-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thu hoạch tham quan bảo tàng | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bến Nhà Rồng nằm bên sông Sài Gòn và được xây dựng bởi thực dân Pháp từ giữa năm 1863. Trước đây, nơi này là trụ sở của Messageries Maritimes (1864-1955) - một trong những hãng vận tải hàng hải đầu tiên của thực dân Pháp tại khu vực, Bến cảng Nhà Rồng đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử quan trọng. Sau thất bại của Pháp tại Đông Dương vào năm 1954. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Bài thu hoạch tham quan bảo tàng | Môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Bến Nhà Rồng nằm bên sông Sài Gòn và được xây dựng bởi thực dân Pháp từ giữa năm 1863. Trước đây, nơi này là trụ sở của Messageries Maritimes (1864-1955) - một trong những hãng vận tải hàng hải đầu tiên của thực dân Pháp tại khu vực, Bến cảng Nhà Rồng đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử quan trọng. Sau thất bại của Pháp tại Đông Dương vào năm 1954. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 49831834
Bến Nhà Rồng... Xuân sang rợp bóng cờ
Giọng hát ai ngân.. giữa chiều lộng gió
Con tim ta.. nghẹn ngào.. xao xuyến lạ
Chợt hiện về... bóng hình Bác ...nơi đây. (Kim Hương)
Vào thứ 6 tuần trước, em và các bạn trong nhóm có dịp đi tham quan một trong những địa điểm du lịch không thể bỏ
qua khi đến thành phố mang tên Bác. Đó là Bến Nhà Rồng, tọa lạc trên ngã ba sông Sài Gòn, địa chỉ số 1 Nguyễn Tất
Thành. Chúng em đã rất thích thú khi thấy ở giữa lòng đô thị với các kiến trúc cao tầng hiện đại vẫn có một công trình
mang nét lịch sử còn lưu lại trong dòng chảy của thời gian. Khi đến đây, chúng em không chỉ được ngắm nhìn vẻ đẹp
của cảnh quan với nét kiến trúc cổ kính, hòa trộn giữa Á và Âu mà còn có cơ hội tìm hiểu về các sự kiện lịch sử của
dân tộc gắn liền với công cuộc cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi Bến Nhà Rồng là nơi Bác Hồ khi còn là
Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước vào ngày 5/6/1911. Bác lên con tàu Amiral
Latouche Tréville (Pháp) với tên gọi là Văn Ba để khởi đầu cho một cuộc hành trình lịch sử kéo dài 30 năm. Chuyến
đi này đã đặt nền móng cho sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong việc đấu
tranh cho độc lập và tự do của Việt Nam. Với những giá trị đó, bến cảng này đã trở thành một địa điểm mang một ý
nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng và trở thành một biểu tượng của thành phố HCM. Ngày nay, nơi này là một chi
nhánh của hệ thống các bảo tàng và di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi lữu giữ nhiều tư liệu, hình ảnh và hiện vật
giá trị về hoạt động cách mạng của Người.
Bến Nhà Rồng nằm bên sông Sài Gòn và được xây dựng bởi thực dân Pháp từ giữa năm 1863. Trước đây, nơi này là
trụ sở của Messageries Maritimes (1864-1955) - một trong những hãng vận tải hàng hải đầu tiên của thực dân Pháp
tại khu vực, Bến cảng Nhà Rồng đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử quan trọng. Sau thất bại của Pháp tại Đông
Dương vào năm 1954, chiến tranh tại miền Nam kết thúc, bến cảng này do chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý.
Sau đó vào năm 1975, họ đã tu sửa và cải tạo lại công trình với 4 khu vực chính là bảo tàng Hồ Chí Minh, tượng đài
Bác, khuôn viên bến cảng và đài phun nước. Năm 1979, nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của Bác, Bến Nhà Rồng
mở cửa cho khách tham quan, trưng bày về “Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1911-1945)”.
