Bài thu hoạch học phần Triết học Mac-Lenin | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài thu hoạch học phần Triết học Mac-Lenin | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 6 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (GE40383)
Trường: Đại học Đồng Tháp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP ------ BÀI THU HOẠCH
HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Họ và tên: NGUYỄN THỊ NHƯ HUỲNH MSSV: 0022410917 Số thứ tự: 56
Lớp học phần: GE4091-FR 12 Đồng Tháp, 12/2022
Câu 1 (3 điểm): Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học? Lấy ví dụ chứng minh.
-Đầu tiên cần phải hiểu: Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về
thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận
động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
-Tiếp theo, vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và
tư duy, giữa vật chất và ý thức, nó là vấn đề cơ bản vì nó là điểm xuất phát để giải
quyết những vấn đề khác của triết học. Theo nhà triết học Ph. Ăngghen: “Vấn đề
cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ
giữa tư duy với tồn tại”.
-Vấn đề cơ bản triết học có hai mặt, trả lời hai câu hỏi lớn mà bất kỳ nhà triết
học nào khi đi nghiên cứu Triết học đều phải trả lời:
+Thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, quyết định cái nào?
+Thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới không?
-Việc giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản này đã chia các nhà triết học
thành hai trường phái khác nhau: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
*Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm: -Chủ nghĩa duy vật:
+Những người theo trường phái này quan niệm rằng: vật chất là tính thứ nhất,
ý thức là tính thứ hai; vật chất có trước, ý thức có sau.
+Con người có thể nhận thức được thế giới.
+Thể hiện qua ba hình thức: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật
siêu hình, chủ nghĩa duy vật biện chứng. -Chủ nghĩa duy tâm:
+Ngược lại trường phái này thì cho rằng: ý thức là tính thứ nhất, vật chất là
tính thứ hai; ý thức có trước, vật chất có sau.
+Con người không thể nhận thức được thế giới.
+Thể hiện qua 2 hình thức: chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa duy tâm khách quan.
-Ví dụ minh chứng: Chủ nghĩa duy tâm theo quan niệm của Jonathan Edwards,
ông cho rằng vật chất tồn tại với vai trò một ý niệm trong tâm thức, ông khẳng
định không gian là Chúa trời, do không gian vô tận. Còn chủ nghĩa duy vật theo
quan niệm của Heraclitus: “Thế giới này chỉ là một đối với mọi cái. Không do một
thần thánh hay một người nào đó sáng tạo ra nó,nhưng nó mãi mãi đã, đang và sẽ
là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo của những cái đang rực cháy, và mức độ của
những cái đang lụi tàn.”
Câu 2 (3 điểm): Thế nào là nguyên tắc khách quan? Vận dụng nguyên tắc
khách quan vào đổi mới phương pháp học tập của bản thân.
*Nguyên tắc khách quan: được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý về
tính thống nhất của vật chất trên thế giới. Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức,
triết học Mác-Lenin đã rút ra nguyên tắc phương pháp luận là phải xuất phát từ
thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, hành động theo quy luật khách quan,
kết hợp phát huy với tính năng động chủ quan.
*Yêu cầu của nguyên tắc khách quan:
-Xuất phát từ thực tế khách quan tức là xuất phát từ tính khách quan của vật
chất, phải xuất phát từ bản thân sự vật, không thể tùy tiện gán ghép cái mà nó không có hoặc chưa có.
-Trong nhận thức thực tiễn, mọi chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu,
chúng ta phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có.
-Tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần
của con người và hành động theo quy luật khách quan.
-Phải phát huy tính năng động chủ quan, phát huy tính năng động sáng tạo của
ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người. Luôn phát huy tính tích cực của ý
thức, tìm tòi cái mới, phương pháp mới; phát huy tính sáng tạo nên đột phá, phù
hợp với quy luật khách quan.
