Bài thi tổng hợp môn Kinh tế chính trị | Trường Đại học Mở Hà Nội

Bài thi tổng hợp môn Kinh tế chính trị | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Đề bài: Phân tích sự tác động của quy luật giá trị trong sản xuất hàng
hóa, ý nghĩa lí luận và thực tiễn về sự nghiệp đổi mới kinh tế ở đất nước
ta hiện nay.
Bài làm
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa bởi vì
nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy
luật khác của sản xuất hàng hóa. Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật
giá trị có ba tác động cơ bản: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa;
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao
động và phân chia những người sản xuất thành những người giàu, người
nghèo một cách tự nhiên.
Tác động thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Điều tiết
sản xuất là sự dịch chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này
sang ngành khác, làm cho quy mô của ngành sản xuất này được mở
rộng, ngành khác bị thu hẹp. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa
được thể hiện trong 3 trường hợp. Trường hợp đầu tiên: nếu như một
mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao,
những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm nhiều tư
liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác những người sản xuất hàng hóa
khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó tư liệu sản
xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất ngày càng
được mở rộng. Trường hợp thứ hai: nếu như một mặt hàng nào đó có giá
cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tinh hình đó buộc người sản xuất phải
thu hẹp sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng
khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở
ngành khác lại có thể tăng lên. Trường hợp thứ ba: nếu như mặt hàng
nào đó giá cả bằng với giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất
mặt hàng này
Điều tiết lưu thông là sự dịch chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác (
từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao). Do đó góp phần làm cho hàng hóa
giữa các vùng có được sự cân bằng nhất định. Nói tóm lại điều tiết sản
xuất và lưu thông hàng hóa có thể hiểu là sự phân phối lại các yếu tố tư
liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất
khác, phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng
này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi lãi ít hoặc không có lãi sang
nơi có lãi nhiều hơn thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị
trường. Ví dụ 1:Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo mới và mốt
nhất được đưa đến trước cho người dân thành thị- nơi có mức sống sung
túc đầy đủ hơn, cho đến khi những loại quần áo đó lỗi thời thì được
chuyển về bán cho những vùng nông thôn.
Ví dụ 2: Những loại nông sản có sản lượng cao, giá thảnh rẻ ở vùng
miền Nam như chôm chôm, vú sữa, sầu riêng,… được đưa đến các vùng
miền khác nhau trên cả nước để tiêu thụ
Tác động thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Trên thị trường, hàng hóa
được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ
hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận
hơn. Ngược lại người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ
gặp bất lợi hoặc thua lỗ. Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không
bị phá sản người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho gí trị cá biệt hàng
hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Muốn vậy phải cải tiến
kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lí, thực
hiện tiết kiệm,…Kết quả lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng
suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống.
Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải
không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán
hàng,….làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh
chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất. Ví dụ: Trong một khu phố có rất
nhiều tiệm làm tóc, spa. Để cạnh tranh được với các tiệm khác, chủ cửa
hàng phải đầu tư vào các khâu như các máy móc thiết bị phải bảo đảm
chất lượng, sạch sẽ, nhân viên được đào tạo bài bản, có thái độ đúng
mực với khách hàng, các chương trình giảm giá, khuyến mại,…để thu
hút khách đến quán của mình.
Tác động thứ ba, phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu
nghèo. Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người
không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ và
hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu
cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác
nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có
ngoại lệ đối với họ.Vì vậy không tránh khỏi tình trạng một số người có
giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa
nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản
xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không
thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ
bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu –
nghèo. Như vậy, sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc
tự nhiên, một mặt đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở
nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển
từ thấp lên cao. Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ
thua lỗ, phá sản và trở thành nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo
trong xã hội.
Ví dụ1: Chị Hồng mở một quán ăn ở một thi trấn, chị thuê nhân viên là
những sinh viên học sinh nên giá cả rẻ hơn thị trường. Bên cạnh đó, chị
tìm được mối rau củ quả, thực phẩm ở nông thôn nên giá cả rất thấp.
Vốn học ngành náu ăn có bài bản, chị đã sáng tạo ra rất nhiều món ăn
ngon, giá cả phải chăng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trang trí
bày biện thu hút khách hàng. Chính vì thế quán của chị ngày càng làm
ăn phát đạt, có nhiều người biết đến và mở thêm nhiều chi nhánh khác
nhau trong thị trấn.
Ví dụ 2: Anh Sơn đầu tư xưởng gỗ ở một địa điểm gần trung tâm thành
phố nên giá thành, mặt bằng cao, nhân công của công ty anh chủ yếu là
con cháu của bà con anh em họ hàng nhờ gửi nên mức lương khá cao
thấp quá anh Sơn sợ khó ăn nói. Nguồn nguyên liệu anh chủ yếu phải
nhập từ các vùng nông thôn lại thêm tiền vận chuyển. Công ty anh chủ
yếu làm những loại gỗ phổ biến trên thị trường nên có sức cạnh tranh rất
mạnh. Do đó, làm được một thời gian, công ty anh Ba đã bị phá sản do
thiếu vốn, anh Sơn phải đi làm thuê cho một công ty khác.
Nói tóm lại quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời,
kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng phát triển mạnh mẽ; vừa có tác
dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với
người sản xuất, vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác
động đó được diễn ra khách quan trên thị trường
Việt Nam là một đất nước bước vào tiến trình đổi mới và hội nhập quốc
tế với “hành trang” là một nền sản xuất lạc hậu, khép kín. Dẫu vậy, sau
hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã thoát ra khỏi tình
trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung
bình với một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, kinh
tế tăng trưởng khá cao, liên tục và bao trùm, bảo đảm mọi người dân
được hưởng lợi từ quá trình phát triển. Bấy nhiêu đó đủ cho ta thấy được
ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng của chúng trong nền
kinh tế hàng hóa, đặc biệt là trong đổi mới kinh tế hiện nay
Trước hết chúng ta đi vào phân tích chi tiết ý nghĩa lí luận của công cuộc
đổi mới. Đầu tiên là Quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng
tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng
sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy
đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Ðảng, là cơ
sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định,
hoàn thiện đường lối; đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế
phù hợp với Việt Nam. Xây dựng đất nước theo con đường XHCN là sự
nghiệp khó khăn, phức tạp, lâu dài, nhưng đó là con đường hợp quy luật
để có một nước Việt Nam phát triển bền vững. Và trong quá trình đổi
mới, bên cạnh các cơ hội, có thể xuất hiện vấn đề mới, khó khăn, thách
thức mới, Ðảng, Nhà nước và nhân dân cần phải chủ động, không ngừng
sáng tạo để giải quyết và vượt qua.
Thứ hai đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi
ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần
trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức
mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Xa rời, đi ngược lại lợi ích của nhân dân,
đổi mới sẽ thất bại. Những ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân
nảy sinh từ thực tiễn là yếu tố quan trọng góp phần hình thành đường lối
đổi mới của Ðảng. Nhân dân làm nên các thành tựu của đổi mới, đổi mới
phải dựa vào nhân dân. Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Do đó, xây dựng,
phát huy dân chủ XHCN phải bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân
dân để nhân dân thật sự là chủ thể tiến hành đổi mới và thụ hưởng thành
quả của đổi mới. Ðể phát huy dân chủ XHCN, phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, cần phòng, chống đặc quyền, đặc lợi, chống suy
thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Thứ ba đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; phải tôn
trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi
trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời,
hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra. Thực tế cho thấy, phải đổi mới
toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực đời sống, từ nhận thức, tư tưởng
đến hoạt động thực tiễn, từ hoạt động lãnh đạo của Ðảng và quản lý của
Nhà nước đến hoạt động trong từng bộ phận của hệ thống chính trị, từ
hoạt động ở trung ương đến hoạt động của địa phương, cơ sở. Trong quá
trình đổi mới, phải tổ chức thực hiện quyết liệt với các bước đi, hình
thức, cách làm phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng nóng vội,
chủ quan, hấp tấp, vì sẽ gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội
cho các thế lực thù địch chống phá. Ðồng thời phải chủ động, năng
động, không ngừng sáng tạo, khắc phục tình trạng bảo thủ, trì trệ, bỏ lỡ
cơ hội phát triển. Phải tôn trọng quy luật khách quan, coi sự phát triển
của thực tiễn là yêu cầu, là cơ sở để đổi mới tư duy lý luận, đường lối,
chủ trương, cơ chế, chính sách. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách,
pháp luật của Ðảng và Nhà nước đều phải xuất phát từ thực tiễn. Ðể dân
tin, dân ủng hộ, dân tích cực thực hiện đường lối đổi mới, Ðảng, Nhà
nước phải giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra;
kịp thời điều chỉnh, bổ sung các thể chế, thiết chế, cơ chế, chính sách
không còn phù hợp, cản trở phát triển.
Thứ tư bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc; kiên định độc lập, tự
chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có
lợi. Phải luôn coi lợi ích quốc gia - dân tộc là tối thượng. Trong bất kỳ
hoàn cảnh nào cũng cần kiên định độc lập, tự chủ, và đồng thời chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế. Kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế nhằm tạo
ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh, bền vững. Trong đó,
phát huy sức mạnh toàn dân tộc là cơ sở kết hợp sức mạnh thời đại, làm
cho sức mạnh toàn dân tộc mạnh hơn. Và quan hệ quốc tế dựa trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Và cuối cùng là phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng đội ngũ cán bộ,
nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín
ngang tầm nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến công tác xây dựng Ðảng
trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới; nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức chính trị - xã hội và cả hệ thống chính trị; tăng cường mối quan hệ
mật thiết với nhân dân. Sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng là nhân tố quyết
định thành công của công cuộc đổi mới. Vì thế, nâng cao năng lực lãnh
đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng Ðảng và
hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt. Ðảng
phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu; đồng thời thường xuyên kiện toàn tổ chức, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể trong tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, phát
huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc để thực hiện thành công sự
nghiệp đổi mới.
Ro ràng sau 35 năm, chúng ta đã không chỉ đạt được thành tựu to lớn có
ý nghĩa lịch sử, mà còn tiếp tục đẩy mạnh và phát triển với các nguồn
lực phong phú. Hành trình đổi mới với sự hài hòa giữa ý Ðảng với lòng
dân đã và đang kết hợp cả ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ðó là
động lực lớn nhất, yếu tố cơ bản nhất tạo nên thành công của sự nghiệp
cao cả là xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH.
Ý nghĩa thực tiễn của công cuộc đổi mới
1- Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục
tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm.
Trong 5 năm 1991-1995, nhịp độ tăng bình quân hăng năm về tổng sản
phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2% (kế hoạch 5,5 6,5%), về sản xuất
công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp 4,5%, kim ngạch xuất khẩu
20%. cấu kinh tế bước chuyển đổi: tỉ trọng công nghiệp xây
dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990 đến 29,1% năm 1995; dịch vụ từ
39,6% lên 41,9%. Bắt đầu tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Vốn đầu
bản toàn hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP; năm 1995 27,4%
(trong đó nguồn đầu trong nước chiếm 16,7% GDP). Đến cuối năm
1995, tổng vốn đăng của các dự án đầu trực tiếp của nước ngoài
đạt trên 19 tỉ USD, gần 1/3 đã được thực hiện. Lạm phát từ mức 67,1%
năm 1991 giảm xuống còn 12,7% năm 1995.
Hoạt động khoa học công nghệ gắn hơn với nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.
Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển
của lực lượng sản xuất. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành
theo chế thị trường sự quản của Nhà nước theo định hướng
hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng.
2- Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội.
Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Số hộ thu
nhập trung bình số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm. Mỗi năm
thêm hơn 1 triệu lao động có việc làm. Nhiều nhà ở và đường giao thông
được nâng cấp và xây dựng mới ở cả nông thôn và thành thị.
Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch hóa
gia đình và nhiều hoạt động xã hội khác có những mặt phát triển và tiến
bộ.
Người lao động được giải phóng khỏi ràng buộc của nhiều cơ chế không
hợp lý, phát huy được quyền làm chủ tính năng động sáng tạo, chủ
động hơn trong tìm việc làm, tăng thu nhập, tham gia các sinh hoạt
chung của cộng đồng xã hội.
Chủ trương đền ơn đáp nghĩa đối với người công với nước được toàn
dân hưởng ứng, phong trào xóa đói, giảm nghèo các hoạt động từ
thiện ngày càng mở rộng, đang trở thành một nét đẹp mới trong hội
ta.
Lòng tin của nhân dân vào chế độ tiền đồ của đát nước, vào Đảng
Nhà nước được nâng lên.
3- Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.
Chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền môi
trường hòa bình của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi bản cho công
cuộc đổi mới.
Đảng đã định phương hướng, nhiệm vụ quan điểm chỉ đạo sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện có kết quả
việc điều chỉnh chiến lược quốc phòng, an ninh. Các nhu cầu củng cố
quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống lực lượng vũ trang được đáp ứng
tốt hơn. Chất lượng và sức chiến đấu của quân đội và công an được nâng
lên. Thế trận quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân được củng cố.
Công tác bảo vệ an ninh chính trị trật tự an toàn hội được tăng
cường.
4- Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị.
Trên sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa hội, chúng ta đã từng bước cụ thể hóa đường lối đổi mới trên
các lĩnh vực, củng cố Đảng chính trị, tưởng, tổ chức, tăng cường
vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội; đã ban hành Hiến pháp mới năm
1992, sửa đổi, bổ sung ban hành mới nhiều văn bản pháp luật quan
trọng, tiến hành cải cách một bước nền hành chính Nhà những, tiếp tục
xây dựng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Cộng hòa hội chủ
nghĩa Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, hội từng
bước đổi mới nội dung phương thức hoạt động, đạt hiệu quả thiết
thực hơn. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
chính trị, tưởng, văn hóa được phát huy. Các tầng lớp nhân dân, đồng
bào các dân tộc đoàn kết, gắn trong sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,
hội công bằng, văn minh. Đồng bào ta nước ngoài cũng ngày càng
hướng về quê hương vì đại nghĩa ấy.
5. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận,
tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
Chúng ta đã triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập
tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Khôi phục và mở rộng quan hệ hữu
nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc; tăng cường quan hệ hữu nghị,
đoàn kết đặc biệt với Lào; xây dựng quan hệ tốt với Campuchia; phát
triển quan hệ với các nước trong khu vực, trở thành thành viên đầy đủ
của tổ chức ASEAN; củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với nhiều
nước, từng bước đổi mới quan hệ với Liên bang Nga, các nước trong
Cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước Đông Âu; mở rộng quan hệ
với các nước công nghiệp phát triển; bình thường hóa quan hệ với Mỹ;
thiết lập mở rộng quan hệ với nhiều nước Nam Á, Nam Thái Bình
dương, Trung Đông, châu PhiMỹ latinh; mở rộng quan hệ với Phong
trào không liên kết, các tổ chức quốc tế và khu vực.
Đảng ta tiếp tục phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các đảng cộng
sản công nhân, các phong trào độc lập dân tộc, các tổ chức phong
trào tiến bộ trên thế giới; thiết lập quan hệ với các đảng cầm quyền
một số nước. Mở rộng hoạt động đối ngoại của các đoàn thể nhân dân, tổ
chức hội. Phát triển quan hệ với các tổ chức phi chính phủ trên thế
giới.
Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ
buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 50 nước vùng lãnh
thổ đã đầu trực tiếp vào nước ta. Nhiều chính phủ tổ chức quốc tế
dành cho ta viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển.
Thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại một nhân tố quan trọng góp phần
giữ vững hòa bình, phá thế bị
bao vây, cấm
vận, cải thiện nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi
trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó cũng
sự đóng góp tích cực của nhân ta vào sự nghiệp chung của nhân dân thế
giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
| 1/10

Preview text:

Đề bài: Phân tích sự tác động của quy luật giá trị trong sản xuất hàng
hóa, ý nghĩa lí luận và thực tiễn về sự nghiệp đổi mới kinh tế ở đất nước ta hiện nay. Bài làm
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa bởi vì
nó quy định bản chất của sản xuất hàng hóa, là cơ sở của tất cả các quy
luật khác của sản xuất hàng hóa. Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật
giá trị có ba tác động cơ bản: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa;
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao
động và phân chia những người sản xuất thành những người giàu, người
nghèo một cách tự nhiên.
Tác động thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Điều tiết
sản xuất là sự dịch chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này
sang ngành khác, làm cho quy mô của ngành sản xuất này được mở
rộng, ngành khác bị thu hẹp. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa
được thể hiện trong 3 trường hợp. Trường hợp đầu tiên: nếu như một
mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao,
những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm nhiều tư
liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác những người sản xuất hàng hóa
khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó tư liệu sản
xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất ngày càng
được mở rộng. Trường hợp thứ hai: nếu như một mặt hàng nào đó có giá
cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tinh hình đó buộc người sản xuất phải
thu hẹp sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng
khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở
ngành khác lại có thể tăng lên. Trường hợp thứ ba: nếu như mặt hàng
nào đó giá cả bằng với giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này
Điều tiết lưu thông là sự dịch chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác (
từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao). Do đó góp phần làm cho hàng hóa
giữa các vùng có được sự cân bằng nhất định. Nói tóm lại điều tiết sản
xuất và lưu thông hàng hóa có thể hiểu là sự phân phối lại các yếu tố tư
liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất
khác, phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác, từ mặt hàng
này sang mặt hàng khác theo hướng từ nơi lãi ít hoặc không có lãi sang
nơi có lãi nhiều hơn thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị
trường. Ví dụ 1:Theo trào lưu thời trang, những mẫu quần áo mới và mốt
nhất được đưa đến trước cho người dân thành thị- nơi có mức sống sung
túc đầy đủ hơn, cho đến khi những loại quần áo đó lỗi thời thì được
chuyển về bán cho những vùng nông thôn.
Ví dụ 2: Những loại nông sản có sản lượng cao, giá thảnh rẻ ở vùng
miền Nam như chôm chôm, vú sữa, sầu riêng,… được đưa đến các vùng
miền khác nhau trên cả nước để tiêu thụ
Tác động thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Trên thị trường, hàng hóa
được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ
hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận
hơn. Ngược lại người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ
gặp bất lợi hoặc thua lỗ. Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không
bị phá sản người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho gí trị cá biệt hàng
hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Muốn vậy phải cải tiến
kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lí, thực
hiện tiết kiệm,…Kết quả lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng
suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống.
Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải
không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán
hàng,….làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh
chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất. Ví dụ: Trong một khu phố có rất
nhiều tiệm làm tóc, spa. Để cạnh tranh được với các tiệm khác, chủ cửa
hàng phải đầu tư vào các khâu như các máy móc thiết bị phải bảo đảm
chất lượng, sạch sẽ, nhân viên được đào tạo bài bản, có thái độ đúng
mực với khách hàng, các chương trình giảm giá, khuyến mại,…để thu
hút khách đến quán của mình.
Tác động thứ ba, phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu
nghèo. Trong nền sản xuất hàng hóa, điều kiện sản xuất của từng người
không hoàn toàn giống nhau; khả năng đổi mới kĩ thuật, công nghệ và
hợp lí hóa sản xuất khác nhau; tính năng động và khả năng nắm bắt nhu
cầu của thị trường khác nhau, nên giá trị cá biệt của từng người khác
nhau, nhưng quy luật giá trị lại đối xử như nhau, nghĩa là không có
ngoại lệ đối với họ.Vì vậy không tránh khỏi tình trạng một số người có
giá trị hàng hóa cá biệt thấp hoặc bằng so với giá trị xã hội của hàng hóa
nên có lãi, mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản
xuất. Ngược lại, nhiều người sản xuất khác, do điều kiện sản xuất không
thuận lợi, năng lực quản lí sản xuất, kinh doanh kém, gặp rủi ro nên họ
bị thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hiện tượng này dẫn đến sự phân hóa giàu –
nghèo. Như vậy, sự tác động của quy luật giá trị thông qua sự chọn lọc
tự nhiên, một mặt đã làm cho một số người sản xuất, kinh doanh giỏi trở
nên giàu có, qua đó thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển
từ thấp lên cao. Mặt khác, những người sản xuất, kinh doanh kém sẽ
thua lỗ, phá sản và trở thành nghèo, dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
Ví dụ1: Chị Hồng mở một quán ăn ở một thi trấn, chị thuê nhân viên là
những sinh viên học sinh nên giá cả rẻ hơn thị trường. Bên cạnh đó, chị
tìm được mối rau củ quả, thực phẩm ở nông thôn nên giá cả rất thấp.
Vốn học ngành náu ăn có bài bản, chị đã sáng tạo ra rất nhiều món ăn
ngon, giá cả phải chăng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trang trí
bày biện thu hút khách hàng. Chính vì thế quán của chị ngày càng làm
ăn phát đạt, có nhiều người biết đến và mở thêm nhiều chi nhánh khác nhau trong thị trấn.
Ví dụ 2: Anh Sơn đầu tư xưởng gỗ ở một địa điểm gần trung tâm thành
phố nên giá thành, mặt bằng cao, nhân công của công ty anh chủ yếu là
con cháu của bà con anh em họ hàng nhờ gửi nên mức lương khá cao
thấp quá anh Sơn sợ khó ăn nói. Nguồn nguyên liệu anh chủ yếu phải
nhập từ các vùng nông thôn lại thêm tiền vận chuyển. Công ty anh chủ
yếu làm những loại gỗ phổ biến trên thị trường nên có sức cạnh tranh rất
mạnh. Do đó, làm được một thời gian, công ty anh Ba đã bị phá sản do
thiếu vốn, anh Sơn phải đi làm thuê cho một công ty khác.
Nói tóm lại quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời,
kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng phát triển mạnh mẽ; vừa có tác
dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với
người sản xuất, vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác
động đó được diễn ra khách quan trên thị trường
Việt Nam là một đất nước bước vào tiến trình đổi mới và hội nhập quốc
tế với “hành trang” là một nền sản xuất lạc hậu, khép kín. Dẫu vậy, sau
hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã thoát ra khỏi tình
trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung
bình với một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, kinh
tế tăng trưởng khá cao, liên tục và bao trùm, bảo đảm mọi người dân
được hưởng lợi từ quá trình phát triển. Bấy nhiêu đó đủ cho ta thấy được
ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng quan trọng của chúng trong nền
kinh tế hàng hóa, đặc biệt là trong đổi mới kinh tế hiện nay
Trước hết chúng ta đi vào phân tích chi tiết ý nghĩa lí luận của công cuộc
đổi mới. Đầu tiên là Quá trình đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng
tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, vận dụng
sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy
đó làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Ðảng, là cơ
sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định,
hoàn thiện đường lối; đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh nghiệm quốc tế
phù hợp với Việt Nam. Xây dựng đất nước theo con đường XHCN là sự
nghiệp khó khăn, phức tạp, lâu dài, nhưng đó là con đường hợp quy luật
để có một nước Việt Nam phát triển bền vững. Và trong quá trình đổi
mới, bên cạnh các cơ hội, có thể xuất hiện vấn đề mới, khó khăn, thách
thức mới, Ðảng, Nhà nước và nhân dân cần phải chủ động, không ngừng
sáng tạo để giải quyết và vượt qua.
Thứ hai đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi
ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần
trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức
mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Xa rời, đi ngược lại lợi ích của nhân dân,
đổi mới sẽ thất bại. Những ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân
nảy sinh từ thực tiễn là yếu tố quan trọng góp phần hình thành đường lối
đổi mới của Ðảng. Nhân dân làm nên các thành tựu của đổi mới, đổi mới
phải dựa vào nhân dân. Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Do đó, xây dựng,
phát huy dân chủ XHCN phải bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân
dân để nhân dân thật sự là chủ thể tiến hành đổi mới và thụ hưởng thành
quả của đổi mới. Ðể phát huy dân chủ XHCN, phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, cần phòng, chống đặc quyền, đặc lợi, chống suy
thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Thứ ba đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; phải tôn
trọng quy luật khách quan, xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi
trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tập trung giải quyết kịp thời,
hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra. Thực tế cho thấy, phải đổi mới
toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực đời sống, từ nhận thức, tư tưởng
đến hoạt động thực tiễn, từ hoạt động lãnh đạo của Ðảng và quản lý của
Nhà nước đến hoạt động trong từng bộ phận của hệ thống chính trị, từ
hoạt động ở trung ương đến hoạt động của địa phương, cơ sở. Trong quá
trình đổi mới, phải tổ chức thực hiện quyết liệt với các bước đi, hình
thức, cách làm phù hợp, hiệu quả; không để xảy ra tình trạng nóng vội,
chủ quan, hấp tấp, vì sẽ gây mất ổn định, thậm chí rối loạn, tạo cơ hội
cho các thế lực thù địch chống phá. Ðồng thời phải chủ động, năng
động, không ngừng sáng tạo, khắc phục tình trạng bảo thủ, trì trệ, bỏ lỡ
cơ hội phát triển. Phải tôn trọng quy luật khách quan, coi sự phát triển
của thực tiễn là yêu cầu, là cơ sở để đổi mới tư duy lý luận, đường lối,
chủ trương, cơ chế, chính sách. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách,
pháp luật của Ðảng và Nhà nước đều phải xuất phát từ thực tiễn. Ðể dân
tin, dân ủng hộ, dân tích cực thực hiện đường lối đổi mới, Ðảng, Nhà
nước phải giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra;
kịp thời điều chỉnh, bổ sung các thể chế, thiết chế, cơ chế, chính sách
không còn phù hợp, cản trở phát triển.
Thứ tư bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc; kiên định độc lập, tự
chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có
lợi. Phải luôn coi lợi ích quốc gia - dân tộc là tối thượng. Trong bất kỳ
hoàn cảnh nào cũng cần kiên định độc lập, tự chủ, và đồng thời chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế. Kết hợp phát huy sức mạnh dân tộc với
sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế nhằm tạo
ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh, bền vững. Trong đó,
phát huy sức mạnh toàn dân tộc là cơ sở kết hợp sức mạnh thời đại, làm
cho sức mạnh toàn dân tộc mạnh hơn. Và quan hệ quốc tế dựa trên
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi.
Và cuối cùng là phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng đội ngũ cán bộ,
nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín
ngang tầm nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến công tác xây dựng Ðảng
trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo thành công sự nghiệp đổi mới; nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức chính trị - xã hội và cả hệ thống chính trị; tăng cường mối quan hệ
mật thiết với nhân dân. Sự lãnh đạo đúng đắn của Ðảng là nhân tố quyết
định thành công của công cuộc đổi mới. Vì thế, nâng cao năng lực lãnh
đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Ðảng; xây dựng Ðảng và
hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt. Ðảng
phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu; đồng thời thường xuyên kiện toàn tổ chức, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể trong tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, phát
huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới.
Ro ràng sau 35 năm, chúng ta đã không chỉ đạt được thành tựu to lớn có
ý nghĩa lịch sử, mà còn tiếp tục đẩy mạnh và phát triển với các nguồn
lực phong phú. Hành trình đổi mới với sự hài hòa giữa ý Ðảng với lòng
dân đã và đang kết hợp cả ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Ðó là
động lực lớn nhất, yếu tố cơ bản nhất tạo nên thành công của sự nghiệp
cao cả là xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh, vững bước đi lên CNXH.
Ý nghĩa thực tiễn của công cuộc đổi mới
1- Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều mục
tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm.
Trong 5 năm 1991-1995, nhịp độ tăng bình quân hăng năm về tổng sản
phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5 – 6,5%), về sản xuất
công nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp 4,5%, kim ngạch xuất khẩu
20%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi: tỉ trọng công nghiệp và xây
dựng trong GDP từ 22,6% năm 1990 đến 29,1% năm 1995; dịch vụ từ
39,6% lên 41,9%. Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Vốn đầu tư
cơ bản toàn xã hội năm 1990 chiếm 15,8% GDP; năm 1995 là 27,4%
(trong đó nguồn đầu tư trong nước chiếm 16,7% GDP). Đến cuối năm
1995, tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài
đạt trên 19 tỉ USD, gần 1/3 đã được thực hiện. Lạm phát từ mức 67,1%
năm 1991 giảm xuống còn 12,7% năm 1995.
Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường.
Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển
của lực lượng sản xuất. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng.
2- Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội.
Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Số hộ có thu
nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm. Mỗi năm
thêm hơn 1 triệu lao động có việc làm. Nhiều nhà ở và đường giao thông
được nâng cấp và xây dựng mới ở cả nông thôn và thành thị.
Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên.
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa,
nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch hóa
gia đình và nhiều hoạt động xã hội khác có những mặt phát triển và tiến bộ.
Người lao động được giải phóng khỏi ràng buộc của nhiều cơ chế không
hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động sáng tạo, chủ
động hơn trong tìm việc làm, tăng thu nhập, tham gia các sinh hoạt
chung của cộng đồng xã hội.
Chủ trương đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với nước được toàn
dân hưởng ứng, phong trào xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động từ
thiện ngày càng mở rộng, đang trở thành một nét đẹp mới trong xã hội ta.
Lòng tin của nhân dân vào chế độ và tiền đồ của đát nước, vào Đảng và
Nhà nước được nâng lên.
3- Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh.
Chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi
trường hòa bình của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới.
Đảng đã định rõ phương hướng, nhiệm vụ và quan điểm chỉ đạo sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện có kết quả
việc điều chỉnh chiến lược quốc phòng, an ninh. Các nhu cầu củng cố
quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống lực lượng vũ trang được đáp ứng
tốt hơn. Chất lượng và sức chiến đấu của quân đội và công an được nâng
lên. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố.
Công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được tăng cường.
4- Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị.
Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, chúng ta đã từng bước cụ thể hóa đường lối đổi mới trên
các lĩnh vực, củng cố Đảng và chính trị, tư tưởng, tổ chức, tăng cường
vai trò lãnh đạo của Đảng trong xã hội; đã ban hành Hiến pháp mới năm
1992, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản pháp luật quan
trọng, tiến hành cải cách một bước nền hành chính Nhà những, tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội từng
bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đạt hiệu quả thiết
thực hơn. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
chính trị, tư tưởng, văn hóa được phát huy. Các tầng lớp nhân dân, đồng
bào các dân tộc đoàn kết, gắn bó trong sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, văn minh. Đồng bào ta ở nước ngoài cũng ngày càng
hướng về quê hương vì đại nghĩa ấy.
5. Phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận,
tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng quốc tế.
Chúng ta đã triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập
tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Khôi phục và mở rộng quan hệ hữu
nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc; tăng cường quan hệ hữu nghị,
đoàn kết đặc biệt với Lào; xây dựng quan hệ tốt với Campuchia; phát
triển quan hệ với các nước trong khu vực, trở thành thành viên đầy đủ
của tổ chức ASEAN; củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với nhiều
nước, từng bước đổi mới quan hệ với Liên bang Nga, các nước trong
Cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước Đông Âu; mở rộng quan hệ
với các nước công nghiệp phát triển; bình thường hóa quan hệ với Mỹ;
thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nước Nam Á, Nam Thái Bình
dương, Trung Đông, châu Phi và Mỹ latinh; mở rộng quan hệ với Phong
trào không liên kết, các tổ chức quốc tế và khu vực.
Đảng ta tiếp tục phát triển quan hệ đoàn kết, hữu nghị với các đảng cộng
sản và công nhân, các phong trào độc lập dân tộc, các tổ chức và phong
trào tiến bộ trên thế giới; thiết lập quan hệ với các đảng cầm quyền ở
một số nước. Mở rộng hoạt động đối ngoại của các đoàn thể nhân dân, tổ
chức xã hội. Phát triển quan hệ với các tổ chức phi chính phủ trên thế giới.
Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ
buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 50 nước và vùng lãnh
thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế
dành cho ta viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển.
Thành tựu trên lĩnh vực đối ngoại là một nhân tố quan trọng góp phần
giữ vững hòa bình, phá thế bị bao vây, cấm
vận, cải thiện và nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi
trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó cũng là
sự đóng góp tích cực của nhân ta vào sự nghiệp chung của nhân dân thế
giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.