-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thu hoạch môn tư tưởng Hồ Chí Minh - trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là con trai của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Sinh ra và lớn lên tại miền quê có truyền thống đấu tranh kiên cường chống áp bức của thực dân cùng với sự giáo dục của gia đình và lòng yêu nước sâu sắc đã ảnh hưởng đến Cậu Bé Cung từ thời niên thiếu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Bài thu hoạch môn tư tưởng Hồ Chí Minh - trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là con trai của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Sinh ra và lớn lên tại miền quê có truyền thống đấu tranh kiên cường chống áp bức của thực dân cùng với sự giáo dục của gia đình và lòng yêu nước sâu sắc đã ảnh hưởng đến Cậu Bé Cung từ thời niên thiếu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474 Bài Thu Hoạch Môn:Tư Tưởng HCM lOMoAR cPSD| 46988474
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung tại xã Kim Liên, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là con trai của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị
Loan. Sinh ra và lớn lên tại miền quê có truyền thống đấu tranh kiên cường chống áp bức
của thực dân cùng với sự giáo dục của gia đình và lòng yêu nước sâu sắc đã ảnh hưởng đến
Cậu Bé Cung từ thời niên thiếu. Từ năm 1895, Bác Hồ theo cha vào Huế, thời gian sống và
học hành ở mảnh đất kinh kỳ, Bác đã chứng kiến sự bất lực của các vị vua quan triều
Nguyễn và thấy được tội ác của thực dân Pháp gây ra đối với nhân dân và dân tộc Việt Nam,
nhân dân từ Bắc vào Nam bị áp bức, bóc lột, đồng bào bị đọa đày, khổ nhục. Đồng thời học
được văn minh của văn hóa phương Tây và tiếp xúc với đồng bào yêu nước. Cùng với sự
thất bại của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục của cuộc vận động Duy Tân
và phong trào chống thuế ở các tỉnh Trung Kỳ, người thanh niên yêu nước Bác rất ngưỡng
mộ và kính trọng lòng yêu nước dũng cảm kiên cường của các bậc tiền bối, nhưng với tấm
lòng yêu nước sâu sắc sự trăn trở về vận mệnh dân tộc, bằng sự hiểu biết của bản thân Bác
sớm nhận ra con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải phóng được dân tộc
mà cần thiết phải có một con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử càng
thôi thúc Bác Hồ hướng về các nước phương Tây, mong muốn được đến tìm hiểu xem
những gì ẩn giấu đằng sau những từ “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” mà nước Pháp luôn
tuyên truyền khắp thế giới. Từ đó đã tạo cho Người một nỗi khát khao tột bậc, làm sao cho
nước nhà được độc lập, nhân dân được sống tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, cũng được
học hành. Nỗi khát khao đó chính là động lực tinh thần thôi thúc Người đưa ra một quyết
định mang tính lịch sử và trở thành dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc
khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành
đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville rời Sài Gòn đi Marseille, Pháp, bắt đầu cuộc hành
trình tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước với tên mới Văn Ba. Bác Hồ ra
đi trong tư cách của một người lao động khởi nghiệp với đôi bàn tay trắng. Bác xuống tàu
và gặp viên thuyền trưởng Lui E-du-a Mai-sen xin việc làm. Ngày 3/6/1911, Bác chính thức
xuống tàu bắt đầu làm công việc phụ bếp với mức lương 45 Franc Pháp/tháng và mang theo
mong muốn được sang các nước phương Tây học hỏi những thứ văn minh mà họ vẫn giao
giảng ở xứ thuộc địa. Trên tàu, làm công việc phụ bếp, Bác phải dậy từ 4h sáng đến 9h đêm.
