Bài thảo luận nhóm về pháp luật về thu hồi đất và thực tiễn
Thu hồi đất được quy định ngay từ trước khi chế độ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai được xác lập. Các Luật Đất đai qua các thời kỳ, kể từ khi Hiến pháp 1980 được ban hành đến nay, đều quy định về hoạt động thu hồi đất như là một công cụ quản lý nhà nước và cũng nhằm để thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu của nhà nước đối với đất đai. Trong điều kiện kinh tế thị trường, thu hồi đất còn được xem như là một “khâu” của quá trình “điều phối” đất đai. Cùng với quá trình phát triển của pháp luật đất đai, chế định thu hồi đất cũng dần được hoàn thiện. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đất đai - môi trường
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ĐỀ BÀI:
PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT VÀ THỰC TIỄN Nhóm 2
Nhóm sinh viên:
Đào Thị Mai An – 21062001
Đoàn Phương Anh – 21062003
Hoàng Diệp Anh – 21062005
Nguyễn Thị Thanh Giang – 21062025
Đinh Thảo Linh – 21062045 Lớp: K66CLC-A Môn:
Pháp luật Đất đai – Môi trường
Hà Nội – 2024 MỤC LỤC
I. Tổng quan pháp luật về thu hồi đất ................................................................... 2
1. Khái niệm ........................................................................................................ 2
2. Pháp luật về thu hồi đất .................................................................................. 2
3. Ý nghĩa ............................................................................................................. 2
II. Thực trạng pháp luật thu hồi đất ở Việt Nam ................................................... 3
1. Nội dung điều chỉnh về thu hồi đất ................................................................ 3
1.1. Các trường hợp thu hồi đất ....................................................................... 3
1.2. Quyết định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư ............................................. 4
1.2.1. Về bồi thường ........................................................................................ 4
1.2.2. Về hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ...................................12
1.3. Sai phạm và xử lý vi phạm ........................................................................15
1.3.1. Sai phạm trong thu hồi đất ..................................................................15
1.3.2. Thực tiễn xử lí vi phạm trong quá trình thu hồi đất tại Việt Nam
thường bao gồm các biện pháp .........................................................................17
2. Liên hệ thực tiễn ........................................................................................... 18
III. Đề xuất ...........................................................................................................21 1 I.
Tổng quan pháp luật về thu hồi đất
1. Khái niệm
Theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 “Nhà nước thu hồi đất là việc
Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao
quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”
Như vậy, thu hồi đất là biện pháp làm chấm dứt quyền sử dụng đất cùa
người sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Thu hồi đất thể
hiện rõ quyền định đoạt càu Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với đất đai.
2. Pháp luật về thu hồi đất
Thu hồi đất được quy định ngay từ trước khi chế độ sở hữu toàn dân đối
với toàn bộ đất đai được xác lập. Các Luật Đất đai qua các thời kỳ, kể từ khi Hiến
pháp 1980 được ban hành đến nay, đều quy định về hoạt động thu hồi đất như là
một công cụ quản lý nhà nước và cũng nhằm để thực hiện quyền đại diện chủ sở
hữu của nhà nước đối với đất đai. Trong điều kiện kinh tế thị trường, thu hồi đất
còn được xem như là một “khâu” của quá trình “điều phối” đất đai. Cùng với quá
trình phát triển của pháp luật đất đai, chế định thu hồi đất cũng dần được hoàn thiện1.
- Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2024 (chưa có hiệu lực thi hành)
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
1 TS. Lưu Quốc Thái, Bản chất, vai trò của hoạt động thu hồi đất trong điều kiện kinh tế thị trường, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 15(295), tháng 8/2015. 2
- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất,
3. Ý nghĩa
- Để đảm bảo tính công bằng trong việc sử dụng đất:
Chấm dứt quyền sử dụng của người vi phạm pháp luật, chấm dứt quyền sử
dụng của những người đã hết thời gian được phép sử dụng,…để chuyển giao quyền
sử dụng này cho những đối tượng khác có nhu cầu trong xã hội.
- Đảm bảo quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân: Nhà nước được quyền thu
hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia
công cộng là biểu hiện của việc đảm bảo quyền sở hữu đất đai là của toàn dân và
Nhà nước là đại diện.
