Bài thu hoạch môn Triết học Mac-Lenin | Trường Đại học Đồng Tháp
Bài thu hoạch môn Triết học Mac-Lenin | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 7 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (GE40383)
Trường: Đại học Đồng Tháp
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO D C Ụ VÀ ĐÀO T O Ạ TR N ƯỜ G ĐẠI H C Ọ Đ N Ồ G THÁP -- - - - @&?-- - - - BÀI THU HO C Ạ H HỌC PH N
Ầ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN H
ọ và tên: Huỳnh Th ịThúy Quỳnh
MSSV: 0023413382 S Ố THỨ T : Ự 271
Lớp HP: GE4091-FR05 Đ n
ồ g Tháp, 12/2023
Câu 1 (2 điểm): Sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm khi giải quyết nội dung thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học? Lấy ví
dụ chứng minh.
Trả lời: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái
nào quyết định cái nào? Và để giải quyết nội dung thứ nhất vấn đề cơ bản của
triết học, người ta đã chia làm hai nhóm và xây dựng thành hai thế giới quan
khác nhau. Xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới đó là chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm. Sự khác nhau của hai trường phái khi giải quyết vấn đề
nội dung thứ nhất và ví dụ minh họa như sau: Sự khác nhau
Chủ nghĩa duy vật: Là chủ nghĩa cho rằng vật chất là cái có trước, tồn tại khách
quan, độc lập với ý thức, ý thức là thuộc tính của vật chất, phản ánh hiện thực khách quan.
Chủ nghĩa duy tâm: Là chủ nghĩa cho rằng ý thức là cái có trước, tồn tại độc
lập với vật chất, vật chất là sản phẩm của ý thức.
Hai trường phái này có quan điểm về bản chất thế giới khác nhau: đối với
chủ nghĩa duy vật bản chất thế giới là vật chất và nguyên nhân tận cùng của thế
giới là nguyên nhân vật chất, còn chủ nghĩa duy tâm cho rằng bản chất thế giới
là ý thức, nguyên nhân tận cùng của thế giới là nguyên nhân tinh thần.
Quan điểm về vai trò của nhận thức cũng có sự khác biệt: Chủ nghĩa duy
vật cho rằng nhận thức là sự phán ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc
con người, quá trình nhận thức là quá trình xuất phát từ cảm tính đến lý tính, từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đối lập với chủ nghĩa duy vật,
những nhà duy tâm cho rằng nhận thức là sự sáng tạo ra hiện thực khách quan,
quá trình nhận thức là quá trình con người đi tìm hiểu ý nghĩa của thế giới. Ví dụ
Chủ nghĩa duy vật:
- Nhà toán học Talets cho rằng thế giới không có nước sẽ không tồn tại được, và thế giới là nước.
-Con người nhận thức thế giới thông qua giác quan như khi chúng ta nhìn thấy
một cái ghế, ý thức của chúng ta phản ánh cái ghế ấy thực tế đang tồn tại trong thế giới khách quan.
Chủ nghĩa duy tâm:
-Ý thức là cái có trước, độc lập với vật chất. Ví dụ: những người bạn gặp trong
buổi học môn triết đầu tiên tại trường đại học Đồng Tháp chỉ tồn tại khi bạn gặp
họ ngày hôm đó, đối với chủ nghĩa duy tâm trước khi bạn gặp họ, họ chưa từng
tồn tại trên thế giới này.
Câu 2 (4 điểm): Thế nào là nguyên tắc toàn diện? Vận dụng nguyên
tắc toàn diện, anh (chị) thử đưa ra đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà
nền kinh tế Việt Nam (Lào) trong năm 2024.
Trả lời: Nguyên tắc toàn diện là một nguyên tắc phương pháp luận cơ
bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật. Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta
nếu muốn nhận thức được các sự vật, hiện tượng và trong thực tiễn thì phải xem
xét chúng ở nhiều khía cạnh, không những bên ngoài, còn phải xem xét lẫn bên
trong các sự vật, hiện tượng ấy qua nhiều mối liên hệ của nó. Cùng với đó, ta
nhận thức được qua mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính
sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật. Không những thế còn giúp con
người tránh sự phiến diện, một chiều, nguy biện, thay vào đó là khả năng phán
đoán nhạy bén và sáng tạo. Đồng thời, nguyên tắc toàn diện cũng giúp con
người đánh giá đúng tình hình thực tế để kết hợp sử dụng các phương pháp.
Thuận lợi và khó khăn: Thuận lợi:
-Với phương châm phát triển toàn diện qua nhiều năm, đồng bộ các lĩnh vực
như là lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, …đã giúp cho đời sống người
dân được cải thiện và được sống trong ấm no hạnh phúc. Từ đó, chất lượng
cuộc sống người dân được nâng cao. Người dân hăng hái làm việc, tập chung
làm việc góp phần phát triển kinh tế nước nhà.
-Phát triển toàn diện không chỉ trong nước mà còn với thế giới, nhà nước thực
hiện mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng
là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác như Liên Hợp Quốc, Tổ chức
Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Diễn
đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, ASEAN , thông qua đó giúp
việc trao đổi và buôn bán hàng hóa thuận lợi hơn qua từng năm, từ đó thúc đẩy
nền kinh tế trong nước phát triển.
-Thêm vào đó là sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật ngày nay. Việc áp dụng
công nghệ kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm khiến cho năng suất lao
động tăng lên, chất lượng sản phẩm cũng tăng theo, kéo theo đó là mở rộng tiềm
lực hợp tác cùng nhau phát triển với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
-Nền kinh tế Việt Nam có những điều kiện thuận lợi như vậy đã góp phần tác
động tích cực đến nền kinh tế Lào, từ xưa đến nay mối quan hệ Việt- Lào vô
cùng thân thiết, Việt Nam-Lào hiện có nhiều cơ chế chính sách hiệu quả nhằm
thúc đẩy quan hệ song phương trong lĩnh vực kinh tế. Hai bên có những chính
sách ưu đãi cho nhau, Việt Nam có những có các chính sách hỗ trợ đặc thù, tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào. Lào
cũng có các chính sách ưu tiên nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cho các doanh
nghiệp Việt Nam tại Lào về mặt vốn đầu tư tại Lào. Các ngành nghề mà doanh
nghiệp, công ty Việt Nam đầu tư vào điều là những ngành quan trọng với kinh
tế Lào vì vậy phải hoạt động hiệu quả mới giúp Lào phát triển, góp phần xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp, đoàn kết, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt-Lào.
Khó khăn: Việt Nam và Lào đều thực hiện phát triển toàn diện,tích cực hội
nhập quốc tế, và cũng có nhiều thách thức tương đồng.
-Nền kinh tế hai bên đang đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức.
Việc thực hiện phát triển toàn diện khiến cho khối lượng công việc tăng, vừa
phải đối mặt với vấn đề, bất cập bên trong nền kinh tế tích tụ nhiều năm trong
khi vẫn phải chuẩn bị công tác ứng phó với các vấn đề xấu có thể phát sinh.
Trong năm 2024 có thể xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay tình trạng
doanh nghiệp phá sản tăng. Vì vậy cần tập trung ổn định kinh tế, kiểm soát lạm
phát, tập trung nhiều hơn cho các động lực tăng trưởng kinh tế.
-Khi dịch Covid19 xuất hiện tại Việt Nam và Lào, để bảo vệ sức khỏe người
dân, nhà nước hai bên hạn chế mở cửa, việc xuất khẩu hàng hóa trở nên hạn chế
hơn. Hậu quả mà covid19 để lại đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế hai
nước trong năm 2024 sắp tới.
Câu 3 (4 điểm): Vận dụng nội dung về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng vào phân tích quá trình đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị ở Việt Nam hiện nay?
Trả lời: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai quy luật cơ bản của
sự vận động và phát triển lịch sử xã hội. Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ
sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định.
Còn kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những
thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành trên
một cơ sở hạ tầng nhất định.
Mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng là mối quan hệ
biện chứng không tách rời nhau, trong đó có cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định
kiến trúc thượng tầng. Còn kiến trúc thượng tầng là phản ánh cơ sở hạ tầng,
nhưng nó có vai trò tác động trở lại mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng.
Đầu tiên, cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng:
-Trong đời sống hiện thực xã hội, bất kỳ một hiện tượng nào thuộc kiến trúc
thượng tầng như chính trị, pháp luật, triết học,... điều không thể giải thích được
từ chính nó mà phải thông qua, xem xét và phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng.
-Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
Sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp trong
quá trình chuyển từ một hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời sang kinh tế xã hội mới tốt đẹp hơn.
Thứ hai, đó là sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
-Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến
cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, cách thức tác động của mỗi yếu tố trong đời sống là khác nhau.
-Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra
Theo hai chiều hướng. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy
luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát
triển; nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.
Phân tích quá trình đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam hiện nay
Trong đổi mới chính trị, Đảng đã khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội và thực hiện chế độ chính trị nhất nguyên, một đảng lãnh đạo.
Trước khi thực hiện chính sách đổi mới năm 1986: Kiến trúc thượng tầng
được đề cao quá mức, Nhà nước, cơ quan quản lí kinh tế một cách chủ quan,
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, sản xuất trì trệ, thiếu vốn
đầu tư, và lạm phát tăng cao.; vi phạm các quy luật kinh tế khách quan => dẫn
đến sự khủng hoảng kinh tế, xã hội.
Từ 1986 đến nay: Việt Nam đã thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế,
mở cửa đất nước, thu hút đầu tư nước ngoài, và tăng cường hợp tác quốc tế một
cách toàn diện qua nhiều mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), từ đó mở rộng
thêm mối quan hệ kinh tế, chính trị với nhiều nước trong khu vực, lẫn thế giới.
Lấy sự phát triển kinh tế làm trọng điểm, sau đó tiến lên đổi mới chính trị, phát
triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
-Về sơ sở hạ tầng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm khá cao, đất nước đã ra
có sự đổi mới, nước ta vực dậy sau cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội. Kinh tế
tăng trưởng khá nhanh, bắt đầu công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất
nước, phát triển nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, nhiều thành phần và
kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo vì theo chủ nghĩa Mác Lênin về chủ nghĩa
xã hội thì mọi tư liệu sản xuất điều thuộc về sở hữu toàn dân, và nhà nước là đại
diện của nhân dân. Phát triển kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể góp
phần thúc đẩy sự đoàn kết, vững mạnh của kinh tế toàn dân.
-Về kiến trúc thượng tầng: Đảng và nhà nước ta đã vận dụng mối quan hệ này
vào chủ trương đổi mới toàn diện cả về kinh tế lẫn chính trị. Đảng thường
xuyên tổng kết thực tiễn, xây dựng hệ thống chính trị XHCN mà trong đó quyền
lực cao nhất thuộc về nhân dân. Hệ thống pháp luật đồng bộ với sự phát triển
kinh tế xã hội để quản lý mọi mặt của xã hội. Thực hiện cải cách hành chính
trong nước, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Mở rộng và phát
triển nhiều lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, công nghệ,... tạo sân chơi cho mọi
người nhầm mang lại giá trị tích cực cho cộng động, đất nước tiến bộ, con người văn minh.
Chân thành cảm ơn thầy đã xem !