Bài thu hoạch Sau chuyến thăm bảo tàng - Chủ nghĩa xã hội | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Bảo tàng Hồ Chí Minh, thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm danh nhân, là công trình văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình Bảo tàng được khởi công xây dựng ngày 31-8-1985 và khánh thành vào đúng ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Trường:

Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu

Thông tin:
7 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Bài thu hoạch Sau chuyến thăm bảo tàng - Chủ nghĩa xã hội | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Bảo tàng Hồ Chí Minh, thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm danh nhân, là công trình văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình Bảo tàng được khởi công xây dựng ngày 31-8-1985 và khánh thành vào đúng ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

210 105 lượt tải Tải xuống
BÀI THU HOẠCH
Sinhax
Chương mở đầu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ NỘI
KHO
M
A
S
c
Ư
l
P
H
c
ẠM
Trang
1. Lý do chọn đề tài tiểu lun
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu
luận Mục tiêu
Nhiệ
S
m
A
vụ
U CHUYẾN THĂM BẢO
NG
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
5. Kết cấu của tiểu luận
Nội dung
Họ tên sinh viên :
Chương 1
Lớp : SP Lịch Sử D2021
1.1.
Học phn : Lịch Sử VN Cận Đại
1.2
Chương 2
2.1.
2.2.
Chương 3
3.1.
3.2
Kết lun
Tài liệu tham kho
NỘI - 2020
Cách viết Tài liệu tham khảonhư sau
Mở đầu: (gồm các phần sau)
A. Bảo Tàng Hồ Chí Minh
I. Giới thiệu chung về Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh, thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm danh nhân, là công
trình văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình Bảo tàng được
khởi công xây dựng ngày 31-8-1985 và khánh thành vào đúng ngày 19-5-1990,
nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ít ai biết được, bảo
tàng Hồ Chí Minh xây dựng suốt gần 5 năm nhưng thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng
cho sự ra đời của công trình này kéo dài lên đến gần 20 năm. Tác giả thiết kế
công trình là kiến trúc sư người Nga nổi tiếng - ông Garon Isacovich.
Toà nhà mang biểu tượng bông sen trắng tượng trưng cho cuộc đời giản dị thanh
cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu
sắc của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu, quyết tâm đi theo con
đường mà Người đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam.
Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng theo một khối hình vuông và vát hai góc
chéo bên hông. Nhìn tổng thể, thiết kế kiến trúc của bảo tàng trông như một đóa
bông sen trắng toát lên vẻ đẹp thuần khiết và thanh tao. Trên mặt chính bên
ngoài của bảo tàng có một bức phù điêu lớn. Phù điêu lớn hiện lên là hình quốc
kỳ và búa liềm đan xen vào nhau thể hiện cho tư tưởng nền độc lập và một
hội chủ nghĩa. Đây là mục tiêu mà toàn Đảng và toàn dân đang hướng đến để
phát triển đất nước.
Tại không gian long trọng nhất của bảo tàng Hồ Chí Minh được lựa chọn làm
nơi đặt bức tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bức tượng của Bác có chiều cao
3.5 mét trên một bệ cao 0.6 mét. Tổng trọng lượng của bức tượng lên đến 3 tấn.
Không gian xung quanh được phối cảnh nội thất với họa tiết đèn, cây cảnh và
phù điêu làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ
II. Các chủ đề được trưng bày
Trưng bày chính của Bảo tàng Hồ Chí Minh thể hiện 3 nội dung:
1. Giới thiệu tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tuổi ấu thơ cho đến khi Người
qua đời và nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của Người
2. Giới thiệu về cuộc sống, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam.
3. Giới thiệu một số sự kiện lịch sử thế giới (từ cuối thế kỷ 19 và trong thế
kỷ 20) có tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ
Chí Minh và cách mạng Việt Nam
Chủ đề trưng bày đầu tiên thời thơ ấu thanh niên của chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, tại làng Sen Nam Đàn, Nghệ An trong một
gia đình nhà nho. Ngôi nhà bác được dựng lại ngay trong bảo tàng. Đó chính là
nơi mà Hồ chủ tịch đã lớn lên, là nơi mà cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của
Người, với tư tưởng yêu nước tiến bộ và nhân cách cao thượng đã ảnh hưởng
sâu sắc tới Người; là nơi đầu tiên mà Bác tiếp cận với tư tưởng Cách mạng tân
tiến từ ông cha như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và những nhà yêu nước