Riêng khu vực bảo tàng Hồ Chí Minh có diện tích hơn 1.500m2 với 1 tầng trệt, 2 tầng lầu và 9 phòng trưng bày. Phần
mái của công trình được thiết kế theo hình hai con rồng hướng vào nhau với ý nghĩa “Lưỡng long chầu nguyệt” một
biểu tượng trang trí phổ biến trong nghệ thuật kiến trúc đền chùa Việt Nam. Tuy đây là hình ảnh thường thấy trong
văn hóa Á Đông nhưng điểm khác biệt là ở giữa hai đầu rồng không khắc hình mặt nguyệt mà là một phù hiệu với
hình dạng đầu ngựa và mỏ neo. Vì công trình được xây dựng bởi người Pháp nên nét kiến trúc nơi đây mang đậm dấu
ấn phương Tây với các cột trụ lớn, hành lang bao quanh, những vòm cuốn tinh tế, cửa sổ được bổ trí xung quanh tòa
nhà và không gian bề thế, sang trọng. Ở giữa sân Bảo tàng có tượng đài Nguyễn Tất Thành. Đây là tác phẩm điêu
khắc của nghệ nhân Phạm Mười, được khánh thành vào ngày 5/6/2003 nhân dịp 92 năm ngày
Bác ra đi tìm đường cứu nước. Bức tượng có chất liệu kim loại, nặng 1000kg và cao 3,3m. Hiện tại, bảo tàng Hồ Chí
Minh ở bến Nhà Rồng có hơn 12 vạn tư liệu hiện vật (như chiếc mũ cối cũ kĩ, chiếc áo kaki sờn vai, đôi dép cao su
đã mòn, những vật dụng đã theo chân Bác từ những ngày đầu tiên, chiếc xe ô tô hiệu Peugeot do Việt kiều Pháp gửi
tặng Chủ tịch HCM năm 1964…), tranh ảnh (như hình ảnh con tàu Latouche Tréville, hình ảnh “Ngôi nhà quê nội”
- tại Làng Sen, thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – quê hương Bác..), rất nhiều những bút tích của
vị chủ tịch nước kính yêu,… và những thước phim ảnh phác hoạ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của
Người được trưng bày, 9 phòng trưng bày, trong đó có đến 6 phòng lưu trữ các hiện vật và tư liệu giá trị về Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Các gian trưng bày được sắp xếp theo 5 chủ đề khác nhau, cụ thể:
Chủ đề 1: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh với những hoạt động đầu tiên trong sự nghiệp
cách mạng của Người (1890-1920).
Chủ đề 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo đường lối của V.I Lênin và sáng lập chính đảng đầu tiên
của giai cấp công nhân Việt Nam (1920-1930).
Chủ đề 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng tháng 8 thành công và khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa (1930-1954).
Chủ đề 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và chỉ đạo cuộc đấu tranh
giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (1954-1969).
Chủ đề 5: Nhân dân cả nước thực hiện theo di chúc của Người hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây
dựng đất nước giàu mạnh (1969 đến nay). lOMoAR cPSD| 49831834
Từ năm 1995 đến nay, đơn vị đã tổ chức trưng bày 20 chuyên đề mang tính thời sự tại Bảo tàng và 16 cuộc trưng bày
lưu động tại các vùng sâu vùng xa, các quận huyện ngoại thành. Tất cả các phòng trưng bày sau những lần chỉnh lý
đều được nâng lên cả về nội dung và hình thức, phối hợp nhiều yếu tố trong khâu trưng bày tạo tính hấp dẫn đối với
người xem. Như vậy, khi đến đây, bạn sẽ có thể nhiều kiến thức lịch sử hữu ích, khó có thể tìm thấy trên báo mạng
hay sách vở thông thường. Chắc chắn sau chuyến tham quan, bạn sẽ thêm yêu lịch sử dân tộc và càng trân trọng vị
lãnh tụ vĩ đại của đất nước.
Với vị trí đắc địa nhìn thẳng ra sông Sài Gòn, bến cảng sở hữu khuôn viên vô cùng rộng rãi và thoáng đạt. Chính vì
vậy, khi đi tản bộ quanh đây, bạn sẽ cảm nhận được những làn gió mát lành từ sông thổi vào, giúp xua đi tiết trời nắng
nóng ở Sài Gòn. Bầu không khí yên tĩnh nơi đây cũng sẽ khiến những phút giây nghỉ ngơi của bạn trọn vẹn hơn và
tạm quên đi những xô bồ nơi phố thị. Đặc biệt, đây cũng là địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Vào những ngày nắng đẹp và quang mây, khung cảnh mặt trời từ từ lặn xuống trên sông Sài Gòn sẽ khiến bạn vô cùng
thích thú. Để chụp được những bức ảnh đẹp nhất, bạn nên đến đây vào lúc 16h – 17h, khi những tia nắng cuối ngày
dần tắt, tạo nên vệt sáng lấp lánh trên lòng sông. Ngoài khung cảnh hoàng hôn huyền ảo, bạn cũng có thể đến đây vào
bất cứ lúc nào để chụp ảnh check-in và lưu giữ những kỉ niệm đẹp cho chuyến đi Sài Gòn của mình.
Bến Nhà Rồng là một tác phẩm kiến trúc độc đáo, một điểm du lịch nổi tiếng của Sài Gòn, một hình ảnh sống động
của lịch sử và văn hóa Việt Nam. Khi du khách chiêm ngưỡng kiến trúc tại đây không chỉ là điểm tham quan mang
đến giá trị thẩm mỹ lịch sử, là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật châu Âu và kiến trúc truyền thống Đông Nam Á
mà còn là hiểu biết thêm về những hành trình vĩ đại và tinh thần bất khuất của dân tộc. Sau chuyến tham quan này,
em càng hiểu rõ thêm về cuộc đời và sự nghiệp của vị lãnh tụ vĩ đại, người anh hùng dân tộc, em lại càng thêm kính
yêu người và tự hào về người cha già kính mến của dân tộc Việt Nam . Từ đó, như là 1 bài học nhắc nhở chúng ta –
những thế hệ trẻ trong tương lai, rằng: biết ơn Bác Hồ vĩ đại – người đi tìm hình cho đất nước, biết thêm yêu đát nước,
yêu dân tộc mình, không ngừng phấn đấu học tập, xây dựng quê hương thêm giàu mạnh như đúng lời Bác đã dạy.
Chính vì lẽ đó, Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành một trung tâm giáo dục về
lịch sử cách mạng, về tư tưởng đạo đức và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thế hệ sau. Câu 2:
Hành trình tìm đường cứu nước của Người là sự kiện đặc biệt quan trọng, một ngày có ý nghĩa trọng đại đối với
nghiệp sự cách mạng dân tộc và là tiền đề dẫn đến những thắng lợi của cách mạng Việt Nam về sau. Hành trình của
Người đã để lại những bài học quý báu cho thế hệ trẻ Việt Nam học tập và noi theo. Những bài học ấy không chỉ
truyền sức mạnh, ý chí, cảm hứng, khát vọng cho thanh niên mà còn có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống, học tập,
công tác, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc về sau. Những bài học đó là: -
Bài học về lòng yêu nước thương dân:Bài học về lòng yêu nước thương dân và lòng nhân ái là bài học soi
đườngcho mỗi thế hệ thanh niên Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước bài học ấy lại ngày càng trở nên thiết thực hơn. Yêu nước, thương dân được biểu hiện
bằng những hành động cụ thể: là sự kiên định của lý tưởng Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xãhội và là sự nỗ lực, tiên phong trong chính những công việc cụ thể, hằng ngày, trong học tập, lao động, công
tác, chiến đấu…góp phần hiện thực hóa tầm nhìn 2030, khát vọng mà Đại hội XIII của Đảng đã vạch ra. -
Bài học về tinh thần tự học không ngừng, rèn luyện nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách;
.Ngày5.6.1911, từ bến cảng Sài Gòn trên con tàu Amiral Latouche Tréville Người ra đi tìm đường cứu nước với “hai
bàn tay trắng”. Nhờ nghị lực kiên cường đã giúp Người vượt qua mọi khó khăn thử thách trên con đường cứu nước.
Học theo tấm gương đạo đức HCM, thanh niên chúng ta cần phải không ngừng rèn luyện nghị lực, tích cực học và
rèn luyện tập tránh những tư tưởng ngại khó, ngại khổ để biến những thách thức, khó khăn thành cơ hội trở mình và
thành công. Hành trình tìm đường cứu nước của Người chính bài học quý báu về tinh thần tự học. Thời điểm mà Bác
ra đi tại bến cảng Người chỉ sử dụng tiếng Pháp một cách bặp bẹ nhưng qua quá trình tự học không ngừng nghỉ Bác
đã sử dụng thông thạo trên 10 ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Bác học qua
sách báo, học qua đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân; Bác học ngay cả khi đang thực tiến hoạt động cách mạng gian khổ.
