-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thu hoạch Giáo dục học đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài thu hoạch Giáo dục học đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 6 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Giáo dục học đại cương (DT01) 4 tài liệu
Đại học Đồng Tháp 205 tài liệu
Bài thu hoạch Giáo dục học đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài thu hoạch Giáo dục học đại cương | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 6 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục học đại cương (DT01) 4 tài liệu
Trường: Đại học Đồng Tháp 205 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Đồng Tháp
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
----------------------- BÀI THU HOẠCH
GiÁO DỤC HỌC ĐẠI CƯƠNG
SINH VIÊN: Huỳnh Như Mã SV: 0021310037 MÃ HP: GE4017-FR17 NĂM HỌC: 2021-2022 Đề bài
Nói về tầm quan trọng của giáo dục, chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng:
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
(Trích bài thơ “Nửa đêm” trong tập thơ “Nhật ký trong tù”)
Bằng lý luận và thực tiễn về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách, anh/chị hãy cho biết quan điểm/ý kiến của mình về nhận định trên và
rút ra 2 kết luận sư phạm/ bài học kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh tương lai. -------------------------- MỞ ĐẦU
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của giáo dục
của đất nước. Theo Người, “một dân tộc dốt là một dan tộc yếu”; cả cuộc đời,
người chỉ có “một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn
toàn độc lập... đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng. Người
chỉ rõ nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục vì con người, có vai trò huấn luyện,
bồi dưỡng, phát triển toàn diện con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa. Nhiệm
vụ của nền giáo dục là “phải phục tùng đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ,
gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. học phải đi đôi với hành, lý luận
phải liên hệ với thực tế”(2). Giáo dục phải góp phần đào tạo ra được những người
lao động mới. Đó là những người có lòng yêu nước nồng nàn, “trung với nước,
hiếu với dân”, có đạo đức cách mạng trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên,
không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, có tinh thần gan dạ, dũng cảm,
khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sức khoẻ để
trở thành những người chủ tương lai của đất nước, “những người kế thừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên”.
Với một tầm nhìn thời đại và tư duy toàn cầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra
những mục tiêu của giáo dục là “đào tạo các em nên những người công dân hữu
ích cho nước Việt Nam, phát triển toàn diện con người, thúc đẩy hoàn toàn những
năng lực sẵn có của các em”. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. “Học để
phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”; “Học để sửa chữa
tư tưởng”; “Học để tu công đạo đức cách mạng”; “Học để tin tưởng”...
Muốn đạt được những mục tiêu đó, nội dung giáo dục phải toàn diện, phù hợp với
tính chất của trường học dưới chế độ mới; phù hợp với đặc điểm Việt Nam trong
bối cảnh chung của thế giới. Nội dung đó bao gồm cả văn hóa, chuyên môn nghề
nghiệp, các ngành nghề liên quan trực tiếp tới công nghiệp, nông nghiệp, nông
thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; các lĩnh vực an ninh, quốc phòng liên
quan tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. NỘI DUNG
: “Hiền dữ đâu phải tính sẵn
Phần lớn do giáo dục mà nên”
Câu nói trên chính là sự chiêm nghiệm của Bác về con người. Trước hết, Bác phủ
nhận quan điểm cho rằng, đức tính con người là “tính sẵn”. Con người, do ảnh
hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng sự phấn đấu, rèn
luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Người
cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho
xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn.
Nội dung hai câu thơ trên đã thể hiện đầy đủ nhất những suy nghĩ của Người về vai
trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách. Kẻ hiền, người dữ trên đời đều
không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục
trong xã hội: “Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Quan điểm này cũng hướng đến
mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều
ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau.
Mỗi cá nhân con người đều có những năng lực tiềm ẩn. Làm thế nào để phát hiện,
khơi dậy và phát huy những năng lực ấy? Đó là một trong những mục đích cao cả
của giáo dục, của các nhà trường, các nhà giáo. Giáo dục là quá trình tác động tới
thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động
cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Câu ca dao :
” Con ơi muốn nên thân người ,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha .”
thêm một lần nữa khẳng định quan điểm đúng đắn trên. Đứa con nhất thiết phải
được hưởng sự giáo dục của những thế hệ đi trước. Bởi vậy, giáo dục được xem là
yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sâu sắc nhấtCâu nói trên
chính là sự chiêm nghiệm của Bác về con người. Trước hết, Bác phủ nhận quan
điểm cho rằng, đức tính con người là “tính sẵn”. Con người, do ảnh hưởng phần
nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá
nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Người cho rằng để mỗi
con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác
động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn.
Nội dung hai câu thơ trên đã thể hiện đầy đủ nhất những suy nghĩ của Người về vai
trò giáo dục trong quá trình phát triển nhân cách. Kẻ hiền, người dữ trên đời đều
không phải khi sinh ra đã là như thế, mà đó là kết quả trực tiếp của sự giáo dục
trong xã hội: “Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Quan điểm này cũng hướng đến
mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài, hạn chế những điều
ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc giáo dục, đến việc đào tạo thế hệ mai sau. Mỗi
cá nhân con người đều có những năng lực tiềm ẩn. Làm thế nào để phát hiện, khơi
dậy và phát huy những năng lực ấy? Đó là một trong những mục đích cao cả của
giáo dục, của các nhà trường, các nhà giáo. Giáo dục là quá trình tác động tới thế
hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ,
thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Câu ca dao :” Con ơi
muốn nên thân người ,Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha .”
thêm một lần nữa khẳng định quan điểm đúng đắn trên. Đứa con nhất thiết phải
được hưởng sự giáo dục của những thế hệ đi trước. Bởi vậy, giáo dục được xem là
yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất và sâu sắc nhất. Cũng chính vì
thế, Sainte Vremod cũng đã từng nói: “Nếu được giáo dục chu đáo không con
người nào không có cái tốt, cái tuyệt hảo” . Mặt khác, quá trình hình thành và phát
triển nhân cách thực chất là sự tác động qua lại giữa các nhân tố bên trong, bên
ngoài. Vì vậy, cần có sự nỗ lực, tích cực, tự giác, ý thức vươn lên tự hoàn thiện
mình của mỗi cá nhân. Như Edison đã chỉ ra: “Thiên tài chỉ có 1% là linh cảm còn
99% là mồ hôi và nước mắt”. Hai câu thơ ngắn gọn, súc tích của Hồ Chủ Tịch trích
“Nhật ký trong tù” cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. Qua đó, đã làm sáng tỏ
về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Từ
hai câu thơ, mỗi người trẻ tuổi chúng ta cần tích cực rèn luyện, tự hoàn thiện nhân
cách để cái đẹp ngày càng lấn át cái xấu; chiến thắng những thói hư, tật xấu trong
chính bản thân mình, hướng đến giá trị “chân - thiện - mỹ - ích”, góp phần xây
dựng một xã hội tốt đẹp, nhân văn hơn. Hơn nữa, tự bản thân cần phải chăm chỉ
học tập, nâng cao ý thức tự học, vạch ra và thực hiện những kế hoạch phát triển
bản thân, không ngừng học hỏi và trau dồi rèn luyện kiến thức chuyên môn, kĩ
năng, kĩ xảo, nâng cao khả năng sáng tạo đồng thời rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý
thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng sống, giúp đỡ bạn bè cùng nhau tiến bộ, tích cực tham
gia các hoạt động xã hội nhằm nâng cao khả năng giao tiếp và mở rộng các mối
quan hệ. Ngoài những yếu tố trên còn cần phải rèn luyện sức khỏe để trở thành con
người khỏe mạnh, không ngại khó khăn có niềm tin hơn vào chính mình và cuộc
sống. "Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh
khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”. Thật vậy, mỗi cá nhân đều phải tự rèn luyện bản
thân, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để trở thành một con
người phát triển toàn diện, một công dân có ích cho xã hội trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc hành thành và phát triển nhân cách con
người. Giáo dục có tính tiên tiến và có thể đi trước vạch đường cho nhân cách do
vậy nếu được giáo dục một cách tốt nhất ngay từ trong nhà trường sẽ giúp cho thế
hệ trẻ có những định hướng giá trị nhân cách đúng đắn, có nhận thức và thái độ hành vi hợp lý,..
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh tật đem
lại cho con người như trường hợp của thầy Nguyễn Ngọc Ký tuy không còn đôi tay
nhưng vẫn trở thành giáo viên, hay như nghệ sỹ ghi ta tài năng Văn Vượng bị mù
từ bé nhưng nhờ có phương pháp giáo dục đúng đắn mà trở thành tài năng ấm
nhạc… Đây là cơ sở để tổ chức các trường dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thòi
… Ngoài ra giáo dục còn giúp các e có tư chất tốt phát triển : như các trường năng
khiếu, trường đào tạo chất lượng cao.
Nhân cách là một vấn đề vô cùng phức tạp và rất khó lý giải nhưng nó lại hiện diện
quanh chúng ta từng ngày từng giờ. Trong thời kỳ phát triển hiện nay, khi mà một
bộ phận không nhỏ giới trẻ đang có những biểu hiện của việc suy thoái nhân cách
thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển nhân cách của con người lại càng được quan tâm, chú trọng nhiều hơn.
Với vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách, giáo dục là phương pháp tốt
nhất giúp con người hướng đến những chuẩn mực đạo đức lối sống văn hó xã hội
của quê hương đất nước. Từ đó vấn đề giáo dục không chỉ đặt ra cho nhà trường
mà còn cả trong gia đình xã hội, để giáo dục nhân cách trẻ ngay từ lúc nhỏ, tương
lai sẽ là những trụ cột của đất nước. KẾT LUẬN
Thứ nhất giúp các em ứng xử đúng đắn thông qua các mối quan hệ đạo đức
hàng ngày. Nhân cách của trẻ thể hiện trước hết qua các hành vi, cử chỉ, lời
nói, việc làm và hành động… Điều này thể hiện qua cách ứng xử đối với ông
bà, cha mẹ, với người thân và với mọi người xung quanh, với thầy cô giáo, bè
bạn trong lớp, qua thái độ học tập và rèn luyện hàng ngày. Đó là cơ sở quan
trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi đạo đức của trẻ.
Thứ hai ngoài việc giảng dạy các môn văn hóa, học tập các kiến thức về khoa
học, học sinh còn phải rèn luyện, tu dưỡng về đạo đức, kỹ năng sống, kỹ
năng hòa nhập với cộng đồng, kỹ năng ứng xử… trong đó việc rèn luyện đạo
đức, lối sống là vấn đề cần được quan tâm, vì đạo đức là cái cốt lõi, cái căn
bản của gia đình và xã hội, tạo cho các em học tập và rèn luyện một cách tốt
nhất. Đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động
trong nhà trường, góp phần làm thay đổi nhận thức của học sinh, qua đó giúp
các em có ý thức trong từng việc làm, từng hành động, giúp các em sống có
lý tưởng, có ước mơ và hoài bão, nhận thức được những cái hay, cái đẹp, cái tốt trong cuộc sống.