Tiểu luận "Thương mại điện tử"
Tiểu luận "Thương mại điện tử"
Môn: Thương mại điện tử (Electronic Commerce)
Trường: Đại học Điện lực
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÔ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIÊ N LỰC KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TIỂU LUẬN MÔN HỌC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Giảng viên : Phan Duy Hùng Sinh viên thực hiê n : Khổng Phương Mai Ngành : Kế toán Chuyên ngành : Kế toán doanh nghiệp Lớp : D13KT&KS Khóa : 2018 - 2022 I. Mở đầu:
Học phần Thương mại điện tử (TMĐT) Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản
và tổng quan về thương mại điện tử, ví dụ như hiểu được thương mại điện tử là gì, các mô
hình thương mại điện tử, cơ hội và nguy cơ, rủi ro khi ứng dụng thương mại điện tử.... Gồm 6 chương:
Chương 1: Khái quát về thương maị điên tự̉
Chương 2: Các loại hình thương mại điện tử
Chương 3: marketing trong thương mại điện tử
Chương 4: Thanh toán trực tuyến
Chương 5: Hậu cần trong thương mại điện tử
Chương 6: An ninh trong thương mại điện tử
Ý nghĩa thực tiễn, vai trò của TMĐT đối với doanh nghiệp trong thời đại 4.0: Thương
mại điện tử là cầu nối thông minh và là công cụ giao tiếp giúp trao đổi dễ dàng giữa người
mua và người bán mọi lúc mọi nơi. Nhờ có thương mại điện tử mà nhu cầu mua sắm và
trao đổi hàng hóa tăng trưởng nhanh và rất nhanh. Con người thực sự muốn mua sắm nhiều
hơn bởi họ có thể tham khảo và đặt hàng ngay tại nhà, phù hợp với những người thường xuyên bận rộn.
Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã có sự tác động mạnh mẽ tới
toàn bộ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Bất kì ở lĩnh vực nào cũng cần có sự trao
đổi, giao dịch và hợp tác, thương mại điện tử rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm chi phí, sức
lực và nhân lực, thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực. II.
Nội dung tiểu luận môn học: Phần 1: Lý thuyết
Câu 1: Các xu thế mới nhất trong thương mại điện tử gồm những gì? Tiềm năng và
thách thức gì cho doanh nghiệp khi cần phải đổi mới tư duy kinh doanh? Nêu ví dụ thực tế các xu thế
Các xu thế mới nhất trong TMĐT và ví dụ:
1. Video marketing chiếm sân khấu chính Ví dụ thực tế
- Mọi người có khả năng xem video sản phẩm cao gấp 4 lần so với đọc mô tả sảnphẩm;
73% người tiêu dùng có nhiều khả năng mua một sản phẩm hơn sau khi xem video về cách
sử dụng sản phẩm đó.
- Tỷ lệ thoát (bounce rate) giảm đáng kể trên các trang web có video sản phẩm, vớithời
gian ghé thăm trung bình của khách truy cập tăng hơn 340%
- Theo 52% người mua hàng, xem video sản phẩm giúp người tiêu dùng tin tưởng
hơnvề quyết định mua hàng của họ.
2. Thương mại thoại đã trở thành một thế lực Ví dụ thực tế
Xu hướng tăng cường sử dụng các thiết bị hỗ trợ bằng giọng nói như Google Assistant,
Siri và Alexa đã trở thành một đặc điểm nổi bật trong cuộc sống của nhiều người. Trong 3
năm qua, chúng ta đã thấy sự phụ thuộc vào các hệ thống này lan rộng sang các tìm kiếm
sản phẩm và thậm chí là mua hàng. Xu hướng này ngày càng trở nên phổ biến, phần lớn là
do sự gia tăng hiệu quả và độ chính xác của công nghệ này.
3. Mua sắm và thương mại trên mạng xã hội trở thành trụ cột chính Ví dụ thực tế
Có 87% người mua sắm thương mại điện tử tin rằng truyền thông xã hội giúp họ đưa
ra quyết định mua hàng. Xu hướng này được thúc đẩy bởi sự gia tăng nhanh chóng trong
sử dụng và mua sắm trên thiết bị di động, với 73% tổng doanh số thương mại điện tử được
dự đoán sẽ được thực hiện trên thiết bị di động vào cuối năm 2021.
4. Sự gia tăng của AR (thực tế tăng cường) trong thương mại điện tử
Ví dụ: Sony Electronics gần đây đã ra mắt ứng dụng Envision TV AR như một cách để
khách hàng “thử trước khi sử dụng”.
Các doanh nghiệp thương mại điện tử trong lĩnh vực đồ nội thất đã tung ra các ứng
dụng AR hoặc các tính năng trong ứng dụng cho phép khách hàng xem mô hình 3D của sản
phẩm, kiểm tra kích thước, xem xét các thông số kỹ thuật để xem liệu chúng có phù hợp
với không gian của họ và thực hiện các thiết kế nội thất trước khi quyết định mua sản phẩm.
Một số tiềm năng của thương mại điện tử 1.
Khắc phục những hạn chế về địa lý. 2.
Có được một lượng lớn khách hàng hơn cả trực tuyến và ngoại tuyến nhờ khả
nănghiển thị mà Internet cho phép tăng lên. 3.
Chi phí khởi động và bảo trì thấp hơn nhiều so với kinh doanh truyền thống. 4.
Dễ dàng hơn trong việc trưng bày các sản phẩm cho doanh nhân. 5.
Dễ dàng hơn và nhanh hơn để tìm các sản phẩm cho người mua. 6.
Tiết kiệm thời gian khi mua hàng cho người mua. 7.
Tối ưu hóa thời gian dành riêng cho công việc kinh doanh và dịch vụ khách
hàngcho nhà tuyển dụng. 8.
Dễ dàng triển khai và phát triển chiến lược tiếp thị dựa trên chiết khấu, phiếu giảmgiá, lô hàng, v.v. 9.
Khả năng cung cấp nhiều thông tin hơn cho người mua.