khác, khi các vị tiền bối đã đến đây bàn việc nước với cha Người. Đây cũng là
nơi Người xác định đặt sự nghiệp Cách mạng lên làm nghĩa vụ và nuôi ý định ra
đi tìm đường cứu nước của mình. Tuy nhiên, mặc dù rất kính trọng những vị
tiền bối, nhưng Bác nhận ra những hạn chế và sai lầm trong con đường của họ,
không tán thành và đi theo con đường cứu nước của họ, Bác quyết định đi theo
con đường của mình, đó sang các nước phương Tây tìm đường cứu nước, Người
muốn đến tận đất nước của những kẻ đang đô hộ Việt Nam, để xem bản chất “tự
do, bình đẳng, bác ái” trên lý tưởng của cách mạng tư sản Pháp 1789 là gì?
Chủ đề trưng bày thứ hai: chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ
nghĩa Mác-Lênin khẳng định con đường Cách mạng Việt Nam
(1911- 1920).
Thăm bảo tàng, ta nhìn thấy là hình con tàu Latouche Tréville, một chiếc tàu
buôn của Pháp, những con sóng ở bến cảng Nhà Rồng. Ngày 05/6/1911, trên
chiếc tàu này, Bác đã bắt đầu con đường vạn dặm tìm đường cứu nước để đem
lại độc lập, tự do cho dân tộc bằng đôi bàn tay lao động của mình. Bác quyết chí
đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực
dân Pháp, mà bao đời nay các bậc cách mạng tiền bối vẫn chưa làm được.
Người ra đi với hai bàn tay trắng, dù vẫn biết, con đường ở phía trước còn dài,
rất nhiều chông gai, vất vả nhưng Người vẫn vững niềm tin vào con đường
chính nghĩa, tin vào sức lao động chân chính của mình. Trong quá trình bôn ba
tìm đường cứu nước, vừa lao động kiếm sống, vừa tiến hành khảo sát thực tiễn
nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa, khảo sát các cuộc cách mạng ở các
nước Pháp,
Anh, Mỹ, Nguyễn Ái Quốc đã có nhận thức quan trọng: Cách mạng tư sản
là những cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng là những cuộc cách mạng chưa đến nơi.
Cách mạng tư sản xây dựng lên một chế độ mới tiến bộ hơn xã hội phong kiến.
Nhưng cách mạng xong rồi giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao
động vẫn khổ, vẫn bị áp bức, bóc lột và vẫn mưu toan làm cách mạng. Nguyễn
Ái Quốc đã tìm ra những mặt trái của xã hội phương Tây, nhận ra “ở đâu cũng
có người nghèo khổ như xứ sở mình” do ách áp bức, bóc lột dã man, vô nhân
đạo của bọn thống trị. Năm 1920, sau khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin, người thấy
“tin tưởng, sáng tỏ và cảm động”. Người khẳng định: "Đây là cái cần thiết cho
chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Người hoàn toàn tin theo
Lênin và quốc tế III vì đã bênh vực cho các dân tộc bị áp bức. Người đã tìm
thấy trong lý luận của V.I. Lênin một con đường cứu nước mới: con đường cách
mạng vô sản. Người cũng đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân
tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
III. Cảm nhận cá nhân sau chuyến tham quan bảong
Là một sinh viên năm hai, em cảm thấy biết ơn sự hiện diện của bảo tàng đã
cung cấp cho em một nguồn kiến thức lớn về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lịch sử
hình thành của Đảng cũng như công cuộc giành lại độc lập tự do của dân tộc
mình. Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi cất giữ không chỉ hiện vật lịch sử liên quan
đến cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn lưu trữ một không gian thiêng liêng
và trang trọng để thế hệ trẻ như chúng em ngày hôm nay may mắn được biết đến
và tìm hiểu.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với sự phát triển Hồ Chí Minh đã trở
thành một thước đo của sự cống hiến không ngừng nghỉ và không vụ lợi, tất cả
vì một mục đích lớn lao là độc lập tự do cho dân tộc. Đây là một trong những
đức tính thế hệ trẻ học hỏi bởi khi chiến tranh kết thúc, mạng sống của con
người được bảo vệ thì chúng ta dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân thực dụng, chỉ sống
cho lợi ích của chính mình từ đó mất đi lý tưởng sống và buông thả bản thân.
B. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
I. Giới thiệu chung về Bảo tàng Lịch sử Quân sự
Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Quận sự Việt Nam được thành lập ngày 17/7/1956, trực thuộc
Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc Phòng, địa chỉ tại số 28A đường Điện Biên Phủ,
quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bảo tàng hiện đang trưng bày và lưu giữ
những hình ảnh, hiện vật, tài liệu phản ánh về lịch sử quân sự Việt Nam từ thời
Hùng Vương dựng nước cho đến giai đoạn ngày nay, với gần 16 vạn hiện vật đó
có nhiều hiện vật quý, đặc biệt là 04 bảo vật quốc gia, gồm: Máy bay MIG 21 số
