Bài thu hoạch chính trị đầu khóa K41 | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nhiệm vụ và quyền của sinh viên trong Quy chế công tác sinh viên đại học chính quy. Biện pháp thực hiện tốt Quy chế học tập và rèn luyện của Nhà trường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính Trị Học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ VÀ HỖ TRỢ SINH VIÊN
BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ ĐẦU KHÓA K41
Họ và Tên: Phạm Thành Công
Lớp: Quản lý xã hội
Mã sinh viên: 2155320019
Số điện thoại: 0562653101 HÀ NỘI – 2021 Câu 1:
* Nhiệm vụ và quyền của sinh viên trong Quy chế công tác sinh viên đại học chính quy:
1. Nhiệm vụ của sinh viên:
1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, Điều lệ trường đại học và các quy chế, nội quy của Học viện, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của
Học viện; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống.
3. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của Học
viện; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực
hiện tốt nếp sống văn hóa trong Học viện.
4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và
phát huy truyền thống của Học viện.
5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khóa và khám
sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của Học viện.
6. Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
7. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội
vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của Học viện.
8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà
nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do
nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành
phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.
9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các
hoạt động khác của sinh viên; kịp thời báo cáo với khoa chủ quản, các
phòng, ban chức năng, Giám đốc Học viện hoặc các cơ quan có thẩm quyền
khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc
những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh
viên, cán bộ, nhà giáo trong Học viện.
10. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông,
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của Học viện.
2. Quyền của sinh viên:
1. Được nhận vào học đúng ngành, nghề đã đăng ký dự tuyển nếu đủ các
điều kiện trúng tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện.
2. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được cung cấp đầy đủ thông tin
cá nhân về việc học tập, rèn luyện theo quy định của Học viện; được phổ
biến nội quy, quy chế về đào tạo, rèn luyện và các chế độ, chính sách của
Nhà nước có liên quan đến sinh viên.
3. Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, bao gồm:
a) Sử dụng hệ thống thư viện, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ
các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao;
b) Tham gia nghiên cứu khoa học, thi sinh viên giỏi, thi Olympic các
môn học, thi sáng tạo khoa học, kỹ thuật;
c) Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định hiện hành của Nhà nước;
d) Đăng ký dự tuyển đi học, tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi
sinh viên ở nước ngoài; học chuyển tiếp ở các trình độ đào tạo cao hơn theo quy định hiện hành;
e) Tham gia hoạt động trong tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam; tham gia các tổ chức tự quản
của sinh viên, các hoạt động xã hội có liên quan ở trong và ngoài trường học
theo quy định của pháp luật; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao lành
mạnh, phù hợp với mục tiêu đào tạo của Học viện;
f) Sử dụng các dịch vụ công tác xã hội hiện có của Học viện (bao gồm
các dịch vụ về hướng nghiệp, tư vấn việc làm, tư vấn sức khỏe, tâm lý, hỗ trợ
sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, các câu lạc bộ của Học viện...)
g) Nghỉ học tạm thời, tạm ngừng học, học theo tiến độ chậm, tiến độ
nhanh, học cùng lúc hai chương trình, chuyển trường theo quy định của quy
chế về đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ
theo quy định của Nhà nước và của Học viện.
4. Được hưởng các chế độ, chính sách, được xét nhận học bổng khuyến
khích học tập, học bổng do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ
theo quy định hiện hành; được miễn giảm phí khi sử dụng các dịch vụ công
cộng về giao thông, giải trí, tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, công trình
văn hóa theo quy định của Nhà nước.
5. Được góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và
các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; trực tiếp hoặc thông qua đại diện
hợp pháp của mình kiến nghị các giải pháp góp phần xây dựng và phát triển
Học viện; đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên Giám đốc Học viện giải quyết
các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của sinh viên.
6. Được xét tiếp nhận vào ký túc xá và ưu tiên khi sắp xếp vào ở ký túc
xá theo quy định của Học viện.
7. Sinh viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp được cấp bằng tốt nghiệp,
chứng chỉ, bảng điểm học tập và rèn luyện, các giấy tờ liên quan và giải
quyết các thủ tục hành chính khác.