10. Dễ dàng đưa ra sự so sánh giữa các sản phẩm, bao gồm cả đặc điểm và giá cả.
Thách thức cho doanh nghiệp
1. Sự cạnh tranh cao hơn nhiều, vì bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu kinh doanh thươngmại
điện tử (ít nhất là trên lý thuyết).
2. Vẫn còn nhiều người tiêu dùng ngần ngại khi mua khi chưa nhìn thấy sản phẩm
vàkhông tin tưởng vào hình thức thanh toán trực tuyến.
3. Chi phí vận chuyển đắt khi khối lượng kinh doanh nhỏ, và đây là một bất lợi lớncho các doanh nghiệp nhỏ.
4. Sự trung thành của khách hàng khó hơn nhiều và đòi hỏi một chiến lược chuyênnghiệp.
5. Quảng cáo cửa hàng trực tuyến đòi hỏi nhiều công việc cá nhân hơn là quảng cáocửa
hàng ở cấp đường phố.
6. Bảo mật trang web có thể khiến các chủ doanh nghiệp đau đầu.
7. Không phải tất cả các sản phẩm có thể được bán trực tuyến đều mang lại lợi
nhuậnnhư nhau, và chiến lược tiếp thị phải được đánh giá cẩn thận.
8. Người tiêu dùng muốn có tất cả: giá tốt nhất, dịch vụ tốt nhất và sự quan tâm đượccá
nhân hóa. Cạnh tranh về các điều khoản này ngày càng khó đối với các công ty nhỏ so với các công ty lớn.
Câu 2: Mô hình B2B khi doanh nghiệp áp dụng cần lưu ý những điểm gì khi cần đánh
giá sự tin cậy của đối tác để lực chọn giao dịch?
Khi đánh giá nhà cung cấp, uy tín của nhà cung cấp đó là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu
tố quyết định tới việc có lựa chọn hợp tác với nhà cung cấp hay không. Để xét xem nhà
cung cấp đó có đủ uy tín hay không, nhà quản lý cần lưu ý một số khía cạnh sau:
• Thông tin rõ ràng: Nhà cung cấp đó có thực sự tồn tại không; địa chỉ, phương thức
liên lạc, giấy phép kinh doanh có hay không?
• Sự minh bạch trong hợp tác: Nhà cung cấp đó có đảm bảo nguồn cung cấp nguyên
vật liệu, duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác không?
• Xem xét các vấn đề về pháp lý: Xem các thủ tục pháp lý liên quan đến các hợp
đồng quá khứ, hiện tại của nhà cung cấp; việc tuân thủ pháp luật của nhà cung cấp có đảm bảo không?
Doanh nghiệp bạn cần đến sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp để có thể kinh doanh
tốt. Chính vì thế mà nhà cung cấp phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ cung cấp
đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp bạn.Các yếu tố để đánh giá chất lượng sản
phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có thể kể đến:
• Hiệu suất: Chức năng cơ bản của sản phẩm, dịch vụ như thế nào?
• Tính năng: Tính năng nâng cao và cải tiến sản phẩm/dịch vụ có phù hợp với thứ doanh nghiệp bạn cần?
• Độ tin cậy: Xác suất các sản phẩm/dịch vụ bị "hỏng" có cao không? Doanh nghiệp
bạn có chấp nhận được điều đó không?
• Độ bền: Tuổi thọ của sản phẩm hay sự lâu dài của dịch vụ cung cấp có đủ đáp ứng doanh nghiệp bạn?
• Sự phù hợp: Sản phẩm/dịch vụ có đáp ứng được mô tả kỹ thuật cân thiết của doanh nghiệp bạn?
• Khả năng phục vụ: Việc vận hành và bảo hành sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có tốt không?
• Tính thẩm mỹ: Hình thức, cảm giác, âm thanh... Mà sản phẩm/dịch vụ của nhà
cung cấp có đạt yêu cầu không?
• Chất lượng cảm nhận: Hình ảnh sản phẩm/dịch vụ dưới cái nhìn của khách hàng
của doanh nghiệp bạn hay các đối tác khác của nhà cung cấp đó ổn chứ?
Các yếu tố đánh giá hiệu suất cung cấp sản phẩm dịch vụ của nhà cung ứng:
• Thời gian thực hiện đơn hàng: Thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện đơn hàng đến
khi nhà cung cấp giao hàng cho doanh nghiệp bạn.
• Độ tin cậy của giao hàng: Đảm bảo thời gian giao hàng theo thỏa thuận.
• Giao hàng chắc chắn: Đúng loại hàng hóa, đúng chất lượng, số lượng theo hợp đồng.
• Thông tin: Thông tin được trao đổi xuyên suốt giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp bạn.
• Thích ứng: Khả năng thích ứng của nhà cung cấp với yêu cầu của doanh nghiệp bạn.
• Tính linh hoạt: Khả năng thích ứng của nhà cung cấp trong việc cung cấp sản
phẩm/dịch vụ khi các điều kiện liên quan thay đổi.
• Mức độ dịch vụ: Xác suất để sản phẩm/dịch vụ hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp bạn.
Các yếu tố đánh giá giá cả sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có thể kể đến:
• Sự cạnh tranh: Giá phải trả phải tương đương với giá của các nhà cung cấp cung
cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự. Doanh nghiệp nên có báo giá của nhiều nhà cung cấp
để so sánh, đánh giá tốt hơn.
• Sự ổn định: Giá cả nên ổn định một cách hợp lý theo thời gian.
• Sự chính xác: Giá trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn chỉ nên có chênh lệch nhỏ.
• Việc thay đổi giá: Nhà cung cấp cần thông báo trước đầy đủ khi có thay đổi giá.
• Độ nhạy cảm về chi phí: Nhà cung cấp phải hiểu được rằng nhu cầu
của doanh nghiệp là giảm chi phí, vì vậy họ cũng nên chủ động đề xuất phương án để tiết kiệm chi phí.
• Minh bạch trong thanh toán: Khoảng thời gian trung bình để nhận
được ghi chú tín dụng phải hợp lý. Chi phí ước tính không được thay đổi đáng kể so với
hóa đơn cuối cùng. Hóa đơn của nhà cung cấp cần kịp thời và dễ đọc và dễ hiểu.
