Bài thu hoạch chuyến tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh | Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng lịch sử quan trọng và đáng chú ý nhất ở Việt Nam. Nằm tại thành phố Hà Nội, bảo tàng này được xây dựng nhằm tôn vinh và ghi nhận đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã lãnh đạo cuộc cách mạng và giải phóng Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
11 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài thu hoạch chuyến tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh | Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng lịch sử quan trọng và đáng chú ý nhất ở Việt Nam. Nằm tại thành phố Hà Nội, bảo tàng này được xây dựng nhằm tôn vinh và ghi nhận đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã lãnh đạo cuộc cách mạng và giải phóng Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

245 123 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
------------oOo-------------
BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THAM QUAN BẢO
TÀNG HC MINH
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Họ và Tên: Đặng Thị Minh Phương
Lớp: Truyền thông quốc tế K44
Mã sinh viên: 2451070048
HÀ NỘI – 2024
Họ và tên: Đặng Thị Minh Phương
MSV: 2451070048
Lớp: Truyền thông quốc tế K44
Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
BÀI THU HOẠCH
CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
I. Đôi nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh
1. Lịch sử xây dựng
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng lịch sử quan trọng và đáng chú
ý nhất Việt Nam. Nằm tại thành phố Nội, bảo tàng này được xây dựng nhằm
tôn vinh ghi nhận đóng góp đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã lãnh
đạo cuộc cách mạng giải phóng Việt Nam. Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành
lập vào ngày 6 tháng 5 năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Tọa lạc tại khu vực Ba Đình, nơi Điện Biên Phủ - nơi Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập lịch sử vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ít
ai biết rằng, mặc dù việc xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh diễn ra trong gần 5 năm,
thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự ra đời của công trình này kéo dài lên tới gần 20
năm. Kiến trúc nổi tiếng người Nga, ông Garon Isacovich, người thiết kế
công trình này và bảo tàng được xây dựng với sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô.
2. Công trình kiến trúc
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một phần của quần thể di tích cùng với Lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh, khu Phủ Chủ tịch, chùa Một Cột, gần công viên vườn Bách Thảo
Nội. Bảo tàng Hồ Chí Minh Nội không chỉ nơi quen thuộc của các nhà
nghiên cứu lịch sử, điểm đến hấp dẫn cho đông đảo du khách còn nơi quan
trọng gìn giữ trưng bày nhiều hiện vật liệu quý về cuộc đời của Bác - vị
cha già kính yêu, lãnh tụ đại của dân tộc Việt Nam. Hiện nay ban quản vẫn
thường xuyên cử các đoàn nghiên cứu đi sưu tầm bổ sung thêm các hiện vật
phát hiện mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong nước và quốc tế.
1
Bảo tàng Hồ Chí Minh sở hữu kiến trúc vuông vát góc ấn tượng với dáng hình tựa
hoa sen trắng thanh cao, bình dị giữa mảnh đất Ba Đình lịch sử. Tòa nhà có 3 tầng,
giữa lối vào cổng chính là khối phù điêu quốc
kỳ cùng hình tượng búa liềm của Đảng Cộng
sản, thể hiện tinh thần cách mạng của dân tộc.
Xung quanh bảo tàng khuôn viên rợp bóng
cây xanh, hồ nước nhân tạo mang đến cho du
khách cảm giác thư thái khi đến tham quan,
thưởng lãm. Diện tích sử dụng gần 30.000m
vuông, trong đó hơn 4.000m vuông để trưng
bày. Ngoài khu trưng bày chính, bảo tàng còn
gian triển lãm 400m vuông, nơi tổ chức các cuộc triển lãm chuyên đề các
hoạt động văn hóa khác.
3. Nội dung trưng bày
Nội dung 1: Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân
dân Việt Nam thực hiện di chúc của Người, bao gồm 8 chủ đề.
Chủ đề 1: Thời thơ ấu thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bước đầu
hoạt động cách mạng (1890 – 1911)
Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp cận Chủ nghĩa Mác – Lêninkhẳng
định con đường cách Việt Nam (1911 – 1920)
Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ vận dụng sáng tạo
đường lối của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920 – 1924)
Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Chính đảng của giai cấp công
nhân Việt Nam (1924 – 1930)
Chủ đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh Người tổ chức lãnh đạo Cách mạng
tháng Tám thắng lợisáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1930
1945)
Chủ đề 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh Người tổ chức lãnh đạo cuộc đấu
tranh, giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược (1946 – 1954)
Chủ đề 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng XHCN ở miền Bắc và
đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc
(1954 – 1969)
2
Chủ đề 8: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nội dung 2: Đất nước cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống xâm
lược, bảo vệ Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh, gồm 6 tổ hợp hình tượng.
Tổ hợp hình tượng quê hương Hồ Chí Minh
Tổ hợp phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh
Tổ hợp hình tượng Pác Bó – Tân Trào
Tổ hợp hình tượng Việt Nam chiến đấu và chiến thắng 1946 – 1954
Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tổ hợp hình tượng Việt Nam chiến đấu và chiến thắng 1954 – 1975
Nội dung 3: Các mốc lịch sử thế giới có ảnh hưởng lớn tới Việt Nam từ giữa thế
kỷ XIX cho đến nay, gồm 8 gian chuyên đề.
II. Quá trình tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bước chân vào sảnh khánh tiết, bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh đại được làm
bằng đồng thau ấn tượng sừng sững trước mắt tôi, phía sau tượng biểu tượng
mặt trời và hình ảnh cây đa tượng trưng cho ánh sáng và sự trường tồn của dân tộc
Việt Nam. Theo quan niệm “trời tròn, đất vuông” của triết học phương Đông: trần
gian mở đầu được trang trí một vòng tròn bằng đồng đan xen những chùm đèn tết
hoa, tượng trưng cho trời. Giữa sàn của gian này được trang trí hình vuông với
những bông hoa bằng đá ghép lại, tượng trưng cho trái đất với hình ảnh đất nước
Việt Nam. Hai bên cửa gian long trọng hai bức phù điêu thể hiện truyền thống
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam dựa trên các truyền thuyết: Bọc trăm
trứng, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.
Tôi những người bạn cùng lớp theo chân chị hướng dẫn để đi qua từng giai
đoạn, từng thời kỳ trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác. Bảo tàng trưng
bày rất nhiều hiện vật, tư liệu quý giá về Bác, giúp chúng tôi có thể hình dung một
cách nét hơn về những hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh cuộc sống,
cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam trong suốt thời kỳ kháng chiến. Từng giai
đoạn đều được xây dựng theo một trình tự logic, cộng thêm những lời thuyết minh
của chị hướng dẫn viên, chúng tôi có thể dễ dàng theo dõi và biết được mỗi thời kỳ
của cuộc cách mạng diễn ra gian khổ nhưng cũng hào hùng như thế nào, và tôi như
được sống lại trong những năm tháng xưa cũ ấy.
3
Tôi đã dịp được tận mắt chứng kiến các tài liệu quan trọng, những hiện vật quý
giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là Chánh cương vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, bản di
chúc được viết tay, tờ báo Người cùng khổ, tác phẩm Đường Kách mệnh nổi tiếng
và bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,... Tôi được hiểu
rõ thêm về tư tưởng cách mạng, những triết lý và nguyên tắc hoạt động cách mạng
của Người. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng trưng bày những đồ vật cùng giản dị
luôn gắn liền với cuộc sống của Bác như bộ quần áo nâu, dép cao su, bút chì, viên
đá chặn giấy,… Tôi có thể thấy được hình ảnh vị lãnh tụ đứng đầu cả một đất nước
nhưng vẫn thật gần gũi, giản dị chứ chẳng hề vẻ sang trọng hay hào nhoáng.
Qua đó chúng tôi lại cảm thấy đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó cũng chính đạo đức cách mạng Người luôn quan
niệm.
Những đồ vật vô cùng giản dị gắn liền với cuộc sống của Hồ Chí Minh
4
Điều lệ vắn tắt và Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam
5
Tác phẩm Đường Kách mệnh
6
Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
7
Tôi được biết thêm về những câu chuyện gần gũi thân thương thể kể đến như
tình cảm Bác dành cho đồng bào miền Nam. Qua lời kể của chị ớng dẫn
viên, sinh thời Bác từng nói: “Tôi được sinh ra quê hương Nam Đàn, Nghệ An,
mẹ tôi mất xứ Huế, cha tôi mất Cao Lãnh. Tôi ra đi tìm đường cứu nước từ
miền Nam nhưng từ khi trở về trong nước, tôi chưa từng đặt chân tr lại miền
Nam. Đó tôi đi đến nơi, nhưng chưa về đến chốn”. Cho đến những năm tháng
cuối đời, Bác vẫn luôn mong mỏi một lần được vào miền Nam thăm đồng bào, cán
bộ, đặc biệt thăm mộ cha của mình cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. thể
nói đây sự nuối tiếc lớn nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh. Suốt mấy chục năm, không một phút nào Bác không nghĩ đến đồng bào
miền Nam. Miền Nam chưa giải phóng, Bác coi chưa làm tròn nhiệm vụ. Bởi
vậy, khi được tin kỳ họp VI, Quốc hội khoá II (5-1963) quyết định tặng Bác Huân
chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta, Bác nói: "Chờ đến
ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất, Bắc Nam
sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân
chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng".
Bên cạnh đó, điều khiến tôi ấn tượng khi
tham quan bảo tàng đó những kiến
trúc nghệ thuật mang ý nghĩa tượng
trưng vô cùng sâu sắc. Cuộc kháng chiến
trường gian khổ của nhân dân Việt
Nam được Bảo tàng Hồ Chí Minh thể
hiện qua biểu tượng bông sen năm cánh
với mỗi cánh sen một nhân tố đưa
chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng.
trung tâm của bông sen chính nhụy
của bông sen với câu nói nổi tiếng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Gốc có vững cây
mới bền/Xây lầu thắng lợi trên nền nhân
dân”. Bao quanh đó những tấm kính
sần sùi, đổ vỡ, tượng trưng cho việc con
đường đi đến thành công phải trải qua
8
nhiều sự đổ vỡ, máu nước mắt chứ không phải một con đường bằng phẳng,
dễ dàng.
Biểu tượng cho chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ thì Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, quy định tạm
thời chia cắtớc ta thành hai miền với hai nhiệm vụ chính trị khác nhau. Những
áng mây hòa bình bao quanh bên ngoài để thể hiện cho miền Bắc đã hoàn toàn giải
phóng, tiến lên xây dựng Chủ nghĩa hội. Tuy nhiên quả cầu lửa vẫn tiếp tục
cháy phía trong được đặt trung tâm để thể hiện cho chiến tranh đang tiếp
diễn miền Nam, thực hiện cho công cuộc thống nhất nước nhà. Như vậy chiến
thắng Điện Biên Phủ chỉ cầu nối giữa thắng lợi năm 1945 với thắng lợi hoàn
toàn năm 1975 sau này.
Những kiến trúc biểu tượng cùng độc đáo ẩn chứa những ý nghĩa lịch sử hào
hùng ấy điểm thu hút nhất đối với tôi, một con người đam lịch sử nghệ
thuật. Những câu chuyện lịch sử ẩn chứa trong từng đường nét kiến trúc đã nuôi
dưỡng trong tôi lòng yêu nước niềm tự hào dân tộc. Cảm giác được hòa mình
vào không gian ấy khiến tôi cùng xúc động trân trọng. Qua việc nghiên cứu
và tìm hiểu về những công trình kiến trúc này, tôi không chỉ hiểu rõ hơn về lịch sử
9
dân tộc còn cảm thấy tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của đất
nước.
III. Lời kết và cảm ơn
Qua chuyến tham quan, tôi càng hiểu hơn về những hy sinh của thế hệ đi trước
để mang lại cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho chúng ta ngày nay. Tôi tự nhủ sẽ
luôn cố gắng học tập và rèn luyện để xứng đáng với những gì mà thế hệ cha ông đã
dành cho. Tư tưởng của Bác Hồ thật sâu sắc giản dị. Lời dạy của Bác vẫn luôn
có giá trị trong mọi thời đại.
Chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh đã để lại trong em những ấn tượng sâu
sắc. Hình ảnh Bác Hồ giản dị, gần gũi luôn nguồn cảm hứng lớn lao để em học
tập rèn luyện. Em xin chân thành cảm ơn Nguyễn Thị Mai Lan đã tổ chức
chuyến tham quan bổ ích này. Chuyến đi đã giúp em hiểu hơn về trách nhiệm
của bản thân đối với đất nước. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để góp phần xây
dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh.
10
| 1/11

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
------------oOo-------------
BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Họ và Tên: Đặng Thị Minh Phương
Lớp: Truyền thông quốc tế K44
Mã sinh viên: 2451070048
HÀ NỘI – 2024
Họ và tên: Đặng Thị Minh Phương MSV: 2451070048
Lớp: Truyền thông quốc tế K44
Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh BÀI THU HOẠCH
CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH I.
Đôi nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh 1. Lịch sử xây dựng
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một trong những bảo tàng lịch sử quan trọng và đáng chú
ý nhất ở Việt Nam. Nằm tại thành phố Hà Nội, bảo tàng này được xây dựng nhằm
tôn vinh và ghi nhận đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã lãnh
đạo cuộc cách mạng và giải phóng Việt Nam. Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành
lập vào ngày 6 tháng 5 năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Tọa lạc tại khu vực Ba Đình, nơi có Điện Biên Phủ - nơi Chủ
tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập lịch sử vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ít
ai biết rằng, mặc dù việc xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh diễn ra trong gần 5 năm,
thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự ra đời của công trình này kéo dài lên tới gần 20
năm. Kiến trúc sư nổi tiếng người Nga, ông Garon Isacovich, là người thiết kế
công trình này và bảo tàng được xây dựng với sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô.
2. Công trình kiến trúc
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một phần của quần thể di tích cùng với Lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh, khu Phủ Chủ tịch, chùa Một Cột, gần công viên vườn Bách Thảo Hà
Nội. Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội không chỉ là nơi quen thuộc của các nhà
nghiên cứu lịch sử, điểm đến hấp dẫn cho đông đảo du khách mà còn là nơi quan
trọng gìn giữ và trưng bày nhiều hiện vật và tư liệu quý về cuộc đời của Bác - vị
cha già kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Hiện nay ban quản lý vẫn
thường xuyên cử các đoàn nghiên cứu đi sưu tầm và bổ sung thêm các hiện vật và
phát hiện mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong nước và quốc tế. 1
Bảo tàng Hồ Chí Minh sở hữu kiến trúc vuông vát góc ấn tượng với dáng hình tựa
hoa sen trắng thanh cao, bình dị giữa mảnh đất Ba Đình lịch sử. Tòa nhà có 3 tầng,
giữa lối vào cổng chính là khối phù điêu quốc
kỳ cùng hình tượng búa liềm của Đảng Cộng
sản, thể hiện tinh thần cách mạng của dân tộc.
Xung quanh bảo tàng là khuôn viên rợp bóng
cây xanh, hồ nước nhân tạo mang đến cho du
khách cảm giác thư thái khi đến tham quan,
thưởng lãm. Diện tích sử dụng gần 30.000m
vuông, trong đó hơn 4.000m vuông để trưng
bày. Ngoài khu trưng bày chính, bảo tàng còn
có gian triển lãm 400m vuông, nơi tổ chức các cuộc triển lãm chuyên đề và các
hoạt động văn hóa khác.
3. Nội dung trưng bày
Nội dung 1: Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân
dân Việt Nam thực hiện di chúc của Người, bao gồm 8 chủ đề.

Chủ đề 1: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bước đầu
hoạt động cách mạng (1890 – 1911)
Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp cận Chủ nghĩa Mác – Lênin và khẳng
định con đường cách Việt Nam (1911 – 1920)
Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo
đường lối của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920 – 1924)
Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Chính đảng của giai cấp công
nhân Việt Nam (1924 – 1930)
Chủ đề 5: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng
tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1930 – 1945)
Chủ đề 6: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu
tranh, giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)
Chủ đề 7: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng XHCN ở miền Bắc và
đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1954 – 1969) 2
Chủ đề 8: Mãi mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nội dung 2: Đất nước và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống xâm
lược, bảo vệ Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh, gồm 6 tổ hợp hình tượng.

 Tổ hợp hình tượng quê hương Hồ Chí Minh
 Tổ hợp phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh
 Tổ hợp hình tượng Pác Bó – Tân Trào
 Tổ hợp hình tượng Việt Nam chiến đấu và chiến thắng 1946 – 1954
 Gian tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
 Tổ hợp hình tượng Việt Nam chiến đấu và chiến thắng 1954 – 1975
Nội dung 3: Các mốc lịch sử thế giới có ảnh hưởng lớn tới Việt Nam từ giữa thế
kỷ XIX cho đến nay, gồm 8 gian chuyên đề.
II.
Quá trình tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bước chân vào sảnh khánh tiết, bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại được làm
bằng đồng thau ấn tượng sừng sững trước mắt tôi, phía sau tượng là biểu tượng
mặt trời và hình ảnh cây đa tượng trưng cho ánh sáng và sự trường tồn của dân tộc
Việt Nam. Theo quan niệm “trời tròn, đất vuông” của triết học phương Đông: trần
gian mở đầu được trang trí một vòng tròn bằng đồng đan xen những chùm đèn tết
hoa, tượng trưng cho trời. Giữa sàn của gian này được trang trí hình vuông với
những bông hoa bằng đá ghép lại, tượng trưng cho trái đất với hình ảnh đất nước
Việt Nam. Hai bên cửa gian long trọng là hai bức phù điêu thể hiện truyền thống
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam dựa trên các truyền thuyết: Bọc trăm
trứng, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm.
Tôi và những người bạn cùng lớp theo chân chị hướng dẫn để đi qua từng giai
đoạn, từng thời kỳ trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Bác. Bảo tàng trưng
bày rất nhiều hiện vật, tư liệu quý giá về Bác, giúp chúng tôi có thể hình dung một
cách rõ nét hơn về những hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh và cuộc sống,
cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam trong suốt thời kỳ kháng chiến. Từng giai
đoạn đều được xây dựng theo một trình tự logic, cộng thêm những lời thuyết minh
của chị hướng dẫn viên, chúng tôi có thể dễ dàng theo dõi và biết được mỗi thời kỳ
của cuộc cách mạng diễn ra gian khổ nhưng cũng hào hùng như thế nào, và tôi như
được sống lại trong những năm tháng xưa cũ ấy. 3
Tôi đã có dịp được tận mắt chứng kiến các tài liệu quan trọng, những hiện vật quý
giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là Chánh cương vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, bản di
chúc được viết tay, tờ báo Người cùng khổ, tác phẩm Đường Kách mệnh nổi tiếng
và bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,... Tôi được hiểu
rõ thêm về tư tưởng cách mạng, những triết lý và nguyên tắc hoạt động cách mạng
của Người. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng trưng bày những đồ vật vô cùng giản dị
luôn gắn liền với cuộc sống của Bác như bộ quần áo nâu, dép cao su, bút chì, viên
đá chặn giấy,… Tôi có thể thấy được hình ảnh vị lãnh tụ đứng đầu cả một đất nước
nhưng vẫn thật gần gũi, giản dị chứ chẳng hề có vẻ sang trọng hay hào nhoáng.
Qua đó chúng tôi lại cảm thấy đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó cũng chính là đạo đức cách mạng mà Người luôn quan niệm.
Những đồ vật vô cùng giản dị gắn liền với cuộc sống của Hồ Chí Minh 4
Điều lệ vắn tắt và Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam 5
Tác phẩm Đường Kách mệnh 6
Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 7
Tôi được biết thêm về những câu chuyện gần gũi thân thương có thể kể đến như
tình cảm mà Bác dành cho đồng bào miền Nam. Qua lời kể của chị hướng dẫn
viên, sinh thời Bác từng nói: “Tôi được sinh ra ở quê hương Nam Đàn, Nghệ An,
mẹ tôi mất ở xứ Huế, cha tôi mất ở Cao Lãnh. Tôi ra đi tìm đường cứu nước từ
miền Nam nhưng từ khi trở về trong nước, tôi chưa từng đặt chân trở lại miền
Nam. Đó là tôi đi đến nơi, nhưng chưa về đến chốn”. Cho đến những năm tháng
cuối đời, Bác vẫn luôn mong mỏi một lần được vào miền Nam thăm đồng bào, cán
bộ, và đặc biệt là thăm mộ cha của mình – cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Có thể
nói đây là sự nuối tiếc lớn nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí
Minh. Suốt mấy chục năm, không một phút nào là Bác không nghĩ đến đồng bào
miền Nam. Miền Nam chưa giải phóng, Bác coi là chưa làm tròn nhiệm vụ. Bởi
vậy, khi được tin kỳ họp VI, Quốc hội khoá II (5-1963) quyết định tặng Bác Huân
chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta, Bác nói: "Chờ đến
ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất, Bắc – Nam
sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân
chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng".
Bên cạnh đó, điều khiến tôi ấn tượng khi
tham quan bảo tàng đó là những kiến
trúc nghệ thuật mang ý nghĩa tượng
trưng vô cùng sâu sắc. Cuộc kháng chiến
trường kì gian khổ của nhân dân Việt
Nam được Bảo tàng Hồ Chí Minh thể
hiện qua biểu tượng bông sen năm cánh
với mỗi cánh sen là một nhân tố đưa
chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng.
Và trung tâm của bông sen chính là nhụy
của bông sen với câu nói nổi tiếng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Gốc có vững cây
mới bền/Xây lầu thắng lợi trên nền nhân
dân”. Bao quanh đó là những tấm kính
sần sùi, đổ vỡ, tượng trưng cho việc con
đường đi đến thành công phải trải qua 8
nhiều sự đổ vỡ, máu và nước mắt chứ không phải là một con đường bằng phẳng, dễ dàng.
Biểu tượng cho chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ thì Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, quy định tạm
thời chia cắt nước ta thành hai miền với hai nhiệm vụ chính trị khác nhau. Những
áng mây hòa bình bao quanh bên ngoài để thể hiện cho miền Bắc đã hoàn toàn giải
phóng, tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên quả cầu lửa vẫn tiếp tục
cháy ở phía trong và được đặt ở trung tâm để thể hiện cho chiến tranh đang tiếp
diễn ở miền Nam, thực hiện cho công cuộc thống nhất nước nhà. Như vậy chiến
thắng Điện Biên Phủ chỉ là cầu nối giữa thắng lợi năm 1945 với thắng lợi hoàn toàn năm 1975 sau này.
Những kiến trúc biểu tượng vô cùng độc đáo ẩn chứa những ý nghĩa lịch sử hào
hùng ấy là điểm thu hút nhất đối với tôi, một con người đam mê lịch sử và nghệ
thuật. Những câu chuyện lịch sử ẩn chứa trong từng đường nét kiến trúc đã nuôi
dưỡng trong tôi lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Cảm giác được hòa mình
vào không gian ấy khiến tôi vô cùng xúc động và trân trọng. Qua việc nghiên cứu
và tìm hiểu về những công trình kiến trúc này, tôi không chỉ hiểu rõ hơn về lịch sử 9
dân tộc mà còn cảm thấy tự hào về những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước. III.
Lời kết và cảm ơn
Qua chuyến tham quan, tôi càng hiểu rõ hơn về những hy sinh của thế hệ đi trước
để mang lại cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho chúng ta ngày nay. Tôi tự nhủ sẽ
luôn cố gắng học tập và rèn luyện để xứng đáng với những gì mà thế hệ cha ông đã
dành cho. Tư tưởng của Bác Hồ thật sâu sắc và giản dị. Lời dạy của Bác vẫn luôn
có giá trị trong mọi thời đại.
Chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh đã để lại trong em những ấn tượng sâu
sắc. Hình ảnh Bác Hồ giản dị, gần gũi luôn là nguồn cảm hứng lớn lao để em học
tập và rèn luyện. Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Mai Lan đã tổ chức
chuyến tham quan bổ ích này. Chuyến đi đã giúp em hiểu rõ hơn về trách nhiệm
của bản thân đối với đất nước. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để góp phần xây
dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh. 10