Bài thảo luận - Thương mại điện tử | Trường đại học Điện Lực
Bài thảo luận - Thương mại điện tử| Trường đại học Điện Lực được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thương mại điện tử (Electronic Commerce)
Trường: Đại học Điện lực
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ
BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------------- BÀI THẢO LUẬN
MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Giáo viên giảng dậy : Nguyễn Thị Thu Hà
Thành viên Nhóm : Trần Hoài Anh Nguyễn Hải Chiều
Nguyễn Trung Kiên 010 Ngô Thị Thúy Nga Nguyễn Thị Tâm Phạm Phú Toàn
Lớp : D15_Logistics_1 HÀ NỘI, 10/2022 Mục Lục
I. LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................3
II. CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG.....................................................................4
1. Công ty SJC – Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn.....................................4
a. Tổng quan công ty SJC..............................................................................4
b. Điểm mạnh , điểm yếu của công ty SCJ....................................................4
2. Thương Hiệu Đá quý Doji..............................................................................5
a) Quy mô và thị phần cảu Doji......................................................................5
b) Doanh thu.....................................................................................................5
c) Điểm mạnh...................................................................................................6
3. Thương hiệu vàng bạc PNJ...........................................................................6
a) Quy mô của công ty và thông tin quản lý của công ty..............................6
b) Doanh thu của PNJ....................................................................................6
c) Điểm mạnh , yếu của PNJ...........................................................................7
d) Một số sản phẩm nổi bật của công ty PNJ................................................7
4. Công ty vàng Bảo Tín Minh Châu.................................................................8
a. Quy mô công ty............................................................................................8
b. Doanh thu...................................................................................................8
c. Điểm mạnh.................................................................................................8
d. Sản phẩm nổi bật.......................................................................................9
III. DỰ KIẾN PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG VÀ THỊ PHẦN CỦA SẢN
PHẨM...................................................................................................................10
1. Dự Kiến Phân Khúc Khách Hàng.............................................................10
2. Thị Phần Của Sản Phẩm............................................................................12
KẾT LUẬN:..........................................................................................................13
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG TRANG SỨC I. LỜI MỞ ĐẦU.
Trong bất kỳ ngành nghề nào, điều quan trọng với doanh nghiệp không chỉ là
cung cấp sản phẩm dịch vụ gì mà hơn hết, doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến
quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng để họ có những trải nghiệm
tuyệt vời. Sự hài lòng về trải nghiệm, sản phẩm và dịch vụ giúp doanh nghiệp giữ
chân khách hàng cũ cũng như mở rộng tập khách hàng mới, góp phần tăng doanh
thu, nâng cao thương hiệu trên thị trường. Đối với ngành đá quý, vấn đề cung cấp
trải nghiệm khách hàng giữ một vai trò thực sự quan trọng.
Thị trường trang sức toàn cầu ước đạt 229,3 tỷ USD năm 2021 và được dự
đoán sẽ đạt 291,7 tỷ USD vào năm 2025 (1). Trong đó, thị trường trang sức kim
cương toàn cầu, tính riêng, đạt giá trị 78 tỷ USD năm 2021 và được dự báo sẽ tiếp
tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Hiện tại, đời sống cũng như thu nhập của
con người ngày càng được nâng cao, vì vậy, nhu cầu chăm sóc cho bản thân, đặc
biệt về làm đẹp và các phụ kiện trang sức, đá quý ngày càng nhiều. Bởi vậy, thị
trường ngành trang sức, đá quý cũng có cơ hội mở rộng phát triển không ngừng. II. CẠNH T RANH THỊ TRƯỜNG. 1.
Công ty SJC – Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn
a. Tổng quan công ty SJC.
- Đây là doanh nghiệp lâu đời , có uy tính và là một trong những đối thủ trực
tiếp của PNJ . Ngoài ra, sản phẩm của SJC cũng đa dạng nhiều chủngloại từ phổ
thông đến cao cấp, được chia thành 2 dòng phổ thông nữ trang SJC và nữ trang cao cấp SJC Diagold.
- Dòng phổ thông nữ trang SJC có nhiều mẫu mã độc đáo, thời trang , đặc biệt
giá cả vừa phải phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng và đáp ứng được nhu cầu
của các của hàng đại lý tại các tỉnh trên cả nước.
- Dòng nữ trang cao cấp SJC Diagold ra mắt đáp ứng nhu cầu và thị yếu phân
khúc cao cấp. Chất liệu của các sản phẩm này thường là kim cương ,đá quý, ruby, …
- Điểm mạnh , điểm yếu của công ty SCJ. Điểm Mạnh
- Có thế mạnh về thương hiệu, chất lượng sản phẩm cao cộng với khoa học công nghệ hiện đại.
- Những sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng cao… Điểm yếu
- Các hoạt động Marketing của công ty còn yếu như trong việc quảng bá
thương hiệu để nâng cao ưu thế cạnh tranh.
- Các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng còn chưa thực sự thu hút khách hàng mạnh mẽ.
- Hệ thống phân phối trực tiếp đến khách hàng còn hạn chế.
- Đây là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam thành công trong việc chế tác và
sản xuất trang sức Platin- chất liệu quý hiếm hàng đầu thế giới và khó chế tác nhất
trong lĩnh vực trang sức. doanh này tăng đáng kể.
2. Thương Hiệu Đá quý Doji
a) Quy mô và thị phần cảu Doji
Tính đến nay, Tập đoàn DOJI có 15 Công ty thành viên hoạt động theo mô
hình Công ty Mẹ - Con, 5 Công ty liên kết góp vốn và 61 Chi nhánh, gần 200
Trung tâm, Cửa hàng trải dài trên toàn quốc cùng với hơn 400 Đại lý, Điểm bán…,
tạo nên hệ thống phân phối sản phẩm phủ khắp hầu hết các vùng miền của Việt Nam. b) Doanh thu
- Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn là 6.000 tỷ đồng với tổng tài sản là 15.000 tỷ
đồng và tổng số lao động là gần 3.000 cán bộ nhân viên.
- Nhờ hệ thống phân phối trải từ Bắc vào Nam kết hợp với mẫu mã đẹp mới
lạ, mức giá hợp lý mà DOJI đã dần củng cố hơn địa vị của mình trong lòng khách hàng. c) Điểm mạnh
- Doji luôn chú trọng đầu tư thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất
hiện đại, chiến lược Marketing bài bản, Tập đoàn DOJI thể hiện nhiều lợi thế cạnh
tranh so với các sản phẩm cùng phân khúc và khẳng định vị thế tiên phong trong
lĩnh vực bản lề là Vàng bạc Đá quý và Trang sức.
- Doanh nghiệp cũng chú trọng đến chất lượng sản phẩm và chiến dịch
Marketing với mục tiêu là đưa các sản phẩm trang sức trở thành nhu cầu thiết yếu
trong cuộc sống hiện đại. d) Điểm yếu
DOJI mới chỉ tập trung chủ yếu vào thị trường trong nước, chưa ghi được dấu
ấn mạnh mẽ tại thị trường quốc tế. Đây là điểm yếu cần chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Doji.
3. Thương hiệu vàng bạc PNJ
a) Quy mô của công ty và thông tin quản lý của công ty
- PNJ là thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực chế tác và bán lẻ
trang sức bằng vàng, bạc, đá quý. Sản phẩm PNJ ngày càng được các nước tại thị
trường Châu Á và Châu Âu ưu chuộng.
- Hiện tại, PNJ Group có gần 7000 nhân viên với hệ thống bán sỉ, và gần 400
cửa hàng bán lẻ trải rộng trên toàn quốc; Công ty PNJP có công suất sản xuất đạt
trên 4 triệu sản phẩm/năm, được đánh giá là một trong những nhà máy chế tác nữ
trang lớn nhất khu vực Châu Á với đội ngũ gần 1.500 nhân viên.
b) Doanh thu của PNJ
- Quý I của PNJ ước tính vượt 7.000 tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử doanh nghiệp.