hiệu 4324; Máy bay MIG 21 số hiệu 5121, Tấm Bản đồ Quyết tâm chiến dịch
Hồ Chí Minh; Xe tăng T54B số hiệu 843.
Sau khi được thành lập Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam với tên là Bảo tàng
Quân đội đã tổ chức sưu tầm tài liệu, hiện vật; đến ngày 21 tháng 12 năm 1959,
lễ khánh thành Bảo tàng Quân đội được tổ chức trọng thể nhân kỷ niệm 15 năm
ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -22/12/2959). Bảo
tàng Quân đội chính thức được mở cửa phục vụ khách tham quan. Tới duyệt nội
dung trưng bày bảo tàng trước khi mở cửa phục vụ đón khách tham quan, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói “Bảo tàng Quân đội là một cuốn sử sống có tác dụng
rất to lớn đến việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho người Việt
Nam, nhất là thế hệ trẻ. Bảo tàng Quân đội còn giúp khách nước ngoài hiểu
về Việt Nam ta về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Vì vậy, Bảo tàng
phải tạo điều kiện tốt nhất cho khách đến tham quan”.
Cuối năm 1959, Ban Xây dựng Bảo tàng Quân đội được đổi tên thành
Phòng Bảo tàng Quân đội trực thuộc Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị.
Nhiệm vụ của Phòng Bảo tàng Quân đội lúc này là: Đón tiếp, hướng dẫn khách
tham quan; bảo vệ, bảo quản hiện vật, kho tàng; tu bổ, sửa chữa nhỏ hệ thống
trưng bày. Trong giai đoạn này, công tác tuyên truyền, phục vụ khách tham quan
là nhiệm vụ trọng tâm của Bảo tàng. Sau gần 5 năm mở của đón khách tham
quan, ngày 15/5/1964, Tổng cục chính trị quyết định nâng cấp Phòng Bảo tàng
Quân đội thành Viện Bảo tàng Quân đội trực thuộc Tổng cục Chính trị. Tháng
7/ 1994, Bảo tàng được xếp hạng là bảo tàng cấp quốc gia.
Ngày 4/12/2002, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 1155/QĐ-TTg
đổi tên Viện Bảo tàng Quân đội thành Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
II. Các chủ đề được trưng bày
Hệ thống trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
chia làm hai phần: Phần trưng trưng bày trong nhà bày
ngoài trời.
Trưng bày trong nhà
Phần trưng bày trong nhà được thể hiện bằng những hình ảnh,
hiện vật, tài liệu khoa học phản ánh về lịch sự quân sự Việt
Nam qua từng giai đoạn lịch sử. Ngoài ra còn các chuyên đề
bổ trợ. Cụ thể:
Chủ đề 1: Lịch sử Quân sự Việt Nam từ thời Hùng vương dựng
nước đến đầu thể kỷ thứ X.
chủ đề thứ nhất bằng các giải pháp mỹ thuật cùng các tài liệu
hiện vật nhằm phản ảnh công cuộc dựng nước giữ nước của
các vua Hùng đến trước năm 1930.
Chủ đề 2: Lịch sử Quân sự Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa
(1930 - 1945)
Giới thiệu sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự ra đời của
tổ chức trang cách mạng Việt Nam (Quân đội nhân dân Việt
Nam) Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng
tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.
Chủ đề 3: Lịch sử Quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống
thực dân Pháp (1946 - 1954) Phần trưng bày thể hiện đường lối,
nghệ thuật quân sự của Quân đội Việt Nam làm thất bại chiến
lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, đỉnh
cao “Chiến dịch Điện Biên Phủ” buộc thực dân Pháp phải
hiệp định Giơ - ne vơ.
Chủ đề 4: Lịch sử Quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Giới thiệu những hiện vật miền Bắc xây dựng quân đội chính
quy, hiện đại, dáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong
giai đoạn mới sẵn sàng bảo vệ miền Bắc hội chủ nghĩa.
Quân đội đã cùng với đồng bào miền Nam từng bước làm thất
bài các kế hoạch chiến lược của đế quốc Mỹ, đỉnh cao chiến
dịch Hồ chí Minh năm 1975 kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Chủ đề 5: Lịch sử Quân sự Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Quân đội nhân dân với vai trò một lực lượng nòng cốt trong
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc lực lượng chính trị tuyệt
đối trung thành, tin cậy của Đảng, Tổ quốc, Nhân dân, tiếp tục
xây dựng theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại”.
Trưng bày ngoài tri
Khu trưng bày ngoài trời được hình thành với mục đích bổ
sung cho phần trưng bày trong nhà, tạo cho bảo tàng một hệ
thống trưng bày hoàn chỉnh, lập nên một không gian văn hóa
sinh động, hấp dẫn. Trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử
Quân sự Việt Nam những hiện vật khối lớn ý nghĩa lịch sử
rất giá trị bao gồm cả hiện vật từ phía Việt Nam chiến lợi
phẩm thu được của đối phương trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp đế quốc Mỹ.
| 1/7