- Thu hồi đất để thực hiện các mục tiêu quốc phòng, an ninh, hướng tới sự
phát triển chung của kinh tế, xã hội:
+ Thu hồi đất là phương án hữu hiệu để Nhà nước điều hướng sự phát triển kinh tế, xã hội.
+ Hầu hết các ngành kinh tế hiện nay đều sử dụng đất là nguồn tài nguyên
phát triển nên việc thu hồi đất, phân bổ đất cũng là phân bổ tài nguyên phát triển
của từng ngành kinh tế để thúc đẩy phát triển kinh tế. II.
Thực trạng pháp luật thu hồi đất ở Việt Nam
1. Nội dung điều chỉnh về thu hồi đất
1.1. Các trường hợp thu hồi đất
Theo Luật Đất đai 2013, các trường hợp thu hồi đất được quy định các Điều 61, 62, 64, 65:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61)
- Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
(Điều 62) 3
- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (Điều 64)
- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả
lại đất, có nguy cơ đe doạ tính mạng con người (Điều 65)
Luật Đất đai 2013 chia thành 4 lý do để thu hồi đất. Luật Đất đai 2024 quy
định 31 trường hợp cụ thể về việc nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã
hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và tại khoản 32 Điều 79 quy định đã đảm bảo
được tính công khai, minh bạch, dễ giám sát và khắc phục được tình trạng có một
số trường hợp địa phương thu hồi đất tràn lan như đã xảy ra trước đây.
1.2. Quyết định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư
1.2.1. Về bồi thường
a) Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 74 LĐĐ 2013)
- Thứ nhất, người sử dụng đất được bồi thường khi có đủ các điều kiện quy
định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013. Ở nước ta, người sử dụng đất được quyền sử
dụng đất thông qua nhiều hình thức khác nhau nên người sử dụng đất được bồi
thường khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội,
lợi ích quốc gia, công cộng tùy vào từng hình thức xác lập quyền sử dụng đất, tùy
loại đất, tùy thuộc vào thời gian, quá trình sử dụng đất và giấy tờ về quyền sử dụng
đất mà được bồi thường hoặc không bồi thường. Nếu đất có đủ điều kiện theo quy
định thì Nhà nước phải bồi thường, nếu không đủ điều kiện thì không bồi thường
về đất mà tùy từng trường hợp được nhà nước xem xét hỗ trợ.
- Thứ hai, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục
đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi
thường bằng tiền. Tùy thuộc vào loại đất bị thu hồi mà người bị thu hồi đất chịu
những thiệt hại nhất định, trong đó thiệt hại lớn nhất là mất đất. Vì thế, ưu tiên đầu
tiên là đất đổi đất, tức là khi bồi thường thu hồi đất thì bồi thường bằng đất, đất bị
thu hồi và đất được bồi thường là đất có cùng mục đích sử dụng, chỉ bồi thường
bằng tiền nếu không có đất. Việc xác định loại đất làm căn cứ để thu hồi và xác 4
định loại đất được bồi thường trong trường hợp bồi thường bằng đất hoặc số tiền
được bồi thường trong trường hợp bồi thường bằng tiền dựa trên những căn cứ
khác nhau. Pháp luật đất đai quy định nhiều căn cứ để xác định loại đất. Theo đó,
việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây: GCNQSDĐ, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp trước ngày 10/12/2009;
GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thứ ba, giá đất để tính bồi thường là giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do
UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Luật Đất đai 2013
quy định 03 loại giá đất là khung giá đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể (Điều 112, 113, 114).
- Thứ tư, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ,
khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng pháp luật. Việc thực hiện
nguyên tắc này được thể hiện trên các khía cạnh sau:
+ Đảm bảo cho người dân nói chung, người bị thu hồi đất nói riêng được
tham gia vào quá trình xây dựng các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất và người có đất bị thu hồi được tạo điều kiện tham gia vào quá
trình thực thi việc bồi thường với tư cách là một chủ thể của quá trình đó.
+ Đảm bảo sự công khai, minh bạch trong các quy định cụ thể về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất và sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Đảm bảo sự công bằng, không phân biệt giá đất bồi thường khi trưng
dụng, trưng mua và thu hồi đất.
+ Kịp thời trong việc kiểm đếm, lập phương án và chi trả bồi thường; xây
dựng, hoàn thiện và bàn giao khu tái định cư, hỗ trợ đào tạo và chuyển đổi nghề;
giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
+ Xác định và bồi thường đúng loại đất, diện tích đất, giá đất và các chế độ
mà người bị thu hồi đất được hưởng 5
Ví dụ bản án
Tham khảo Báo Dân Trí2 và theo Bản án hành chính sơ thẩm số
04/2018/HC-ST ngày 25/01/2018 của TAND tỉnh Quảng Ninh thì ông Phạm Hồng
Phương (trú tại tổ 18, khu 2A, phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long) khởi kiện
như sau: Cha vợ của ông Phương là cụ Đấu từ năm 1998 khai phá, tôn tạo bãi đất
(nay xác định là 2951,4 m2) tại tổ 67B, khu 5, phường Cao Xanh, thành phố Hạ
Long để tập kết tre nứa và vét mương rãnh xung quanh để bắt tôm cá. Quá trình sử
dụng đất, cụ Đấu xây dựng kè đá, nhà cấp 4 và nộp thuế đất nông nghiệp nhiều
năm. Trước khi chết, cụ Đấu di chúc thừa kế thửa đất cho vợ chồng ông Phương vào ngày 01/3/2013.
Ngày 31/3/2016, UBND thành phố Hạ Long ban hành Quyết định số
852/QĐ-UBND “V/v thu hồi vĩnh viễn 2951,4 m2 đất của hộ ông, bà Phạm Hồng
Phương - Nguyễn Thị Liên để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình hạ tầng kỹ
thuật tự xây khu 9, phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long”. Cùng ngày 31/3/2016,
UBND thành phố Hạ Long ban hành Quyết định số 853/QĐ-UBND “về việc phê
duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ sau khi thu hồi đất” với nội dung không bồi
thường cho ông Phương. Lý do mà UBND thành phố Hạ Long đưa ra để không bồi
thường về đất cho gia đình ông Phương là theo Bản chứng nhận nhà, đất ngày
20/11/2013 và ngày 30/9/2015 của UBND - Ủy ban mặt trận tổ quốc phường Cao
Xanh thì diện tích đất thu hồi do cụ Đấu tự ý tôn tạo năm 2010 đến năm 2011 là
hành vi lấn chiếm đất đai. Sau khi cụ Đấu chết thì ông Phương xây dựng nhà
nhưng không sử dụng thường xuyên mà ở nơi khác. Không đồng ý với việc không
được bồi thường, ông Phương khởi kiện vụ án hành chính đến TAND tỉnh Quảng
Ninh yêu cầu hủy Quyết định số 853/QĐUBND về việc phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ nói trên của UBND thành phố Hạ Long. Tại Bản án hành chính sơ
2 Anh Thế, Quảng Ninh: Dân thắng kiện chính quyền, bản án không biết bao giờ thành…hiện thực!, ngày 08/07/2019. 6
thẩm số 04/2018/HC-ST ngày 25/01/2018, TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên hủy
Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND thành phố Hạ Long với
kết luận: Quyết định phê duyệt này không đúng pháp luật, không đảm bảo quyền
lợi của công dân khi Nhà nước thu hồi đất và yêu cầu UBND thành phố Hạ Long
bồi thường, hỗ trợ thửa đất cho gia đình ông Phương.