- Tại đại hội cổ đông thường niên 2021 tổ chức sáng 17/4, Tổng giám đốc PNJ
Lê Trí Thông chia sẻ doanh thu quý I của công ty tăng 43% so với cùng kỳ 2020,
đạt khoảng 7.150 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu trong một quý cao nhất trong lịch
sử công ty. Lợi nhuận sau thuế ước tính tăng 27%, đạt hơn 500 tỷ đồng.
c) Điểm mạnh , yếu của PNJ. Điểm mạnh
Khi các doanh nghiệp khác còn đang lúng túng trước sự thay đổi của
ngành, một số doanh nghiệp mới bắt đầu quay lại đẩy mạnh mảng chế tác trang
sức. Lúc này PNJ đã sở hữu một xí nghiệp sản xuất nữ trang lớn nhất Việt Nam sử
dụng công nghệ hiện đại từ châu Âu và đội ngũ thợ kim hoàn lành nghề. Đây đều là
những gì PNJ đã tích lũy từ nhiều năm trước mà sau này các đối thủ không thể đuổi
kịp. Với việc liên tục mở rộng hệ thống cửa hàng bán lẻ, từ đó đến nay PNJ đã tăng
trưởng thị phần không ngừng, chiếm 27% trong nhóm trang sức thương hiệu đến
năm 2017 và doanh thu trang sức tăng trưởng trung bình 18,5%/năm, đạt gần 9.000 tỷ đồng. Điểm Yếu
Nguồn nguyên vâ ƒt liê ƒu phần lớn nhâ ƒp khẩu từ thị trường nước ngoài còn khó khăn.
d) Một số sản phẩm nổi bật của công ty PNJ
- Dòng sản phẩm đá quý PNJ: Đá quý PNJ là sản phẩm đa dạng về chủng loại,
nhiều màu sắc. Nó mang đến cho khách hàng sự cuốn hút, tò mò và đầy hấp dẫn.
Đây là dòng sản phẩm mang tầm nghệ thuật cao và ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường.
- Dòng sản phẩm kim cương: Kim cương mang trong mình sự cuốn hút mang
đầy nét bí ẩn phía sau sự lộng lẫy và sang trọng của nó. Kim cương của PNJ có độ
tinh khiết cao, giác cắt hoàn hảo mang đến sự tinh xảo cho sản phẩm.
- Sản phẩm vàng: Tại các cửa hàng vàng bạc đá quý PNJ luôn trưng bày nhiều
loại như: Vàng miếng SJC, vàng 18K, vàng 9999 – vàng 24K,… Hay các loại vàng
miếng thần tài, vàng 12 con giáp PNJ phục vụ cho những ngày lễ thần tài,… Ngoài
ra còn có thêm các loại tượng phật phong thủy, tranh phong thủy,… làm bộ quà
tặng phục vụ cho các doanh nghiệp.
4. Công ty vàng Bảo Tín Minh Châu a. Quy mô công ty
Bảo Tín Minh Châu thành lập ngày 21/05/1989, sau hơn 30 năm phát triển,
mở rộng thêm 5 cơ sở kinh doanh mới, hợp tác với hơn 200 đại lý chuyên phân
phối trực tiếp sản phẩm. Với phương châm, hoạt động đúng đắn cùng tầm nhìn
chiến lược hiệu quả, Bảo Tín Minh Châu ngày càng phát triển và sẵn sàng trong
tâm thế thâm nhập vào thị trường quốc tế. b. Doanh thu
Hiện tại Bảo Tín Minh Châu là đơn vị uy tín mà khách hàng tin tưởng khi có
nhu cầu giao dịch mua bán vàng bạc đá quý. Với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng, công
ty ghi nhận quy mô lợi nhuận tăng trưởng hằng năm đạt mức trung bình ổn định. c. Điểm Mạnh
Bảo Tín Minh Châu là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong công cuộc
áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trên thế giới, nhiều trang thiết bị, máy móc,
công nghệ chế tác vàng bạc đá quý của các nước có nền công nghiệp hiện đại như:
Đức, Ý, Mỹ, Nhật… vào lĩnh vực kinh doanh chế tác vàng bạc đá quý. Đặc biệt
Bảo Tín Minh Châu là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đưa vào sử dụng 2 dàn
máy giám định tuổi vàng SCL- IV GOLD ANALYSING UNIT bằng công nghệ
phổ kế huỳnh quang tia X do Công ty OTEC của CHLB Đức cung cấp.
d. Sản phẩm nổi bật
Công ty kinh doanh 2 loại sản phẩm chính là Vàng trang sức chất lượng cao
và Vàng Rồng Thăng Long. Tương ứng với hai loại trên sẽ có 10 nhãn hàng chính là:
-Trang sức kim cương nâng cao vị thế người đeo.
-Ngọc trai đẹp thuần khiết.
-Trang sức thời trang cá tính giúp bạn tỏa sáng theo cách riêng biệt nhất.
-Đá ngọc quý được coi là di sản của tạo hóa trao cho con người.
-Trang sức thời trang phong cách hoàn hảo bậc nhất.
-Ngọc cẩm thạch Vạn niên ngọc chính là bảo vật từ ngàn xưa khó kiếm.
-Nhẫn cầu hôn kim cương quý giá.
-Nhẫn cưới tượng trưng của tình yêu đích thực.
-Trang sức vàng ta Hoàng kim bảo mang sự tinh túy sắc vàng, góp phần thăng hoa truyền thống. III.
DỰ KIẾN PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG VÀ THỊ PHẦN CỦA SẢN PHẨM.
1. Dự Kiến Phân Khúc Khách Hàng.
Dựa vào khu vực và khả năng tiêu thụ:
- Nông thôn: Mức tiêu dùng trang sức ở nông thôn chiếm tỉ trọng không cao
do mức sống của người dân còn thấp. Bởi vậy, họ rất ít khi lựa chọn mua những sản
phẩm trang sức vàng bạc đắt tiền. Mật độ phân bố dân cư ở nông thôn cũng rất thấp
nên các nhà cung cấp khó phân phối hàng hóa.
- Thành thị: Dân thành thị chiếm 29,6% dân số cả nước và vẫn đang có xu
hướng tăng. Mật độ người dân thành thị cao nên rất dễ dàng trong việc phân phối
sản phẩm. Thu thập của người dân thành thị cũng cao hơn nên họ sẽ có nhiều nhu
cầu về việc sử dụng trang sức hơn. Tận dụng điều đó nên đa phần các doanh nghiệp
sản xuất, chế tác vàng bạc trang sức sẽ tập trung nhiều ở hai thành phố lớn là Hà
Nội và Thành phố HCM. Bên cạnh đó có nhiều công ty vàng trang sức nước ngoài
đã vào Việt Nam nhằm đối tượng những người giàu có và ‘sành’ tiêu dùng đồ trang
sức, nhằm giới thiệu sản phẩm của mình tại thị trường Việt Nam. Có thể kể đến
một vài cái tên nổi bật như PANDORA , TIFFANY, GUCCI… Dựa vào độ tuổi:
- Từ 18 đến 22: độ tuổi này này chiếm khoảng 22.3% dân số cả nước và phần
lớn những người trong độ tuổi này thu nhập chưa ổn định. Các sản phẩm đẹp, lạ,
giá cả phải chăng sẽ thu được nhóm bày nhiều hơn.
- Từ 23 đến 30 tuổi: nhóm người trong độ tuổi này chiếm tỉ trọng cao nhất
khoảng 35% dân sô. Nhóm tuổi này đã có công việc ổn định hơn, đã có thể tự chi
trả cho những sở thích cá nhân và cũng bắt đầu lập gia đình. Những người trong
nhóm này thích khám phá, lựa chọn những thương hiệu uy tín, luôn đổi mới, có
tính thẩm mỹ cao. Đây là nhóm đối tượng có sực mua lớn và có khả năng tạo hướng tại Việt Nam.