*Biện pháp thực hiện tốt Quy chế học tập và rèn luyện của Nhà trường
• Quyết tâm trở thành sinh viên 5 Tốt
• Đi học đầy đủ, đúng giờ, thực hiện đúng quy
chế kiểm tra và thi, thực hiện đúng kế hoạch học
tập, có ý thức tự học và chuẩn bị đủ các yêu cầu học tập của giáo viên
• Tham gia đề tài khoa học sinh viên cấp bộ:
• Tham gia đề tài khoa học sinh viên cấp Học viện:
• Có ý thức vươn lên trong học tập, kỳ sau có kết
quả cao hơn kỳ trước từ 0.5 điểm trở lên
• Ý thức chấp hành nội quy, quy chế của Học viện:
• Thực hiện tốt văn hóa học đường.
• Thực hiện nghiêm túc Quy chế nội trú hoặc Quy chế ngoại trú
• Thực hiện tốt các quy định của khoa, các
• Thực hiện tốt các quy định của khoa, các
phòng, ban chức năng, đóng học phí đúng hạn.
• Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản, cây xanh,
vườn hoa và vệ sinh môi trường trong Học viện.
• Thực hiện tốt Quy định giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn trong Học viện.
• Ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh:
• Ý thức chấp hành các văn bản của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
• Chấp hành tốt và tích cực tham gia tuyên
truyền các chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng.
• Tham gia tích cực các hoạt động xã hội có
thành tích được ghi nhận, biểu dương, khen thưởng.
• Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người thân,người có khó khăn, hoạn nạn.
• Có quan hệ đúng mực trong lớp, trong trường,
có tinh thần đoàn kết, hòa hợp tập thể; Sẵn sàng
giúp đỡ bạn bè trong học tập và trong cuộc sống Câu 2: CẤP 3 ĐẠI HỌC
Bố mẹ, thầy cô đôn đốc học tập. Tự giác
Lịch học kín mít, thường phải đi học
Không phải đi học thêm, thay vào đó thêm
là tham gia các CLB nghiệp vụ, đi
làm, đi thực tập nâng cao kiến thức chuyên ngành
Truy bài, kiểm tra miệng, kiểm tra 15
Đánh giá ý thức, đánh giá quá trình phút,...
học tập và thi kết thúc học phần
Thi tự luận, trắc nghiệm
Thi tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp,
tiểu luận, bài tập lớn,...
Mỗi môn đều có sách giáo khoa
Học theo giáo trình (có hoặc không), tự học
Đơn vị bài tập nhỏ, dựa trên kiến
Lượng bài tập lớn, chủ yếu là bài tập
thức trên lớp, áp dụng công thức để
nhóm, thuyết trình, dự án nhóm/cá hoàn thành
nhân. Đòi hỏi sự tư duy, lập luận phức tạp, chặt chẽ Câu 3:
Để học tập tốt, sinh viên cần có các kỹ năng sau:
Kỹ năng làm việc nhóm: Ở đại học, phần lớn là các bài tập
nhóm. Mỗi môn (hay mỗi học phần) đều có đề tài xoay quanh và
công việc của các thành viên đó là cùng nhau giải quyết các vấn
đề. Mọi người sẽ làm việc liên tục cho tới khi kết thúc môn học
(hoặc học phần). Do vậy mà kỹ năng làm việc nhóm rất quan
trọng đối với sinh viên.
Kỹ năng ghi chép chọn lọc: Trong mỗi tiết học đều có những cuốn
giáo trình, trang slide rất nhiều chữ, mà chúng ta không thể ghi nhớ
hết chúng. Nếu như ở cấp 3, thầy đọc, viết còn trò chép thì đại học sẽ
khác. Do đó mỗi bạn sinh viên cần chọn lọc kiến thức và ghi chép một
cách sáng tạo nhất (vẽ sơ đồ tư duy, gạch ra các ý chính cần thiết,...)
Kỹ năng quản lý thời gian: Cuộc sống sinh viên sẽ rất khác với
những bạn học sinh. Chính vì ta phải tự lập nên một ngày sẽ có rất
nhiều công việc phải làm như đi làm thêm, đi học, đi thực tế, tự tìm
hiểu giáo trình, sinh hoạt CLB,giải trí... Do vậy mà kỹ năng quản lý
thời gian sẽ giúp chúng ta giải quyết được mọi vấn đề, bên cạnh có
còn cân bằng giữa học-làm-chơi.
Kỹ năng nhận định vấn đề: Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều câu hỏi
được đưa ra, không chỉ là kiến thức bài học mà còn những công việc
trong đời sồn thường ngày. Việc mà ta cần làm đó là đưa ra ý kiến, kết
luận cho câu hỏi đó. Dù đúng hay sai thì chúng ta cần nhận định được
vấn đề, đưa ra cách giải quyết. Từ đó ta sẽ hiểu rõ bản chất của vấn đề
hơn. Nếu chúng ta rụt rè, không dám đưa ra quan điểm hay chỉ biết
lắng nghe thì bản thân sẽ trở nên thụ động trong mọi tình huống.
