Bài thảo luận: "Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay"
Bài thảo luận: "Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng trong giai đoạn hiện nay", môn tư tưởng Hồ Chí Minh , giúp sinh viên tham khảo và học tập
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (HCM01)
Trường: Đại học Thương Mại
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 38372003
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING – QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận dụng
trong giai đoạn hiện nay.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Thị Huyền Trang
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Lớp học phần: 2158HCMI0111 Hà Nội – 2021 lOMoARcPSD| 38372003 I. MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất
của Việt Nam đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư
tưởng về nhiều mặt. Trong đó tư tưởng về đại đoàn kết là tư tưởng nổi bật, có giá
trị trường tồn đối với quá trình phát triển của dân tộc ta và của toàn nhân loại. Đây
là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực
tiễn của Hồ Chí Minh và đã trở thành “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt các hoạt động đối
ngoại từ khi lập quốc đến nay.
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết quốc gia là nội dung mang tính chiến lược
trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bài học đại đoàn kết quốc tế
ngày càng mang tính thời sự, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh ngày
nay – đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ để đón nhận những cơ hội cùng thách
thức lớn của quá trình hội nhập ngày một sâu, rộng.
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì ?
Theo Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(2011): “Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và
phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng, dân tộc ta, mãi mãi
soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế” là hệ thống những luận
điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục. Tư tưởng này trước hết là đoàn kết trong
phong trào cộng sane, công nhân quốc tế và đoàn kết trong các nước xã hội chủ
nghĩa anh em. Đoàn kết quốc tế là nhân tố đảm bảo sự thắng lợi của chủ nghĩa xã
hội cũng như thắng lợi của công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, phi thực
dân hóa trên phạm vi toàn thế giới. Nói cách khác, tư tưởng về đoàn kết quốc tế lOMoARcPSD| 38372003
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những định hướng, nền tảng, cơ sở lý luận quan
trọng cho việc hoạch định và thực thi đường lối, chính sách đối ngoại Việt Nam,
là ánh sáng soi đường của đối ngoại Việt Nam.
2.1.3. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
2.1.3.1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Ý thức quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộng đồng người Việt có từ
ngàn xưa. Cuộc chiến đấu với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm trong lịch sử ngàn
năm đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Yêu nước nồng
nàn, độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thống nhất, nhân ái khoan dung.
Trước hết, là Chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Những nội dung chủ yếu của chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam đã từng bước được đúc kết, hình thành một hệ thống
các nguyên lý với tư tưởng của các anh hùng hào kiệt như: Lý Thường Kiệt, Trần
Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,… chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục người
thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Đó cũng là động lực chi
phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước chứ
chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo quốc tế thứ III.
Truyền thống yêu nước của dân tộc được Nguyễn Tất Thành tiếp thu từ những
ngày ở quê hương và trên con đường bôn ba khắp năm châu bốn bể. Người đã đến
với những người lao động trên thế giới, đến với tình hữu ái vô sản và đến với Chủ
nghĩa Mác – Lênin, đó là con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Thứ hai, đó là tinh thần đoàn kết, tương ái của dân tộc. Truyền thống này
hình thành cùng một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và yêu cầu đấu
tranh chống thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm. Người Việt Nam quen gắn bó với
nhau trong tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau. Bước sang thế kỷ XX,
mặc dù xã hội Việt Nam có sự phân hóa về giai cấp, truyền thống này vẫn bền
vững. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa và phát huy sức mạnh truyền thống
đoàn kết của dân tộc để hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế, phấn đấu vì một thế
giới hòa bình, ổn định và phát triển. lOMoARcPSD| 38372003
Thứ ba, ngoại giao truyền thống của Việt Nam cũng là một nhân tốc quan
trọng hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Ngoại giao truyền
thống Việt Nam xem trọng việc giữ hòa khí, đoàn kết hữu nghị với các nước, phấn
đấu cho sự thái hòa, yêu chuộng hòa bình là bản chất của ngoại giao Việt Nam.
Trong khi lập trường nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
chống lại sự xâm lược của các ngoại bang. Đại Việt luôn kiên trì đường lối hòa
bình trong quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. Hòa hiếu là tư tưởng cốt
lõi của ngoại giao Đại Việt đúng như nhà sử học Phan Huy Chú đã đúc kết lịch
sử ngoại bang của đất nước chúng ta: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giềng là việc lớn”.
2.1.3.2. Chủ nghĩa Mác – Lênin và Quốc tế cộng sản
Sau nhiều năm bôn ba ở các nước, cuối năm 1917, Nguyễn Ái Quốc trở lại
nước Pháp, tham gia phong trào công nhân Pháp và gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
Nguyễn Ái Quốc muốn nhanh chóng tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và tìm
lực lượng đoàn kết tin cậy. Điều quan trọng hơn hết của Nguyễn Ái Quốc là “sự
đoàn kết”, “đoàn kết với các dân tộc thuộc địa”. Hầu hết trong các buổi mít ting,
thảo luận, Người đều phát hiện và khéo lái những vấn đề đang thảo luận sang vấn
đề đoàn kết với các vấn đề thuộc địa. Người đã từng nói: “Trong các cuộc bàn cãi,
người ta rất ít nói đến sự đoàn kết với các dân tộc thuộc địa, nhưng đó lại là vấn
đề mà tôi quan tâm hơn hết.”
Sau khi được biết Quốc tế thứ III do Lênin sáng lập có chủ trương đoàn kết
các dân tộc thuộc địa và nhất là được đọc “Bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương
về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc biết có
một tổ chức quốc tế ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc bị áp bức.
Luận cương của Lênin đã giải quyết trọn vẹn một vấn đề rất cơ bản mà Nguyễn
Ái Quốc đặc biệt quan tâm là vấn đề dân tộc và thuộc địa đặt ra trong mối quan
hệ quốc tế, chỉ ra con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa. Luận cương tạo ra
một bước chuyển biến căn bản trong nhận thức tư tưởng về vấn đề đồng minh về
xác định kẻ thù. Luận cương là lời giải đáp hợp lí nhất, đúng đắn nhất mà Nguyễn
Ái Quốc tìm thấy được về con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc,
đó là “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản, gắn chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với chủ nghĩa Mác – Lênin. lOMoARcPSD| 38372003
Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua (tháng 12/1920),
Nguyễn Ái Quốc bỏ qua phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III, trở thành một
trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Bằng việc làm đó, Nguyễn Ái
Quốc đã nêu cao ngọn cờ đoàn kết quốc tế. Từ đoàn kết các dân tộc thuộc địa, mở
thành đoàn kết với giai cấp vô sản chính quốc và giai cấp vô sản thế giới. Nguyễn
Ái Quốc viết những bản tham luận, phát biểu trong các kỳ sinh hoạt đảng và các
cuộc họp của các tổ chức xã hội khác, tham gia lãnh đạo Ban Nghiên cứu về thuộc
địa, ra báo Người cùng khổ… Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chủ nghĩa
thực dân, đế quốc, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ Pháp và thế giới, hình
thành mặt trận đoàn kết quốc tế đối với sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp
bức. Những việc làm đó đã đánh dấu một bước chuyển biến quyết định trong nhận
thức tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ đây, Người đã tiếp
thu sâu sắc và sáng tạo những khẩu hiệu chiến lược của Mác – Lênin, “Vô sản
toàn thế giới, đoàn kết lại”, “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn
kết lại”. Người đã gọi Lênin là hiện thân của tình anh em bốn bể. Người nhấn
mạnh: “Lao động tất cả các nước đoàn kết lại” và Người khẳng định, chính Lênin
và Quốc tế Cộng sản đã chỉ ra cho dân tộc và giai cấp vô sản thế giới sự cần thiết
và con đường tập hợp đoàn kết các lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước
và thế giới vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí
Minh tiếp thu và đi theo chủ nghĩa Mác – Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ,
sáng tạo, trên cơ sở đó Người xây dựng và phát triển tư tưởng đoàn kết quốc tế của mình.
