-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thi giữa kì môn Pháp Luật Đại Cương | Đại Học Hà Nội
Bài thi giữa kì môn Pháp Luật Đại Cương | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
KIỂM TRA HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Học kỳ I năm học 2021 - 2022 Nhóm 1:
- Phan Thị Hoài MSV: 1906090041
- Nguyễn Hương Trà MSV: 2101000001
- Ngô Khánh Huyền MSV: 2101000022
- Trần Thu Trang MSV: 2101000049
- Nguyễn Thị Thanh Xuân MSV: 2101000057 ĐỀ BÀI:
1. Quan hệ pháp luật là gì ?
- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được xác lập, tồn tại, phát triển hay chấm dứt
trên cơ sở quy định của các quy phạm pháp luật
2. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
● Chủ thể quan hệ pháp luật
● Khách thể của quan hệ pháp luật
● Nội dung của quan hệ pháp luật
Tình huống về quan hệ pháp luật? Phân tích các yếu tố cấu thành?
Ví dụ: Bà B (50 tuổi) có tham gia dự án đầu tư đất đai với số vốn là 600 triệu, nhưng
hiện tại bà B chỉ có 200 triệu. Để góp đủ vốn thì vào tháng 09/2020, bà B có ngỏ lời và
muốn vay của chị H (30 tuổi) số tiền 400 triệu đồng để hùn đủ vốn làm ăn. Trong hợp
đồng giữa hai bên, Bà B đã hẹn vào tháng 01/2021 sẽ trả đủ vốn là 400 triệu cùng với số
tiền lãi là 40 triệu đồng cho chị H.
Căn cứ pháp lý: Theo điều 463 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản
cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại
theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”
( Hình ảnh mang tính chất minh họa)
1) Chủ thể: bà B và chị H
Về điều kiện và năng lực của chủ thể: - Bà B: ●
Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật; ●
Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo
quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
=> Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ. - Chị H: ●
Có năng lực pháp luật vì chị H không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật; ●
Có năng lực hành vi vì chị H đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo
quy định của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
=> Chị H có năng lực chủ thể đầy đủ. 2) Nội dung: - Bà B:
Căn cứ pháp lý: Theo Điều 467 Bộ luật dân sự 2015: "Các bên có thể thỏa thuận về việc
tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử
dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay
vẫn sử dụng tài sản trái mục đích." - Quyền chủ thể:
● Được nhận số tiền vay 400 triệu để sử dụng cho mục đích đầu tư đất đai. - Nghĩa vụ chủ thể:
● Phải sử dụng số tiền vay đúng mục đích, trả nợ gốc 400 triệu và lãi 40 triệu đúng
hạn như trong hợp đồng thỏa thuận. - Chị H: - Quyền chủ thể:
● Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn, khi hết hạn của hợp đồng, chị H có quyền yêu
cầu bà B phải trả cho mình một số tiền, tài sản tương ứng với tiền, tài sản đã cho
vay ( 400 triệu). Ngoài ra, theo hợp đồng thỏa thuận về lãi suất, chị H có quyền
yêu cầu bà B trả tiền lãi 40 triệu như thỏa thuận. Nếu chị H phát hiện bà B sử dụng
số tiền vay không đúng mục đích thì chị có quyền đòi lại số tiền đã cho vay trước thời hạn. - Nghĩa vụ chủ thể:
● Chị H giao khoản tiền vay 400 triệu cho bà B như thỏa thuận.
Căn cứ pháp lý: Theo khoản 1 Điều 465 Bộ luật dân sự 2015: "Giao tài sản cho bên vay
đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận." 3) Khách thể:
- Khoản tiền vay: 400 triệu
- Khoản tiền lãi: 40 triệu Tài liệu tham khảo:
- Đặng Thị Huyền, 2021. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản
https://luatminhkhue.vn/quyen-va-nghia-vu-cua-cac-ben-trong-hop-dong-vay-tai-s an.aspx