Câu 3: Trình bày phương pháp và những nguồn thông tin/dữ liệu giúp nghiên cứu và
phân tích thị trường thực tế để hình thành ý tưởng kinh doanh?
1. Phương pháp điều tra - khảo sát (Surveys)
Với các câu hỏi ngắn gọn, súc tích và đi thẳng vào vấn đề, bạn có thể phân tích được
nhóm khách hàng mẫu đại diện cho thị trường mục tiêu của mình. Mẫu càng lớn thì kết
quả phân tích bạn thu được càng có độ tin cậy cao. • Phỏng vấn trực
• Phỏng vấn qua điện thoại (Telephone surveys
• Phỏng vấn qua thư (Mail surveys nghiệp nhỏ.
• Phỏng vấn trực tuyến (Online surveys)
2. Phương pháp thảo luận nhóm (Focus Groups)
Trong phương pháp thảo luận nhóm, người điều phối sử dụng một hệ thống các câu hỏi và
chủ đề được soạn sẵn để dẫn dắt người tham gia thảo luận, đưa ra ý kiến. Buổi thảo luận
thường diễn ra ở những địa điểm trung lập, được trang bị các thiết bị thu hình và có phòng
theo dõi thông qua gương một chiều. Một cuộc nghiên cứu thị trường theo cách này
thường diễn ra từ một đến hai tiếng đồng hồ và được tổ chức với ít nhất ba nhóm đối
tượng để có được kết quả khả quan.
3. Phương pháp phỏng vấn sâu (Personal interviews)
Giống như phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu bao gồm các câu hỏi mở, không
theo cấu trúc nhất định. Nghiên cứu thị trường theo phương pháp này thường mất thời
gian khoảng một giờ và được ghi âm lại.
Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu thường cung cấp cho chúng ta thông tin mang quan điểm
cá nhân nhiều hơn các bảng điều tra, khảo sát. Kết quả thu được ít có độ tin cậy về mặt
thống kê, nghĩa là dữ liệu thường không đại diện cho số đông khách hàng mà doanh nghiệp đang muốn tiếp cận.
4. Phương pháp quan sát (Observation)
Phản hồi của từng cá nhân thông qua bảng hỏi khảo sát và thảo luận nhóm đôi khi trái
ngược lại với hành vi thực sự của họ. Khi quan sát hành động của người tiêu dùng thông
qua băng ghi hình khi họ ở cửa hàng, nơi làm việc hoặc ở nhà, bạn có thể biết được họ
mua và sử dụng sản phẩm như thế nào. Điều đó cho bạn thấy bức tranh đáng tin cậy về
thói quen sử dụng và cách thức mua sắm của khách hàng.
5. Phương pháp thử nghiệm (Field trials)
Đưa sản phẩm mới vào một số cửa hàng được lựa chọn nhằm thử phản hồi của khách
hàng dưới các điều kiện mua bán thực tế có thể giúp bạn cải tiến sản phẩm, điều chỉnh giá
hoặc cải thiện mẫu mã.
Các loại dữ liệu nghiên cứu thị trường
Có hai loại dữ liệu nghiên cứu thị trường: thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp mà bạn
cần nắm trước khi tìm hiểu các phương pháp phân tích hiệu quả.
Thông tin sơ cấp là dữ liệu đầu tay được thu thập từ các nguồn gốc. Bạn có thể tự mình
thu thập dữ liệu hoặc thuê ai đó làm điều đó cho bạn. Điểm mấu chốt là bạn kiểm soát quá trình từ A đến Z.
Thông tin thứ cấp là thông tin và dữ liệu đã được thu thập bởi những người khác và
được cung cấp công khai trực tuyến hoặc ngoại tuyến. Đây có thể là dữ liệu được xuất bản
trên báo chí, báo cáo, tạp chí, v.v. hoặc thông tin có sẵn miễn phí trên mạng
Câu 4: Hành vi khách hàng trong thương mại điện tử có gì khác biệt so với trong thương
mại truyền thống?Các nội dung Marketing hỗn hợp 4P/7P cơ bản gồm những gì và cách đánh giá hiệu quả?
Sự khác biệt trong hành vi thương mại điện tử so với thương mại truyền thống
Tìm kiếm thông tin: bao gồm tìm kiếm thông tin bên trong và tìm kiếm thông tin bên
ngoài. Nếu người dùng đã từng mua sản phẩm dịch vụ thì họ sẽ lướt qua trí nhớ của mình
về những kinh nghiệm với các sản phẩm dịch vụ đó. Đó gọi là tìm kiếm thông tin bên trong.
Trong trường hợp thông tin trong nhận thức không đủ, người tiêu dùng sẽ thực hiện hoạt
động tìm kiếm thông tin bên ngoài.
Hành động: người tiêu dùng bắt đầu hình thành ý định mua. Tạo sự khác biệt giữa có ý
định mua và quyết định mua thật sự. Biết thái độ của những người khác: người thân, bạn
bè và cộng đồng mạng... thứ 2 là những yếu tố bất ngờ không lường trước có thể xảy ra.
Marketing Mix 4P là tập hợp các phạm vi tiếp thị bao gồm :Sản phẩm (Product ), Giá
cả (Price), Địa điểm (Place), Khuyễn mãi/ Xúc tiến thương mại (Promotion)
Marketing Mix 7P là mô hình tiếp thị được chuyển tiếp từ 4P. Mô hình này được kế
thừa 4 phạm vi tiếp thị từ mô hình 4P và kết hợp thêm 3 yếu tố đó là: People, Process và Physical.
Câu 5:Các rủi ro tiềm ẩn đối với từng phương thức thanh toán trong thương mại điện
tử? Nêu ví dụ thực tế.
Các rủi ro của thanh toán điện tử:
Thanh toán bằng thẻ (Credit card, Debit card): Khách hàng bị mất hoặc thất lạc thẻ,
Khách hàng bị lừa đảo đánh cắp thông tin,…
VD: Nhóm thủ đoạn lừa cài đặt phần mềm gián điệp: Đối tượng lừa Khách hàng cài
đặt phần mềm, ứng dụng gián điệp để đánh cắp thông tin của Khách hàng, trong đó có cả
các thông tin về dịch vụ, thông tin về mật khẩu OTP được gửi đến điện thoại của Khách hàng.
Thanh toán trực tuyến (hay thanh toán qua cổng thanh toán điện tử): Rủi ro lộ thông tin
cá nhân, khách hàng lựa chọn website giả mạo, bị lừa chuyển tiền,…
VD: lừa đảo mạo danh là nhân viên bưu điện thông báo khách hàng bị nợ cước viễn
thông, hoặc khách hàng có bưu kiện, yêu cầu khách hàng phải chuyển tiền để thanh toán
cước viễn thông hoặc chuyển tiền cước phí vận chuyển bưu kiện hoặc cước lưu kho,…
Thanh toán bằng tiền mặt (Cash on Delivery): Tốn kém về mặt chi phí lưu thông tiền
tệ, nạn tiền giả, ....
Câu 6:Trình bày tóm lược các nội dung về quản lý logistics trong thương mại điện tử
(đầu vào, đầu ra, vận hành, kiểm soát) của các sàn thương mại điện tử?
Đầu vào, vận hành, và đầu ra:
Tập trung của hệ thống kiểm soát là các quá trình được điều tiết. Quá trình này có thể
là họat động đơn lẻ như thực hiện đơn đặt hàng và tái cung ứng dự trữ, hoặc có thể là sự
kết hợp của toàn bộ các hoạt động trong chức năng Logistics. Có những đầu vào quá trình
ở dạng kế hoạch. Các kế hoạch chỉ ra cách thức thiết kế quá trình.
Ảnh hưởng của môi trường là loại đầu vào thứ hai của quá trình. Môi trường bao gồm
mọi nhân tố có thể ảnh hưởng đến các quá trình và không được dự tính trong kế hoạch.
Điều này giải thích sự không ổn định làm biến đổi đầu ra quá trình so với kế hoạch.
Đầu ra của quá trình là cái mà chúng ta thường gọi là kết quả. Kết quả là tình trạng
của quá trình ở bất kì một thời điểm nào. Kết quả có thể được đo lường theo chi phí trực
tiếp như cước phí vận chuyển, chi phí gián tiếp như hao hụt và tổn thất do tai nạn, hoặc kết quả cung ứng.
Các quá trình với các kế hoạch đầu vào và kết quả thực hiện là đối tượng của quá trình
kiểm soát. Các nhân tố này là kết quả của quá trình kế hoạch hoá và thực thi.
Kiểm soát Logistics (Logistics Control)
Kiểm soát Logistics là quá trình so sánh kết quả hiện tài với kế hoạch đã đề ra, thiết lập
hành động điều chỉnh để cho hoạt động Logistics trở nên phù hợp, chặt chẽ hơn.
Quá trình kiểm soát Logistics bao gồm các hoạt động kiểm tra những điều kiện thay
đổi và tiến hành điều chỉnh
Kiểm soát Logistics thường hướng tới hai đối tượng: kiểm soát đầu ra hoặc mức độ
dịch vụ và đầu vào của hệ thống Logistics. Các đối tượng chính của kiểm soát
Logistics là: mức độ dịch vụ, doanh thu hàng tồn kho, chi phí lưu kho, chi phí vận
chuyển và chi phí hành chính.
Câu 7:Các rủi ro đối với khách hàng (trong B2C, C2C), đối với doanh nghiệp (trong
B2B, B2C) gồm những gì? Nêu ví dụ thực tế và các biện pháp phòng tránh/khắc phục?
Rủi ro đối với khách hàng và ví dụ:
Một là, người mua hàng có thể gặp phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Lý do bởi
khách hàng không thể xác định được chính xác nguồn gốc sản phẩm. Việc mua hàng tất cả
đều dựa trên niềm tin vào lời quảng cáo về xuất xứ sản phẩm nên khi gặp cơ sở bán hàng
không uy tín thì rủi ro gặp phải hàng không đúng quảng cáo, hàng giả...
Điển hình là các mặt hàng đồng hồ, kính mắt, quần áo, giày dép... Các đối tượng vi
phạm thường tận dụng mọi kẽ hở để vừa cung cấp thông tin về hàng hóa, thông tin giao
dịch trên Internet, quảng bá trực tuyến và khuyến mãi rầm rộ, vừa thẩm lậu hoặc đưa những
hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ qua cửa khẩu, biên giới, cảng biển, sân bay..
Hai là, khách hàng mua sắm online qua phương tiện điện tử, đọc review từ những khách
hàng khác, không nhìn trực tiếp sản phẩm. Do đó, có thể gặp sản phẩm không đúng ý thích,
sai kích thước so với hình ảnh quảng cáo, sai mẫu mã, sai màu...
Ba là, TMĐT gắn liền với dịch vụ chuyển phát nhằm tiết kiệm thời gian cho khách hàng
trong việc mua sắm. Tuy nhiên rất nhiều người tiêu dùng khiếu nại về việc nhận hàng chậm,
hàng bị vỡ, hỏng, mất hàng... do khách hàng chỉ được mở xem hàng sau khi đã thanh toán.
Bốn là, Vấn đề an toàn thông tin của khách hàng không được bảo đảm.
Ví dụ: Các công ty cung cấp dịch vụ trực tuyến 24/7 thường gặp tấn công này như: Bán
vé trực tuyến, đặt chỗ khách sạn,… Nhiều rủi ro nghiêm trọng về thương mại điện tử tồn
tại từ lâu và rất có thể đã bị kẻ xấu lợi dụng khi dữ liệu khách hàng bị đánh cắp. Rủi ro cho doanh nghiệp
(1) Trở ngại văn hóa trong giao dịch TMĐT. Việc mua hàng tại các chợ truyền thống
và các siêu thị đã trở thành thối quen và văn hóa của người tiêu dùng tại các nước Châu Á.