=>Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan có ý nghĩa rất lớn cho
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
*Vận dụng nguyên tắc khách quan vào phương pháp học tập:
-Chấp hành tốt, nghiêm chỉnh các nội quy, quy định của nhà trường đề ra dành
cho sinh viên, thực hiện tốt các nội quy để có kết quả trong đạo đức và học tập.
-Tự bản thân phải đề ra phương pháp học tập đúng đắn, đặt ra mục tiêu, mục
đích trước trong tương lai. Áp dụng những phương pháp học tập đã đề ra để có
được kết quả tốt trong học tập, phải sáng suốt đề ra những kế hoạch học tập theo
đúng khả năng, điều kiện của bản thân. Đặt ra mục tiêu phải phù hợp với bản thân
không nên đặt mục tiêu quá cao hoặc quá thấp khiến cho bản thân không thể thực hiện được.
-Không được gian lận trong kiểm tra, thi cử dưới mọi hình thức, bản thân phải
tự cố gắng, trung thực trong từng bài làm của mình. Vì khi gian lận điểm số cao đó
hoàn toàn không xứng đáng đó không phải kết quả của mình tự cố gắng, làm trái
lại với những định hướng và kế hoạch của bản thân đã đề ra.
-Năng động, sáng tạo trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động của trường, của Chi đoàn, Chi hội.
Câu 3 (4 điểm): Vận dụng nội dung về mối quan hệ biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phân tích quá trình phát triển lực
lượng sản xuất ở Việt Nam thông quan quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay
*Nội dung về mối quan hệ biện chứng giữa giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
-Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất quy định
sự vận động, phát triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử.
-Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của một phương thức sản
xuất có tác động biện chứng. Chúng luôn tồn tại chung với nhau, tác động lẫn nhau và không thể tách rời.
-Lực lượng sản xuất sẽ tác động đến quan hệ sản xuất: có vai trò quyết định đối
với sự hình thành và phát triển, nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất. Khi
lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, sản xuất ra phương thức mới thì khi
đó quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp với lực lượng sản xuất, từ đó yêu cầu
quan hệ sản xuất cũng phải phát triển để phù hợp với lực lượng sản xuất.
-Quan hệ sản xuất cũng có tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất: thực hiện
thông qua sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất
quy định mục đích, xu hướng phát triển của nền sản xuất xã hội; quy định cách
thức sản xuất, phân phối. Diễn ra theo hai chiều hướng, là thúc đẩy hoặc là kiềm
hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
=> Lực lượng sản xuất sẽ không ngừng phát triển nên sẽ phá vỡ sự phù hợp
của quan hệ sản xuất, đòi hỏi quan hệ sản xuất phải phá bỏ cái lỗi thời và thay thế bằng cái tiến bộ hơn.
*Vận dụng vào phân tích quá trình phát triển lực lượng sản xuất ở Việt
Nam thông qua quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa hiện nay:
-Cải thiện từ những bước cơ bản về cơ sở vật chất,cơ sở hạ tầng cải tiến những
cái lạc hậu, lỗi thời bằng những cái tiến bộ, hiện đại hơn; ứng dụng những thành
tựu khoa học và xã hội một cách triệt để.
-Nâng cao nhận thức, trình độ của người dân lao động qua hình thức đơn giản
là giáo dục và đào tạo nghề, đẩy mạnh hiệu quả giáo dục cho các nguồn lao động
để phát triển về mặt số lượng và chất lượng
-Trong suốt quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa phải có sự quản lý chặt chẽ
của Nhà nước, quản lý chặt chẽ những quy định về lao động bằng pháp luật,chiến
lược, chính sách đồng thời sử dụng các phương pháp quản lý kinh tế để phát huy
triệt để các lợi ích, tích cực; xóa bỏ giảm thiểu tối đa các hạn chế, tiêu cực.
-Hiện đại hóa cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng hợp lí, hiệu quả; tận
dụng nguồn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia.