-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thu hoạch chuyến tham quan bảo tàng môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Là một cụm di tích Kiến trúc - Bảo tàng bên bờ sông Sài Gòn, thuộc Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Nhà Rồng được gọi chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi này từng là nơi hoạt động của hãng vận tải Messageries Maritimes ở Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Bài thu hoạch chuyến tham quan bảo tàng môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Là một cụm di tích Kiến trúc - Bảo tàng bên bờ sông Sài Gòn, thuộc Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Nhà Rồng được gọi chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi này từng là nơi hoạt động của hãng vận tải Messageries Maritimes ở Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM (UEH) BÀI THU HOẠCH
Đề bài: Trong chuyến Tham quan Bảo tàng, bạn bắt gặp một sự kiện lịch
sử hoặc một kỷ vật liên quan đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ
Tịch Hồ Chí Minh mà bạn tâm đắc, hãy nêu và rút bài học mang ý nghĩa thực tiễn.
Giảng viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Mã lớp học phần: 23C1HCM51000412 Lớp học CT7 – N2.305
Tên sinh viên: Nguyễn Vũ Hoài Nam
Khóa – Lớp: K48 – KN001 MSSV: 31221021811
TP Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 8 năm 2023 Page | 0 lOMoAR cPSD| 46988474 lOMoAR cPSD| 46988474 MỤC LỤC MỤC LỤC
................................................................................................. 1 LỜI CẢM ƠN
........................................................................................... 2 NỘI DUNG CHÍNH .
................................................................................. 3
I................................ BẾN NHÀ RỒNG – BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH 3
1.................................................... Giới thiệu buổi th a m quan bảo tàng .
. .......................................................................................................... 3
2........................................................ Đôi nét về bảo tàng Hồ Chí Minh
. .......................................................................................................... 3
II............................................... NHỮNG KỶ VẬT MÀ EM TÂM ĐẮC 4
1....................... MÔ HÌNH CHIẾC TÀU ĐƯA NGƯỜI SANG PHÁP
. .......................................................................................................... 4
2............................................ BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP .
. .......................................................................................................... 6 Page | 2 lOMoAR cPSD| 46988474
III................... BÀI HỌC SAU CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO
......................................................................... 8 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời chân thành đến Đại học Kinh tế Tp.HCM đã tạo điều kiện cho em
được học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên
Th.S Nguyễn Thị Thảo Nguyên phụ trách bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đã dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức quý báu bằng cả tâm huyết của một người nhà giáo đến cho em suốt thời gian học tập vừa qua.
Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học tập trung vào chủ đề mở rộng thế giới quan của
sinh viên về cách mạng Việt Nam. Mục đích nghiên cứu học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh là
nhằm học theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm áp dụng vào con đường xây dựng
đất nước Việt Nam vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Qua đó, việc học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh giúp sinh viên khám phá và hiểu rõ phẩm chất,
quan niệm sâu sắc về Bác, cũng qua đó tìm ra cho bản thân một tấm gương sáng noi theo thông
qua các bài học bổ ích để vận dụng vào đời sống.
Do vốn kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành thu hoạch, chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì thế em mong nhận được những góp ý từ cô Nguyễn Thị Thảo Nguyên
về bài thu hoạch của em hoàn thiện hơn, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chúng ta
không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết
điểm, không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại.” (1)
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Thảo Nguyên. Kính chúc cô
có thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy. lOMoAR cPSD| 46988474
I. BẾN NHÀ RỒNG – BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH
1. Giới thiệu buổi tham quan bảo tàng.
Chủ nhật, ngày 20 tháng 08 năm 2023, lúc 10 giờ sáng, được sự sắp xếp và hướng dẫn
của cô, em đã có cơ hội đến tham quan Bến Nhà Rồng, hay còn có tên gọi là bảo tàng
Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí
Minh. Mục đích của chuyến tham quan lần này là để hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp
cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó học hỏi tấm gương của Người để tự hoàn
thiện bản thân về mặt tư tưởng và sẵn sàng cống hiến cho xã hội. Trong lúc tham quan,
em được nghe kể về cuộc đời vĩ đại và hành trình phi thường của Người qua 3 đại
dương, 4 châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ và gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố lớn, nhỏ,
tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc
Việt Nam, cũng như nhìn thấy nhiều hiện vật minh chứng cho quá trình gian nan mà kì vĩ ấy.
2. Đôi nét về bảo tàng Hồ Chí Minh.
Là một cụm di tích Kiến trúc - Bảo tàng bên bờ sông Sài Gòn, thuộc Quận 4, Thành phố Hồ
Chí Minh, Bến Nhà Rồng được gọi chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh. Nơi này từng là nơi hoạt động của hãng vận tải Messageries Maritimes ở Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955. Đây cũng là nơi có di tích kiến trúc ghi lại sự kiện lịch sử vào ngày 05 tháng 06 năm 1911, khi Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville để đi sang châu Âu làm phụ bếp, bắt đầu hành trình cách mạng của ông. Từ năm 1975, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng lại cụm di
tích kiến trúc này thành Khu lưu niệm Hồ Chí Minh và chọn ngày 05 tháng 06 là Ngày Bác Hồ
ra đi tìm đường cứu nước. Page | 4 lOMoAR cPSD| 46988474
Từ khi hoạt động vào năm 1980, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã thu hút
gần 20 triệu lượt du khách trong và ngoài
nước. Ngoài ra, còn có hàng trǎm đoàn lãnh
đạo các quốc gia và các tổ chức quốc tế đã
ghé thăm và tìm hiểu về cuộc đời và sự
nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Số lượng
tư liệu, hiện vật và sách về Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng đã tăng lên từ 400 (năm 1980)
lên 11.372, trong đó có 3300 cuốn sách
chuyên ngành. Riêng trong năm nay, Bảo
tàng đã nhận được sự quyên góp của nhân
dân 2093 tư liệu thông qua các kênh truyền thông.
Nhờ những thành công như vậy, Bảo tàng đã liên tục được Bộ Văn hóa Thông tin và UBND TP.
Hồ Chí Minh khen thưởng từ năm 1992 cho đến nay. Đáng chú ý là trong khoảng thời gian từ
1992 - 1996, Bảo tàng đã được Chủ tịch nước trao huân chương lao động hạng III liền 5 lần.
Năm 1998, khi Thành phố kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, Nhà Rồng cũng được
lựa chọn làm biểu tượng của Thành phố. (2)
II. NHỮNG KỶ VẬT MÀ EM TÂM ĐẮC
1. MÔ HÌNH CHIẾC TÀU ĐƯA NGƯỜI SANG PHÁP
Trong lúc tham quan những hiện vật, em bỗng nhìn thấy một chiếc mô hình trong lồng kính, sự
tò mò thôi thúc khiến em lại gần và đọc phần bảng thuyết minh bên dưới. Thì ra đó là chiếc tàu
Amiral Latouche Tréville, rời cảng Sài Gòn
ngày 5/6/1911, mang theo người thanh niên
phụ bếp Nguyễn Văn Ba và niềm khát vọng
cách mạng cháy bỏng của anh, sang nước
Pháp xa xôi. Về cái tên Văn Ba, có một câu
chuyện như thế này: “Trưa 2/ 6/1911, chiếc
tàu Amiral Latouche Tréville của hãng
Năm Sao từ Hải Phòng cập cảng Sài Gòn.
Bác xuống tàu và gặp viên thuyền trưởng.
Nhìn thân hình mảnh khảnh của Bác,
thuyền trưởng hỏi:
- Anh có thể làm được việc gì?
- Tôi có thể làm bất cứ công việc gì- Bác
đáp với lòng tự tin.
Nhìn thấy nét cương nghị và thông minh
của Bác, viên thuyền trưởng mỉm cười (sau này biết tên ông ta là Lui E-du-a Mai-sen, quê ở
miền Bắc nước Pháp):
- Được, tôi đồng ý nhận anh làm phụ bếp, sáng mai anh xuống đây nhận việc. Anh tên là gì?
Lúng túng một chút, Bác đáp: - Văn Ba!
Trên tàu khi đó đã có một thủy thủ làm việc từ trước có tên là Nguyễn Văn Ba.” (3) lOMoAR cPSD| 46988474
Trước khi Bác lên chiếc tàu rời xa quê hương, có một câu chuyện như sau: “Năm 1911, năm ấy
Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người
bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:
Anh Lê, anh có yêu nước không ?
Người bạn đột nhiên đáp:
- Tất nhiên là có chứ! Anh Ba hỏi tiếp:
- Anh có thể giữ bí mật không? Người bạn đáp: - Có Anh Ba nói tiếp:
- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như
thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo
hiểm, ví như đau ốm… Anh muốn đi với tôi không ? Anh Lê đáp:
Nhưng bạn ơi ! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ?
- Đây, tiền đây – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. -Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm
bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc đi
có vẽ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài
bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau : Phụ bếp, bồi bàn, quét
tuyết… và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ
của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.”(4) Page | 6 lOMoAR cPSD| 46988474
Câu chuyện cho thấy ý chí quyết tâm, kiên trì của Bác, cùng khát khao độc lập, dân tộc cháy
bỏng, Người không màng khó khăn, quyết ra đi tìm đường cứu nước, qua 3 đại dương, 4 châu
lục Á, Âu, Phi, Mỹ và gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố lớn, nhỏ, tiếp xúc với nhiều dân
tộc, nhiều nền văn hóa với thứ tài sản duy nhất và cũng quý giá nhất: chỉ hai bàn tay trắng.
2. BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP
Toàn thể nhân loại biết đến Hồ Chí Minh không chỉ là “một người anh hùng giải phóng dân tộc
vĩ đại”, Người còn được biết đến là “một nhà văn hóa kiệt xuất”. UNESCO đã vinh danh Chủ
tịch Hồ Chí Minh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là Danh nhân văn hóa thế giới thứ 21.
Nội dung ở bảng vinh danh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân
văn hóa kiệt xuất”. Tiếp đó, 88 quốc gia đã ra nghị quyết kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân
dịp 100 năm ngày sinh của Người, một sự kiện hiếm có trên thế giới. Phải biết đó là năm 1987,
vào thời kỳ chiến tranh lạnh của thế giới, việc xét vinh danh cho chủ tịch một nước xã hội chủ
nghĩa đối với UNESCO là một quyết
định không hề dễ dàng. Bác đã để lại
cho hậu thế nhiều tác phẩm xuất sắc,
một trong số đó, Bản án chế độ thực
dân Pháp, em đã được mục sở thị tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Nhìn chiếc lồng kính này, em lại mơ hồ
nhớ về những những áng văn của
Người trong sách Ngữ Văn lớp 8, căm
tức khi nghĩ đến những hình ảnh man
rợ, tàn bạo và ác độc của bọn thực dân
“khai hóa” được Bác, lúc ấy có tên là
Nguyễn Ái Quốc”, diễn đạt qua những
từ ngữ đầy trào phúng và mỉa mai.
Tác phẩm này đã vạch trần tội ác của thực dân
Phápkhi bắt dân bản xứ đóng “thuế máu” cho mẫu
quốc… để“chết oan trên chiến trường châu Âu”; “đày đọa”
phụ nữ, trẻem thuộc địa; các thống sứ, quan lại thực dân
“độc ác nhưmột bầy thú dữ” Tác phẩm được cho là đã dẫn
đường chocác dân tộc bị ức hiếp theo lý tưởng Cách mạng
ThángMười Nga, tiêu diệt “hai cái vòi của con đỉa đế
quốc” – một“vòi” hút máu giai cấp vô sản ở chính quốc,
một “vòi” hútmáu nhân dân thuộc địa. Tác phẩm được cho là đã chỉ chodân
Việt Nam con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
III. BÀI HỌC SAU CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG
Em đã có một chuyến thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh rất ý
nghĩa. Không chỉ được tìm hiểu thêm về lịch sử liên quan
đến cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn được chiêm
ngưỡng những hiện vật quý giá trong một không gian trang lOMoAR cPSD| 46988474
nghiêm và lịch sử. Chuyến tham quan giúp em cảm thấy thêm yêu mến và trân trọng môn Tư
tưởng Hồ Chí Minh, môn học mà trước đây em chỉ được học qua sách vở.
Ngày nay, khi trên mạng xã hội dày đặc những câu chuyện “khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng”,
có lẽ giới trẻ đã không nhận ra một câu chuyện còn vĩ đại hơn nhiều, hãy nhớ rằng ngày 5/6/1911,
một người thanh niên đã rời khỏi quê hương cũng với hai bàn tay trắng, đến nỗi không có than
sưởi ngày đông, đã mang về Tổ Quốc thứ mà cả những danh sĩ đương thời như các cụ Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng đã không thể đem tới được, đó là độc lập cho nước
nhà, tự do cho nhân dân, ấm no trăm nhà, hạnh phúc trăm họ. Và không chỉ nhân dân Việt Nam,
những ảnh hưởng của Người còn lan đến các xứ thuộc địa Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh,
tạo động lực và niềm cảm hứng cho các dân tộc tại đây vùng lên đánh đổ ách thống trị của bọn
đế quốc thực dân. Đúng như chân lý của Người: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” (Hồ Chí Minh)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí Lý luận Chính trị, Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về thái độ với sai lầm,
khuyết điểm. http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/5140-quan-
triet-quan-diemcua-ho-chi-minh-ve-thai-do-voi-sai-lam-khuyet-diem.html Page | 8 lOMoAR cPSD| 46988474
2. Báo Đảng Cộng sản Việt Nam, Bến Nhà Rồng - "Nơi in dấu chân Bác".
https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/bai-1-ben-nha-rong-noi-in-dau-chan- bac582415.html
3. Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Về thời gian và con tàu đưa Bác Hồ ra đi tìm con đường
cứu nước. https://luutru.gov.vn/ve-thoi-gian-va-con-tau-dua-bac-ho-ra-di-tim-con-duong- cuu-nuoc--510vtlt.htm
4. NXB Chính trị Quốc gia, Câu chuyện về hai bàn tay.
https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/hochiminh/Lists/NhungChuyenKeVeBacHo/View_Detail.aspx? ItemID=86