris communicatio”.
Từ khái niệm, có thể thấy:
- Đề cập hôn nhân dị giới: giữa đàn ông và đàn bà lOMoAR cPSD| 45988283
- Đề cập hôn nhân 1 vợ - 1 chồng (thực tiễn có thể khác, sẽ trình bày sau)
- Hướng tới hôn nhân bền vững: suốt đời
- Đề cao sự hòa hợp trong quan hệ hôn nhân trên mọi lĩnh vực của đời
sống: từ cá nhân, quyền, sự nghiệp cho đến tâm linh
II. Nội dung pháp luật Hôn nhân, gia đình trong Luật La Mã
2.1. Quan hệ hôn nhân
2.1.1. Các hình thức hôn nhân
Hôn nhân chính danh (matrimonium)
Ngoại hôn (concubinatus)
Hôn nhân giữa những công Hôn nhân có ít Hình thức sống chung giữa
dân La Mã (matrimonium juris nhất một bên là đàn ông, đàn bà nhưng civilis)
người ngoại tộc không đáp ứng điều kiện
{Latinh/Peregrini kết hôn (dạng hôn nhân } (matrimonium thực tế) juris gentium) - Pháp luật không thừa
nhận địa vị và sự áp đặt
quyền gia chủ của người cha lên người con Hôn nhân theo Hôn nhân chồng (cum không theo manu) chồng (sine manu) lOMoAR cPSD| 45988283
2.1. 2. Điều kiện kết hôn và nghi lễ kết hôn
2.1.2.1. Điều kiện
a) Sự đồng tình tự nguyện:
- Tự nguyện giữa hai bên nam nữ hướng đến một cuộc sống chung hợp pháp
là điều kiện tiên quyết của hôn nhân.
- Nếu chưa trở thành người tự do và vẫn phụ thuộc vào gia chủ thì phải có sự
đồng ý của gia chủ hoặc quan chấp chính. b) Tuổi tác:
- Nam: tối thiểu là 14 tuổi
- Nữ: tối thiểu là 12 tuổi c) Thân phận:
- Hai bên phải có đủ quyền công dân
- Những người có quan hệ họ hàng không được thừa nhận:
+ Họ hàng trực hệ: cha và con gái, cháu trai và bà nội…
+ Họ hàng theo nhánh ngang: anh, em chồng với chị, em dâu…
- Các quan cấp tỉnh không được lấy con cái địa phương
(Nhằm né tránh những ràng buộc trong quan hệ giữa chính quyền và các thần
dân; bảo vệ người dân; tránh lạm quyền).
d) Tình trạng hôn nhân hiện có:
- Phải đang không ở trong một mối quan hệ hôn nhân lOMoAR cPSD| 45988283
- Thời điểm kết hôn phải chưa có vợ (hoặc chồng) hoặc đã kết thúc hôn nhân trước (đã ly hôn).
=> Luật La Mã quy định chặt chẽ điều kiện kết hôn. Nhưng trong thực tế, đôi
khi có sự sai khác liên quan đến địa vị xã hội, văn hóa hoặc thời gian
2.1.2.2. Nghi lễ kết hôn
- Confarreatio: nghi lễ tôn giáo - chức sắc tôn giáo làm lễ thành hôn
- Nghi lễ Coemptio: Nghi lễ mua vợ - Chú rể gửi gia đình cô dâu 1 khoản tiền/ tài sản
- Nghi lễ hôn nhân Usus: vợ - chồng sống với nhau 1 năm trước khi chính thức
2.1. 3. Chấm dứt hôn nhân
a) Khi một trong 2 người chết
b) Một trong hai bên bị mất quyền tự do, rơi vào địa vị nô lệ c) Ly hôn • Điều kiện ly hôn:
+ Khi hai bên không muốn cùng chung sống nữa
+ Vợ ly hôn khi chồng không chung thủy hoặc có phạm tội giết vợ
+ Nếu không kết hôn theo conventio manium: mỗi bên có thể đơn phương chấm dứt hôn nhân •
Yêu cầu: phải tuyên bố ly hôn trước 7 người làm chứng lOMoAR cPSD| 45988283 •
Vấn đề phân chia tài sản sau ly hôn: Khi ly hôn, của hồi môn có thể bị gia
đình vợ hay vợ đòi lại. Song, chồng có thể thu hồi lại của hồi môn bằng
việc kháng cáo hoặc giữ lại một phần để nuôi con cái. •
Vấn đề nuôi con sau khi ly hôn: Người chồng là người được nuôi con và
được giữ lại một phần của hồi môn để nuôi nấng con cái.
2.1.4 Quyền và nghĩa vụ của vợ - chồng
• Với hôn nhân theo chồng - Cum manu mariti: - Quyền của chồng:
+ Người chồng có quyền tuyệt đối với vợ + Chồng có quyền ly hôn
+ Chồng có quyền giết hoặc bán vợ (ở giai đoạn đầu, sau bị hạn chế)
+ Người đàn ông ngoài việc sống hợp pháp trong hình thức hôn nhân
Mari monium, đồng thời có thể sống với người phụ nữ khác theo hình
thức concubinatus (vào cuối thời kỳ cộng hòa) - Quyền của vợ
+ Vợ không có quyền sở hữu tài sản riêng
+ Vợ chịu mọi phán xử, quyết định tuyệt đối từ chồng
+ Người vợ đang trong hôn nhân không được phép theo concubineatus,
nếu vi phạm, có thể bị người chồng giết
+ Trong trường hợp người chồng hoặc cha chồng chết, người vợ có quyền
được hưởng một phần di sản bằng với phần của một người con gái. •
Với hôn nhân không theo quyền chồng - Sine manu:
- Quyền của vợ
+ Người vợ chịu ảnh hưởng quyền lực của cha đẻ của mình, nếu trước đó
họ là người tự do thì họ vẫn là người tự do.
+ Vợ có quyền tự lập, không phụ thuộc, tự chủ hoàn toàn về tài sản
+ Vợ có thể mang họ của chồng lOMoAR cPSD| 45988283
+ Vợ có quyền thuận tình ly hôn
- Quyền của chồng
+ Chồng không có quyền áp đặt quyền lực với vợ
+ Chồng không có quyền kiện đòi vật với vợ
+ Nếu có tranh chấp tài sản, vợ chồng có thể kiện ở tòa, tài sản thuộc về
chồng nếu vợ không chứng minh được
+ Chồng có quyền thuận tình ly hôn
• Với hôn nhân pha trộn giữa Cum manu mariti và Sine manu
+ Nếu ở nghi lễ sống thử 1 năm: vợ bỏ đi 3 đêm thì quyền lực của chồng
trong thời gian sống thử không được thừa nhận; tuy vậy hôn nhân vẫn tồn
tại (nhằm bảo vệ người vợ) + Vợ có quyền tự do
+ Vợ có quyền tự lập tài sản
+ Người cha có quyền lực đối với con sinh ra ngay trong thời gian sống thử 1 năm
2.1.5 Vấn đề tài sản đặc thù giữa vợ và chồng
a. Tài sản riêng của người vợ
- Là tài sản của vợ không được đưa vào khối tài sản hồi môn
- Nếu người vợ có năng lực pháp luật (sui juris) thì người vợ có toàn quyền
sử dụng và định đoạt tài sản
- Nếu người vợ không có năng lực pháp luật (alieni juris) thì người vợ sử
dụng tài sản dưới sự giám sát, hỗ trợ của ngừoi giám hộ
- Không có sự bình đẳng tuyệt đối giữa chồng và vợ.
+ Dù được thừa nhận, nhưng khi kết thúc hôn nhân, do tất cả tài sản trong
gia đình đều được coi là của chồng, nên người vợ phải chứng minh tính
chất riêng của tài sản nếu muốn lấy lại. b. Của hồi môn
- Khái niệm của hồi môn: lOMoAR cPSD| 45988283
+ Là các tài sản do người vợ hoặc một người thứ ba giao cho người
chồng để sử dụng vào việc chi tiêu nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt
của gia đình cũng như vào việc nuôi dạy con cái.
- Hình thức của hồi môn
+ Của cô dâu (Dos adventicia): phải lập chứng từ riêng biệt
+ Do bố hoặc Pater familias cho mang về nhà chồng (Dos Frofecticia)
- Quyền đối với của hồi môn
+ Khi mới cưới, vợ có thể dùng để chi trả chi tiêu cho gia đình
+ Của hồi môn thuộc toàn quyền của chồng trong hôn nhân theo quyền
chồng (cả khi vợ chết hoặc ly dị do lỗi của vợ) (ở giai đoạn đầu)
+ Chồng chết hoặc ly dị do lỗi của chồng, phải trả của hồi môn về cho vợ/nhà vợ
+ Chồng không có quyền lấy hồi môn là bất động sản của vợ
+ Nếu ly hôn không do lỗi của vợ, chồng chỉ được giữ lại hồi môn khi
chứng minh được để cấp dưỡng nuôi con hoặc do vợ phá tán tài sản.
+ Nếu có thỏa thuận trước, vợ có quyền đòi của hồi môn
+ Trong trường hợp không có sự thỏa thuận thì chỉ có vợ mới được kiện,
những người thừa kế không có quyền kiện đòi của hồi môn.
c. Quà tặng của chú rể cho cô dâu
- Là tập quán pháp ở La Mã, có thể hiểu theo nghĩa hẹp là tiền phạt của chú rể khi cưới vợ.
- Là tiền hoặc tài sản chú rể tặng trước lễ hôn nhân
- Quà tặng phải tương đương giá trị của hồi môn
- Được xem là sự bù đắp của chú rể cho cô dâu, do cô dâu hoặc gia đình cô yêu cầu
- Nếu hôn nhân bình thường: chồng sở hữu hoặc sử dụng chung
-Nếu ly dị, vợ có quyền đòi lại và vợ sở hữu lOMoAR cPSD| 45988283
2.2 Quan hệ pháp luật gia đình
- Đề cập chủ yếu đến quan hệ giữa cha mẹ và con cái
- Trong hai lĩnh vực chính là nhân thân và tài sản
- Có sự biến đổi theo từng thời kỳ
2.2.1 Quan hệ giữa cha mẹ và con
* Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ
- Cha có quyền tuyệt đối với con: bán con, trừng phạt con; giai đoạn sau,
nếu cha bán con 3 lần, con trở thành người tự do, không phụ thuộc vào cha
- Cha có quyền đối với tài sản, quà tặng hoặc tất cả những thứ mà con có
(giai đoạn sau bị hạn chế hơn, cha chỉ có quyền sử dụng để nuôi dưỡng chính cha)
- Cha có quyền quyết định giao dịch dân sự của con và chỉ chịu trách nhiệm theo thỏa thuận
- Con gây thiệt hại, cha phải bồi thường
- Mẹ không có quyền lực đối với con ngay cả khi chồng đã chết, vai trò
của mẹ như chị gái đối với con
* Quyền và nghĩa vụ của con cái
- Kính trọng, nuôi dưỡng, không được kiện cha mẹ
- Hôn nhân phải được cha mẹ đồng ý
- Không có quyền có tài sản riêng
- Có quyền quản lý tài sản làm kinh tế gia đình
- Giai đoạn sau, con cái có quyền hơn về tài sản, tài sản của con chỉ bị
hạn chế trong trường hợp tài sản đó được dùng để nuôi chính người cha
2.2.2 Vấn đề hợp pháp hóa con ngoại hôn
- Là việc thừa nhận quyền làm cha của người đàn ông đối với đứa con ngoài giá thú
- Điều kiện: (tùy từng thời kỳ)
+ Đứa trẻ phải có địa vị pháp lý tự do lOMoAR cPSD| 45988283
+ Người cha phải nộp một khoản tiền
+ Có sự cho phép của Hoàng đế bằng một chỉ dụ/sắc lệnh của hoàng đế
+ Hoặc cho phép người đàn ông đó kết hôn hợp pháp với người phụ nữ
đã sinh con ngoài giá thú cho mình
2.2.3 Vấn đề nhận con nuôi
- Là việc thiết lập quyền làm cha của một người đối với người khác
- Nguyên tắc: phải xuất phát từ lợi ích của người được nhận nuôi - Điều kiện:
+ Hơn người được nuôi 18 tuổi + Là con trai
+ Nếu là con gái thì con của người nhận nuôi phải đã chết
+ Phải có sắc lệnh của hoàng đế hoặc quyết định của quan tòa - Các dạng con nuôi:
+ Con nuôi không phụ thuộc vào cha mẹ.arrgatio: do Hoàng đế quyết định bằng sắc luật
+ Con nuôi phụ thuộc vào cha mẹ: phải do pháp quan xác nhận; cha mẹ
đẻ, nuôi và con nuôi đồng ý - Hệ quả pháp lý
+ Chấm dứt quyền của cha mẹ đẻ
+ Phát dinh quan hệ giữa cha mẹ với con nuôi cả về thừa kế
2.3 Đặc trưng của pháp luật Hôn nhân gia đình La Mã
- Về thời gian: Hình thành sớm, ngay từ thời cổ đại
- Về hình thức, nguồn: đa dạng, hình thức pháp luật thành văn chiếm vị thế
chủ đạo và ngày càng phát triển
- Về phạm vi điều chỉnh: Đề cập chủ yếu đến quan hệ hôn nhân giữa vợ và
chồng và quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái, có xu hướng mở rộng
- Cơ sở tư tưởng: có ảnh hưởng bởi các quy phạm tôn giáo, tâm linh, các tư
tưởng bước đầu về tự do, dân chủ lOMoAR cPSD| 45988283
- Về Kỹ thuật lập pháp: dù chưa được như hiện đại, nhưng đã thể hiện sự
tiến bộ trong cách thức xây dựng điều luật, rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn, có
sự phân biệt rõ các lĩnh vực pháp luật
- Về tính chất của pháp luật:
+ Mang tính thực tiễn: xuất phát từ nhu cầu, bối cảnh, đặc trưng của xã hội
La Mã cổ đại trong lĩnh vực hôn nhân – gia đình
+ Có tính hính hệ thống khá rõ rệt: gồm hai mảng, có sự kết nối với nhau và
nằm trong tương quan với pháp luật dân sự La Mã
+ Bộc lộ tính chất giai cấp: (phản ánh rõ ý chí và lợi ích của giai cấp trên
trong xã hội, ví dụ: chỉ được kết hôn khi cả 2 có đủ quyền công dân, hoặc cấm
kết hôn giữa người bình dân và quý tộc (luật 12 bảng).
+ Mang nặng tính chất bất bình đẳng trong hôn nhân, gia đình: sự chênh lệch
địa vị của người chồng và vợ, người cha và các con; vai trò của Hoàng đế, chính
quyền, người đại diện gia đình với hôn nhân
+ Gắn liền với hai thời kỳ phát triển của La Mã, theo xu hướng tiến bộ dần
hơn ở cuối thời kỳ cộng hòa và đầu thời kỳ chuyên chế
+ Bước đầu thể hiện sự phát triển và tính chất nhân văn, tiến bộ về hôn nhân,
gia đình: khẳng định vai trò của hôn nhân, gia đình trong đời sống xã hội; có
biểu hiện đề cao quyền con người hơn, sự tự do ý chí trong hôn nhân, bảo vệ
quyền lợi của người phụ nữ, trẻ em trong gia đình; đề cao trách nhiệm của người đàn ông…
2.4 Những ưu điểm và hạn chế trong pháp luật hôn nhân gia đình La Mã • Hạn chế lOMoAR cPSD| 45988283
- Vấn đề về quyền con người trong hôn nhân chưa được đề cập : Nằm
trong bối cảnh chung của thời kỳ cổ đại, thời đại trình độ văn minh còn
thấp, nhân quyền, quyền con người trong hôn nhân, gia đình chưa được
đề cập rộng rãi và bảo vệ thích đáng
- Kiểu nhà nước là chiếm hữu nô lệ, nên giai cấp chủ nô có vị thể và địa vị
cao hơn trong xã hội, được bảo vệ, ưu tiên cả trong hôn nhân gia đình
- Sự ảnh hưởng của tôn giáo, chiến tranh làm vị thế của người đàn ông
trong xã hội được coi trọng, tạo nên sự chênh lệch về quyền của giới nam trong hôn nhân • Ưu điểm
- Việc La Mã chiếm được nhiều vùng đất khác nhau, kế thừa, tiếp thu được
các giá trị pháp lý, tinh thần pháp luật ở những khu vực đó, trong đó có
các giá trị bước đầu về dân chủ, tự do, nhân quyền (điển hình như việc tiếp thu ở Hy Lạp)
- Xã hội La Mã thường xuyên chịu những biến động, chiến tranh thường
xuyên, nên người đàn ông có vai trò áp đảo, nhưng nó cũng tạo khoảng
trống để người vợ phát huy vai trò của mình trong gia đình, nên bước
đầu, quyền lợi của phụ nữ đã được bảo vệ.
III, Giá trị lịch sử và hiện đại của pháp luật Hôn nhân, gia đình La Mã
3.1 Giá trị lịch sử
- Điều chỉnh được các quan hệ hôn nhân gia đình trong xã hội La Mã cổ đại
- Có sự thích ứng và phát triển phù hợp với hai giai đoạn phát triển lớn của La Mã cổ đại
- Hiện thực hóa các quan niệm xây dựng và thực hiện pháp luật về hôn
nhân, gia đình của nhà nước và lực lượng cầm quyền trong xã hội lOMoAR cPSD| 45988283
- Tạo nên những ổn định xã hội, bảo vệ được căn bản các giá trị hôn nhân
và gia đình trong bối cảnh bấy giờ
- Có sự đa dạng, điều chỉnh tương thích với các loại quan hệ hôn nhân, gia đình thời bấy giờ
- Có ảnh hưởng đến pháp luật hôn nhân, gia đình của không ít quốc gia
Phương Tây khác trong cùng thời kỳ và cho đến cả ngày nay
3.2 Giá trị hiện đại, kế thừa
Pháp luật La mã về hôn nhân gia đình mang đến nhiều giá trị hiện đại mà
không ít pháp luật hiện nay, trong đó có pháp luật Việt Nam đã có sự kế thừa, phát triển:
- Tính bài bản, hệ thống, quy định đa dạng các khía cạnh hôn nhân, gia đình
- Đề cao quyền con người (quyền tự do) trong hôn nhân, gia đình. Coi tự
do trong hôn hôn nhân là tiền đề và điều kiện để duy trì và phát triển quan hệ hôn nhân, gia đình
- Quan tâm tới nhóm yếu thế trong quan hệ hôn nhân, gia đình: phụ nữ, trẻ em
- Đề cao nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, dựa trên cơ sở tự
nguyện nhằm mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững.
- Học tập tôn chỉ về hôn nhân, gia đình: là hướng tới sự đồng thuận giữa
vợ và chồng trong mọi lĩnh vực từ công việc đến tâm linh…
- Học tập những quy định tiến bộ như: điều kiện kết hôn, độ tuổi, năng
lực hành vi dân sự, không có quan hệ cận huyết, sự tự nguyện
- Học tập về tính đối ứng trong quyền và nghĩa vụ của vơ-chồng; cha, mẹ
- con cái trong quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. lOMoAR cPSD| 45988283
- Cho phép chế độ ly hôn, bảo vệ quyền được ly hôn Kết Luận
Luật La mã là hệ thống luật cổ, được xây dựng cách đây khoảng 2000 năm
( 449 TCN), áp dụng cho thành Roma và sau đó là cả Đế quốc La mã. Các
nguồn của La mã thời Cổ đại được sưu tập trong Corpus Iuris Civilis được tái
khám phá trong thời kỳ Trung Cổ và mãi cho đến thế kỷ 19 vẫn được xem là
nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia
Châu Âu. Trong Luật La Mã ta đã có thể thấy về chế độ hôn nhân và gia đình
đã có nhiều điểm tiến bộ cũng như vẫn còn nhiều hạn chế. Luật La Mã xác lập
chế độ hôn nhân tự do,quy định chặt chẽ điều kiện kết đã có sự rằng buộc bắt
buộc phải thành lập trên giấy tờ phải tiến hành theo nghi lễ của người La Mã.
Ngoài ra chế độ gia đình đã giảm dần quyền lực của người đàn ông- người cha,
điều đó đã mang lại sự nhân đạo sâu sắc trong thời kỳ La mã. Tuy nhiên mặc dù
các quyền lợi này chưa được triệt để nhưng có ý nghĩa sâu sắc và là tiền đề
trong việc hoàn thiện trong nhận thức và phát triển của nhân loại.
IV, Tài liệu tham khảo •
https://luatminhkhue.vn/trong-luat-la-ma-quan-he-hon-nhan-va-gia-dinh-
bieu-hien-nhu-the-nao.aspx#4-phan-biet-cac-hinh-thai-hon-nhan •
https://everest.org.vn/cac-hinh-thai-hon-nhan-va-gia-dinh-trong-lich-su/ •
Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Trường Đại học Cần
Thơ, NXB Chính trị Quốc gia. •
Nguyễn Minh Tuấn (2003), Giáo trình Luật La mã, Trường Đại học Luật
Hà Nội, NXB Công an Nhân dân. •
luatminhkhue.vn ( 2021), “ Trong Luật la mã quan hệ hôn nhân và gia
đình biểu hiện như thế nào?”, truy cập ngày 1/11/2023 tại lOMoAR cPSD| 45988283
https://luatminhkhue.vn/trong-luat-la-ma-quan-he-hon-nhan-va-gia-dinh- bieu-hien-nhu-the-nao.aspx. •
Nguyễn Minh Tuấn (2016), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế
giới, Đại học Luật-ĐHQGHN, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội •
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/phap-luat-
dai-cuong/nd-luat-la-ma-giao-trinh-luat-la-ma/27894984 •