Bài thu hoạch chuyến tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bước vào không gian bên trong bảo tàng, bảo tàng được chia làm ba không gian gắn liền với những giai đoạn hoạt động cách mạng của Người: Phía bên phải là hình ảnh đất nước ta, bên trái là bối cảnh thế giới trong những năm đầu thế kỷ XX, khu chính giữa là con đường Hồ Chí Minh. Trong bảo tàng trưng bày rất nhiều tranh, ảnh về cuộc đời. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH )
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 49831834
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI THU HOẠCH
CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ BÀI
TRONG CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG, BẠN BẮT GẶP MỘT SỰ
KIỆN LỊCH SỬ HOẶC MỘT KỶ VẬT LIÊN QUAN ĐẾN CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG
CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MÀ BẠN TÂM ĐẮC. HÃY NÊU VÀ
RÚT BÀI HỌC MANG Ý NGHĨA THỰC TIỄN.
GVHD: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Trâm
Mã số sinh viên: 31221026739
Lớp học phần: 23C1HCM51000405 lOMoAR cPSD| 49831834
Bến Nhà Rồng, tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ
Chí Minh, là cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4, Thành phố
Hồ Chí Minh. Nơi đây từng là trụ sở của hãng vận tải Messageries maritimes tại Sài Gòn từ
năm 1864 đến năm 1955. Ngày nay, địa danh này được biết đến nhiều do tại đây có cụm di
tích kiến trúc đánh dấu sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành
(sau này được biết với tên gọi Hồ Chí Minh) đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm
phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu, mở đầu hành trình cách mạng của mình. Do đó, từ
1975, cụm di tích kiến trúc của thương cảng Nhà Rồng đã được Nhà nước Việt Nam xây dựng
lại thành Khu lưu niệm Hồ Chí Minh, và ngày 5 tháng 6 được chọn là Ngày Bác Hồ ra đi tìm
đường cứu nước ở Việt Nam.
Bến Nhà Rồng – Nơi in dấu của vị cha già dân tộc
Chuyến đi tham quan Bảo tàng Hồ Chí Mình để lại trong em nhiều suy nghĩ và cảm
xúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Mặc dù đi tham
quan trong một buổi sáng nắng nóng oi bức, ấy vậy mà vừa đến Bảo tàng, không khí yên tĩnh,
gió mát từ sông Sài Gòn khiến bao mệt mỏi trong em tan biến hết. Trong đầu em lúc này hiện
lên suy nghĩ: Lớp trẻ chúng em chưa một lần có cơ hội được gặp Bác và khó mà cảm nhận
hết tình cảm mà Bác đã dành cho dân tộc Việt Nam. Có lẽ chuyến đi này sẽ giúp em hiểu thêm về Bác.
Bước vào không gian bên trong bảo tàng, bảo tàng được chia làm ba không gian gắn
liền với những giai đoạn hoạt động cách mạng của Người: Phía bên phải là hình ảnh đất nước
ta, bên trái là bối cảnh thế giới trong những năm đầu thế kỷ XX, khu chính giữa là con đường
Hồ Chí Minh. Trong bảo tàng trưng bày rất nhiều tranh, ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của
Bác. Một cách tổng thể, nơi đây trưng bày hơn 12 vạn tư liệu hiện vật và những thước phim
ảnh phác họa cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Bước chân vào trong, ấn tượng đầu tiên đối với
chúng em là căn phòng tràn ngập hình của Bác Hồ, những bức hình được chụp trắng đen từ
xưa, rất chân thật và ở rất nhiều góc độ và hoàn cảnh khác nhau. Trước tới giờ, chúng em cũng
ít có dịp nhìn nhiều hình của Bác, chỉ là một số tấm ảnh thoáng qua trên vài bộ phim tư liệu,
tấm ảnh chân dung Bác trong phòng học kế bên là “ Năm điều Bác Hồ dạy” do đó, cảm giác
trước tiên nhất là em cảm thấy Bác thật gần gũi bên mình.
Ngồi xuống quây quần trong căn phòng trưng bày những kỷ vật gắn liền với Bác, chúng
em lắng nghe cô hướng dẫn viên kể về cuộc đời hoạt động Cách mạng của Người. Câu chuyện
rất sâu sắc khiến em không thể nào không tập trung cao độ để hiểu và nhớ về những sự kiện
gắn với Bác, đặc biệt là hành trình lên tàu ra nước ngoài tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911
của Bác. Mỗi việc làm của Bác đều để lại trong em những bài học quý báu, những bài học đó lOMoAR cPSD| 49831834
không chỉ truyền sức mạnh, ý chí, cảm hứng, khát vọng cho thế hệ trẻ Việt Nam mà còn có ý
nghĩa thiết thực trong cuộc sống, học tập, công tác, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn – Gia Định, người yêu nước
Nguyễn Tất Thành khi đó vừa tròn 21 tuổi trên chiếc tàu mang tên Amiral Latouche – Tréville,
bắt đầu cuộc hành trình ra thế giới tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Trong hành trình của
tuổi thanh xuân, từ một người thanh niên mang trong mình tinh thần yêu nước, thương dân,
bằng trải nghiệm thực tế được đúc kết thông qua lao động và tham gia phong trào cách mạng
của nhân dân thế giới, Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, lựa chọn ra con đường cho
cách mạng Việt Nam, đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội – con đường cách
mạng đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của lịch sử nước ta, đưa cách mạng nước ta
đến thành công. Đối với em, đây là sự kiện truyền ý chí, cảm hứng, khát vọng cho thanh niên
Việt Nam. Đồng thời, hành trình gian nan của bác giúp chúng ta rút ra nhiều bài học quý báu
trong cuộc sống, học tập, lao động sản xuất trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Trước hết đó là bài học về lòng yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập dân tộc và
phát triển đất nước. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, trực tiếp
chứng kiến, cảm nhận những nỗi đau của đồng bào dưới ách nô lệ, thực dân, cảnh nước mất
nhà ta, khát vọng về độc lập dân tộc trong Người ngày càng sục sôi và cháy bỏng. Nhận thấy
chân lý cách mạng và con đường giải phóng cho dân tộc mình, Người đã làm tất cả để tập hợp
lực lượng, gây dựng phong trào, tổ chức đấu tranh cách mạng, giành lại nền độc lập cho dân
tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Lúc nào Người cũng đặt Tổ quốc, nhân dân lên trước hết. Đức
tính cao cả của Bác là tấm gương sáng cho thanh niên Việt Nam noi theo. Trong giai đoạn đấu
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, với tình yêu Tổ quốc cao cả, các thế hệ thanh
niên Việt Nam sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần, chiến đấu, cống
hiến và hy sinh cho Tổ quốc, góp phần tô thắm truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
anh hùng. Thế hệ trẻ Việt Nam cần tạo cho bản thân niềm tin vững chắc, kiên định lý tưởng
và một lòng theo Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thể
hiện qua lối sống lành mạnh, những việc làm rất cụ thể hằng ngày trong học tập, lao động,…
Thứ hai là bài học về sự mạnh dạn tìm hướng đi mới, đột phá và khác biệt. Tuy rất
khâm phục tinh thần đứng lên khởi nghĩa chống thực dân Pháp của các bậc tiền bối, nhưng
với những thất bại của các phong trào trước đó, Người không tán thành các con đường cứu
nước ấy. Vì vậy, Người quyết tâm đi tìm con đường cứu nước mới, đã tiếp thu, chắt lọc những
giá trị chung và mới của nhân loại để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân cho dân tộc Việt
Nam. Thanh niên Việt Nam phải luôn mang trong mình tinh thần đổi mới, sáng tạo, luôn trăn
trở tìm hướng đi mới; chủ động đề xuất các ý tưởng, giải pháp, góp phần tham gia phát triển
kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc sáng tạo phải đặt trên nền tảng những gì đã có, xuất phát
từ yêu cầu thực tiễn, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước nhà, với sự vận động, xu thế phát
triển của lịch sử loài người. Nhờ đó, đất nước mới ngày càng phát triển, nguồn nhân lực dồi
dào, xứng đáng sánh vai với các cường quốc năm châu.
Bài học thứ ba mà ta rút ra được đó chính là bài học về nghị lực và ý chí quyết tâm, nỗ
lực, phấn đấu vươn lên không ngừng, kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách. Ra đi tìm
đường cứu nước chỉ với “hai bàn tay trắng”, Người vẫn cố gắng làm đủ mọi nghề để có cơ
hội ra nước ngoài đi tìm lý tưởng sống cho dân tộc. Không những vậy, với ý chí tự học và nỗ lOMoAR cPSD| 49831834
lực, chăm chỉ tìm tòi, Bác đã sử dụng thông thạo trên 10 ngoại ngữ thông qua sách báo, đồng
nghiệp, bạn bè, nhân dân, ngay cả khi đang trên đường thực hiện hoạt động cách mạng gian
khổ. Nhờ nghị lực kiên cường đã giúp Người vượt qua mọi khó khăn thử thách. Thanh niên
chúng ta cần phải học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không ngừng rèn luyện nghị
lực, tích cực học và rèn luyện tập tránh những tư tưởng ngại khó, ngại khổ để biến những
thách thức, khó khăn thành cơ hội dẫn đến thành công. Mỗi người cần phải không ngừng tự
học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, đồng thời coi tự học là nhu
cầu, thói quen hằng ngày, là một tiêu chuẩn, một giá trị cần đạt được.
Điều thứ tư mà chúng ta có thể học được từ Bác đó chính là bài học về kết hợp những
giá trị tiến bộ của nhân loại với những giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc. Trong suốt hành
trình ra đi tìm đường cứu nước, rời xa Tổ quốc 30 năm, Bác đã đi qua nhiều châu lục, học tập,
nghiên cứu, chọn lọc và tiếp thu những giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại, để từ đó nhận
thấy chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường giải phóng cho dân tộc mình là con đường cách
mạng vô sản. Chủ trương của Bác xuyên suốt hành trình là “dựa vào sức mình là chính”, bên
cạnh đó Người vẫn kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới, đó là nhân tố làm nên
thắng lợi của cách mạng nước ta. Bài học đó của Người truyền cảm hứng cho thanh niên ngày
nay phải luôn nỗ lực học tập, tiếp thu có chọn lọc, trên nền tảng cốt lõi các giá trị truyền thống
của dân tộc, “hòa nhập nhưng không hòa tan”, đồng thời vận dụng sáng tạo những trào lưu tư
tưởng, giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại vào thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.
Có thể nói, chuyến đi bảo tàng Hồ Chí Minh đã mang đến cho em một trải nghiệm
tuyệt vời. Chuyến đi không chỉ giúp em tìm hiểu, tưởng nhớ, chiêm nghiệm, noi gương Bác,
học tập theo những đức tính cao cả của Người, mà em còn thấy được những khó khăn, gian
khổ, những mất mát đau thương mà Người cùng với nhân dân Việt Nam đã phải chịu đựng
lúc bấy giờ để giành lại độc lập cho dân tộc. Là một sinh viên UEH, một người con của đang
được thừa hưởng nền tự do mà cha ông đã hy sinh, em cần bồi dưỡng cho bản thân tình yêu
quê hương, đất nước thông qua học tập, rèn luyện, sống tốt và cống hiến, phục vụ cho lợi ích
của Tổ quốc cũng như lợi ích của toàn xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO