














Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA DU LỊCH
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành BÀI THU HOẠCH
THỰC ĐỊA: THAM QUAN BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Thời gian: 15/2/2025
NHÓM THỰC HIỆN: Đà Lạt
HỌ VÀ TÊN - MSSV CÁC THÀNH VIÊN:
NGUYỄN PHÚC GIA HÂN – 2478101030032
SỂN LIÊN MỸ - 2478101035177
TRẦN ĐỨC PHÁT - 2478101030082
NGUYỄN DƯƠNG THÀNH ĐẠT – 2478101030020
PHẠM QUỐC HUY – 2478101030041
NGUYỄN PHƯƠNG ANH – 2478101030003
NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH –2478101030171 1 Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................4
1. Tổng quan chung về Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh:................................5
2. Nội dung tham quan......................................................................................................6
a) Nhật kí tham quan.....................................................................................................6
b). Kết quả đạt được sau khi tham quan :....................................................................10
c).Khó khăn và thuận lợi,kiến nghị về chuyến tham quan..........................................12
d).Kết luận...................................................................................................................13
e).Phụ lục.....................................................................................................................13 2
Nhận xét của giảng viên :
Bảng lượng giá hoạt động nhóm : BẢNG LƯỢNG GIÁ
HOẠT ĐỘNG NHÓM.pdf 3 LỜI MỞ ĐẦU
Tham quan bảo tàng luôn là một hoạt động không thể thiếu đối với học sinh, sinh
viên. Ngoài việc nâng cao tinh thần yêu nước thì một giá trị to lớn khác mà hoạt
động này mang lại chính là tạo ra cơ hội để thế hệ trẻ có thể tiếp cận với những
bộ môn liên quan đến lịch sử nói chung và các môn khoa học xã hội nói riêng.
Sau chuyến đi Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh - một trong số những
bảo tàng lâu đời nhất tại Sài Gòn. Chuyến đi này không chỉ nhóm chúng em được
tìm hiểu sâu sắc và thức tế hơn về nước việt nam các thời kì song song với đó
chính là cơ hội hiếm có được tận mắt nhìn ngắm các cổ vật, vũ khí và vô số
những tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn thời gian của dân tộc. Không
những thế còn giúp chúng em nhận thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc
gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống của đất nước.Hầu hết các tác
phẩm đều để lại trong chúng em nhiều bài học lịch sử vô cùng giá trị. Báo cáo
này nhằm tổng kết lại những trải nghiệm, kiến thức thu được trong chuyến tham
quan, đồng thời chia sẻ những ấn tượng, cảm nhận về các hiện vật, tư liệu lịch sử
mà chúng em được tiếp cận. Qua đó, chúng em hy vọng có thể góp phần lan tỏa
tình yêu lịch sử, lòng tự hào dân tộc và nâng cao ý thức bảo tồn các giá trị văn
hóa quý báu của đất nước. 4
1. Tổng quan chung về Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh:
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng:
Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh
Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1. Đây là địa điểm lưu giữ, bảo tồn và trưng
bày hàng chục ngàn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước. Bảo tàng
ban đầu có tên là Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tên của viên thống đốc Nam
Kỳ lúc bấy giờ), được xây dựng và thành lập năm 1929. Đây là bảo tàng đầu tiên
phía Nam với bề dày lịch sử lâu đời, đã chứng kiến sự thăng trầm tại đất Sài Gòn
này. Năm 1956, bảo tàng đổi tên là “Viện Bảo tàng Quốc Gia Việt Nam” được
trưng bày mỹ thuật cổ của một số nước châu Á. Cho đến ngày 23/8/1979, bảo
tàng chính thức được đổi tên là “Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh”.