- Từ 31 đến 50 tuổi trở lên: nhóm người độ tuổi này chiếm khoảng 30.7% dân
số. Độ tuổi này đã xó khoản tiết kiệm dư dả, mua sắm cũng nhiều, nhưng bên cạnh
đó thì cũng rất cẩn thận và khó tính, lựa chọn sản phẩm sẽ dựa trên tiêu chí đơn
giản tinh tế, chất lượng và thương hiệu sản phẩm.
- Từ 50 tuổi trở lên: nhóm độ tuổi này chiếm 12% dân số, độ tuổi chuẩn bị về
hưu. Họ sẽ ít quan tâm đến hành vi mua sắm và thường cso xu hướng để tiền dưỡng
già nên ít quan tâm đến những sản phẩm trang sức xa xỉ.
2. Thị Phần Của Sản Phẩm
a) Vai trò của thị phần tăng trưởng:
- Khái niệm: Thị phần là một phần sản lượng tiêu thụ mà một doanh nghiệp
nào đó đã chiếm lĩnh được trong một thị trường nhất định. Số liệu về tỷ trọng
thị trường dùng để đo lường mức độ tập trung hóa của người bán trong một thị trường. - Vai trò:
Xác định được thị phần sẽ giúp đánh giá được khả năng cạnh tranh
trên thị trường. Từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh, giải pháp phù hợp để phát triển.
Doanh nghiệp chiếm được thị phần lớn trên thị trường sẽ có nhiều điều
kiện thuận lợi để mở rộng quy mô của mình. Thậm chí mở rộng được
thị trường tiêu thụ sản phẩm nếu phát triển tốt.
Nếu đang sở hữu mức thị phần thấp, thì đây là một cơ hội để doanh
nghiệp nhìn lại mình. Doanh nghiệp sẽ có xem xét lại những yếu tố
quan trọng. Một số hoạt động có thể kể đến như: Phân tích đối thủ
cạnh tranh, ưu nhược điểm, đặc điểm của thị trường mà mình đang
hướng đến; Bổ sung nhân lực; Thay đổi chiến lược kinh doanh…
b) Thị phần của doanh nghiệp 6@ccessories:
Hiện nay, thị phần trang sức ở Việt Nam chiếm 51,4 nghìn tỷ đồng.
Là 1 công ty trẻ, 6@ccessories bước đầu hướng tới mục tiêu 6 tháng tiếp
theo đạt 0.001% thị phần trang sức tại Việt Nam, tức 5,14 tỷ đồng.
c) Cách để gia tăng thị phần:
– Cải thiện hoặc đổi mới sản phẩm/ dịch vụ: Cải thiện chất lượng của sản phẩm
hoặc tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới ưu việt hơn các đối thủ khác chính là cách
hữu hiệu để thu được nhiều thị phần. Đây chính là yếu tố thuộc về mặt sáng tạo.
Tuy nhiên, cách này tốn kém nhiều chi phí và có thể tiềm ẩn không ít rủi ro. Để
hạn chế thấp nhất các rủi ro, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về thị trường, các đối
thủ cạnh tranh trước khi bắt tay vào thực hiện việc cải thiện hoặc đổi mới sản phẩm.
– Phát triển phân khúc thị trường mới: Việc tiếp cận và phát triển một thị trường
mới sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội gia tăng thị phần. Tuy nhiên, trước khi thực
hiện cách này doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về thị
trường sẽ mở rộng để đưa ra chiến lược kinh doanh và marketing phù hợp nhất cho sản phẩm.
– Đa dạng các hình thức tiếp thị: Trong hoạt động của doanh nghiệp khi thị
phần gia tăng sẽ kéo theo các hoạt động mở rộng kênh phân phối, phương pháp
quảng bá, truyền thông. Cho nên việc đa dạng hóa các hình thức tiếp thị, quảng
bá là điều quan trọng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các kênh phân phối như
bán hàng online, siêu thị, đại lý… và có thể mở rộng thêm các hình thức tiếp thị
khác như quảng cáo trên báo chí, truyền hình, mạng xã hội…
– Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng: Mối quan hệ với khách
hàng là một trong những yếu tố hỗ trợ sự gia tăng thị phần cho doanh nghiệp.
Việc đưa ra các chiến lược chăm sóc khách hàng phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp
ngăn chặn khách hàng hiện tại chuyển sang các đối thủ cạnh tranh. Khi tạo được
sự hài lòng của khách hàng họ sẽ có những chia sẻ tích cực về sản phẩm cho bạn
bè, người thân… và những người này sau đó sẽ trở thành khách hàng mới của doanh nghiệp.
– Mua lại đối thủ cạnh tranh: Cách này có thể giúp doanh nghiệp gia tăng thị
phần khi có được cơ sở khách hàng hiện tại của công ty mới mua, đồng thời làm
giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, cách này tốn kém
nhiều chi phí và cần có sự tính toán phù hợp. 3.
Tác động của dịch Covid-19 tới ngành hàng trang sức, đá quý
- Trước cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra, ngành công nghiệp đá
quý cũng đã gặp phải những thiệt hại, tuy nhiên, vẫn có mức phát triển tốt hơn so
với thị trường xa xỉ phẩm cá nhân nói chung. Năm 2020, doanh số bán hàng toàn
cầu giảm 15%, tính riêng thị trường bán lẻ trang sức kim cương chỉ đạt giá trị 64 tỷ
USD. Theo một cuộc khảo sát cho thấy, sau đại dịch, có từ 75-80% người tiêu dùng
cho biết họ có ý định chi tiêu bằng hoặc nhiều hơn cho trang sức kim cương so với
số tiền trước khi đại dịch xảy ra.
- Việc đóng cửa, hạn chế di chuyển giữa các quốc gia và những bất ổn kinh tế
đã làm giảm doanh số bán đồ trang sức đá quý, kim cương của các doanh nghiệp và
nhu cầu về trang sức đá quý của khách hàng cũng trở nên nội địa hóa hơn. Bên
cạnh đó, dịch Covid-19 đã đang đẩy nhanh các xu hướng hiện góp phần định hình
lại ngành công nghiệp kim cương. Chuỗi giá trị kim cương đang trở nên kỹ thuật số
hơn mặc dù các cửa hàng truyền thống vẫn không bị mất giá trị.
- Thương mại điện tử cũng được phát triển mạnh, năm 2020, có khoảng 20%
doanh số bán lẻ diễn ra trực tuyến, trong đó, các doanh nghiệp bán lẻ trang sức kim
cương cũng công bố tăng trưởng doanh số 60-70% so với cùng kỳ 2019 trên các
kênh trực tuyến của họ (3). Điều này cho thấy xu hướng tăng trưởng trên các kênh
bán hàng trực tuyến, tuy nhiên, đa số người tiêu dùng vẫn thích mua kim cương tại
các cửa hàng truyền thống do họ đánh giá cao việc được nhìn và chạm vào đồ trang
sức cùng với các tư vấn trực tiếp từ nhân viên và các dịch vụ cá nhân đi kèm khác. KẾT LUẬN:
Giữa một thị trường cạnh tranh khốc liệt các thương hiệu mọc lên như nấm,
người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn, nhiều doanh nghiệp cũng đang nỗ lực
quảng bá hình ảnh của mình nhiều hơn. Điều này đã đặt ra một thử thách lớn cho
doanh nghiệp trong chiến dịch mới.
- Tạo được một chiến dịch marketing mới ấn tượng hơn chiến dịch trước.
- Tạo ra những sản phẩm độc mà những thương hiệu khác không thể “ bắt chước”.
- Đem đến cho những người dùng trải nghiệm tốt nhất.