Bài thu hoạch môn Triết học Mac-Lenin | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài thu hoạch môn Triết học Mac-Lenin | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 9 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (GE40383)
Trường: Đại học Đồng Tháp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO D C Ụ VÀ ĐÀO T O Ạ TR N ƯỜ G ĐẠI H C Ọ Đ N Ồ G THÁP -- - - - -- - - - BÀI THU HO C Ạ H HỌC PH N
Ầ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN H
ọ và tên: Nguy n ễ Ng c ọ Minh Nhi MSSV: 0022411278 S ố th
ứ tự: 73 Lớp học ph n
ầ : GE4091-FR12 Đ n
ồ g Tháp, 12/2022 ĐỀ BÀI:
Câu 1 (3 điểm): Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học? Lấy ví dụ chứng minh. (không quá 2 trang A4)
Câu 2 (3 điểm): Thế nào là nguyên tắc khách quan? Vận dụng nguyên tắc
khách quan vào đổi mới phương pháp học tập của bản thân. (không quá 1,5 trang A4)
Câu 3 (4 điểm): Vận dụng nội dung về mối quan hệ biện chứng giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phân tích quá trình phát triển lực lượng
sản xuất ở Việt Nam thông qua quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay. (không quá 2 trang A4) Câu 1:
Trong việc giải thích câu hỏi lớn của mặt thứ nhất về vấn đề cơ bản của triết
học là “Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết
định cái nào?”, tùy theo cách giải đáp câu hỏi này mà các nhà triết học được chia
làm hai trường phái lớn là các nhà duy vật theo chủ nghĩa duy vật và các nhà duy
tâm theo chủ nghĩa duy tâm.
Bảng so sánh sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học:
Chủ nghĩa duy vật (Materialism)
Chủ nghĩa duy tâm (Idealism)
- Chủ nghĩa duy vật là quan điểm triết - Chủ nghĩa duy tâm là quan điểm triết
học cho rằng thế giới được tạo bởi vật học cho rằng thế giới được tạo bởi yếu
chất, ý thức chỉ là một dạng đặc biệt tố tâm thức (ý thức tinh thần). của vật chất.
-Giải thích mọi hiện tượng của thế giới -Giải thích toàn bộ thế giới này bằng
này bằng các nguyên nhân vật chất- các nguyên nhân tư tưởng, tinh thần-
nguyên nhân tận cùng của mọi vận nguyên nhân tận cùng của mọi vận
động của thế giới này là nguyên nhân động của thế giới này là nguyên nhân vật chất. tinh thần.
- Các nhà duy vật cho rằng vật chất là - Các nhà duy tâm cho rằng ý thức là
cái có trước, ý thức là cái có sau, vật cái có trước, ý thức sinh ra và quyết
chất quyết định ý thức.
định vật chất. Là cơ sở tồn tại của giới tự nhiên, xã hội.
-Thế giới vật chất tồn tại một cách -Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng
khách quan độc lập với ý thức con các sự vật hiện tượng chỉ là “những
người và không có ai sáng tạo ra, còn ý tổng hợp của cảm giác” và tư tưởng.
thức là sự phản ánh thế giới khách Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho
quan vào bộ óc con người, không thể rằng có tồn tại một thực thể tinh thần
có tinh thần, ý thức nếu không có vật có trước và tồn tại độc lập với con chất.
người. Chủ nghĩa duy tâm đã thừa nhận
sự sáng tạo của một lực lượng siêu
nhiên nào đó đối với toàn bộ thế giới.
Ví dụ chứng minh:
Democritos, nhà triết học duy vật cổ đại, trong học thuyết nguyên tử của
mình, ông cho rằng mỗi sự vật đều được cấu tạo bởi những nguyên tử, sự biến đổi
vật chất là do sự thay đổi trình tự sắp xếp của các nguyên tử tạo thành.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng do Karl Heinrich Marx và Friedrich Engels
xây dựng, được Vladimir Ilyich Lenin phát triển. Giải thích về thế giới vật chất và
vai trò của con người, khẳng định sản xuất vật chất được coi là cơ sở đối với sự tồn
tại, vận động và phát triển của xã hội.
George Berkeley, một vị linh mục người Anh, ông là nhà triết học duy tâm
chủ quan. Ông khẳng định vật chất không tồn tại khách quan, ông đưa ra mệnh đề
“Vật thể trong thế giới quanh ta là sự phức hợp của các cảm giác”, ví dụ cái bàn
không phải là một vật thể hữu hình mà là do mắt ta nhìn thấy nó có hình khối, hay
màu sắc và hương vị của hoa quả chỉ là do cảm giác của con người. Chúng không
tồn tại thật. Triết học của ông chứa đầy tư tưởng thần bí, ví dụ, ông cho rằng
Thượng đế tồn tại vĩnh cữu.
Platon, nhà triết học duy tâm khách quan. Trong học thuyết về ý niệm, Platon
cho rằng thế giới các sự vật là không chân thực, không đúng đắn, còn thế giới ý
niệm là thế giới đúng đắn, nhận thức của con người không phải là phản ánh của sự
vật mà là nhận thức về ý niệm, thế giới ý niệm có trước và sinh ra thế giới cảm biết.
Tồn tại là phi vật chất, được nhận biết bằng trí tuệ siêu nhiên, không tồn tại là vật
chất. Nhận thức cảm tính có sau lý tính vì linh hồn đã có nhận thức ở thế giới bên
kia, nhận thức của con người là quá trình hồi tưởng và nhớ lại của linh hồn. Câu 2:
Nguyên tắc khách quan:
Tính khách quan trong sự xem xét là nguyên tắc cơ bản của phương pháp
nhận thức biện chứng duy vật, được rút ra từ quan điểm duy vật khi giải quyết mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác-Lênin.
Nguyên tắc khách quan tức là từ trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi
chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan,
từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có. Phải tôn trọng và hành động theo quy
luật khách quan, nếu không sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Phân tích sự thật
chân thực như nó vốn có, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan, không lấy ý
muốn chủ quan của mình làm chính sách, không lấy ý chí áp đặt cho thực tế, phải
tôn trọng thực tế, tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan nóng vội, phiến điện,
định kiến, không trung thực. Nhận thức sự vật, hiện tượng phải chân thực, đúng
đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng, không được gán cho đối tượng cái mà nó
không có. Nhìn chung, nhận thức, cải tạo sự vật, hiện tượng phải xuất phát từ chính
bản thân sự vật, hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn có
của nó. Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa duy
vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng.
Vận dụng nguyên tắc khách quan vào đổi mới phương pháp học tập của bản thân:
Triết học Mác-Lênin có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
học tập của sinh viên, trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học, trong
đó sinh viên nên đảm bảo nguyên tắc khách quan trong phương pháp học tập của
bản thân. Tôn trọng tính khách quan của vật chất, của các quy luật tự nhiên và xã
hội. Trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách
quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động, không được lấy ý kiến
chủ quan, định kiến của mình áp đặt cho sự vật-hiện tượng và phải phản ánh chân
thực nội dung, bản chất của nó. Việc học tập cần gắn với thực tiễn và xuất phát từ
thực tiễn. Phương châm học là học, hiểu và vận dụng vào thực tiễn, đồng thời trên
cơ sở đó, đối chiếu với thực tiễn để có nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn. Dựa trên
cơ sở hiện thực khách quan, trong phương pháp học tập phải xem xét các yếu tố thể
trạng, sức khỏe, tâm lý, thời gian, tài chính,... của bản thân. Trung thực trong các
bài kiểm tra, các kỳ thi để phản ánh đúng kiến thức của bản thân. Chấp hành nội
quy, không nên có tư tưởng cá nhân cho rằng nội quy của nhà trường rườm rà làm
ảnh hưởng đến bản thân. Câu 3:
Lực lượng sản xuất phát triển trong mối quan hệ biện chứng với quan hệ sản
xuất. Muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất.
Hiện nay, nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện thành công công nghiệp
hoá-hiện đại hoá ở Việt Nam là thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi nền sản xuất- xã
hội lạc hậu sang nền sản xuất-xã hội hiện đại:
-Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học-công nghệ mới, hiện đại.
+Đối với những nước còn kém phát triển, trình độ kĩ thuật công nghệ của sản xuất
còn lạc hậu, nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện cơ khí hóa nhằm thay thế lao động thủ
công bằng lao động sử dụng máy móc, nâng cao năng suất lao động.
+Để phát triển lực lượng sản xuất thì quá trình công nghiệp-hóa hiện đại hóa đòi
hỏi xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất.
+Ứng dụng những thành tựu khoa học-công nghệ mới, hiện đại vào tất cả các
ngành, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế.
+Đẩy mạnh công nghiệp-hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
+Đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ của Việt Nam hiện nay phải gắn liền
với phát triển kinh tế tri thức.
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả.
+Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ tỉ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần
kinh tế. Cơ cấu kinh tế cũng chính là tổng thể cơ cấu các ngành, cơ cấu các vùng và
cơ cấu các thành phần kinh tế.
+Trong hệ thống cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp-nông nghiệp-
dịch vụ) giữ vị trí quan trọng nhất.
+Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả chính là quá
trình tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp trong GDP.
+Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu:
1. Khai thác phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút có
hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế-xã hội.
2. Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học-công nghệ mới, hiện đại vào các
ngành, các vùng và các lĩnh vực kinh tế.
3. Phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và yêu cầu của toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế.
-Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất. (Mục tiêu của công nghiệp hóa-hiện đại hóa nền kinh tế quốc
dân ở Việt Nam là nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì vậy phải cùng cố và tăng
cường hoàn thiện quan hệ sản xuất, trong đó thực hiện thường xuyên nhiệm vụ hoàn
thiện quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản lý, phân bổ nguồn lực theo
hướng tạo động lực cho phát triển, giải phóng sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.)
-Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư. (Để thích ứng với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
công nghiệp hóa-hiện đại hóa ở Việt Nam cần thực hiện những nội dung:
+Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế trên nền tảng đổi mới, sáng tạo.
+Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
+Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó cần thực hiện các nhiệm vụ:
1. Xây dựng và phát triển hạ tầng kĩ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông,
chuẩn bị nền tảng kinh tế số.
2. Thực hiện chuyển đổi nền kinh tế và quản trị xã hội.
3. Đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
4. Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.)
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY/CÔ ĐÃ XEM BÀI THU HOẠCH CỦA
CON, KÍNH MONG NHẬN ĐƯỢC GÓP Ý CỦA THẦY/CÔ VỀ NHỮNG SAI SÓT TRONG BÀI LÀM. *Thông tin sinh viên:
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Minh Nhi
Mã số sinh viên: 0022411278
Học phần: GE4091-FR12 Lớp: ĐHANH22A
Số điện thoại: 0906636816 (Zalo)
Email: nguyenngocminhnhi.280803@gmail.com