Việc đi chợ hay siêu thị không chỉ đơn thuần là mua hàng hóa mà còn là sở thích, là hình
thức giao lưu hàng ngày của họ. Đối với đa số người mua, yêu cầu được nhìn thấy và tận
tay cảm nhận sản phẩm chính là yếu tố quyết định đến hành vi mua của họ; (2) Đội ngũ cán
bộ nhân viên kinh doanh và tin học cho TMĐT còn thiếu và yếu; (3) TMĐT đòi hỏi những
thay đổi căn bản trong cơ cấu tổ chức và quản trị, điều hành của doanh nghiệp; (4) Gian lận
thương mại và nguy cơ hàng giả là rất cao; (5) Các vấn đề về luật pháp. Trình độ của chính
bản thân những người làm luật và những người thực thi pháp luật chưa đủ theo kịp những
ứng dụng và phát triển vượt bật của TMĐT. (6) Khó khăn trong việc xây dựng nhãn hiệu
toàn cầu; (7) TMĐT sẽ tạo ra lực lượng cạnh tranh mới. Cạnh tranh từ các thương hiệu
ngoại với nguồn lực tài chính và chất lượng đã được thế giới công nhận sẽ gây khó khăn
cho các thương hiệu nội địa. (8) Thông tin trên mạng Internet hầu như không theo một cấu trúc nào.
Giải pháp phòng ngừa rủi ro đối với người mua hàng trong giao dịch thương mại điện tử
Về phía người tiêu dùng, phải thực sự là “người tiêu dùng thông minh”, hiểu rõ luật để
tự bảo vệ mình. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định rất rõ những điều
khoản nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng khi tiến hành các giao dịch TMĐT. Chẳng
hạn, các doanh nghiệp và cá nhân khi giao kết hợp đồng từ xa phải cung cấp cho khách
hàng những thông tin cơ bản gồm: Tên của tổ chức, cá nhân kinh doanh; số điện thoại liên
lạc; trụ sở, địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng (nếu có); chất lượng
hàng hóa, dịch vụ; chi phí giao hàng (nếu có); phương thức thanh toán (chuyển khoản hay
tiền mặt khi nhận hàng); phương thức giao hàng; thời hạn giao hàng (bao lâu kể từ khi hai
bên đạt được thỏa thuận mua bán); cung ứng dịch vụ,...
Về phía doanh nghiệp, đầu tiên, doanh nghiệp khi phát triển sản phẩm cần chú ý đến
thiết kế luồng kinh doanh hợp lý, kiểm soát chặt chẽ truy xuất dữ liệu theo nguyên tắc
“khách hàng truy cập thông tin với quyền hạn phù hợp định trước”. Tiếp đó, kiểm soát chặt
chẽ và áp dụng các kiểm tra an toàn thông tin ngay từ khi phát triển ứng dụng và sau khi
đưa vào cung cấp. Cuối cùng, doanh nghiệp cần định kỳ tiến hành rà soát và đánh giá lại
mức độ an toàn của các hệ thống của mình vì theo thời gian hệ thống thường xuất hiện các
lỗ hổng, rủi ro mới. Doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu kịp thời; chiến lược và phương pháp
quản lý phù hợp; thích nghi với xu hướng mới; đầu tư và nâng cấp an ninh mạng để phòng
ngừa tội phạm công nghệ cao nhằm khai thác triệt để những cơ hội và hạn chế tối thiểu
những rủi ro, hạn chế mà TMĐT mang đến.
Phần 2: Áp dụng thực tế
Câu 1: Nêu ý tưởng kinh doanh hoặc một điển hình doanh nghiệp kinh doanh TMĐT,
trong đó nêu rõ kế hoạch về mô hình tạo doanh thu, loại hình nào phù hợp? Có nêu cụ thể
sản phẩm và giá trị đem lại, triển khai trên công cụ (web, sàn giao dịch, hoặc facebook),
các nguồn lực, nguồn hàng, tiếp thị, đầu ra, … và dự toán tất cả các chi phí liên quan.
Ý tưởng kinh doanh: Cùng với những lợi thế công nghệ thông tin mang lại thì sự phát
triển của nó cũng kéo dãn khoảng cách giữa người với người. Hiện nay, rầm rộ trên các
diễn đàn là những bài viết, những trăn trở băn khoăn của những con người chợt nhận thấy
cuộc sống hiện đại thật nhạt nhẽo, vô vị. Các mối quan hệ gia đình, bạn bè, tình yêu dường
như trở nên khô cứng và nghĩa vụ, phải chăng cuộc sống số hóa đã vô tình khiến chúng ta
làm mất đi tính chất thiêng liêng của tình cảm con người. Bởi cứ mãi tập trung vào công
việc mà đôi khi chúng ta đã bỏ quên những buổi họp mặt gia đình, bạn bè và quên bày tỏ
tình cảm với những người mà ta yêu thương. Những chia sẻ này cho chúng ta thấy, cần phải
làm một cái gì đó để thắp lửa lại những mối quan hệ, cải thiện cuộc sống này càng trở nên
tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tôi quyết định thực hiện dự án thương mại điện
tử với ý định xây dựng một website chuyên cung cấp dịch vụ tổ chức party Hotparty
– là một món quà bất ngờ đầy ý nghĩa, là cầu nối giúp mọi người dễ dàng bày tỏ tình cảm
của mình với người thân yêu. Mục đích kinh doanh
Trở thành cầu nối trao những yêu thương của khách hàng đến người thân thông qua
việc tổ chức món quà party với ý tưởng mới lạ, độc đáo nhưng không kém phần ý nghĩa.
Tạo nên một cộng đồng xã hội mới là nơi để mọi người có thể vun đắp cho đời sống tinh
thần, chia sẻ tình cảm, giao lưu, kết bạn…giúp kết nối những trái tim với nhau.
Trở thành trang web quen thuộc, tin cậy với những khách hàng muốn trao yêu thương
đến người thân theo một cách đặc biệt thông qua năm gói dịch vụ chính.
Mang lại lợi nhuận cho trang web từ các nguồn: • Khách hàng • Quảng cáo
Sản phẩm và dịch vụ của trang web Dịch Hình thức Mô tả vụ
Bữa tiệc cho bé được thiết kế phù
hợp Sinh nhật đặc biệt cho bé: với từng tính cách và sở thích khác nhau.