Bác làm việc với cường độ liên tục: quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, rồi đốt lửa trong
các lò, đi khuân than, xuống hầm lấy rau, thịt, cá, nước đá… Công việc khá nặng nhọc vì lOMoAR cPSD| 46988474
dưới bếp thì rất nóng và trong hầm rất rét, nhất là phải vác một bao tải nặng, vừa leo lên
những bậc thang trong khi con tàu tròng trành. Xong công việc ấy, Bác còn phải dọn cho
chủ bếp Pháp ăn, sau đó lại nhặt rau, rửa chảo nồi, đun lò. Nhà bếp chăm lo cho 7, 8 trăm
người cả nhân viên và hành khách: Những chiếc chảo bằng đồng lớn và nặng quá, Bác phải
kéo lê trên sàn. Những cái nồi cao quá phải leo lên ghế để chùi nồi. Gọt củ cải, khoai tây,
măng tây. Có lần Bác suýt chết đuối do gặp biển nổi sóng dữ dội, may bị sóng đẩy vào giữa
cột buồm và dây xích nên đã thoát chết. Công việc dưới tàu cực khổ nhiều nguy hiểm như
vậy nhưng Bác đã thắng sóng gió và điều kiện làm việc cực nhọc dưới tàu biển để khởi đầu
cho hành trình tìm đường cứu nước. Không những thế, vào lúc 9h đêm khi công việc kết
thúc, mọi người đánh bài, nghỉ ngơi, Bác lại đọc, viết đến 11h hoặc nửa đêm. Con đường
vạn dặm đi tìm chân lý của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh kéo dài 30 năm (1911 - 1941),
vượt qua nhiều hành trình gian khổ, qua 3 đại dương, 4 châu lục, 28 quốc gia, qua hàng trăm
thành phố lớn nhỏ khắp các châu lục, làm đủ mọi nghề để kiếm sống và tìm hiểu thế giới và
được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều dân tộc khác nhau. Người từng làm phụ bếp trên tàu thủy,
rửa bát thuê cho khách sạn ở London, bán thuốc lá rong ở Quảng Đông, lau cửa kính tại Rio
de Janeiro, chịu những cơn sốt rét ở rừng nhiệt đới Châu Phi, viết bài đầu tiên cho báo Nhân
đạo, làm phóng viên cho một số tờ báo ở Paris,.... Đặc biệt, Người dừng chân khá lâu ở 3
nước đế quốc lớn nhất thời bấy giờ là Mỹ, Anh và Pháp. Qua đó, Người thấy rằng ở đâu bọn
đế quốc cũng tàn bạo độc ác, ở đâu cũng có nỗi khống khổ của những con người nô lệ với
đủ mọi màu da bị bóc lột, bần cùng hóa và tù đầy.
Bác Hồ có suy nghĩ rằng, tại đây Bác sẽ học được những giá trị về tự do, bình đẳng, bác
ái, được tiếp xúc với những phong trào chống lại chế độ thuộc địa. Vì thế, sau nhiều cuộc
hành trình gian nan, vất vả. Cuối năm 1917 Bác trở lại Pháp, Người bắt đầu hoạt động yêu
nước của mình. Tại đây Người làm các công việc để sinh sống và tự học. Người thường
xuyên đến Thư viện đọc rất nhiều sách của nhà triết học thế kỷ thứ 18. Từ đây Bác Hồ bắt
đầu những ngày tháng hoạt động sôi nổi của mình Người tham gia tích cực các diễn đàn các
đại hội quốc tế và hoạt động báo chí cùng với một nhóm những người An Nam yêu nước tại
Pháp. Một trong những thành tựu to lớn trong hành trình này chính là “Bản yêu sách của
người dân An Nam” mà Bác thay mặt những người yêu nước An Nam ở Pháp gửi tới Hội
nghị Versailles và các đoàn đại biểu tham dự Hội nghị. Đây là lần đầu tiên vấn đề chính trị
của người dân An Nam được đưa ra một cách chính thức tại một diễn đàn quốc tế. Mặc dù
các bản yêu sách không được bàn tới trong Hội nghị nhưng nó được lan truyền rộng rãi, gây lOMoAR cPSD| 46988474
tiếng vang lớn trong dư luận nước Pháp và các nước thuộc địa; làm thức tỉnh tinh thần đấu
tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân Việt Nam và Đông Dương.Từ năm 1921 đến năm
1930, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Đại hội Quốc tế nông dân và được bầu làm chủ
tịch, Bác ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào
yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác
phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ
báo Thanh Niên ra ngày 21/6/1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới
thành lập Đảng. Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và
cán bộ thông qua việc lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925) và tổ chức nhiều
lớp đào tạo cán bộ và gửi đi học ở Liên Xô... ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời, con đường cứu nước đúng đắn của Việt Nam đã cơ bản được xác định. Thắng lợi của
cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á chính là
kết quả sau 30 năm bôn ba hoạt động, học tập, nghiên cứu ở nước ngoài để tìm ra chiến lược
cách mạng phù hợp với sự thay đổi mau lẹ của tình hình quốc tế và trong nước.
Những thắng lợi đó là minh chứng rõ ràng nhất về những giá trị to lớn, soi sáng, dẫn
đường của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bởi vậy, hành trình ra đi tìm đường
cứu nước suốt 30 năm là minh chứng sống động về con người hành động hay triết lý hành
động Hồ Chí Minh. Đó là chủ nghĩa yêu nước, là tinh thần dân tộc, là khát khao độc lập cho
dân tộc, tự do cho Nhân dân…Đồng thời, thể hiện tầm vóc trí tuệ và bản lĩnh của Đảng ta
trong việc vận dụng sáng tạo và bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng của
Chủ tich Hồ Chí Minh không chỉ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc mà trong cả
sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Qua cuộc hành trình ra đi tìm đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho
nhân dân, đặc biệt là lớp trẻ và thanh thiếu niên ngày nay nhiều bài học ý nghĩa,sâu sắc.
Không chỉ truyền ý chí, cảm hứng, khát vọng cho thanh niên, mà còn giúp thanh niên Việt
Nam rút ra nhiều bài học quý báu trong cuộc sống, học tập, công tác, lao động sản xuất, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ nhất là bài học về lòng yêu quê hương, yêu đất nước và khát vọng giải phóng dân
tộc, giữ gìn và phát triển đất nước. Từ nhỏ Bác Hồ đã được tiếp cận, tiếp thu và kế thừa
truyền thống hóa của dân tộc trong đó có truyền thống yêu quê hương, đất nước và nhân lOMoAR cPSD| 46988474
dân, uống nước nhớ nguồn từ gia đình. Với việc chứng kiến nhân dân bị áp bức bốc lột đầy
đọa tận xương tủy từ bọn Thực dân Pháp đã khiến cho lòng yêu nước, ý chí và tinh thần giải
phóng dân tộc bên trong Bác sục sôi, thôi thúc Bác lòng quyết tâm tìm con đường cứu nước,
cứu dân. Trong quá trình tìm đường cứu nước, khi đã tìm thấy chân lý cách mạng và con
đường giải phóng cho dân tộc mình, Người đã làm tất cả để tập hợp lực lượng, gây dựng
phong trào, đấu tranh cách mạng để mang lại nền độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân
dân. Trong thời chiến, khi phải đương đầu với những kẻ thù mạnh, tàn ác thì chúng ta thể
hiện lòng yêu nước bằng cách đứng lên cầm súng đánh giặc giành lại hòa bình, độc lập cho
dân tộc. Nhưng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay, thế hệ trẻ chúng
ta là thế hệ đi sau, là những người đang ở độ tuổi tràn đầy nhiệt huyết, dám nghĩ, dám làm.
Lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ chúng thì lời nói phải đi liền với hành động thiết thực và
phải là thế hệ tiếp nối và phát huy truyền thống vẻ vang này. Lòng yêu nước không chỉ là
tình cảm, tình yêu thương của chúng ta đối với đất nước, quê hương. Mà còn cùng với đó là
tinh thần, trách nhiệm xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu mạnh, phát triển.
Chính vì thế mỗi thanh thiếu niên cúng ta phải ra sức học tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa,
nghiên cứu, phát triển công nghệ kĩ thuật, kinh tế, văn hóa. Đặc biệt phải tăng cường nhận
thức để tránh bị những tổ chức phản động, chống phá nhà nước lôi kéo làm ảnh hưởng đến
tình hình kinh tế, chính trị của dân tộc.
Thứ hai, mạnh dạn, táo bạo nghiên cứu, tìm hiểu, thực hiện những hướng đi mới, đột
phá, khác biệt. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước ở trời Tây, Bác Hồ đã chứng kiến nhiều
phong trào yêu nước của các văn thân sĩ phu yêu nước nổ ra nhưng tất cả đều thất bại người
Mặc dù Bác rất ngưỡng mộ và kính trọng lòng yêu nước dũng cảm kiên cường của các bậc
tiền bối nhưng Bác đã sớm nhận ra con đường do những người đi trước mở ra sẽ không giải
phóng được dân tộc mà cần thiết phải có một con đường mới phù hợp và triệt để hơn. Và
Bác đã mạnh dạn tìm con đường cứu nước mới, một lối đi mới, đó là sang Pháp “xem nước
Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào
chúng ta”. Trong thời kì hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển và vùng an toàn đôi khi lại
trở nên nguy hiểm. Chính vì thế, chọn hướng đi khác biệt, không theo lối mòn truyền thống
mà tìm kiếm những trào lưu nghề nghiệp mới, cách làm việc sáng tạo để đạt được thành
công. Và ngay tại thời điểm hiện nay với sự bùng nổ của internet và thiết bị điện tử, giới trẻ
có nhiều cơ hội hơn để khám phá thế giới kiến thức mới lạ, có cơ hội để sáng tạo, khẳng
định giá trị bản thân và làm nên thành công đáng nể trong những lĩnh vực, công việc khác lOMoAR cPSD| 46988474
biệt với số đông.Và đã xuất hiện những bạn trẻ đón đầu tham gia vào lĩnh vực sáng tạo nội
dung trên nền tảng số, xây dựng những câu chuyện thương hiệu, quay phim đầy nghệ
thuật... Những hướng đi này đã chứng minh rằng, đam mê, sự sáng tạo và mạnh dạn tiên
phong có thể giúp con người vượt qua những rào cản và trở thành những người thành công
trong cuộc sống. Tuy nó là một hành trình đầy thử thách và khó khăn, nhưng nếu có đủ niềm
tin và sự kiên trì, mọi khó khăn đều có thể vượt qua.
Thứ ba, thanh thiếu niên hiện nay ra sức học tập kế thừa tiến bộ của nhân loại nhưng
phải biết vận dụng, kết hợp những giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc. Bác tiếp tục
truyền cảm hứng cho thanh niên ngày nay phải luôn nỗ lực học tập, tiếp thu có chọn lọc,
sáng tạo những trào lưu, các tiến bộ, cái tinh hoa của nhân loại vào thực tiễn xây dựng và
phát triển đất nước Việt Nam. Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở
cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc phải càng được
khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân
tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên sinh viên Việt Nam cần ý thức được vai trò, ý
nghĩa của bản thân để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân
tộc bằng những việc làm tích cực, tìm hiểu, học tập, phát huy và rèn luyện lối sống, những
hành động tích cực phù hợp những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Đặc biệt
là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta còn
cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh
mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền
với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.
Thứ tư, Bác đã để lại cho chúng ta một bài học về tinh thần tự học, học tập suốt đời và
nghị lực, rèn luyện ý chí quyết tâm, bản lĩnh, nỗ lực, phấn đấu không ngừng. Trong suốt
quãng đường hoạt động cách mạng nói chung và khoản thời gian ra đi tìm đường cứu nước
nói riêng, Bác đã trải qua nhiều chông gai, bão táp nhưng Bác vẫn là tấm gương sáng ngời
về nghị lực, ý chí vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không ngừng nỗ lực, phấn
đấu, rèn luyện. Bác vẫn miệt mài học tập, đến đâu Người học đến đó, tìm mọi cách để học,
tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đi qua để nâng cao tri thức; học nghề và làm
rất nhiều nghề khác nhau kiếm sống để hoạt động cách mạng. Bác đã tự học rất nhiều thứ
tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Thái Lan, Tây Ban Nha, Ả Rập... nhờ đó Bác
đã đọc được nhiều tài liệu bổ ích, có giá trị cho hoạt động cách mạng của mình sau này. lOMoAR cPSD| 46988474
Những câu truyện, tấm gương của Bác đã để lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu mà
chúng ta cần học tập và noi theo. Xã hội ngày càng phát triển, tri thức nhân loại ngày càng
được đổi mới và phong phú, đa dạng bắt buộc chúng ta phải luôn luôn học tập, trau dồi và
tiếp thu thêm những kiến thức mới. Để đáp ứng được những yêu cầu, đổi mới, đa dạng đó ta
cần có ý thức tự chủ động tìm hiểu kiến thức, tự học, tự trau dồi bản thân để có thể bắt kịp
với guồng quay của nhịp sống và sự phát triển của xã hội đặc biệt trong cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, chúng ta phải không ngừng rèn luyện, phát triển tri thức, đạo đức,
sức khỏe, kỹ năng ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng mềm, giao tiếp,… để tránh bị tụt hậu,
đi lùi và có thể chủ động nắm bắt tối đa cơ hội phát triển bản thân, hình thành những công
dân toàn cầu, đón đầu nền công nghiệp 4.0 tạo nền tảng vững chắc cho những bước phát
triển nhảy vọt của đất nước. Tuy nhiên để đạt được điều đó, bước đầu chúng ta phải có tinh
thần vượt khó, không ngại khó khăn thử thách, nêu cao tinh thần nghị lực và ý chí quyết
tâm, để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của tuổi trẻ, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của đất nước.
Ngày 5-6-1911 không chỉ là sự kiện đặc biệt đánh dấu sự khởi đầu của quá trình đi ra
thế giới tìm con đường cứu nước, cứu dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là sự kiện mở
ra quá trình Việt Nam từng bước hội nhập vào dòng tiến hóa theo xu thế mới của nhân loại
dưới sự dẫn dắt của Bác. Trong quá trình đó, trên cơ sở tiếp nhận những giá trị văn hóa - văn
minh nhân loại và nắm bắt được xu thế phát triển của loài người trong thời đại mới, thông
qua con đường cách mạng mà Bác đã lựa chọn, Việt Nam đã kết hợp thành công sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp (cả lực, thế, thời) đưa tới
những thắng lợi lịch sử cho cách mạng Việt Nam. Bên cạnh đó thông qua sự kiện lịch sử
này Bác đã để lại nhiều bài học nhân văn, sâu sắc cho thế hệ thanh thiếu niên ngày nay cũng
như sau này. Và nó trở thành tiền đề trong hành trình hội nhập cùng nhân loại đi đến tương
lai sánh vai cùng các cường quốc 5 châu, chúng ta càng tin tưởng và kiên trì phấn đấu trên
con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã chỉ ra, quyết tâm đưa ngọn cờ của Người đến đích thắng lợi. TÀI LI U THAM KHỆẢO:
https://www.qdnd.vn/ky-niem-110-nam-ngay-bac-ho-ra-di-tim-duong-cuu-nuoc/noi-
guongbac/hanh-trinh-nguoi-di-tim-hinh-cua-nuoc-va-bai-hoc-cho-thanh-nien-hom-
nay661583#:~:text=S%E1%BB%B1%20ki%E1%BB%87n%20ra%20%C4%91i%20t lOMoAR cPSD| 46988474
%C3%ACm,v%C3%A0%20b%E1%BA%A3o%20v%E1%BB%87%20T%E1%BB %95%20qu%E1%BB%91c.
https://yenloc.namdinh.gov.vn/tin-hoat-dong/ky-niem-112-nam-ngay-bac-ho-ra-di-
timduong-cuu-nuoc-5-6-1911-5-6-2023-cuoc-hanh-trinh-vi-dai-vi-294972#:~:text=C
%C3%A1ch%20%C4%91%C3%A2y%20112%20n%C4%83m%2C%20v%C3%A0o,t
%E1%BB%B1%20do%20cho%20d%C3%A2n%20t%E1%BB%99c
https://baotanghochiminh.vn/hanh-trinh-cua-con-tau-amiral-latouche-treville-dua-
nguyentat-thanh-ra-di-tim-duong-cuu-nuoc.htm