Và tới năm 2012, bảo tàng được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Hình 1: Bảo tàng Lịch sử Tp. HCM
Hiện nay, Bảo tàng sở hữu hơn 40.000 hiện vật với nhiều sưu tập độc đáo, quý
giá có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, dân tộc; chất liệu, loại hình vô cùng đa dạng,
phong phú. Các bộ sưu tập giới thiệu về lịch sử, văn hóa Việt Nam từ thời
nguyên thủy đến năm 1945 và giới thiệu về những nét văn hóa độc đáo ở các tỉnh
phía Nam và một số nước trong khu vực châu Á. Tòa nhà Bảo tàng được một
kiến trúc sư người Pháp xây dựng vào năm 1929 theo phong cách “Đông Dương
cách tân”. Giám đốc Bảo tàng lịch sử Việt Nam đã từng nói rằng: “Chỉ cần 365
bước chân dạo quanh Bảo tàng Lịch sử thì du khách đã có thể đi suốt chiều dài
hàng ngàn năm lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam, tìm hiểu về nét đặc trưng 5
văn hóa vùng đất phương Nam thông qua hệ thống các phòng trưng bày cố định,
chuyên đề đặc biệt. Bộ sưu tập chọn lọc từ trên 43.000 tư liệu, hiện vật của Bảo
tàng, trong đó có 11 bảo vật quốc gia được giới thiệu tại các phòng trưng bày đều
là những món quà tri thức lịch sử - văn hóa vô giá”
Ngày nay, tại Bảo tàng đang trưng bày các hiện vật lịch sử như sau:
+ Lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử cho đến thời nhà Nguyễn: thời Nguyên thủy,
thời Hùng Vương, thời kỳ Bắc thuộc, thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý, thời
Trần– Hồ, thời Lê sơ –Mạc, Trịnh và Chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và thời Nguyễn.
+ Chuyên đề về văn hóa phía Nam Việt Nam cũng như một số nước Châu Á:
nền văn hóa Champa, nền văn hóa Óc Eo, trang sức Óc Eo, điêu khắc đá
Campuchia, bộ sưu tập Dương Hà và gốm cổ một số nước Châu Á, xác ướp Xóm
Cải TP. Hồ Chí Minh, bộ sưu tập Vương Hồng Sển, nền văn hóa các dân tộc phía
Nam Việt Nam, tượng Phật giáo một số nước Châu Á, súng Thần công, đại bác, văn hóa dân tộc Xtiêng. 2. Nội dung tham quan a) Nhật kí tham quan
8h30 : cả nhóm có mặt đầy đủ ở Bào tàng lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
8h35 : sau khi đã mua vé xong cả nhóm cùng nhau vào tham quan bảo tàng ở
phòng 1- thời Nguyên thủy ( cách nay khoảng 500.000 năm – 2879 TCN ) Hình 2 : Công cụ Hình 3 : Công cụ
Theo thông tin được ghi nhận thì những nhà khảo cổ học đã phát hiện về răng
người cổ ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), hang Hùm (Yên Bái),
những công cụ thô sơ bằng đá có vết chế tác của người nguyên thủy ở núi Đọ, 6
núi Nuông (Thanh Hóa), núi Đất (Đồng Nai)… chứng tỏ cách nay khoảng
500.000 năm, vào thời đại đá cũ, con người đã sinh sống nhiều nơi trên đất nước
Việt Nam. Và bước sang thời đại đá mới, cách nay khoảng 10.000 năm, các công
cụ đá mài, những mảnh gốm thô tìm được từ các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc
Sơn, Quỳnh Văn… đã cho thấy cư dân cổ Việt Nam đang từ cuộc sống thu lượm
chuyển dần sang sản xuất nông nghiệp.
8h50 : Sau khi tham quan phòng 1 xong nhóm chúng em di chuyển đến tham
quan phòng 2- Thời Dựng nước và Giữ nước (2.879 Tr. CN - 938), khoảng thời
gian này được coi là khởi nguồn của những nền văn hóa đặc sắc -Thời kỳ hình
thành nền tảng của văn hóa Việt Nam. Trong quá trình tham quan ở giai đoạn
này chúng em đã có thêm thật nhiều kiến thức về Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc,
Vương quốc Champa, Vương quốc Phù Nam. Từ sau thất bại của An Dương
Vương trong cuộc khởi nghĩa chống Triệu Đà (179 TCN), đất nước ta bị các triều
đại phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau xâm lược và đô hộ. Suốt hơn một ngàn
năm Bắc thuộc là một chặng đường lịch sử đầy biến cố, đánh dấu sự kiên cường
của dân tộc ta trước các cuộc xâm lăng về lãnh thổ và cũng là giai đoạn chứng tỏ
sức sống mãnh liệt của nền văn hóa bản địa trước sự đồng hóa của ngoại bang.