Căn cứ mà TAND tỉnh Quảng Ninh nêu ra là:
- Thứ nhất, UBND thành phố Hạ Long căn cứ Bản chứng nhận nhà, đất của
UBND - Ủy ban mặt trận tổ quốc phường Cao Xanh và các Biên bản xác minh,
Biên bản họp để xác minh, xem xét nguồn gốc đất, thời gian ông Phương quản lý,
sử dụng đất là không đúng vì các biên bản này được lập không đúng quy định tại
khoản 4 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể không thu thập ý kiến của
những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu
cầu xác nhận trong khu dân cư nơi có đất;
- Thứ hai, UBND thành phố Hạ Long cho rằng gia đình ông Phương lấn đất
(tự ý tôn tạo) sử dụng sau ngày 01/7/2004 là không đúng vì vị trí đất của ông
Phương nằm ngoài phạm vi giao đất của các đơn vị khác và cũng không nằm trong
bản dự án khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh; mặt khác, UBND thành phố Hạ Long
không cung cấp được tài liệu để chứng minh các chủ dự án liền kề khiếu kiện hoặc
Nhà nước xử phạt về hành vi ông Phương lấn chiếm đất của các dự án khác;
- Thứ ba, nếu như không có dự án khu tự xây khu 9, phường Cao Xanh năm
2013 thì rõ ràng diện tích đất trên đây của ông Phương đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ.
Đồng thời, Bản án cũng buộc UBND thành phố Hạ Long phải chỉ đạo các
cấp có thẩm quyền xác định lại thời điểm và quá trình sử dụng đất để thực hiện
việc bồi thường, hỗ trợ cho ông Phương theo quy định. Bản án sau đó không bị
kháng cáo, kháng nghị và đã có hiệu lực pháp luật. 7
Vụ việc của ông Phạm Hồng Phương trên đây là một trong những ví dụ điển
hình khi xem xét điều kiện bồi thường về đất trong trường hợp người sử dụng đất
không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Trong những trường hợp này, người bị thu
hồi đất được bồi thường hay không phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của cơ quan thực
hiện bồi thường mà không xem xét đến thời điểm xác lập quyền sử dụng đất, quá
trình và thực tế sử dụng đất.
b) Điều kiện để được bồi thường về đất và các trường hợp không được bồi
thường về đất.
• Điều kiện để được bồi thường về đất
Nghiên cứu các điều kiện để được bồi thường về đất được quy định trong
Điều 75 Luật đất đai 2013, có thể khái quát một số điểm sau:
- Căn cứ đầu tiên để được xem xét bồi thường là người sử dụng đất có Giấy
chứng nhận hoặc chưa được cấp Giấy chứng nhận nhưng đất đủ điều kiện để được
cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Luật Đất
đai năm 2013 mà chưa được cấp thì cũng được bồi thường. Việc xem xét điều kiện
để được bồi thường đối với trường hợp này lại phải căn cứ vào điều kiện, căn cứ để
được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy
định tại các Điều 100, Điều 101, Điều 102 Luật đất đai năm 2013. Vì thế, vướng
mắc về điều kiện để được bồi thường đối với trường hợp đất chưa được cấp Giấy
chứng nhận gắn liền với điều kiện để được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất quy định tại các Điều 100, Điều 101, Điều 102 Luật đất đai năm 2013.
- Điều kiện để được bồi thường gắn liền với nghĩa vụ tài chính mà người sử
dụng đất đã thực hiện, cụ thể:
+ Tổ chức được Nhà nước giao đất thì chỉ được bồi thường đối với đất được
giao có thu tiền sử dụng đất, không bồi thường đối với đất được giao không thu tiền sử dụng đất. 8
+ Đối với đất thuê thì phải là đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất
một lần cho cả thời gian thuê, không bồi thường đối với đất được Nhà nước cho
thuê trả tiền thuê đất hàng năm. Đất được Nhà nước giao cho tổ chức có thu tiền sử
dụng đất, đất do tổ chức thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, đất do
tổ chức nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế không được bồi thường nếu tiền sử
dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng đã trả có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài được sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán
hoặc kết hợp cho thuê bằng hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất ( khoản 3 Điều 55)
+ Được sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp,
đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh, đất để thực hiện dự án
đầu tư nhà ở để cho thuê bằng hình thức thuê đất (khoản 1 Điều 56)
+ Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ
sở làm việc bằng hình thức thuê đất (khoản 1 Điều 56) chỉ được bồi thường về đất
nếu đất được giao có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
- Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích nông
nghiệp, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được Nhà nước giao đất phi nông nghiệp để sử
dụng theo Điều 159 Luật đất đai năm 2013 không phải nộp tiền sử dụng đất theo
khoản 5 Điều 54. Vì thế, đất của cộng đồng dân cư, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo chỉ
được bồi thường về đất nếu đất bị thu hồi không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê.
• Các trường hợp không được bồi thường về đất 9
Về các trường hợp không được bồi thường về đất là các trường hợp không
đáp ứng điều kiện thuộc Điều 75 và được quy định cụ thể tại Điều 76 và Điều 82 Luật Đất đai 2013. -
Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất
được giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối trong hạn mức theo quy định tại Điều 129 Luật Đất đai năm 2013. -
Đất được Nhà nước giao cho tổ chức sử dụng thuộc trường hợp thu tiền sử
dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất. Vì họ không phải thực hiện nghĩa vụ
tài chính là nộp tiền sử dụng đất, được sử dụng đất mà không mất tiền nên không
được bồi thường về đất. Các trường hợp tổ chức được giao đất để sử dụng vào mục
đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư
theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án xây dựng nhà ở thương mại; tổ
chức được giao đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với
cách mạng, hộ gia đình nghèo, hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số ở vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo; được giao đất
để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở; tổ chức sự nghiệp
công lập được giao đất để xây dựng công trình sự nghiệp; tổ chức được giao đất
xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không, xây dựng kết cấu hạ tầng
cảng hàng không, sân bay; hợp tác xã nông nghiệp được giao đất làm mặt bằng xây
dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho, xây dựng các cơ sở phục vụ trực tiếp sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. -
Đất được Nhà nước thuê trả tiền thuê đất hàng năm, đất được Nhà nước cho
thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất,
trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối
với người có công với cách mạng. 10 -
Đất thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. Mỗi xã, phường, thị
trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5%
tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu
năm hoặc bổ sung nguồn đất công ích từ đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân trả lại, tặng cho Nhà nước, đất nông nghiệp thu hồi để phục cho các nhu
cầu công ích của địa phương. -
Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối. Đất nhận khoán được quy định trong nhiều văn bản3, Điều 136, Điều 137
Luật Đất đai năm 2013. Đất nhận khoán không thuộc quyền sử dụng của người sử
dụng đất nên không được bồi thường. -
Đất được Nhà nước giao để quản lý. Đất được giao để quản lý mà không
phải được trao quyền sử dụng đất bằng một trong các hình thức Nhà nước giao,
cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất thì
không được bồi thường về đất. -
Đất không đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất theo quy định của LĐĐ năm 2013, trừ trường hợp đất
nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình,
cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc
không đủ điều kiện để cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích
sử dụng với loại đất thu hồi, trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi
thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có
thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư. Trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở
3 Nghị định 135/2005/NĐ-CP về việc giao khoán đất nông nghiệp rừng sản xuất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
trong nông lâm trường quốc doanh. 11
mà có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo
nguyện vọng đã đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đối với người có đất thu hồi nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về
quỹ đất, quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng
với loại đất thu hồi hoặc nhà ở.
1.2.2. Về hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Thu hồi đất ở gắn liền với vấn đề tái định cư. Đây là một phương thức bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất, là phương thức đất đổi đất, nhà đổi nhà
a) Những quy định hiện hành về hỗ trợ tái định cư như sau:
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật đất đai năm 2013 thì khu tái định cư
phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng,
phù hợp với phong tục, tập quán của từng vùng miền.
- Khoản 3 Điều 85 Luật đất đai năm 2013 quy định việc thu hồi đất đất ở chỉ
được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng tái định cư.
Quy định này nhằm đảm bảo cho người phải tái định cư có nhà để ở trong trường
hợp TĐC bằng cơ chế NN xây dựng nhà ở tái định cư rồi bàn giao cho người tái
định cư; hoặc đảm bảo cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư trong trường hợp Nhà nước
xây dựng hạ tầng tái định cư, bồi thường đất trong khu tái định cư còn người được
tái định cư tự xây dựng nhà ở.
- Trong Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai nói chung, hỗ trợ tái định cư nói riêng.
b) Hạn chế của các quy định
- Theo quy định, Nhà nước có trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ tại
khu tái định cư để người thuộc diện này sử dụng khi chuyển đến khu tái định cư.
Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy
định cụ thể như thế nào là “cơ sở hạ tầng đồng bộ”. Thực tế khó có khu tái định cư 12
nào hiện nay trong cả nước đáp ứng đầy đủ hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và
hệ thống công trình hạ tầng xã hội. Không chỉ không có cơ sở hạ tầng đồng bộ mà
các công trình được xây dựng ở khu tái định cư hiện nay không đảm bảo tiêu
chuẩn, quy chuẩn xây dựng dẫn đến chất lượng công trình, nhất là nhà ở có chất
lượng kém, nhanh xuống cấp, như tình trạng nhà ở thấm dột, thang máy hỏng,
đường ống nước bị vỡ, nền nhà lồi lõm, da tường bị bong, các công trình được xây dựng chắp vá ...
- Thực tế hiện nay nhiều khu tái định cư chưa thực sự đảm bảo phù hợp với
phong tục, tập quán, không đảm bảo không gian sống, không gian văn hóa, tâm
linh, tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Nhiều khu được bố trí xa và khác với nơi
ở ban đầu dẫn đến không đảm bảo về điều kiện sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn,
nhiều người khi đến nơi tái định cư mà nghề nghiệp trước khi bị thu hồi đất là sản
xuất nông nghiệp nhưng khi đến nơi ở mới không có đất nông nghiệp để sản xuất
dẫn đến cuộc sống hết sức khó khăn hoặc khi chuyển đến địa điểm mới không thể
kinh doanh nghề nghiệp không phù hợp với trình độ, chuyên môn, thói quen của
họ. Các yếu tố văn hóa, giáo dục, y tế, vui chơi, giải trí cũng không được đảm bảo.
- Khoản 3 Điều 85 Luật Đất đai năm 2013 quy định việc thu hồi đất ở chỉ
được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng tái định cư.
Trong trường hợp này, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi đất
kể cả khi khu tái định cư có nhà ở nhưng chưa có điện, đường, nước … Nhà nước
có quyền thu hồi đất và người có đất bị thu hồi phải bàn giao mặt bằng cho Nhà
nước kể cả khi tái định cư chưa xây dựng được nhà ở. Mặc dù khoản 2 Điều 22
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP giao UBND cấp tỉnh quy định về hỗ trợ trong trường
hợp người bị thu hồi đất tự lo nhà ở và UBND cấp tỉnh quy định về hỗ trợ tiền thuê
nhà nhưng tiền thuê nhà trong nhiều trường hợp có thể không đảm bảo cả về số
tiền thuê và thời gian thuê. 13
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có quy định “khu tái định cư
phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử
dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” (Điều 35). Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản
hướng dẫn thi không còn quy định “người có đất bị thu hồi phải có cuộc sống bằng
hoặc tốt hơn trước khi bị thu hồi” mà quy định “khu tái định cư phải được xây
dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ”.
Bên cạnh các khoản hỗ trợ luật Đất Đai 2013 đã quy định, Luật Đất đai 2024
quy định thêm các khoản hỗ trợ khác:
- Hỗ trợ di dời vật nuôi;
- Hỗ trợ để tháo dỡ, phá dỡ, di dời đối với tài sản gắn liền với đất là phần
công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn theo pháp luật về xây
dựng mà đến thời điểm thu hồi đất giấy phép đã hết thời hạn.
Như vậy, Luật Đất đai 2024 đã cụ thể hóa và bổ sung thêm một số khoản hỗ
trợ cho người dân bị thu hồi đất.
Về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá
nhân khi bị thu hồi đất, Điều 109 Luật Đất đai 2024 quy định, hỗ trợ bằng tiền
không quá 5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương
đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi nhưng không vượt quá hạn mức
giao đất nông nghiệp tại địa phương với các đối tượng:
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông
nghiệp do được Nhà nước giao, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho,
được công nhận quyền sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất không có đất để bồi
thường và đã được bồi thường bằng tiền;
- Cá nhân thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng được hưởng chế độ trợ
cấp xã hội, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp mà không có đất để bồi thường và đã được bồi thường bằng tiền; 14
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất để sử dụng
vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm đất
rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) từ các nông, lâm trường quốc doanh hoặc công ty
nông, lâm nghiệp được chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh đang trực
tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó…
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất của tập đoàn
sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp
và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.
- Mức hỗ trợ cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương.
1.3. Sai phạm và xử lý vi phạm
1.3.1. Sai phạm trong thu hồi đất
Sai phạm trong thu hồi đất có thể hiểu đơn giản là việc cá nhân, tổ chức có
thẩm quyền thực hiện việc thu hồi đất trái với pháp luật quy định tại Luật Đất đai
2013 như vi phạm về quy trình, thủ tục thu hồi đất; thu hồi sai quy hoạch...
Các sai phạm trong quá trình thu hồi đất tại Việt Nam có thể bao gồm:
1. Tham nhũng: Các quan chức, địa phương hoặc quốc gia, có thể nhận hối lộ hoặc
tài sản bất hợp pháp từ các cá nhân hoặc tổ chức để ưu tiên việc thu hồi đất của họ.
2. Lạm dụng quyền lực: Các quan chức có thể lạm dụng quyền lực của họ để thu
hồi đất từ các cá nhân hoặc tổ chức một cách không công bằng hoặc bất hợp pháp.
Một trong những vụ án về việc sai phạm trong quá trình thu hồi đất tại Việt
Nam là vụ án liên quan đến việc lạm dụng quyền lực và tham nhũng tại xã Mỹ
Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Trong vụ án này, các quan chức địa phương đã lạm dụng quyền lực và tiếp
nhận hối lộ để ưu tiên việc thu hồi đất từ một số gia đình tại địa phương để dành 15
cho một dự án đầu tư. Cụ thể, họ đã sử dụng các biện pháp đe dọa, ép buộc và bóc
lột các hộ dân, buộc họ phải bán đất với giá rất thấp so với giá trị thực của nó.
Kết quả, sau khi việc vi phạm này bị phát hiện, các quan chức địa phương
liên quan đã bị kỷ luật, sa thải hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, nhà
đầu tư cũng phải chịu hậu quả pháp lý và bồi thường cho các hộ dân bị thiệt hại.
Vụ án này là một ví dụ điển hình về việc xử lý vi phạm trong thu hồi đất tại
Việt Nam, trong đó hành vi tham nhũng và lạm dụng quyền lực đã bị trừng phạt
mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của người dân và duy trì tính công bằng trong quá
trình phát triển kinh tế-xã hội.
3. Gian lận thông tin: Các cá nhân hoặc tổ chức có thể cung cấp thông tin sai lệch
hoặc gian lận về tình trạng đất và các yếu tố khác để ảnh hưởng đến quyết định về việc thu hồi đất.
Ví dụ, các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp thông tin sai lệch hoặc gian lận về
diện tích chất lượng đất và các yếu tố khác để ảnh hưởng đến quyết định về việc
thu hồi đất từ các hộ dân. Thông tin gian lận này có thể bao gồm việc nâng cao
diện tích đất, giảm bớt hạn chế của đất, hoặc định giá đất thấp hơn so với giá trị
thực tế để giảm thiểu chi phí bồi thường cho các hộ dân.
4. Vi phạm quy trình pháp lý: Các quy trình pháp lý có thể không được tuân thủ
một cách đầy đủ hoặc không minh bạch, làm cho quyết định về việc thu hồi đất trở
nên không công bằng hoặc gây tranh cãi. Ví dụ:
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thu hồi đất nhưng không có thông báo cho
cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi đất về kế hoạch đo đạc, kiểm tra trước khi đưa ra
quyết định thu hồi đất.
Cơ quan tổ chức cưỡng chế thu hồi đất khi cá nhân, hộ gia đình không đồng
ý thu hồi đất mà không thực hiện biện pháp thuyết phục, tổ chức vận động. 16
5. Vi phạm quy định về bồi thường: Các cá nhân hoặc tổ chức có thể không nhận
được bồi thường hoặc bồi thường không công bằng sau khi đất của họ đã bị thu
hồi. Điều này có thể xảy ra do quy trình bồi thường không được thực hiện một
cách công bằng hoặc do thông tin sai lệch về giá trị của đất.
Ví dụ: Trường hợp của vợ chồng ông Nguyễn Minh Đức, bà Mai Thị Hoài
Châu (ở phường Phương Sơn, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) nhận được quyết
định thu hồi thửa đất trồng cây lâu năm rộng hơn 750m2 của ông bà với số tiền bồi
thường trên toàn bộ diện tích là số tiền hơn 432 triệu đồng. Xét việc thu hồi đất
không đúng mục đích và trình tự theo quy định pháp luật; đất được thu hồi làm khu
đô thị để phân lô bán nhưng không có sự thỏa thuận về giá bồi thường giữa chủ
đầu tư dự án với chủ đất khiến số tiền bồi thường quá thấp, vợ chồng ông Đức khiếu nại nhiều lần4. 1.3.2.
Thực tiễn xử lí vi phạm trong quá trình thu hồi đất tại Việt Nam
thường bao gồm các biện pháp
1. Kiểm tra và xác minh thông tin: Các cơ quan chức năng thường tiến hành kiểm
tra và xác minh thông tin liên quan đến việc thu hồi đất, đảm bảo rằng quy trình
được thực hiện đúng quy định pháp luật.
2. Thực hiện các biện pháp pháp lý: Nếu phát hiện có vi phạm, các cơ quan chức
năng sẽ thực hiện các biện pháp pháp lý như kiện cáo, xử lý hành chính, hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
3. Bồi thường và đền bù: Nếu có vi phạm liên quan đến quyền lợi của các cá nhân
hoặc tổ chức, cơ quan chức năng sẽ tiến hành bồi thường và đền bù cho các bên bị
tổn thất theo quy định của pháp luật.
4. Cải thiện quy trình và minh bạch: Các cơ quan chức năng có thể thực hiện các
biện pháp nhằm cải thiện quy trình thu hồi đất và làm cho quá trình này trở nên
minh bạch hơn, giúp tránh việc phát sinh các vi phạm trong tương lai.
4 Duy Thanh, Chính quyền thua kiện vì thu hồi đất sai luật, Báo Tuổi trẻ, ngày 10/04/2020. 17
• Ưu điểm của việc xử lí vi phạm trong quá trình thu hồi đất bao gồm:
- Bảo vệ quyền lợi của cá nhân và tổ chức: Việc xử lí vi phạm giúp bảo vệ
quyền lợi của các cá nhân và tổ chức, đảm bảo rằng họ không bị thiệt hại không
đáng có trong quá trình thu hồi đất.
- Tăng cường tính công bằng và minh bạch: Việc xử lí vi phạm giúp tăng
cường tính công bằng và minh bạch trong quá trình thu hồi đất, đảm bảo rằng quy
trình được thực hiện đúng quy định pháp luật và không có sự lợi dụng quyền lực hoặc tham nhũng.
• Nhược điểm của việc xử lí vi phạm có thể bao gồm:
- Tốn kém và mất thời gian: Việc xử lí vi phạm thường đòi hỏi chi phí và thời
gian, đặc biệt là trong quá trình thực hiện các biện pháp pháp lý và bồi thường đền bù.
- Khó khăn trong thực hiện: Đôi khi việc xử lí vi phạm có thể gặp phải khó
khăn trong việc thu thập bằng chứng và thực hiện các biện pháp pháp lý do sự phản
kháng hoặc tình trạng hỗn loạn.
- Nguy cơ phản ứng tiêu cực: Việc xử lí vi phạm có thể gây ra phản ứng tiêu
cực từ các bên liên quan, đặc biệt là từ những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
quyết định thu hồi đất.
- Khó khăn trong xác định và chứng minh vi phạm: Đôi khi việc xác định và
chứng minh các vi phạm có thể gặp phải khó khăn do sự phức tạp của quy trình và
sự che giấu thông tin của các bên liên quan.
2. Liên hệ thực tiễn
Sau hơn 08 năm thực thi Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý đất đai đã
đạt được những kết quả quan trọng. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo ra cơ
sở pháp lý quan trọng trong thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bước
đầu khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất tràn lan, không đưa vào sử dụng, 18