Các biện pháp rèn luyện để nâng cao kỹ năng:
Học tập trên lớp: Đầu tiên là kĩ năng nghe giảng. Hãy rèn luyện cho
mình sự tập trung cao nhất khi nghe giảng. Nếu ta là người dễ bị lơ
đãng, hãy ngồi bàn đầu. Tiếp theo là kĩ năng ghi chép. Hãy rèn luyện
khả năng viết tốc kí, viết có chọn lọc và khả năng phản biện ngay cả khi đang ghi chép.
Tự học ở nhà: Về không gian, cần tìm một chỗ yên tĩnh, tránh tiếng
ồn, tuy nhiên đừng là sự im lặng đến đáng sợ. Có thể tốt hơn nếu có
một chút âm nhạc không lời với giai điệu phù hợp. Về thời gian, ta
nên chọn một thời gian học cố định và tạo cho mình thói quen học thời
gian đó. Cần có lịch học thật hợp lý, kết hợp giữa học tập và nghỉ ngơi
Ghi nhớ tốt: Hãy rèn luyện cho bộ não, vì nếu không hoạt động não
sẽ chết dần. Để có một trí nhớ tốt hãy chọn cho mình những thói quen
tích cực như: khi đến trường kiểm tra sách vở, ghi chép tích cực, luôn
động não suy nghĩ, không ỷ lại, ghi giấy nhớ, quan sát,…
Đọc sách: Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ
phải học rất nhiều. Hãy chọn cho mình những cuốn sách có ích thay vì
những cuốn sách có ít tác dụng. Tìm cho mình những phương pháp
đọc sách nhanh và có hiệu quả. Ta nên dùng bút đánh dấu những chỗ
quan trọng hay chưa hiểu để có thể xem lại. Trong khi đọc, thỉnh
thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích và tự tìm câu trả lời.
Giải tỏa stress: Đầu tiên là đừng để stress xảy ra bằng sự chuẩn bị kĩ
càng về các mặt của đời sống và học tập. Ví dụ, ta sẽ không phải lo
lắng về điểm số nếu bạn học tốt. Hãy rèn luyện cho mình lối suy nghĩ
tích cực. Nếu đã bị stress hãy loại bỏ nó bằng việc nghỉ ngơi thư giãn:
gặp bạn bè, đi dạo, nghe nhạc, chơi thể thao,…
Chuẩn bị và làm bài kiểm tra: Học ngay trên lớp chính là yếu tố
then chốt giúp ta thành công trong học tập. Đừng huyễn hoặc bản thân
rằng ta không cần học trên lớp về ta tự học. Bước vào kỳ thi, đầu tiên
ta phải xác định các tài liệu liên quan để ôn tập, sắp xếp những gì ghi
chép được, hệ thống hóa kiến thức, ước lượng xem cần bao lâu để ôn
tập. Chia nhỏ những gì ta học thành từng phần. Phân chia thời gian ôn
thi hợp lí. Học nhóm sẽ hoàn thiện những lỗ hổng cá nhân. Hãy tập
trung vào những bài học thầy cô nhấn mạnh trong quá trình học trên lớp.
Thuyết trình: Có lẽ việc thuyết trình chẳng còn xa lạ gì nữa đối với
sinh viên, khi mà đa số những nội dung bài học đều được giảng viên
tóm gọn lại thành đề tài và việc của sinh viên là phải thuyết trình về đề
tài đó. Việc ta tự tin trước đám đông, có một giọng đọc truyền cảm và
đặc biệt là chuyển tải nội dung bài thuyết trình một cách suôn sẻ thì đó
chính là thành công bước đầu của ta khi chứng minh được khả năng
của bản thân mình trước mọi người. Đơn giản thôi, chỉ cần một bài
Power Point bắt mắt, nội dung bài học tóm gọn và tự tin vào bản thân
chắc chắn ta sẽ có được một phần thuyết trình suôn sẻ.
Giao tiếp – tương tác: Việc tương tác với giảng viên là điều hết sức
quan trọng khi ta học đại học, điều đó giúp ta hiểu sâu bài hơn, ghi
nhớ tốt hơn và gỡ rối được những thắc mắc đối với bài học. Ngoài ra,
việc trao đổi với bạn bè cũng là một cách giúp ta tìm ra đáp án. Ta cần
nói nhiều hơn trong giờ học, liên tục là những câu thảo luận, những
câu hỏi đặt ra cho giảng viên đó là điểm khác biệt so với học phổ
thông. Lớp học luôn sôi nổi và tất nhiên ta cần trang bị cho mình một
vốn từ vựng phong phú để có thể giao tiếp – trao đổi tốt trong giờ học.
Học với thái độ tích cực: Việc học là cho ta và do ta, vậy nên cần có
thái độ tích cực khi học tập. Chỉ như thế ta mới thoải mái trong tâm lý
và có quyết tâm trong việc cải thiện thành tích học tập. Và khi bản
thân mỗi sinh viên hiểu được tầm quan trọng của việc học, không chỉ
là các môn học để thi mà còn gồm cả học những kĩ năng mềm như:
thuyết trình, giao tiếp… ta sẽ thấy rằng mình còn rất nhiều điều cần
học, bởi nếu lười biếng bản thân bạn sẽ bị thụt lùi.
Làm bất cứ điều gì cũng cần mục tiêu cụ thể: Hôm nay có hứng
thú học tập ta chăm chỉ, ngày mai chán nản bạn thôi? Nếu cứ học hành
theo kiểu tự phát thích thì học không thì kệ chắc chắn ta sẽ không thay
đổi được kết quả học tập của mình. Hãy tạo những mục tiêu học tập và
trao giải cho chính mình nếu ta cán đích thành công.
Nghiêm khắc với bản thân: Bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống muốn
thành công đều đòi hỏi ta nỗ lực, chăm chỉ và kiên trì. Học tập cũng
vậy. Thực tế, ta cũng đã có những gạch đầu dòng về những việc cần
làm để có một kế hoạch học tập thành công. Tuy nhiên, đến khi bắt tay
vào thực hiện thì sao? Những cuộc hẹn bạn bè, những buổi sáng ngủ
nướng, những tác động từ ngoại cảnh… khiến ta luôn chểnh mảng
việc học hành, không chiến thắng được sự lười biếng của bản thân.
Bởi thế, đừng chỉ nói miệng, đừng chỉ là những kế hoạch trên giấy
tờ… cần phải tự giác, nghiêm túc và nghiêm khắc với chính mình
trong việc thực hiện kế hoạch học hành. Câu 4
*Vai trò của ngoại ngữ
Điểm cao trong học phần ngoại ngữ: Ở đại học, số tín chỉ ngoại ngữ
không phải là ít. Do đó học ngoại ngữ rất quan trọng để chúng ta qua
môn và đủ điều kiện để tốt nghiệp đại học
Có thêm hiểu biết về các nền văn hóa khác: Khi ta học 1 ngôn ngữ,
đồng nghĩa với việc ta như đang tìm hiểu về văn hóa của nước đó. Dần
dần vốn kiến thức về thế giới của ta sẽ nhiều hơn
Có thêm cơ hội du học: Có thể thấy hiện nay, chương trình sinh viên
trao đổi ngày càng nhiều. Bên cạnh bảng điểm các học phần phải cao
thì tấm bằng chứng chỉ ngoại ngữ cũng quan trọng không kém
Cơ hội tìm việc làm cao hơn: Một quốc gia phát triển hội nhập với
toàn cầu, việc nhà tuyển dụng yêu cầu khả năng ngoại ngữ là điều
không tránh khỏi. Và khi ta thông thạo ít nhất một thứ tiếng khác thì tỉ
lệ được chọn sẽ cao hơn
Cải thiện trí nhớ: Kết quả nghiên cứu của học viện Thần kinh Hoa
Kỳ cho thấy người nói nhiều hơn một ngôn ngữ làm tăng số lượng dây
thần kinh của bộ não, cho phép thông tin được xử lý một cách nhanh
chóng. Biết nhiều ngôn ngữ, bạn có thể cải thiện sự phát triển các chức năng và sự tập trung.
Tăng thêm sự tự tin: Đây là một điều ta không thể phủ nhận. Có
thêm một ngoại ngữ mới ta như được trang bị thêm một hành trang
khác. Từ đó mà bản thân sẽ luôn tràn đầy sự tự tin để bước vào cuộc sống
*Vai trò của tin học
Nâng cao các kỹ năng tin học: Đối với sinh viên, việc làm bài tập
nhóm, thuyết trình thường thực hiện bằng máy tính. Việc học tin học
sẽ giúp cho sinh viên có thể thực hiện thuần thục các phần mềm
(Word, Excel, PowerPoint,...) và hoàn thành bài tập trong thời gian sớm nhất
Tìm kiếm kiến thức: Ngoài các giáo trình thì việc sinh viên sử dụng
Internet để tìm kiếm kiến thức, tự học cũng rất quan trọng
Tăng cơ hội việc làm: Đối với sinh viên các ngành liên quan nhiều tới
tin học (Truyền thông đa phương tiện, Báo mạng điện tử, Kế toán và
nhiều ngành nghề khác) thì chứng chỉ tin học cũng rất là quan trọng Câu 5:
Để thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thanh niên, sinh
viên hiện nay vẫn cần cố gắng nhiều hơn nữa, nỗ lực hơn nữa
để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác. Vì thế, “Học tập và
làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng là
cách giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình. Có nhiều cách
để học tập, làm theo tấm gương của Bác, trước hết chúng ta
cần thực hiện chính những lời dạy của Bác về thanh niên, rèn
luyện những phẩm chất đạo đức mà Bác đã mong muốn ở thế hệ tương lai nước nhà.
Đoàn Trường có thể phát động phong trào thực hiện năm điều Bác dặn thanh niên:
Phải luôn luôn nâng cao chí khí cách mạng “trung với nước,
hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào
cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, không sợ gian
khổ, hy sinh; hăng hái thi đua gia tăng sản xuất và anh chiến
đấu, xung phong đi đầu trong sự nghiệp cách mạng
Tin tưởng sâu sắc ở lực lượng và trí tuệ của tập thể, của nhân
dân; tăng cường đoàn kết và giúp đỡ nhau; nâng cao ý thức tổ
chức và kỉ luật; kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do
Luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị,
không kiêu căng, tự mãn; chống lãng phí, xa hoa, thực hành tự
phê bình và phê bình nghiêm chỉnh để giúp nhau cùng tiến bộ mãi
Ra sức nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật
và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều hơn cho Tổ quốc, cho nhân dân
Luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhi đồng,
làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo.
Nếu thực hiện được những lời căn dặn trên đây của Bác, là
chúng ta đang giáo dục bản thân mình một cách toàn diện,
sống tốt hơn và cống hiến nhiều hơn cho đất nước và xã hội.
Đặc biệt, thanh niên, sinh viên cần đẩy mạnh việc trau dồi
những phẩm chất đạo đức mà Bác Hồ mong muốn ở những
con người Việt Nam trong | thời đại mới: Trung với nước, hiếu
với dân; Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư; Lòng yêu
thương con người; Tinh thần quốc tế trong sáng
Rất nhiều bạn sinh viên đang có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta
có thể tìm hiểu và giúp đỡ nhau | qua các hành động cụ thể:
quyên góp ủng hộ bạn, giới thiệu việc làm thêm... Rất nhiều
cảnh đời xung quanh chúng ta cần được thông cảm và chia sẻ:
những em bé mồ côi, người khuyết tật, người già neo đơn,...
Sự giúp đỡ của chúng ta đối với họ không chỉ có ý nghĩa về
mặt vật chất mà quan trọng hơn là động viên về mặt tinh thần
để họ có thêm nghị lực và tình yêu vào cuộc sống. Chiến dịch
mùa hè xanh, sinh viên tình nguyện,... chúng ta đã, đang và sẽ
làm tốt hơn nữa. Hay, học tập tốt cũng chính là nhiệm vụ của
thanh niên sinh viên như lời dạy của Bác Hồ.
Học tập đạo đức của Bác Hồ, chúng ta còn có thể học tập qua
chính những tấm gương thầy cô, bè bạn xung quanh. Và hãy
để việc học tập đó đi vào chính cuộc sống hàng ngày của
thanh niên, sinh viên chứ không phải là những hoạt động có
tính chất phong trào. Bởi học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn.
Việc học tập Bác không ở đâu xa mà ở ngay những hành động
cụ thể, những việc tốt trong cuộc sống.
Trước hết, mỗi đoàn viên, sinh viên phải | thấm nhuần giá trị
đạo đức tấm gương Hồ Chí Minh. Điều này không chỉ dừng ở
việc chỉ đọc lý thuyết suông mà cần phải bằng hành động thực
tế chứng minh. Hiện nay, Đảng ta đang phát động cuộc vận
động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Việc học tập Bác không ở đâu xa mà thể hiện ở ngay những
hành động cụ thể, những việc tốt trong cuộc sống, như: sinh