Như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin và Quốc tế Cộng sản là nhân tốc quan trọng
có ý nghĩa định hình rõ rệt tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh. Trải qua
gần 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã từ chủ nghĩa yêu nước chân
chính đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và Quốc tế Cộng sản, từ một nhà yêu nước
trở thành một chiến sĩ quốc tế chân chính.
2.1.3.3. Quá trình tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc
Ra đi tìm đường cứu nước, qua những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm,
chủ nghĩa yêu nước ở Người có những biến chuyển mới. Sự đồng cảm với đồng
bào mình được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động, với các dân
tộc cùng cảnh ngộ bị áp bức như dân tộc mình. Người thể hiện sự đồng cảm với
nhân dân lao động và các dân tộc cùng cảnh ngộ và đưa ra kết luận: “Dù màu da lOMoARcPSD| 38372003
có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: Giống người bóc lột và giống
người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tính hữu ái
vô sản”. Kết luận trên vô cùng quan trọng, là khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc
tế Hồ Chí Minh – đoàn kết với những người lao khổ, cần lao trên thế giới.
Cũng từ quá trình 10 năm trải nghiệm thực tiễn ở nhiều nước, Nguyễn Ái
Quốc cũng rút ra kết luận rằng: “Nguyên nhân đầu tiên đã gây ra sự suy yếu của
các dân tộc phương Đông, đó là sự biệt lập…họ thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối
hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau”. Vì vậy, Người chỉ ra sự cần thiết của việc
xây dựng khối đoàn kết chiến đấu giữa các dân tộc bị đọa đày, đau khổ. Việc thực
hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo
sức mạnh tổng hợp cho cách mạng; góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện
thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại.
Là người dân từ một đất nước thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc thấy được khả
năng tiềm tàng của sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa và tin tưởng vào
thắng lợi của cuộc đấu tranh của họ. Để thể hiện sự đoàn kết giữa nhân dân lao
động chính quốc và nhân dân lao động thuộc địa, Người yêu cầu các Đảng Cộng
sản và giai cấp công nhân ở chính quốc phải có hiểu biết đúng về thuộc địa và có
sự giúp đỡ thiết thực đối với những người anh em thuộc địa. Trong thời gian ở
nước ngoài, Người đã tham gia tích cực phong trào cách mạng của công nhân
Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc… từng bước xây dựng nhiều tổ chức quốc tế như:
Hội Liên hiệp thuộc địa (1921), Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
(1925),… là nhà cách mạng hoạt động tích cực trong Đảng Cộng sản Pháp, Quốc
tế III, các Quốc tế Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ… thường xuyên mở rộng nhiều
chính sách, các nhà hoạt động xá hội… Tất cả hoạt động nói trên của Người đều
hướng vào mục tiêu tăng cường thêm bạn bè, đồng chí cho cách mạng Việt Nam.
2.1.3.4. Yếu tố chủ quan từ bản thân Hồ Chí Minh
Một quan điểm được đưa ra nếu không được sự ủng hộ, tin cậy từ mọi người
thì khó mà trở thành một tư tưởng lớn. Nhưng ở Hồ Chí Minh, Người nhận được
sự tin tưởng, được dân yêu, dân kính phục, xem như vị cha già của dân tộc. Người
đã vượt qua tầm nhìn hạn hẹp của các nhà yêu nước tiền bối để hướng ra bên
ngoài, gắn kết sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc với công cuộc cách mạng
của toàn thể các dân tộc bị áp bức. lOMoARcPSD| 38372003
2.2. Lực lượng, nguyên tắc và hình thức tổ chức đoàn kết quốc tế
2.2.1. Lực lượng đoàn kết quốc tế
Lực lượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm: phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế; phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hoà
bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước
đang xâm lược Việt Nam.
Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh cho rằng, sự đoàn
kết giữa giai cấp công nhân quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chủ
nghĩa cộng sản. Chủ trương đoàn kết giai cấp công nhân quốc tế, đoàn kết giữa các đảng
cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ tính tất yếu về vai trò của giai cấp
công nhân trong thời đại ngày nay. Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa tư bản là một lực
lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động toàn thế giới. Trong
hoàn cảnh đó, chỉ có sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tình và ủng hộ lẫn nhau
của lao động toàn thế giới theo tinh thần “bốn phương vô sản đều là anh em” mới có thể chống lại được.
Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã thấy
rõ âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc. Chính vì vậy, Người đã lưu ý Quốc tế
Cộng sản về những biện pháp nhằm “làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay
vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh
phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách
mạng vô sản”. Thêm vào đó, để tăng cường đoàn kết giữa cách mạng thuộc địa và cách
mạng vô sản chính quốc, Hồ Chí Minh còn đề nghị Quốc tế Cộng sản, bằng mọi cách
phải “làm cho đội quân tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp
vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này”.
Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do
và công lý, Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết. Trong xu thế mới
của thời đại, sự thức tỉnh dân tộc gắn liền với sự thức tỉnh giai cấp, Hồ Chí Minh đã gắn
cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hòa bình, tự do, công lý và
bình đẳng để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Gắn
cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc với mục tiêu hòa bình, tự do và công lý, Hồ Chí
Minh đã khơi gợi lương tri của những người tiến bộ tạo nên những tiếng nói ủng hộ
mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hàng.
2.2.2. Hình thức tổ chức
Đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề sách lược, một
thủ đoạn chính trị nhất thời mà là vấn đề có tính nguyên tắc, một đòi hỏi khách quan của
cách mạng Việt Nam. Từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm về thành lập
“Mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa” chống chủ nghĩa đế quốc,
đồng thời kiến nghị Quốc tế Cộng sản cần có giải pháp cụ thể để quan điểm này trở thành sự thật.
Đối với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, Hồ Chí Minh dành sự quan tâm đặc
biệt. Cả ba dân tộc đều là láng giềng gần gũi của nhau, có nhiều điểm tương đồng về
lịch sử, văn hoá và cùng chung một kẻ thù là thực dân Pháp. Năm 1941, để khơi dậy sức lOMoARcPSD| 38372003
mạnh và quyền tự quyết của mỗi dân tộc, theo đúng quan điểm của Hồ Chí Minh về tập
hợp lực lượng cách mạng, Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng
minh (gọi tắt là Việt Minh); giúp Lào và Campuchia thành lập mặt trận yêu nước. Trong
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc
hình thành Mặt trận nhân dân ba nước Đông Dương.
Với các dân tộc châu Á, Người chỉ rõ, các dân tộc châu Á có độc lập thì nền hoà
bình thế giới mới thực hiện. Vận mệnh dân tộc châu Á có quan hệ mật thiết với vận
mệnh dân tộc Việt Nam. Do vậy, từ những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với việc sáng
lập Hội Liên hiệp thuộc địa tại Pháp, Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập Hội Liên hiệp
các dân tộc bị áp bức tại Trung Quốc. Đây là hình thức sơ khai của mặt trận thống nhất
các dân tộc bị áp bức theo xu hướng vô sản, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Với việc tham gia sáng lập các tổ chức này, Hồ Chí
Minh đã góp phần đặt cơ sở cho sự ra đời của Mặt trận nhân dân Á – Phi đoàn kết với Việt Nam.