Preview text:

Sinhax

Chương mở đầu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ NỘI

KHOMAScƯlPHcẠM

Trang

  1. Lý do chọn đề tài tiểu luận

BÀI THU HOẠCH

  1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận Mục tiêu

NhiệSm Avụ U CHUYẾN THĂM BẢO TÀNG

  1. Phương pháp nghiên cứu
  2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
  3. Kết cấu của tiểu luận Nội dung

Họ tên sinh viên :

Chương 1

Lớp : SP Lịch Sử D2021

1.1.

Học phần : Lịch Sử VN Cận Đại

1.2

Chương 2

2.1.

2.2.

Chương 3

3.1.

3.2

Kết luận

Tài liệu tham khảo

HÀ NỘI - 2020

Cách viết Tài liệu tham khảonhư sau Mở đầu: (gồm các phần sau)

Bảo Tàng Hồ Chí Minh

    1. Giới thiệu chung về Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh, thuộc loại hình bảo tàng lưu niệm danh nhân, là công trình văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình Bảo tàng được khởi công xây dựng ngày 31-8-1985 và khánh thành vào đúng ngày 19-5-1990, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ít ai biết được, bảo tàng Hồ Chí Minh xây dựng suốt gần 5 năm nhưng thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự ra đời của công trình này kéo dài lên đến gần 20 năm. Tác giả thiết kế công trình là kiến trúc sư người Nga nổi tiếng - ông Garon Isacovich.