Hàng loạt những cuộc nổi dậy liên tiếp của nhân dân đã diễn ra trong suốt thời kỳ
Bắc thuộc để chống lại sự áp bức, bóc lột của phong kiến phương Bắc giành lại
nền độc lập và đấu tranh bảo tồn, tiếp thu có chọn lọc văn hoá du nhập từ bên
ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc.
Hình 4 : Công cụ sản xuất và đồ dùng sinh hoạt Hình 5 : vũ khí 7
9h00 : cả nhóm di chuyển qua phòng 3- Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (939 - 1009)
để tham quan. Theo thông tin mà chúng em tìm hiểu được thì sau trận chiến lịch
sử tại sông Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương, lập ra triều Ngô (939 -
968), đóng đô ở Cổ Loa, đặt ra định chế triều nghi, quan chức, chỉnh đốn chính
trị trong nước. Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước bị 12 sứ quân cát cứ, gây ra
cảnh loạn lạc. Vào năm 968, Đinh Bộ Lĩnh tái thống nhất đất nước, lên ngôi vua
lập nên triều Đinh (968-981), lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ
Việt, đóng đô tại Hoa Lư, định ra phẩm hàm quan văn võ, thiết lập quân đội
chính quy. Tiếp nối triều Đinh, năm 981, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập triều Tiền Lê
(981-1009), lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất thành
công, giữ vững nền độc lập.
Hình 6: tiền “thiên phúc trấn bảo”và “thái bình hưng bảo Hình 7 : tượng vịt
9h20: Nối tiếp với thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, chúng em tiếp tục tham quan
phòng 4 - Thời Lý (1009-1225). Thời kỳ này được đánh dấu bằng nhiều thành
tựu lớn trong xây dựng đất nước. Chúng em được tìm hiểu về sự nghiệp của Lý
Thái Tổ, người sáng lập triều đại Lý. Vào năm 1009, Lý Thái Tổ lên ngôi, đặt
quốc hiệu Đại Việt, giúp đất nước thoát khỏi sự loạn lạc và tạo dựng nền tảng
vững chắc cho một triều đại hùng mạnh. Triều Lý không chỉ nổi bật trong quân
sự mà còn có những đóng góp to lớn về văn hóa và giáo dục. Lý Thái Tổ đã cho
định đô tại Thăng Long và xây dựng một hệ thống quan lại chặt chẽ. Chúng em
được xem các hiện vật như mô hình Văn Miếu – Quốc Tử Giám và bộ Hình Thư,
giúp chúng em hiểu rõ hơn về sự phát triển của hệ thống thi cử và nền giáo dục 8
thời bấy giờ. Ngoài ra, triều Lý cũng phát triển mạnh mẽ Phật giáo, xây dựng các
công trình tôn giáo như chùa Một Cột và các tượng Phật nổi tiếng. Một điểm
nhấn quan trọng trong phòng là mô hình tái hiện chiến công của quân đội Lý
trong việc đánh bại quân Tống xâm lược năm 1077, qua các mô hình chiến trận
và vũ khí. Từ đó, chúng em thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước dưới
triều đại Lý, từ quân sự, kinh tế đến văn hóa.
Hình 8: đồng tiền thời Lý Hình 9: khối hoa sen
9h30 : sau khi tham quan phòng 4 xong chúng em tiếp tục di chuyển đến các
phòng khác để tham quan, các phòng mà chúng em đi qua trình bày các hiện vật
của các triều đại phong kiến như thời Trần-Hồ, thời Lê sơ, thời Tây Sơn và cuối cùng là thời Nguyễn
9h45 : sau đó chúng em tiếp tục di chuyển đến các phòng khác để tham quan, tại
đây chúng em có cơ hội được hiểu thêm về văn hóa Champa, Óc Eo và 1 số các
văn hóa của các nước Châu Á. Nơi đây còn trình bày các hiện vật như mộ xác
ướp Xóm Cải, tượng Phật giáo,…
10h00 : sau khi đã tham quan ở khu vực bên trong xong thì nhóm chúng em tiến
ra để tham quan khu vực ngoài trời. Đây là nơi trưng bày các loại vũ khí chiến
tranh như súng thần công, dao,.. được sử dụng vào khoảng thế kỉ 18-19. Nhóm
chúng em đều rất ấn tượng vì các hiện vật đều hiện lên những vết xước, hằn in
đậm dấu ấn của thời gian.
10h20 : sau khi đã hoàn thành xong phần tham quan thì nhóm chúng em đã cùng
nhau chụp một tấm ảnh làm kỉ niệm. Trên đường về cả nhóm ai nấy đều thảo
luận sôi nổi về chuyến đi vừa rồi. Mặc dù chỉ đi vỏn vẹn có 1 tiếng hơn nhưng đã
để lại trong long chúng em rất nhiều suy tư, ngẫm lại những thăng trầm mà đất 9
nước này trải qua từ các thời kì sơ khai, thời kì dựng nước ,giữ nước và cho tới
hiện nay. Những hiện vật được trưng bày trong kia là những chứng nhân lịch sử
từ những thời kì buổi đầu dựng nước cho tới những lúc mà đất nước ta dưới ách
đô hộ của phương Bắc, chúng còn chứng thực cho những chiến công hào hung
của dân tộc ta song lại còn chứng minh cho câu nói của cụ Nguyễn Trãi trích
trong Bình Ngô Đại cáo “tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”
- Cảm nhận của bản thân : Trước khi đến Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, em chỉ hình
dung đây là một nơi trưng bày những hiện vật cũ kỹ, mang tính học thuật cao và
có phần khô khan. Em nghĩ rằng việc tham quan bảo tàng sẽ chỉ đơn thuần là
nhìn ngắm các món đồ cổ và đọc thông tin trên các bảng chú thích mà không có
nhiều sự hấp dẫn. Tuy nhiên, sau chuyến tham quan, suy nghĩ của em đã hoàn
toàn thay đổi. Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ những hiện vật lịch sử mà còn là
một không gian sống động, giúp em hiểu rõ hơn về những giai đoạn phát triển của đất nước.
Khi nhóm chúng em đến bảo tàng thì bản thân em cũng mang một chút tò mò,
em cũng rất háo hức được tìm hiểu xem bên trong bảo tàng có gì. Khi bước vào
thì quả nhiên làm chúng em hết sức bất ngờ vì không gian bên trong bảo tàng
được bố trí khoa học kết hợp cùng với ánh sáng, hình ảnh và các hiện vật lịch sử.
Điều ấn tượng nhất với em đó chính là căn phòng thời Tây Sơn. Bên trong phòng
trưng bày những hiện vật như vũ khí, mảnh tàu và cả hình ảnh tái hiện lại trận
chiến Rạch Gầm-Xoài Mút
Sau lần tham quan này thật sự đã để lại cho em rất nhiều suy nghĩ, em cảm thấy
rất biết ơn những người lính đã hy sinh thân mình để đổi lại cho em một cuộc
sống hòa bình như hôm nay. Em thật sự thấy mình rất may mắn vì đã sinh ra thời
kì này và chuyến đi này em đã học hỏi được rất nhiều điều. Chuyến tham quan
bảo tàng đã giúp em nhìn nhận lịch sử theo một cách hoàn toàn mới, không còn
là những trang sách khô khan mà là một câu chuyện đầy màu sắc và ý nghĩa. Em
nhận ra rằng, mỗi hiện vật không chỉ là một món đồ cổ mà còn là một chứng
nhân lịch sử, mang theo những dấu ấn của thời gian và con người.
b). Kết quả đạt được sau khi tham quan :
Mục tiêu 1: tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua các thời kì 10
Kết quả đạt được : nhóm chúng em đã được hiểu rõ hơn về tiến trình lịch sử dân
tộc, được tận mắt chứng kiến các hiện vật của các nền văn hóa cổ như rìu, trống, công cụ,…
Mục tiêu 2: Nhận thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và
phát huy những giá trị truyền thống của đất nước.
Kết quả đạt được : sau khi được chứng kiến những thăng trầm mà đất nước
chúng ta trải qua, nhóm em đã rút ra được những bài học sâu sắc về việc dựng
nước và giữ nước, cũng như có một nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của
bảo tồn và gìn giữ văn hóa của Việt Nam.
Mục tiêu 3: Tăng cường kiến thức phục vụ học tập
Kết quả đạt được : vì chúng em là sinh viên của khoa du lịch nên lúc nào chúng
em cũng phải có kiến thức đầy đủ về lịch sử, địa lí. Chuyến đi vừa rồi không chỉ
giúp chúng em hiểu biết thêm mà còn phục vụ cho công việc của chúng em sau này.
Chuyến đi tham quan bảo tàng Chiến tích Lịch sử Hồ Chí Minh mang lại nhiều
cơ hội để hiểu sâu về các ngành nghề trong lĩnh vực du lịch và quản lý di sản văn
hóa. Dưới đây là 1 vài ý tưởng và mối quan hệ giữa chuyến đi và ngành nghề du lịch:
1. Ngành Hướng dẫn viên du lịch – Truyền bá lịch sử và văn hóa
- Ý tưởng trong tương lai: mở các tour mới như “đi tìm lịch sử” hoặc “theo dấu
bước chân của lịch sử”. Tăng cường quảng bá tầm quan trọng về tìm hiểu lịch sử cho giới trẻ.
- Mối quan hệ với chuyến đi: việc tổ chức các tour du lịch mới về lịch sử không
chỉ giúp du khách có thêm hiểu biết mà còn mang đến một cái nhìn mới về lịch sử nước nhà.
2. Ngành Thiết kế – Ứng dụng nghệ thuật lịch sử vào sáng tạo
- Ý tưởng trong tương lai: Những hoa văn, họa tiết, trang phục cổ xưa trong bảo
tàng có thể truyền cảm hứng cho ngành thiết kế thời trang, đồ họa, nội thất... 11
- Mối quan hệ với chuyến đi: có thể nghiên cứu và ứng dụng những yếu tố văn
hóa truyền thống vào thiết kế hiện đại, tạo ra những sản phẩm vừa mang tính
thẩm mỹ vừa mang đậm bản sắc dân tộc.
3. Ngành Bảo tàng học – Gìn giữ và bảo tồn di sản
- Ý tưởng trong tương lai: Ứng dụng công nghệ số hóa bảo tàng (VR, AR) giúp
nâng cao trải nghiệm tham quan.
- Mối quan hệ với chuyến đi: có thể phát triển ngành du lịch với một hướng đi
hiện đại hơn, hấp dẫn hơn và thu hút nhiều lượt khách đến để tham quan bảo tàng lịch sử
c).Khó khăn và thuận lợi,kiến nghị về chuyến tham quan - Khó khăn: + Chi phí cao
+ Một số khu vực thiếu thuyết minh hoặc chỉ có thông tin sơ lược, gây khó khăn trong việc tìm hiểu
+ Lịch làm việc của bảo tàng giới hạn, khó sắp xếp thời gian phù hợp - Thuận lợi:
+ Không gian bảo tàng hiện đại, nhiều tư liệu trực quan, hỗ trợ tốt cho việc học tập và nghiên cứu
+ Phát triển kĩ năng mềm : làm việc nhóm và học được cách quản lí thời gian
+ Trải nghiệm thực tế : có cơ hội quan sát và học tập - Kiến nghị:
+ Đầu tư thêm các ứng dụng công nghệ hỗ trợ học tập: Bảo tàng có thể phát triển
ứng dụng quét mã QR để khách tham quan có thể tự tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về từng hiện vật.
+ Tổ chức thêm hoạt động trải nghiệm: Có thể bổ sung các hoạt động thực tế như
thử mặc trang phục cổ, làm mô hình di tích lịch sử hay tham gia các trò chơi tìm
hiểu lịch sử để chuyến đi thêm sinh động 12
+ Tăng cường hướng dẫn viên: Nếu có thêm nhiều hướng dẫn viên hỗ trợ, khách
tham quan sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về từng thời kỳ lịch sử. d).Kết luận
Chuyến đi tham quan bảo tàng lịch sử là một trải nghiệm hết sức ý nghĩa và bổ
ích. Chuyến đi đã đem lại cho chúng em nhiều trải nghiệm quý giá cùng những
bài học về lịch sử và văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó việc tham quan bảo tàng còn
khơi dậy lên cho chúng em một niềm đam mê yêu thích với môn lịch sử, nếu có
thể trong tương lai chúng em mong muốn được tham quan bảo tàng nhiều lần
hơn để tiếp tục khám phá và tìm hiểu sâu hơn về những giá trị văn hóa, lịch sử mà bảo tàng lưu giữ e).Phụ lục
N Hình 10: sơ đồ tham quan bảo tàng tàng 13
Hình 11: hình chụp cả nhóm
Hình 12: khởi nghĩa Lam Sơn 14
Hình 13: triều phục thời Nguyễn
Hình 14: tượng người của văn hóa Champa
Hình 15: các vị thần của Champa 15