Những năm đấu tranh giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh tìm mọi cách xây dựng
các quan hệ với mặt trận dân chủ và lực lượng đồng minh chống phátxít, nhằm tạo thế
và lực cho cách mạng Việt Nam. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế
quốc Mỹ, bằng hoạt động ngoại giao không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã nâng cao vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước xã
hội chủ nghĩa, của bạn bè quốc tế và nhân loại tiến bộ, trong đó có cả nhân dân yêu
chuộng hoà bình Pháp trong kháng chiến chống Pháp và cả nhân dân yêu chuộng hoà
bình Mỹ trong kháng chiến chống Mỹ, hình thành Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết
với Việt Nam chống đế quốc xâm lược.
Như vậy, tư tưởng đoàn kết vì thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã định hướng
cho việc hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoàn kết
Việt Nam – Lào – Campuchia ; Mặt trận nhân dân Á – Phi đoàn kết với Việt Nam; Mặt
trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược. Đây thực sự là
sự phát triển rực rỡ nhất và thắng lợi to lớn nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết.
2.2.3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
2.2.3.1. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có tình
Muốn thực hiện được đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc và các lực lượng phản động quốc tế, phải tìm ra được những điểm tương đồng về
mục tiêu và lợi ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế
giới. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự tương đồng này nhờ đặt cách mạng
Việt Nam trong bối cảnh chung của thời đại, kết hợp lợi ích của cách mạng Việt Nam
với trào lưu cách mạng thế giới và nhận thức về nghĩa vụ của Việt Nam đối với sự nghiệp
cách mạng chung của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
- Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống lOMoARcPSD| 38372003
nhất trên nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.
- Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự
do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Hồ Chí Minh thực hiện nhất quán quan
điểm có tính nguyên tắc: Dân tộc Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tự quyết của tất cả các dân tộc-quốc gia trên thế
giới, đồng thời mong muốn các nước trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với
Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc đó.
- Đối với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hòa
bình, chống chiến tranh xâm lược. Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn
giương cao ngọn cờ hòa bình, đấu tranh cho hòa bình, một nền hòa bình thật sự
cho tất cả các dân tộc – “hòa bình trong độc lập, tự do”.
2.2.3.2. Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ
Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng
quốc tế nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách
mạng đã đặt để đoàn kết tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, còn nguồn
lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Chính vì vậy,
trong đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực cánh sinh,
dựa vào sức mình là chính”, “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy
mình đã”. Trong đấu tranh giành chính quyền, Người chủ trương “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường
lối độc lập, tự chủ và đúng đắn. Trả lời một phóng viên nước ngoài, Người nói: “Độc
lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp
ở ngoài vào”. Người yêu cầu phải chú trọng đến thực lực trong quan hệ quốc tế. “Thực
lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng.
Chiêng có to tiếng mới lớn”.
2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế và áp dụng trong giai đoạn hiện nay
2.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết quốc tế
2.3.1.1. Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế
để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè
quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại để
tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam. Kết hợp sức mạnh dân tộc (sự
tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần) và sức mạnh thời đại (sức mạnh của phong
trào cách mạng thế giới, sức mạnh của chủ nghĩa Mác – Lênin) tạo nên một sức mạnh
to lớn giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong dựng nước và lOMoARcPSD| 38372003
giữ nước. Vì vậy, Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc
tế; đại đoàn kết toàn dân tộc là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế.
Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng
lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chủ nghĩa yêu nước
chân chính phải được gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản, đại đoàn kết dân tộc phải
gắn liền với đoàn kết quốc tế; thực hiện đoàn kết quốc tế không vì thắng lợi của cách
mạng mỗi nước mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế vì các mục tiêu cách mạng
của thời đại. Theo Hồ Chí Minh, muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh
vì mục tiêu chung, các đảng cộng sản trên thế giới phải kiên trì chống lại mọi khuynh
hướng sai lầm của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sô vanh… –
những khuynh hướng làm suy yếu sức mạnh đoàn kết, thống nhất các lực lượng cách
mạng thế giới. Vậy nên, thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước
với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng
lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại.
2.3.1.2. Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã đề ra các lực lượng đoàn kết bao gồm: phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế; phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hòa
bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước
đang xâm lược Việt Nam. Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí
Minh cho rằng, sự đoàn kết giữa giai cấp công nhân quốc tế là một bảo đảm vững chắc
cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Chủ trương đoàn kết giai cấp công nhân quốc tế,
đoàn kết giữa các đảng cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ tính tất yếu
về vai trò của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. Đối với phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã thấy rõ âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế
quốc. Chính vì vậy, Người đã lưu ý Quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm “làm
cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và
đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này
sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản” Thêm vào đó là tăng cường đoàn
kết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc. Đối với các lực lượng
tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do và công lý, Hồ Chí Minh
cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết. Trong xu thế mới của thời đại, sự thức tỉnh
dân tộc gắn liền với sự thức tỉnh giai cấp, Hồ Chí Minh đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập
ở Việt Nam với mục tiêu bảo vệ hòa bình, tự do, công lý và bình đẳng để tập hợp và
tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là vấn đề sách lược, một
thủ đoạn chính trị nhất thời mà là vấn đề có tính nguyên tắc, một đòi hỏi khách quan của
cách mạng Việt Nam. Vì vậy, tư tưởng đoàn kết vì thắng lợi của cách mạng Việt Nam
đã định hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc;
Mặt trận đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia ; Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết lOMoARcPSD| 38372003
với Việt Nam; Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm
lược. Đây thực sự là sự phát triển rực rỡ nhất và thắng lợi to lớn nhất của tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết.
2.3.1.3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
Thứ nhất, Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có tình. Muốn
thực hiện được đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các
lực lượng phản động quốc tế, phải tìm ra được những điểm tương đồng về mục tiêu và
lợi ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới. Từ rất
sớm, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự tương đồng này nhờ đặt cách mạng Việt Nam
trong bối cảnh chung của thời đại, kết hợp lợi ích của cách mạng Việt Nam với trào lưu
cách mạng thế giới và nhận thức về nghĩa vụ của Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng
chung của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Đối với phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa MácLênin và chủ nghĩa quốc
tế vô sản, có lý, có tình. Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn
cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Đối với các lực lượng tiến bộ
trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hòa bình, chống chiến tranh xâm lược.
Là một chiến sĩ cách mạng quốc tế kiên định, Hồ Chí Minh đã suốt đời đấu tranh cho sự
nghiệp củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong cách mạng thế giới, Thời đại Hồ Chí
Minh sống là thời đại của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ trên
hầu khắp các châu lục của thế giới. Trong tiến trình đó, Người không chỉ là nhà tổ chức,
người cổ vũ mà còn là người ủng hộ nhiệt thành cuộc đấu tranh của các dân tộc vì các
quyền dân tộc cơ bản của họ. Và có thể thấy rằng, trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí
Minh luôn giương cao ngọn cờ hòa bình, đấu tranh cho hòa bình, một nền hòa bình thật
sự cho tất cả các dân tộc - “hòa bình trong độc lập, tự do”.
Thứ hai, Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ. Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự
đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tế nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức
mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng đã đặt ra. Để đoàn kết tốt phải có nội
lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác
dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Chính vì vậy, trong đấu tranh cách mạng, Hồ Chí
Minh luôn nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “Muốn
người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”. Hồ Chí Minh chỉ rõ, muốn
tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn.
Chính vì thế, trong các cuộc kháng chiến thực dân, với đường lối đúng đắn, sáng tạo của
Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng giành thắng lợi. lOMoARcPSD| 38372003 2.3.2. Vận dụng
2.3.2.1. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết
quốc tế trong hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng
Phải khơi dậy và phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc, và sức mạnh quốc
tế, trong đó đặt lợi ích dân tộc, của đất nước lên hàng đầu, lấy đó làm cơ sở để xây dựng
các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội. Cùng với việc phát huy tối đa sức mạnh của
khối đại đoàn kết dân tộc, qua hơn 30 năm đổi mới, tư tưởng đoàn kết quốc tế của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, đã được Đảng ta vận dụng một cách sáng tạo trong việc hoạch định
chủ trương, đường lối. Từ tuyên bố “muốn là bạn” (Đại hội Đảng lần thứ VII), “sẵn sàng
là bạn” (Đại hội Đảng lần thứ VIII), “là bạn và đối tác tin cậy” (Đại hội Đảng lần thứ
IX) đến Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “Quan hệ đối ngoại, hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, có hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục được
nâng cao”1. Tinh thần đoàn kết quốc tế, huy động tối đa sức mạnh toàn dân tộc kết hợp
sức mạnh thời đại để bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình,
hữu nghị, hợp tác và phát triển.
2.3.2.2. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông
- trí dưới sự lãnh đạo của Đảng
Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh sức sống của tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại đoàn kết toàn dân tộc, từ chỗ là tư tưởng của
lãnh tụ đã trở thành quan điểm xuyên suốt đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Tư tưởng đó cần thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của tất cả những người Việt
Nam yêu nước và phải biến thành hành động cách mạng của hàng triệu, hàng triệu con
người, tạo thành sức mạnh vô địch trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự thật lịch sử đã chứng tỏ rằng, Mặt trận dân tộc thống nhất càng rộng rãi thì
liên minh công - nông - trí càng mạnh, sự lãnh đạo của Đảng càng vững. Đồng hời,
khối liên minh này càng được củng cố, sự lãnh đạo của Đảng càng được tăng cường
thì Mặt trận dân tộc thống nhất càng được mở rộng và sức mạnh của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc càng được nhân lên to lớn hơn.
Để tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời gian tới, cần thực
hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau: Trước hết, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để các cấp,
ngành, lực lượng nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân tộc hiện nay. Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
và tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đại đoàn kết
toàn dân tộc. Ba là, giải quyết tốt quan hệ lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội; kết
hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và toàn xã hội. Bốn là, tăng cường quan hệ
mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc. Năm là, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, phá hoại,
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. lOMoARcPSD| 38372003
2.3.2.3. Đại đoàn kết toàn dân tộc phải kết hợp với đoàn kết quốc tế
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, việc phát huy bài học kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lợi ích dân tộc và
nghĩa vụ quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải nhất quán coi cách mạng Việt Nam
là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng thế giới, tiếp tục đoàn kết, ủng hộ các
phong trào cách mạng, các xu hướng và trào lưu tiến bộ của thời đại vì các mục tiêu hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế,
chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, Đảng, Nhà nước ta chủ trương nêu
cao nguyên tắc độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ trương phát huy mạnh mẽ sức mạnh
dân tộc- sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, sức mạnh của người làm chủ, sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân, trên cơ sở sức mạnh bên trong mà tranh thủ và tận dụng sự đồng tình,
ủng hộ rộng rãi của lực lượng bên ngoài. III.VẬN DỤNG
III.1. Nhiệm vụ và yêu cầu khi vận dụng Nhiệm vụ:
Hiện nay, khi những điều kiện quốc tế có sự thay đổi khá nhiều so với trước, việc
nghiên cứu về vấn đề đoàn kết quốc tế sẽ mở ra khả năng rộng lớn để vận dụng, thực
hiện thắng lợi những nhiệm vụ đối ngoại mà Đại hội XIII của Đảng đề ra:
• Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và
phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.
• Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của
Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có
lợi. Trong đó, mục tiêu bao trùm là giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, thuận
lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện các nhiệm vụ chiến
lược về phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền và các lợi ích chính đáng của ta theo luật pháp quốc tế. Trong
việc bảo đảm môi trường hoà bình thì một trong những yêu cầu then chốt là phải
luôn kiên trì, bình tĩnh, sáng suốt xử lý đúng đắn mọi vấn đề phức tạp trong đối
ngoại, trong đó có vấn đề chủ quyền, lãnh thổ. Để tranh thủ và tận dụng tối đa cơ
hội, kiểm soát và hoá giải các thách thức, ứng phó tốt với những chuyển biến bên
ngoài, phải luôn đề cao xây dựng sự đoàn kết và đồng thuận quốc tế.
• Cố gắng tìm kiếm và tranh thủ điểm đồng thuận về lợi ích để thúc đẩy hợp tác và
phát triển trên cơ sở bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc và tôn trọng luật pháp quốc
tế, đồng thời thông qua đây để tiến hành bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa. Yêu cầu:
Trong bối cảnh mới, việc vận dụng tư tưởng "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ
tịch Hồ Chí Minh vẫn là một yêu cầu quan trọng. Cái "bất biến" vẫn là lợi ích quốc gia,
dân tộc, mà cốt lõi là độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và biển lOMoARcPSD| 38372003
đảo của Tổ quốc, chế độ XHCN, vai trò và quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Cái "vạn biến" là sự biến chuyển nhanh chóng, khó lường của tình hình, sự điều
chỉnh chiến lược và chính sách của các nước, của tương quan và tập hợp lực lượng, sự
chuyển hóa của "đối tác", "đối tượng"… Đảng và Nhà nước ta đã và đang kiên trì nguyên
tắc bất biến là "thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp
tác và phát triển", đồng thời tiếp tục thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối
ngoại, xác định đúng đắn một cách biện chứng về "đối tác" và "đối tượng" trong từng
vấn đề thuộc lợi ích quốc gia, dân tộc để kịp thời đề ra những chính sách, biện pháp hợp
tác và đấu tranh phù hợp và hiệu quả.
3.2. Những chú ý khi vận dụng
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế, để thực sự tạo nên sức mạnh, phải
được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản:
• không phân biệt, bình đẳng, cùng có lợi;
• tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau;
• phải phát huy tinh thần “tự lực cánh sinh”, dựa vào sức của mình là chính; có lý, có tình.
Trong quá trình khảo nghiệm thực tế, Người đã nhận ra rằng: "Sử dạy cho ta bài
học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái
lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn"; "Không đoàn kết thì suy
và mất. Có đoàn kết thì thịnh và còn. Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh,
giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà". Trong nhiều bài nói và viết, Người luôn nhấn mạnh
đến luận điểm: Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là một lực lượng vô địch. Từ đó, Người
đi đến khẳng định một vấn đề có tính chất giống như một chân lý của thời đại: "Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công".
Tuy vậy, chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức, nguy cơ hay những
khó khăn lớn trên con đường phát triển của đất nước. Ví như nạn tham nhũng, tệ quan
liêu cũng như sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên đã và đang cản trở việc thực hiện có hiệu quả đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây bất bình và làm giảm niềm tin trong
nhân dân. Các thế lực phản động không ngừng tìm mọi cách thực hiện âm mưu "diễn
biến hòa bình", chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo. Mặt khác, các thế lực thù địch ra sức phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân
tôc, lợi dụng các vấn đề “nhân quyền”, “ dân tộc”, “tôn giáo” hòng lị gián, chia rẽ nội
bộ Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đại hội XIII của Đảng đề ra: thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. lOMoARcPSD| 38372003
3.3 Thực trạng chung gồm chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa trong giai đoạn hiện nay
3.3.1 Chính trị - Xã hội
Quan hệ giữa Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước ASEAN tiếp tục có
những bước tiến mới, quan trọng. Những nỗ lực lớn của Việt Nam trong xây dựng mối
quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là trong lĩnh vực kinh tế ngày càng nhiều. Kết quả năm
2018, Việt Nam xuất khẩu đạt 243,5 tỷ USD và xuất siêu 6,8 tỷ USD một phần quan
trọng nhờ quan hệ tốt với các đối tác lớn
Nguy cơ lớn nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam hiện
nay là vấn đề Biển Đông. Tình hình Biển Đông trong vòng hơn 10 năm qua diễn biến
ngày càng phức tạp, không chỉ là vấn đề tranh chấp chủ quyền, mà còn là tâm điểm cạnh
tranh chiến lược giữa các nước lớn. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc
tế, Việt Nam đã, đang và luôn sẵn sàng giải quyết những tranh chấp, bất đồng trên Biển
Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đồng thời coi trọng việc
giữ gìn mối quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng. Nhờ lập trường
chính nghĩa, nhờ những bằng chứng pháp lý và căn cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của
Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, ủng
hộ của cộng đồng quốc tế. 3.3.2 Kinh tế
Sau chiến thắng năm 1975, sau gần 10 năm rơi vào tình thế khó khăn trên trường
quốc tế, tới năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mở ra một
giai đoạn phát triển mới, một thời kỳ “Đổi mới” toàn diện, tạo nên thế và lực mới cho dân tộc.
Từ quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô, với Lào và Campuchia, với các nước
khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế… đến nay, Việt Nam đã xác lập mối quan hệ
thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, là đối tác chiến lược và
đối tác toàn diện với gần 30 quốc gia, trong đó có tất cả các nước lớn và 5 nước Ủy viên
thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, là đối tác toàn diện với tất cả các nước
trong cộng đồng ASEAN; lần đầu tiên được bầu vào Ủy ban Luật thương mại quốc tế
của Liên hợp quốc (UNCITRAL); lần thứ hai được bầu, trở thành Ủy viên không thường
trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 , là Chủ tịch luân phiên của
ASEAN. Là thành viên của WTO, của nhiều thể chế đa phương, đến nay, Việt Nam đã
tham gia và đang đàm phán ký kết 16 Hiệp định thương mại tự do FTA với 59 đối tác trên toàn thế giới.
Việt Nam ngày càng chủ động, sáng tạo hơn trong triển khai hợp tác quốc tế, hội
nhập quốc tế, góp phần phục vụ tốt lợi ích quốc gia, dân tộc. Tính đến nay, Việt Nam
được 71 nước công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường và hiện trong top đầu của
ASEAN về mức độ hội nhập và độ mở của nền kinh tế. Mối quan hệ với các đối tác kinh
tế khiến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tương đương 200% GDP. lOMoARcPSD| 38372003
3.3.3 Văn hóa xã hội
Văn hóa là một phần không thể thiếu trong trong đoàn kết quốc tế. Việt Nam cũng
đã du nhập nhiều văn hóa phương tây, kêt hợp với văn hóa truyền thống tạo sự hòa hợp
cùng theo kịp thời đại cũng như các nền văn hóa lớn trên thế giới.
Nhưng không vì đó mà chũng ta đánh mất đi những tinh hoa văn hóa được đúc kết
bao đời nay. Chúng ta cần tỉnh táo trước những văn hóa đồi trụy, xuyên tạc lịch sử, tôn
giáo gây mất tinh thần đoàn kết ảnh hưởng đến văn hóa nước nhà.
3.4. Phương pháp khắc phục và củng cố
3.4.1. Phương pháp khắc phục trong giai đoạn hiện nay
Đoàn kết quốc tế là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước ta trong
thời kì hội nhập hiện nay. Chúng ta cần có hướng đi cụ thể để củng cố và phát triển:
Một là, phải nhận thức sâu sắc và vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh trong
xây dựng quan hệ đối ngoại, hợp tác và phát triển. Quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ,
dựa vào sức mình là chính để quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại, đa dạng hóa, đa
phương hóa mang lại hiệu quả cao, bền vững và không làm phương hại đến chủ quyền
quốc gia, bản sắc dân tộc, hội nhập mà không hòa tan, độc lập nhưng không đóng cửa,
biệt lập với hành trình phát triển của nhân loại.
Hai là, ra sức phát triển kinh tế - xã hội, tạo sức mạnh tổng hợp của quốc gia dân
tộc. Nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia là yếu tố quyết định thành công của quá trình
hội nhập quốc tế. Đó là sức mạnh được tạo nên từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, hiệu
lực quản lý của Nhà nước, của khối đoàn kết toàn dân tộc, của văn hóa, con người Việt Nam
Ba là, cố gắng tìm kiếm và tranh thủ điểm đồng thuận về lợi ích để thúc đẩy hợp
tác và phát triển trên cơ sở bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc và tôn trọng luật pháp quốc
tế, đồng thời thông qua đây để tiến hành bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa.
Bốn là, tăng cường kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự
giúp đỡ của bạn bè quốc tế, cần nhìn nhận biện chứng trong sự đan xen và chuyển hóa
lẫn nhau giữa đối tác và đối tượng. Theo đó, trong mỗi đối tác có thể có những mâu
thuẫn với lợi ích của ta cần phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh; trong mỗi đối tượng vẫn
có thể có mặt đồng thuận cần hợp tác; tranh thủ ngày càng tốt hơn sự ủng hộ của cộng
đồng quốc tế đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 3.4.2. Củng cố
Tiếp tục đường lối ngoại giao rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, hợp tác nhiều
mặt với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc của nhau, bình đẳng, cùng
có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp đang tồn tại bằng biện pháp hòa bình. Để giữ
được độc lập, tự chủ trong đối ngoại, hội nhập, chúng ta phải có tầm nhìn chiến lược,
khả năng bao quát và dự liệu cả cơ hội và nguy cơ, đồng thời luôn chủ động, tích cực lOMoARcPSD| 38372003
tham gia các cơ chế hợp tác quốc tế, đề xuất sáng kiến, đóng góp tích cực vào quá trình
xây dựng thể chế và kiến trúc điều tiết quan hệ quốc tế.
Giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước trong
quá trình hội nhập và phát triển. Để giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường hiệu
lực quản lý của Nhà nước trong hội nhập và phát triển song song với kiên quyết, kiên trì
đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc thì phải tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong
sạch, vững mạnh, đồng thời ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
3.5. Các bước đi cụ thể
Thực hiện tốt các giải pháp khắc phục tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc. Để tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công
cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, giữ
vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, cần nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, các cấp, các ngành toàn xã hội đối với việc xây
dựng, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới.
Muốn vậy, phải tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện nhất quán quan điểm: Cách mạng
là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đại đoàn kết toàn dân tộc phải
dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các tầng lớp, giai cấp và các thành
phần trong xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng việc không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân.
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đảm bảo thế lực cho
đât nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong tình hình đó, chúng ta
càng cần phải tập trung làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Ðảng. Phương hướng chung
của việc xây dựng, chỉnh đốn Ðảng hiện nay là phải tiếp tục phát huy truyền thống tốt
đẹp, giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng và tính tiên phong của Ðảng, xây dựng
Ðảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, đổi mới
phương thức lãnh đạo, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với Nhân dân, bảo đảm cho
Đảng đủ sức lãnh đạo sự nghiệp của đất nước không ngừng phát triển.
Kiên trì thực hiện mục tiêu : “Dân giàu, nước mạnh , dân chủ , công bằng, văn
minh” phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân tộc. Cách mạng là sự nghiệp của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân, và chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi to
lớn, có ý nghĩa lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Đại đoàn kết dân tộc không chỉ
là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của
cả dân tộc". Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp,
vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh cuộc vận động
"Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", thực hành dân chủ, tăng
cường đồng thuận xã hội. Thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, đại diện bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, tích cực tham gia xây lOMoARcPSD| 38372003
dựng Đảng, Nhà nước, tăng cường đối ngoại nhân dân. Xây dựng thế trận lòng dân, phát
huy sức mạnh đoàn kết, đồng thuận của nhân dân trong và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp tục đường lối ngoại giao rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, hợp tác nhiều
mặt với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc của nhau, bình đẳng, cùng
có lợi, giải quyết các vấn đề tranh chấp đang tồn tại bằng biện pháp hòa bình. Giữ vững
độc lập, tự chủ không chỉ bao gồm việc khắc phục sự lệ thuộc, chống sự áp đặt, lôi kéo,
chi phối mà còn là nêu cao và phát huy tính chủ động trong việc tham gia vào các công
việc chung của cộng đồng khu vực và quốc tế. Theo đó, để giữ được độc lập, tự chủ
trong đối ngoại, hội nhập, chúng ta phải có tầm nhìn chiến lược, khả năng bao quát và
dự liệu cả cơ hội và nguy cơ, đồng thời luôn chủ động, tích cực tham gia các cơ chế hợp
tác quốc tế, đề xuất sáng kiến, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng thể chế và kiến
trúc điều tiết quan hệ quốc tế. IV. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế bao gồm nhiều nội dung rộng lớn,
phong phú, cao đẹp, có giá trị bền vững và có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Tư tưởng của
Người không chỉ là tài sản tinh thần vô giá của Đảng Cộng sản Việt Nam, của dân tộc
Việt Nam, mà còn là di sản vô giá của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của
cả nhân loại trong thời đại ngày nay. Mỗi một người dân Việt Nam cần học tập và rèn
luyện theo tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh đoàn kết với các nước, các dân tộc khác,
giữ vững mối quan hệ tốt đẹp giữa nước ta với các quốc gia, dân tộc khác. Mỗi người
dân đều cần tự mình hiểu về đoàn kết quốc tế, tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của
dân tốc ta, tránh những tư tưởng lệch lạc,độc hại gây mất đoàn kết. Là một người con
Việt Nam thì ta cần tin tưởng và đường lối của Đảng và chính phủ, tiếp thu những điều
tốt đẹp của bạn bè quốc tế, luôn hòa nhập nhưng vânx giữ nguyên tinh thần dân tộc cao đẹp.
Cùng với tinh thần quốc tế vô sản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng đoàn kết
quốc tế cao đẹp Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi soi đường cho giai cấp công nhân, cho cả loài
người tiến tới tương lai tươi sáng, đi tới một chân trời mới, tới bến bờ hạnh phúc tràn
đầy. Tin tưởng và sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, học tập và rèn luyện theo tư tưởng
Hồ Chí Minh sẽ giúp cho bản thân chúng ta và dân tộc ta ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, sẽ có rất nhiều thành phần phản
động lợi dụng các ứng dụng truyền thông để lan truyền những tư tưởng sai lệch nhằm
chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác cũng như dẫn dắt thế hệ trẻ hiểu
sai về tình yêu nước và sự đoàn kết quốc tế. Vì vậy, việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh
về đoàn kết quốc tế sẽ giúp cho mỗi con người, mỗi cá nhân giữ vững ý chí, tư tưởng
đúng đắn về tinh thần tốt đẹp, bao dung và cao quý của dân tộc. lOMoARcPSD| 38372003
ĐỀ TÀI 2: PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC? LIÊN
HỆ TỚI QUÁ TRÌNH TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC THƯƠNG MẠI HIỆN NAY?
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
I. Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Các nguyên tác xây dựng đạo đức
a) Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Muốn có đạo đức cách mạng: Trước hết nói phải đi đôi với làm và luôn nêu gương về
đạo đức. Điều này đã được Người đề cập trong “Đường Kách mệnh” khi nói đến tư cách
của một người cách mệnh. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Người
đã giáo dục mọi người và ngay chính bản thân mình đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất.
Đối với mỗi người đều nói nhiều mà làm ít, nói mà không làm, hơn nữa nói một đằng,
làm một nẻo thì chỉ đem lại hậu quả phản tác dụng. “Hãy làm theo tôi nói, đừng làm
theo tôi làm”, đó là thói đạo đức giả của các giai cấp bóc lột. Còn việc nêu gương thì
không ở lĩnh vực nào mà vấn đề nêu gương lại được đặt ra như trong lĩnh vực đạo đức.
Nêu gương về đạo đức phải diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Trong gia đình: Đó là tấm gương
của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với các em; trong nhà trường thì đó là tấm
gương của thầy, cô giáo đối với học sinh; trong tổ chức, tập thể, Đảng, Nhà nước là tấm
gương của những người đứng đầu, phụ trách, lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới;
trong xã hội thì đó là tấm gương của người này đối với người khác; những gương “Người
tốt việc tốt” mà Hồ Chí Minh đã dầy công phát hiện thu thập, chỉ đạo việc in thành sách
để mọi người học tập và làm theo là một việc làm rất cụ thể. Về vấn đề này Hồ Chí Minh
đã nói: “Người tốt, việc tốt nhiều lắm ở đâu cũng có. Ngành nào, giới nào, địa phương
nào, lứa tuổi nào cũng có”. Một bài diễn văn hay không bằng một tấm gương sống -
điều mà Hồ Chí Minh nói về Lê-nin đã đặt ra cho việc xây dựng đạo đức mới một nguyên
tắc rất cơ bản là sự nêu gương về đạo đức.
Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc và cho các thế hệ
người Việt Nam mãi mãi về sau học tập.
b) Xây đi đôi với chống:
Nghĩa là đồng thời với việc giáo dục, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng phải đi đ
ôi với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống những hành vi phi đạo đức.
Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích cho xây. Cũng vì vậy Hồ Chí Minh căn d
ặn toàn Đảng: “Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân nâng cao đạo đức cách
mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỷ luật”. Việc xâ
y dựng đạo đức cách mạng không phải dễ dàng, bởi ai lại không thích quyền lực, ai thấ
y vàng, tiền bạc, nhà cao cửa rộng lại không ham, cho nên đấu tranh để thắng những h lOMoARcPSD| 38372003
am muốn của bản thân mình là một cuộc đấu tranh gay go và phức tạp. Nhưng nếu chú
ng ta kiên quyết thì sẽ thành công. Hơn nữa, trong Đảng, trong mỗi con người vì nhữn
g lý do khác nhau, nên không phải mọi người đều tốt. Bác Hồ chỉ rõ những kẻ địch cần
chống trước hết là chống thói quen và truyền thống lạc hậu; và đặc bịêt là chống chủ n
ghĩa cá nhân đang ẩn chứa trong mỗi con người, khi có điều kiện tác động nó sẽ phát tr
iển. Cho nên, Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên "trước hết phải đánh thắng lòng tà là
kẻ thù trong mình". Và phải phê phán đấu tranh loại bỏ hàng trăm thứ bệnh do chủ ngh
ĩa cá nhân gây ra vì nó là vật cản nguy hiểm cho việc xây dựng đạo đức cách mạng. Ch
o nên, chúng ta chống là nhằm để xây dựng, đi liền với xây và lấy xây làm chính, lấy g
ương tốt để giáo dục và xây dựng đạo đức cách mạng cho mỗi người và đạo đức trong Đảng
c) Phải tu dưỡng về đạo đức suốt đời:
Bác đã chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do quá trình đấ
u tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mà
i càng sáng, vàng càng luyện càng trong".
Việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lươn
g tâm của mỗi người và sự đóng góp xây dựng của tập thể của quần chúng. Đã là con n
gười thì khó tránh khỏi vấp phải khuyết điểm, sai lầm. Vấn đề là phải dũng cảm nhìn n
hận sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa, khắc phục. Và, việc tu dưỡng đạo đức cách mạn
g phải gắn liền với thực tiễn hoạt động cách mạng, phải bền bỉ, ở mọi lúc, mọi nơi, mọ
i hoàn cảnh. Bác đã viết “tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại.
Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũn
g mọc lên lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện mới có được. Còn tư tưởng cá nhân
thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ. Vì vậy gột rửa chủ nghĩa cá nhân ví như rử
a mặt thì phải rửa hàng ngày". Bác là một tấm gương suốt đời tự rèn luyện và trở thành
tấm gương tuyệt vời về con người mới. Những đức tính quý báu của bác không phải là
bẩm sinh có được mà do quá trình tu dưỡng rèn luyện học tập, từng bước hấp thụ tinh
hoa đạo đức dân tộc và nhân loại mà đã trở thành tư tưởng bất tử.
Cho nên, xây dựng, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhâ
n là phải được tiến hành đồng thời, thường xuyên, bền bỉ, suốt đời trong quá trình hoạt động cách mạng.
2. Giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cho sinh viên trường Đại học Thương Mại
trong giai đoạn hiện nay
Chương 1: Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
I. Vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
a. Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng:
Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng thể giới đã bàn
nhiều về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi
trọng, quan tâm xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, với
nội dung cốt lõi là trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cẩn, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng; nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo lOMoARcPSD| 38372003
đức; xây đi đôi với chống; tu dưỡng, rèn luyện đạo đức suốt đời. Theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, đạo đức là nền tảng của người cách mạng, ví như gốc của cây, ngọn nguồn của
dòng sông: “Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây
phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có dạo
đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Với cán bộ, đảng viên,
càng phải yêu cầu cao về đạo đức, bởi: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã
hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc
đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh dược nặng và đi được
xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được
nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. Đạo đức cách mạng sẽ giúp cán bộ, đảng viên vượt qua
mọi khó khăn, gian kHồ, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ; khắc phục bệnh kiêu ngạo,
quan liêu, xa dân, khinh dân, lên mặt “quan cách mạng”.
• Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Người trăn trở với nguy cơ Đảng xa rời cuộc
sống, xa rời quần chúng, rơi vào thoái hóa, biến chất. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu
cầu Đảng phải "là đạo, đức, là văn minh". Người thường nhắc lại ý của V.I.Lênin:
đảng cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời
đại. Trong Di chúc, người căn dặn: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ
gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ
thật trung thành của nhân dân".
• Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh,
sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật
chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị
đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương
sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.
b. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
Trung với nước, hiếu với dân
"Trung" và "hiếu" là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt
Nam và phương Đông, phản ánh mối quan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất đạo đức
bao trùm nhất: "Trung với vua, hiếu với cha mẹ".
Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung
thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng cho cách
mạng. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hài lòng.
Để làm được như vậy, phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào
dân và lấy dân làm gốc. Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh yêu cầu phải nắm
vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí.
Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí Công vô tư Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với
hoạt động hàng ngày của mỗi con người, là đại cương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính,
nhưng không bao giờ thực hiện mà lại bắt nhân dân tuân theo để phụng sự quyền lợi lOMoARcPSD| 38372003
cho chúng. Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương
cho nhân dân theo là để đem lại hạnh phúc cho dân. Với ý nghĩa như vậy cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô tư cũng là một biểu hiện cụ thể, một nội dung của phẩm chất
"trung với nước, hiếu với dân".
Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Yêu thương con người được Hồ Chí Minh xác định là một trong những phẩm chất
đạo đức cao đẹp nhất. Người nói, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình
cảm cách mạng mới đi làm cách mạng. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con
người mà chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập, tự do, cơm no áo ấm
và hạnh phúc cho con người.
Có tinh thần quốc tế trong sáng.
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng
sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ
rộng lớn, vượt ra khỏi quốc gia, dân tộc.
Đoàn kết quốc tế là nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần: bốn
phương vô sản, bốn bề đều là anh em. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ
Chí Minh đã dày công xây đắp tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và
nhân dân thế giới, đã tạo ra một kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay đối đầu
nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòa bình cho nhân loại.
c. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm Hồ Chí Minh coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây
dựng một nền đạo đức. Nói đi đôi với làm là bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh – Đạo đức cách mạng. Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức
giả của giai cấp bóc lột, nói một đàng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm
Hồ Chí Minh cho rằng, hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, trong việc xây dựng một
nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng: "đạo làm gương".
Người nói: "Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một
trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây
dựng con người mới, cuộc sống mới".
Xây đi đôi với chống
Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống.
Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạo đức và cái
vô đạo thường đan xen nhau, đối chọi nhau thông qua hành vi của những con người
khác nhau, thậm chí là trong mỗi con người. Chính vì vậy, việc xây và chống trong
lĩnh vực đạo đức rõ ràng không đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, muốn xây phải
chống, chống nhằm mục đích xây. lOMoARcPSD| 38372003
Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu dưỡng đạo
đức của mỗi người. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, phải làm thế nào đó để mỗi người tự
nhận thấy việc trau dồi đạo đức cách mạng là một việc "sung sướng vẻ vang nhất trên
đời" Người nhắc lại luận điểm của Khổng Tử "chính Tâm, tu thân..." và chỉ rõ: "Chính
tâm tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ vì đó là một cuộc
cách mạng trong bản thân của mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư
tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không phải là một
công việc dễ dàng... Dù khó khăn gian khổ nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công”. A. Chuẩn mực
B. Các nguyên tắc xây dựng đạo đức
• Sinh viên cần chủ động, tích cực, thường xuyên tìm hiểu, tuyên truyền tư tưởng
và tấm gương Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với
làm cho xã hội, góp phần nâng cao nhận thức và ý chí quyết tâm thực hành trong
sinh viên, đặc biệt là đối với thiếu niên, nhi đồng, càng có ý nghĩa, tạo sức lan
tỏa mạnh mẽ. Làm cho mọi người xung quanh mình có nhận thức đúng đắn, đầy
đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích to lớn của tinh thần đó. Đồng thời
chỉ rõ tác hại của những hành vi vô trách nhiệm, sự giả dối, nói một đàng làm
một nẻo, hoặc “nói thì hay mà làm thì dở” đối với bản thân, gia đình và xã hội.
• Chú ý phát hiện, tuyên dương, nhân rộng các gương điển hình thanh niên, sinh
viên hoặc cơ sở Đoàn, Hội có những ý tưởng, sáng kiến, cách làm hiệu quả trong
thực hành theo tư tưởng của Bác.
• Sinh viên cần chủ động kiến thức phải học tập tốt, đây là nhiệm vụ hàng đầu của
chúng ta. Học tốt để có kiến thức, có khả năng tác nghiệp, khẳng định được bản
thân mình và cống hiến được cho đất nước, cho xã hội, tích cực tu dưỡng đạo
đức, rèn luyện sức khỏe, có lối sống lành mạnh, không vướng vào tệ nạn xã hội,
không nói dối thầy cô, cha mẹ. Tích cực vận dụng kiến thức học được từ nhà
trường áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, vào công việc.
• Trong công tác, sinh hoạt, cuộc sống đời thường, sinh viên cần:
Dành thời gian thỏa đáng tìm hiểu tư tưởng, đạo đức, phong cách và tấm gương Hồ Chí Minh
Tự soi mình, sửa mình và rèn luyện, tạo được thói quen cho bản thân làm
theo lời Bác dạy. Từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những người còn chưa làm tốt.
Phấn đấu trở thành tấm gương sáng về nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính
trung thực, luôn nói đi đôi với làm để cho người khác noi theo
Tham gia tích cực, hiệu quả các phong trào của Đoàn Thanh niên, Hội
sinh viên các cấp. Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện đạt danh hiệu “Sinh viên
5 tốt” với các tiêu chí: Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Tình nguyện tốt, Hội nhập tốt. lOMoARcPSD| 38372003
• Mỗi sinh viên cần xác định rõ trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với Đảng,
với nhân dân, sẵn sàng xung phong cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp chung của đất nước:
Thực hiện lời dạy của Bác: “Chúng ta không một phút nào được quên lý
tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho
chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”.
“Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi Nhà nước đã cho mình những
gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào
cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh
phấn đấu chừng nào?”.
Phải dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Sẵn sàng nhận nhiệm
vụ và có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, nỗ lực hết mình để hoàn
thành nhiệm vụ, không tránh né, đùn đẩy nhiệm vụ qua cho hoàn cảnh hay
người khác. Sẵn sang nhận lỗi và gánh chịu hậu quả xấu đến với mình khi
mình không hoàn thành nhiệm vụ, không đổ thừa cho hoàn cảnh hay người
khác. Điều này thể hiện rõ thông qua các bài thảo luận nhóm.
• Phải tạo ra sự chuyển biến về tình cảm và nhân cách:
Tôn trọng chân lý, yêu cái đúng, ghét cái sai, tôn trọng sự thật, lẽ phải.
Sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm
Phải tự giác phấn đấu, rèn luyện đạo đức, phê bình, cầu thị, sửa chữa
khuyết điểm, khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, phát huy ưu điểm và mặt tích cực.
• Sinh viên cần xây dựng lối sống trong sáng, giản dị, chân thành.
• Phải thật sự trung thực, trách nhiệm với chính mình, với gia đình, người thân,
bạn bè, đồng chí, vói Tổ quốc và nhân dân
• Phải khắc phục cho được tình trạng thiếu trung thực dối mình, dối người, dối Đảng, dối dân.
• Phải chống lại thói ích kỷ, tính tham lam, kiên quyết đấu tranh với thói vô cảm,
“đục nước béo cò” khi người khác gặp hoạn nạn
• Phải đấu tranh với tệ nạn làm ăn chụp giật, quay cóp, học hộ, thi hộ, bằng giả,
mua bán tri thức, … làm tròn trách nhiệm con ngoan trò giỏi
• Nâng cao nhận thức về phẩm chất trung thực, trách nhiệm trong công việc và
trong cuộc sống, coi đó là đức tính cần thiết và quý báu, là phẩm giá của mỗi người.
Học đức tin thương yêu con người, sống có tình có nghĩa:
• Ở tấm gương này của Hồ Chí Minh, sinh viên có thể hiểu là lòng yêu thương con
người, yêu thương đồng bào, luôn luôn tin tưởng vào sức mạnh, sự đoàn kết và
trí tuệ của con người Việt Nam.
• Sinh viên cần đối xử tốt, đúng chừng mực với mọi người xung quanh, dù là người
thân quen hay không thân quen với mình. Vì lòng yêu thương con người là bao
la, là rộng lớn, là không phân biệt. Cần sẵn sàng giúp đỡ, dìu dắt bạn bè trong
học tập cũng như trong cuộc sống. lOMoARcPSD| 38372003
• Phải biết yêu thương đồng bào mình, sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo” cho những
người đang gặp hoàn cảnh khó khăn. Học tập và làm việc theo tiêu chí “lá lành
đùm lá rách”- một tinh thần hào hùng suốt bao đời cha ông ta vì chỉ 1 cá nhân nỗ
lực cố gắng sẽ khó có thể làm nên chuyện lớn nhưng khi chúng ta đồng lòng,
luôn là tấm gương sáng trong việc đi đầu bảo vệ và phát triển đất nước thì những
người phía sau sẽ luôn luôn ủng hộ hết lòng.
• Nếu như thời kì chiến tranh là tin tưởng Việt Nam có thể dành thắng lợi trước kẻ
thù thì hiện tại, trong thời bình, sinh viên cần phải luôn tin tưởng rằng nhân dân
Việt Nam có thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành công, thực hiện
xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ,… Đặc biệt khi hiện nay xuất hiện dịch Covid-
19 đang hoành hành gây thiệt hại về con người và tài sản cho đất nước, sinh viên
phải tuyệt đối tin vào Đảng và Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam có thể
đồng lòng chống dịch thành công, không để những kẻ xấu có tư tưởng phản động
công kích và sinh ra những suy nghĩ lệch lạc, mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước,
• Thực tế đã cho thấy trường chúng ta đã thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện
và có sự hưởng ứng nhiệt tình từ các bạn sinh viên, đặc biệt các bạn sinh viên
còn tự mình đứng ra tổ chức những chương trình tình nguyện giúp đỡ người có
hoàn cảnh kém may mắn hay ủng hộ đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung. Hi vọng
nhà trường có thể tiếp tục tổ chức, khuyến khích thêm nhiều hoạt động thiện
nguyện ý nghĩa như vậy. Những thứ chúng ta dùng để quyên góp cũng chỉ rất
nhỏ với chúng ta thôi nhưng đó lại có thể mang lại cơm ăn áo mặc cho nhiều
người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn chúng ta rất nhiều. Vì vậy, hi vọng sinh
viên trường đại học Thương Mại sẽ luôn giữ trong mình tình yêu thương con
người, yêu thương chính đồng bào của mình và sống có tình có nghĩa.
Phẩm chất sinh viên cần phải học hỏi:
*Nêu gương đạo đức, lời nói phải đi đôi với việc làm
Đây không chỉ là một nguyên tắc rèn luyện đạo đức, mà còn là ranh giới phân biệt giữa
đạo đức cách mạng và không phải đạo đức cách mạng.
Nói nhưng không làm là đặc trưng đạo đức của giai cấp bóc lột. Lời nói phải đi đôi với
việc làm và thực hành đạo làm gương là đạo đức của người cách mạng nói chung, nằm
trong vốn văn hoá phương Đông nói riêng. Hồ Chí Minh viết: “Nói chung thì các dân
tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị
hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” (19) . Người nhấn mạnh: “Trước mặt quần
chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.
Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân,
mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước... Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết
kiệm trước đã” (20) . Người dạy “đảng viên đi trước”, để cho “làng nước theo sau”.
Đạo làm gương phải được quán triệt trong tất cả mọi đối tượng, mọi lĩnh vực: từ Đảng,
Nhà nước, các đoàn thể đến nhà trường, gia đình, xã hội... lOMoARcPSD| 38372003
Đạo làm gương, lời nói đi đôi với việc làm của Hồ Chí Minh thực sự có một sức thu hút
mãnh liệt, khiến cho cả dân tộc, nhiều thế hệ, các giai tầng xã hội đều tin tưởng đi theo tiếng gọi của Người.
- Học tập và làm việc theo tiêu chí “lá lành đùm lá rách”- một tinh thần hào hùng
suốt bao đời cha ông ta vì chỉ 1 cá nhân nỗ lực cố gắng sẽ khó có thể làm nên
chuyện lớn nhưng khi chúng ta đồng lòng, luôn là tấm gương sáng trong việc đi
đầu bảo vệ và phát triển đất nước thì những người phía sau sẽ luôn luôn ủng hộ hết lòng.
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ DEADLINE 31 Nguyễn Hồng Hạnh 2.1 16/10/2021
Đặng Thị Thu Hiền 32 2.2 16/10/2021 33 Đỗ Thị Thu Hiền PP + I. MỞ ĐẦU 18/10/2021 34 Đỗ Thu Hiền Thuyết trình + KL 16/10/2021 35 Nguyễn Minh Hiền Word + 3.2 17/10/2021 36 Trần Thị Hiền 2.3 16/10/2021 37 Nguyễn Thu Hoài 3.1 16/10/2021 38 Nguyễn Văn Hoàn 3.3 16/10/2021 39 Lò Văn Hoàng 3.5 16/10/2021 40 Trần Đức Hoàng 3.4 16/10/2021