Toà nhà mang biểu tượng bông sen trắng tượng trưng cho cuộc đời giản dị thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam đối với vị lãnh tụ kính yêu, quyết tâm đi theo con đường mà Người đã lựa chọn cho dân tộc Việt Nam.

Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng theo một khối hình vuông và vát hai góc chéo bên hông. Nhìn tổng thể, thiết kế kiến trúc của bảo tàng trông như một đóa bông sen trắng toát lên vẻ đẹp thuần khiết và thanh tao. Trên mặt chính bên ngoài của bảo tàng có một bức phù điêu lớn. Phù điêu lớn hiện lên là hình quốc kỳ và búa liềm đan xen vào nhau thể hiện cho tư tưởng nền độc lập và một xã hội chủ nghĩa. Đây là mục tiêu mà toàn Đảng và toàn dân đang hướng đến để phát triển đất nước.

Tại không gian long trọng nhất của bảo tàng Hồ Chí Minh được lựa chọn làm nơi đặt bức tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bức tượng của Bác có chiều cao

3.5 mét trên một bệ cao 0.6 mét. Tổng trọng lượng của bức tượng lên đến 3 tấn. Không gian xung quanh được phối cảnh nội thất với họa tiết đèn, cây cảnh và phù điêu làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ

Các chủ đề được trưng bày

Trưng bày chính của Bảo tàng Hồ Chí Minh thể hiện 3 nội dung:

      1. Giới thiệu tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tuổi ấu thơ cho đến khi Người qua đời và nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của Người
      2. Giới thiệu về cuộc sống, chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam.
      3. Giới thiệu một số sự kiện lịch sử thế giới (từ cuối thế kỷ 19 và trong thế kỷ 20) có tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam

Chủ đề trưng bày đầu tiên thời thơ ấu thanh niên của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, tại làng Sen Nam Đàn, Nghệ An trong một gia đình nhà nho. Ngôi nhà bác được dựng lại ngay trong bảo tàng. Đó chính là nơi mà Hồ chủ tịch đã lớn lên, là nơi mà cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người, với tư tưởng yêu nước tiến bộ và nhân cách cao thượng đã ảnh hưởng sâu sắc tới Người; là nơi đầu tiên mà Bác tiếp cận với tư tưởng Cách mạng tân tiến từ ông cha như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu và những nhà yêu nước khác, khi các vị tiền bối đã đến đây bàn việc nước với cha Người. Đây cũng là nơi Người xác định đặt sự nghiệp Cách mạng lên làm nghĩa vụ và nuôi ý định ra đi tìm đường cứu nước của mình. Tuy nhiên, mặc dù rất kính trọng những vị tiền bối, nhưng Bác nhận ra những hạn chế và sai lầm trong con đường của họ, không tán thành và đi theo con đường cứu nước của họ, Bác quyết định đi theo con đường của mình, đó sang các nước phương Tây tìm đường cứu nước, Người muốn đến tận đất nước của những kẻ đang đô hộ Việt Nam, để xem bản chất “tự do, bình đẳng, bác ái” trên lý tưởng của cách mạng tư sản Pháp 1789 là gì?

Chủ đề trưng bày thứ hai: chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định con đường Cách mạng Việt Nam (1911- 1920).

Thăm bảo tàng, ta nhìn thấy là hình con tàu Latouche Tréville, một chiếc tàu buôn của Pháp, những con sóng ở bến cảng Nhà Rồng. Ngày 05/6/1911, trên chiếc tàu này, Bác đã bắt đầu con đường vạn dặm tìm đường cứu nước để đem lại độc lập, tự do cho dân tộc bằng đôi bàn tay lao động của mình. Bác quyết chí đi tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, mà bao đời nay các bậc cách mạng tiền bối vẫn chưa làm được. Người ra đi với hai bàn tay trắng, dù vẫn biết, con đường ở phía trước còn dài, rất nhiều chông gai, vất vả nhưng Người vẫn vững niềm tin vào con đường chính nghĩa, tin vào sức lao động chân chính của mình. Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, vừa lao động kiếm sống, vừa tiến hành khảo sát thực tiễn nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa, khảo sát các cuộc cách mạng ở các nước Pháp,

Anh, Mỹ, Nguyễn Ái Quốc đã có nhận thức quan trọng: Cách mạng tư sản

là những cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng là những cuộc cách mạng chưa đến nơi. Cách mạng tư sản xây dựng lên một chế độ mới tiến bộ hơn xã hội phong kiến. Nhưng cách mạng xong rồi giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động vẫn khổ, vẫn bị áp bức, bóc lột và vẫn mưu toan làm cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra những mặt trái của xã hội phương Tây, nhận ra “ở đâu cũng

có người nghèo khổ như xứ sở mình” do ách áp bức, bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị. Năm 1920, sau khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin, người thấy “tin tưởng, sáng tỏ và cảm động”. Người khẳng định: "Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Người hoàn toàn tin theo Lênin và quốc tế III vì đã bênh vực cho các dân tộc bị áp bức. Người đã tìm thấy trong lý luận của V.I. Lênin một con đường cứu nước mới: con đường cách mạng vô sản. Người cũng đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Cảm nhận cá nhân sau chuyến tham quan bảo tàng

Là một sinh viên năm hai, em cảm thấy biết ơn sự hiện diện của bảo tàng đã cung cấp cho em một nguồn kiến thức lớn về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lịch sử hình thành của Đảng cũng như công cuộc giành lại độc lập tự do của dân tộc mình. Bảo tàng Hồ Chí Minh là nơi cất giữ không chỉ hiện vật lịch sử liên quan đến cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn lưu trữ một không gian thiêng liêng và trang trọng để thế hệ trẻ như chúng em ngày hôm nay may mắn được biết đến và tìm hiểu.

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với sự phát triển Hồ Chí Minh đã trở thành một thước đo của sự cống hiến không ngừng nghỉ và không vụ lợi, tất cả vì một mục đích lớn lao là độc lập tự do cho dân tộc. Đây là một trong những đức tính thế hệ trẻ học hỏi bởi khi chiến tranh kết thúc, mạng sống của con người được bảo vệ thì chúng ta dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân thực dụng, chỉ sống cho lợi ích của chính mình từ đó mất đi lý tưởng sống và buông thả bản thân.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

    1. Giới thiệu chung về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Quận sự Việt Nam được thành lập ngày 17/7/1956, trực thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc Phòng, địa chỉ tại số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bảo tàng hiện đang trưng bày và lưu giữ những hình ảnh, hiện vật, tài liệu phản ánh về lịch sử quân sự Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến giai đoạn ngày nay, với gần 16 vạn hiện vật đó có nhiều hiện vật quý, đặc biệt là 04 bảo vật quốc gia, gồm: Máy bay MIG 21 số

hiệu 4324; Máy bay MIG 21 số hiệu 5121, Tấm Bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh; Xe tăng T54B số hiệu 843.

Sau khi được thành lập Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam với tên là Bảo tàng Quân đội đã tổ chức sưu tầm tài liệu, hiện vật; đến ngày 21 tháng 12 năm 1959, lễ khánh thành Bảo tàng Quân đội được tổ chức trọng thể nhân kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -22/12/2959). Bảo tàng Quân đội chính thức được mở cửa phục vụ khách tham quan. Tới duyệt nội dung trưng bày bảo tàng trước khi mở cửa phục vụ đón khách tham quan, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Bảo tàng Quân đội là một cuốn sử sống có tác dụng rất to lớn đến việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ. Bảo tàng Quân đội còn giúp khách nước ngoài hiểu rõ về Việt Nam ta về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Vì vậy, Bảo tàng phải tạo điều kiện tốt nhất cho khách đến tham quan”.

Cuối năm 1959, Ban Xây dựng Bảo tàng Quân đội được đổi tên thành Phòng Bảo tàng Quân đội trực thuộc Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị. Nhiệm vụ của Phòng Bảo tàng Quân đội lúc này là: Đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan; bảo vệ, bảo quản hiện vật, kho tàng; tu bổ, sửa chữa nhỏ hệ thống trưng bày. Trong giai đoạn này, công tác tuyên truyền, phục vụ khách tham quan là nhiệm vụ trọng tâm của Bảo tàng. Sau gần 5 năm mở của đón khách tham quan, ngày 15/5/1964, Tổng cục chính trị quyết định nâng cấp Phòng Bảo tàng Quân đội thành Viện Bảo tàng Quân đội trực thuộc Tổng cục Chính trị. Tháng 7/ 1994, Bảo tàng được xếp hạng là bảo tàng cấp quốc gia.

Ngày 4/12/2002, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 1155/QĐ-TTg đổi tên Viện Bảo tàng Quân đội thành Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Các chủ đề được trưng bày

Hệ thống trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chia làm hai phần: Phần trưng trưng bày trong nhà và bày ngoài trời.

Trưng bày trong nhà

Phần trưng bày trong nhà được thể hiện bằng những hình ảnh, hiện vật, tài liệu khoa học phản ánh về lịch sự quân sự Việt

Nam qua từng giai đoạn lịch sử. Ngoài ra còn có các chuyên đề bổ trợ. Cụ thể:

Chủ đề 1: Lịch sử Quân sự Việt Nam từ thời Hùng vương dựng nước đến đầu thể kỷ thứ X.

Ở chủ đề thứ nhất bằng các giải pháp mỹ thuật cùng các tài liệu hiện vật nhằm phản ảnh công cuộc dựng nước và giữ nước của các vua Hùng đến trước năm 1930.

Chủ đề 2: Lịch sử Quân sự Việt Nam thời kỳ tiền khởi nghĩa (1930 - 1945)

Giới thiệu sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự ra đời của tổ chức vũ trang cách mạng Việt Nam (Quân đội nhân dân Việt Nam) và Tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng tám, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

Chủ đề 3: Lịch sử Quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) Phần trưng bày thể hiện đường lối, nghệ thuật quân sự của Quân đội Việt Nam làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, mà đỉnh cao là “Chiến dịch Điện Biên Phủ” buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơ - ne – vơ.

Chủ đề 4: Lịch sử Quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Giới thiệu những hiện vật miền Bắc xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, dáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới sẵn sàng bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Quân đội đã cùng với đồng bào miền Nam từng bước làm thất bài các kế hoạch chiến lược của đế quốc Mỹ, đỉnh cao là chiến

dịch Hồ chí Minh năm 1975 kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chủ đề 5: Lịch sử Quân sự Việt Nam từ năm 1975 đến nay Quân đội nhân dân với vai trò là một lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Tổ quốc, Nhân dân, tiếp tục xây dựng theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.

Trưng bày ngoài trời

Khu trưng bày ngoài trời được hình thành với mục đích bổ sung cho phần trưng bày trong nhà, tạo cho bảo tàng một hệ thống trưng bày hoàn chỉnh, lập nên một không gian văn hóa sinh động, hấp dẫn. Trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là những hiện vật khối lớn có ý nghĩa lịch sử rất giá trị bao gồm cả hiện vật từ phía Việt Nam và chiến lợi phẩm thu được của đối phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.