- Lưu bút tuổi thơ - Giấc mơ
Giúp bé có những tiếng cười bổ ích trong
cổ tích - Thế giới hoạt hình ngày sinh nhật của mình Sinh nhật ấm áp bên gia
Bữa tiệc sinh nhật thuộc gói gia đình
đình - Mừng thọ - Món quà được chia theo đối tượng chính trong buổi
cho cha - Quà tặng cho mẹ - tiệc Sinh Ấm áp gia đình nhật
Tùy vào phong cách và sở thích của
Sinh nhật vui nhộn cùng nhân vật chình và nhóm bạn tham gia bữa
bạn bè - Cổ điển - Phá cách -
tiệc sẽ có những phong cách đặc biệt khác Tinh nghịch nhau
Sinh nhật ngọt ngào với Thời gian, cung bậc cảm xúc được người ấy - 0 độ C – 20 độ C
chọn làm điểm khác biệt giữa các bữa tiệc. - 20 độ C - 30 độ C
Mỗi bữa tiệc khác nhau mang một màu sắc - 30 độ C - 39 độ C
tình cảm đặc trưng riêng.
Là buổi gặp gỡ dành cho nhóm bạn,
hoặc người thân… muốn họp mặt với thời
Ngày tươi đẹp gian ngắn từ vài giờ đồng hồ đến một hay Dã hai ngày. ngoại
Là một tour du lịch vài ngày đến một Kỳ nghỉ vui vẻ
tuần được thiết kế cho một nhóm bạn, hay một gia đình,…
Mỗi bữa tiệc sẽ được thiết kế với ý Tết dương 1/1 Những
nghĩa riêng của những ngày lể trong năm ngày lễ
Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 trong năm Lễ tình nhân 14/2 lễ giáng sinh 24,25/12
Mỗi lời tỏ tình được sáng tác mang ý Lời tỏ tình độc đáo
nghĩa riêng độc đáo, ý nghĩa và phù hợp Tỏ tình với phong cách bạn
Nơi được thiết kế riêng để bạn tạo bất Điểm đến hạnh phúc
ngờ khi tỏ tình với nửa còn lại
Với những hình dáng, cách trang trí Quà Bánh sinh nhật
phù hợp cho từng bữa tiệc tặng kèm
Lựa chọn ý nghĩa từng loại hoa cho theo Hoa từng bữa tiệc Bảng giá dịch vụ: Gói “Mini” Gói “Maxi” Gói “Super” 300.000 – 1.000.000 – > Sinh nhật 1.000.000 đ 3.000.000 đ 3.000.000 đ 500.000 – 2.000.000 – > Dã ngoại 2.000.000 đ 5.000.000 đ 5.000.000 đ Những 200.000 – 500.000 – > ngày lễ 500.000 đ 2.000.000đ 2.000.000 đ Sự kiện 300.000 – 700.000 – > đặc biệt 700.000 đ 1.500.000 đ 1.500.000 đ
Mức giá này có thể thay đổi tùy theo yêu cầu về dịch vụ cũng như các dịch vụ kèm
theo. Tùy theo khách hàng chúng tôi sẽ linh hoạt điều chỉnh để mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Hình thức thanh toán
Do tính chất kinh doanh là loại hình dịch vụ nên nguyên tắc thanh toán là khách hàng
sẽ thanh toán làm hai gia đoạn:
Giai đoạn 1: sau khi bàn bạc, khách hàng đồng ý hợp đồng sẽ ứng trước 50% chi phí.
Giai đoạn 2: thanh toán 50% chi phí còn lại sau khi đã nhận được dịch vụ.
Kế hoạch tài chính cho dự án
Nguồn vốn: vốn góp bằng tiền mặt của các thành viên . - Số vốn góp mỗi thành viên
5.000.000 đồng . - Tổng số vốn 85.000.000 đồng. Xây
dựng cơ sở hạ tầng Phí lắp đặt 1.000.000đ
CNTT Phí sử dụng trọn gói 3.000.000đ
Liên quan đến Web Đăng kí tên miền 350.000đ; Duy trì tên miền 450.000đ Marketing 20.000.000đ
Mua sắm trang thiết bị, dụng cụ 20.000.000đ
Chi phí mua nguyên nhiên vật liệu 23 .000.000đ Chi phí khác 5.000.000đ
Mô hình doanh thu: sử dụng mô hình doanh thu bán hàng bằng danh mục sản phẩm
trên Web (Web CatalogRevenue Model). Cụ thể là thông qua website, chúng ta sẽ cung cấp
danh mục những sự kiện do nhóm thiết kế và thực hiện, đa dạng và phong phú cho khách
hàng, từ các sự kiện cá nhân đơn lẻ cho đến các sự kiện phục vụ cho nhóm đối tượng khách
hàng. Nhận đơn đặt hàng trực tiếp trên mạng hay qua điện thoại.
Ngoài ra, còn kết hợp sử dụng mô hình doanh thu thông qua quảng cáo
(Advertisingsupported Revenue Models). Kế hoạch nhân sự Cơ cấu tổ chức :
Bộ phận Kỹ thuật Giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của website: 2 người.
Am hiểu công nghệ thông tin, Có khả năng đồ họa, thiết kế website, Có kiến thức về bảo
mật, khả năng phân tích thiết kế, Thành thạo ngôn ngữ lập trình ứng dụng web
Tài chính – kế toán: Giải quyết các vấn đề về quản lý nguồn vốn, theo dõi và cân đối
thu chi, đề xuất phương án sử dụng và kiểm soát hiệu quả dòng tiền. …. Số lượng: 2 người:
Giỏi chuyên môn kế toán – tài chính, Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng:
Microsoft Word, Excel, Powerpoint, Microsoft Outlook , Có khả năng tổng hợp và phân
tích thông tin tốt, Có khả năng kiểm soát chi phí, kế toán quản trị, hiểu biết các quy định
về thuế, đầu tư xây dựng cơ bản hiện hàn.
Kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng, đàm phán và ký kết với khách hàng, phối hợp cùng
các bộ phận khác đưa ra chiến lược kinh doanh …Số lượng: 4 người: Hiểu biết về kỹ năng
bán hàng, Nhanh nhẹn, giao tiếp giỏi, biết đàm phán, có khả năng tổng hợp, phân tích
nghiên cứu thị trường.
Marketing: Lên kế hoạch chương trình cho các hoạt động marketing , xây dựng thương
hiệu, tích hợp, truyền thông, khuyến mãi, PR ngắn hạn và dài hạn…Số lượng 3 người: Trình
độ chuyên môn về marketing. + Sáng tạo, ham học hỏi, khả năng giao tiếp tốt…
Văn phòng: Nghe trực trả lời điện thoại, soạn thảo văn bản quản lý hồ sơ công văn giấy
tờ Các công việc văn phòng thông thường. Số lượng: 2 người: Khả năng giao tiếp tốt, Kỹ
năng vi tính: thành thạo MS office Word; Excel…
Bộ phận nghiên cứu và phát triển ý tưởng Nghiên cứu và phát triển các ý tưởng mời
trong tổ chức các sự kiện . Số lượng 4 người: Có óc sáng tạo, đam mê với công việc sáng
tạo ý tưởng. Ham học hỏi, tìm tòi để phát triển các ý tưởng phù hợp với nhu cầu.
Chiến lược Marketing cho dự án: Một chiến lược Marketing thành công là phải mang
đến được giá trị cho khách hàng và từ đó có thể tạo sự trung thành và lưu giữ được khách
hàng. Muốn làm được điều đó, ta phải định vị được thương hiệu trong lòng khách hàng.
Một thương hiệu mạnh trong kinh doanh truyền thống hay TMĐT, đều cần sự hội tụ của
bốn nhân tố: Nhận biết thương hiệu (Brand a swareness), sự nhận thức về chất lượng và giá
trị thương hiệu (Brand perceived quality), sự liên tưởng qua thương hiệu (Brand
associations) và cuối cùng là sự trung thành đối với thương hiệu (Brand loyalty).
Xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu
Căn cứ vào thời gian biểu, thói quen sinh hoạt, thói quen tiêu dùng của khách hàng mục
tiêu đã được phân tích, chúng tôi nhận thấy, đa số khách hàng mục tiêu đều có thói quen
lướt web tra cứu thông tin vào khoảng 20-23h hàng ngày. Những khách hàng mục tiêu là
giới trẻ hiện đại, họ đều có những quan tâm nhất định đến giới nghệ thuật (ca sĩ, diễn
viên…) còn những khách hàng mục tiêu là người bận rôn, có thu nhập cao và có đời sống
tinh thần phong phú thường có sự quan tâm đến các bản tin, vấn đề xã hội...Từ những phân
tích trên, chúng tôi nhận thấy cần có những hoạt động marketing liên quan đến lĩnh vực
khách hàng quan tâm để thu hút sự chú ý trong bước đầu thâm nhập thị trường.
Câu 2: Tìm hiểu trên một sàn B2B và các tiêu chí đánh giá đối tác trên sàn đó. Nêu cụ
thể kết quả search kèm phân tích các doanh nghiệp đối tác kinh doanh ngành hàng/sản
phẩm/nguyên vật liệu/máy móc thiết bị liên quan tới ý tưởng/điển hình câu 1 nói trên.
Sàn thương mại điện tử B2B alibaba.com
Alibaba là một trong số website điển hình của mô hình kinh doanh B2B, và đây là một
trang web chiếm thị phần số một toàn cầu. Alibaba cung cấp đa dạng và phong phú các sản
phẩm, dịch vụ tiện ích đáp ứng mọi nhu cầu từ bên bán và bên mua. Kho hàng của Alibaba
với sức chứa lên tới số lượng hơn 400 000 mặt hàng phân loại thành 27 nhóm danh mục.
Hiện tại, Alibaba đang làm việc với hơn 4 triệu doanh nghiệp nhà cung cấp đến từ 240 quốc gia trên thế giới.
- Tiêu chí đánh giá đối tác o Tầm
nhìn và chiến lược của đối tác o Văn
hóa doanh nghiệp và tổ chức đối tác
o Hoạt động của đối tác
o Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Đối với ý tưởng kinh doanh này chính website chuyên cung cấp dịch vụ Hotparty
đã là một sàn giao dịch, tuy nhiên bản thân nó là sàn giao dịch theo hình thức B2C mô hình
TMDT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.Sau đó hỗ trợ tư vấn trực tiếp bằng điện thoại,
tiếp theo là thanh toán điện tử (có thể thanh toán trực tiếp) và giao gửi số hóa các dữ liệu (
không cần đến vật mang hàng hóa).
Câu 3: Ý tưởng/điển hình kinh doanh TMĐT ở câu 1 dựa trên những kết quả nghiên
cứu nào? Căn cứ nguồn thông tin nào, hãy dẫn chứng cụ thể kèm phân tích? Hãy phân tích
4P/7P cho chính sản phẩm/dịch vụ mà bạn có ý tưởng?
Theo thống kê gần đây nhất của Bộ Văn hóa Thông tin, khoảng 60% những bài viết,
những chia sẻ trên các diễn đàn, blog, mạng xã hội đều đề cập đến vấn đề lối sống thực
dụng hiện tại và mong muốn được làm một điều gì đó để kéo gần khoảng cách với những người thân yêu.
Xuất phát từ những lý do trên, hotparty ra đời, từ những bạn trẻ với lòng nhiệt huyết,
sức sáng tạo và quan trọng là trái tim yêu thương luôn mong muốn mang đến cho khách
hàng những điều kiện tốt nhất để thể hiện tình cảm của mình với người mà họ yêu thương
thông qua những món quà đặc biệt – món quà party.
Câu 4:Những tiêu chí cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu của từng phương án kênh phân
phối (sàn/website riêng/mạng xã hội...) phù hợp cho ý tưởng/điển hình kinh doanh câu 1 nói trên.
Google Adwords: tạo các keywords tìm kiếm thông dụng như: tiệc sinh nhật, món quà
lạ, tiệc độc đáo, cách thể hiện yêu thương, xuất hiện trên trang 1 của Google khi khách hàng
tìm kiếm. Tuy nhiên chi phí cho goggle là khác cao.
Facebook Ads: Facebook được đánh giá là mạng Xã hội phát triển nhất hiện nay. Với
tính chất là cộng đồng chia sẻ thông tin, tình cảm, gần giống như mạng cộng đồng mà
Hotparty muốn thực hiện. Thông qua Facebook để tạo Page quảng cáo là lựa chọn ưu tiên
hàng đầu hiện nay của những doanh nghiệp muốn kinh doanh TMĐT. Với ưu điểm là không
tốn chi phí lại có tính lan rộng nhanh, dễ dàng mang thông tin đến khách hàng mục tiêu mà
không gây khó chịu như các dạng Spam thông thường. Sau một sự kiện được tổ chức sẽ có
bài PR đăng tải trên Facebook để khách hàng có thể tìm hiểu và đóng góp ý kiến.
Dựa vào các mối quan hệ đã có và đang thiết lập, chọn hình thức người giới thiệu người,
dẫn đến số lượng người biết đến nhiều và luôn gia tăng số lượng người biết đến trang web này.
Website chính của công ty có giao diện đẹp với 2 màu chính là trắng và hồng, gây thiện
cảm với người dùng, các đề mục dễ hiểu.
Câu 5: Nêu cụ thể bài toán chi phí kích cầu tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ nói trên từ
khách hàng qua kênh quảng cáo, tham gia sàn, công cụ app thanh toán?Các chỉ tiêu đánh
giá hiệu quả của hoạt động marketing thương mại điện tử? Giai đoạn Sự kiện Thành tiền Thâm nhập
- Đồng loạt đặt banner quảng cáo vào lúc 4.000.000 đ thị trường
21h -22h trên các trang: Café F, VNnet,
kenh14, mp3.zing, vnpress, 5giay.
- Tổ chức tiệc sinh nhật cho ca sĩ 6.000.000 đ Mở rộng thị Tạo keywords trên Google 1.000.000 đ trường Duy trì thị Mở buổi họp offline 3.000.000 đ trường Ngày chia sẻ 6.000.000 đ Tổng 20.000.000 đ
Thông qua E – Marketing chúng ta rất dễ lấy số liệu thống kê lượt truy cập của khách
hàng sau từng đợt tung ra chiến dịch marketing. Điều này có nghĩa là, chúng ta sẽ dễ dàng
nhận biết được hiệu quả của các chiến lược marketing, mức độ tác động của 40 Marketing
đến doanh thu. Từ đó, có những hướng điều chỉnh hoặc phát huy cho phù hợp với mục tiêu
từng giai đoạn phát triển của công ty.
Câu 6:Việc triển khai logistics cho sản phẩm/dịch vụ nói trên(độc lập/liên kết với
sàn/tận dụng nền tảng số) được thực hiện như thế nào?
Mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp (DN) và khách hàng (B2C) được hiểu
là thương mại giữa các DN và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu thập
thông tin, mua các hàng hóa hữu hình (như sách, các sản phẩm tiêu dùng…) hay các sản
phẩm thông tin hoặc hàng hóa về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hóa như phần mềm,
sách điện tử và các thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử. Các dạng B2C chính ở Việt
Nam gồm: website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, website khuyến
mại trực tuyến và website đấu giá trực tuyến.
Chính vì vậy Hotparty giường như không áp dụng logictisc cho sản phẩm của mình.
Câu 7:Các rủi ro có thể xảy ra khi kinh doanh thương mại điện tử sản phẩm/dịch vụ nói trên?
- Vì chỉ toàn là nhưng người trẻ, những sinh viên đang ngồi trên giảng đường nên
cònthiếu những kinh nghiệm thực tế, khi va vấp vào thị trường thực đã không tính trước được vài trở ngại.
- Do là loại hình kinh doanh còn khá mới lạ, một ngách thị trường mà chưa có nhiều
người xâm nhập, thuận lợi ở đây cũng đồng nghĩa với khó khăn khi phải là người đầu tiên
hứng chịu những rủi ro.
- Thời gian, chi phí cũng như công sức đã tiêu tốn khá nhiều cho chi phí tiếp thị và
PR trước khi chính thức ra mắt khách hàng trên thị trường
- Rủi ro thường gặp như: tấn công DoS (Denial of Service: làm cho website trở lênquá
tải), cướp tên miền, tấn công host (host là nơi chứa các file cấu thành nên website và server
chứa file này phải kết nối Internet 24/24), tấn công qua kẽ hở trong cơ sở dữ liệu, tấn công từ bên trong. III. Kế luận:
Môn học giúp sinh viên hiểu các nội dung kinh doanh trên Internet, các loại hình kinh
doanh trên Internet, các điều kiện cần thiết để kinh doanh trên Internet, các vấn đề về cơ sở
hạ tầng pháp lý, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh trên Internet, là nền
tảng cơ bản để sau này sinh viên đến gần hơn với các công việc quản trị, xây dựng hệ thống
Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin,…
Sau khi tốt nghiệp với kiến thức đã được trang bị, sinh viên có đủ khả năng khám phá
thử thách và tiềm năng với vai trò nhà là khởi nghiệp Start-Up trong lĩnh vực thương mại
điện tử như: nhà lập trình và chạy ứng dụng, xây dựng các sàn giao dịch B2C những mặt
hàng hiếm độc đáo do bạn tự thiết kế chẳng hạn như: quần áo, giày dép, đồ thủ công mỹ
nghệ, đồ da, phụ kiện điện thoại..., C2C chuyên về một nhóm sản phẩm nào đó như: quần
áo thời trang, giày dép, bất động sản, máy ảnh & phụ kiện máy ảnh, Mẹ và bé... Tất cả chỉ
dựa vào kiến thức học được từ trường với một nguồn vốn ban đầu ít và chỉ cần có điện
thoại smartphone hay máy tính kết nối mạng.