Đối với Người, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng và là nhân tố quyết định tạo nên tri thức, sự thành công của mỗi
cá nhân. Bởi vậy chúng ta nên coi tự học là nhu cầu, thói quen hằng ngày, là một tiêu chuẩn, một giá trị mà tự bản
thân mình cần có. Thông qua đó, ta có thể thể hiện sức trẻ, năng lực tự thích ứng với những biến đổi của thực tiễn nếu
không muốn mình tụt lại phía sau.- Bài học về tư duy độc lập, sáng tạo, kiên định với mục tiêu đề ra.Tư duy độc lập,
sáng tạo đã giúp Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho nhân dân Việt Nam và lãnh đạo đất nước giành lOMoAR cPSD| 49831834
nhiều thắng lợi. Tư duy độc lập sáng tạo của Người là bài học thiết thực cho mỗi thanh niên áp dụng vào các hoạt
động thực tiễn, học tập hay công việc chuyên môn của mình. Thanh niên phải luôn có tinh thần sáng tạo, chủ động đề
xuất các sáng kiến, ý tưởng mới mang hiệu quả cao và đặc biệt làphải kiên định với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Tuy
nhiên, sáng tạo cũng phải xuất phát từ những điều kiện thực tế cụ thể của đất nước, của cơ quan, đơn vị mình công
tác. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở thời điểm nào thì vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách, đòi
hỏi thanh niên phải ra sức học tập, tự làm giàu cho bản thân về tri thức; rèn luyện, nâng cao nghị lực, khát vọng vươn
tới những tầm cao, kiên định lýtưởng và không bao giờ tự thỏa mãn với những gì mình đạt được, để hoàn thành xuất
sắc sứ mệnh vẻ vang của tuổi trẻ, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển bền vững của đất nước. -
Bài học về giữ vững bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế.Sự kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại và giữ vững
bảnsắc dân tộc ở Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét trên hành trình tìm đường cứu nước và quá trình lãnh đạo đất
nước. Chủ trương của Bác xuyên suốt hành trình là“dựa vào sức mình là chính”, bên cạnh đó Người vẫn kêu gọi sự
ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới- là nhân tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong quá trình hội
nhập quốc tế và toàn cầu hóa như ngày nay, ta được giao lưu, tiếp thu những giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại và
các trào lưu tư tưởng tiến bộ trên thế giới. Toàn cầu hóa giúpta có một nguồn tài nguyên rộng lớn để phát triển về mọi
mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa,… là sự phát triển cùng bạn bè quốc tế và đi đôi vs nó sựhòa nhập các bản sắc văn hóa
từ khắp thế giới. Tuy nhiên, việc tiếp thu phải có chọn lọc, trên nền tảng cốt lõi các giá trị truyền thống của dân tộc,để
làm giàu thêm bản sắc dân tộc “hòa nhập mà không hòa tan”. Điều đó, đặt ra yêu cầu với mỗi thanh niên phải tự mình
nỗ lực vươn lên, không trông chờ, ỷ lại, dựa dẫm vào người khác; tích cực nâng cao năng lực ngoại ngữ; năng lực số
hóa trở thành những công dân toàn cầu, góp phần tạo nên nền tảng vững chắc cho các bước phát triển nhảy vọt của
đất nước.Nhớ ơn và học tập theo tấm gương đạo đức HCM, mỗi bạn trẻ cầnxác định được mục đích, lý tưởng của
mình, nỗ lực hơn trong học tập, tựrèn luyện, không ngừng sáng tạo để thực hiện sứ mệnh cao cả xây dựngđất nước
Việt Nam ngày càng lớn mạnh hơn, to đẹp hơn, sánh vai với cáccường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng
mong muốn. Đây cũnglà cách để thế hệ trẻ Việt Nam bày tỏ lòng biến ơn đến Người.
Câu 3. Trong những bài học đó, bài học nào quan trọng nhất đối với sinh viên khối ngành kinh tế? (1 điểm). Lý giải vì sao?
Bài học về tinh thần tự học theo em là quan trọng nhất đối với sinh viên khối ngành kinh tế. “Vì lợi ích mười năm
phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.”55 mùa xuân đã trôi qua kể từ khi Bác Hồ kính yêu - vị lãnh tụ
thiên tài của dân tộc về với thế giới người hiền, đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô cùng quý giá đó là tư tưởng,
đạo đức, phong cách của Người. Trong kho tàng di sản quý giá ấy, trước hết phải kể đến đó là tinh thần tự học, học
tập suốt đời, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân chính điều này
đã giúp cho Người từng bước chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, hình thành nên một tư tưởng lớn, một nhân cách lớn
để soi đường, dẫn lối cho cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này, đến thắng lợi khác để giành lại độc lập, tự do cho
dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh,
sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập…đặc biệt là chúng em
- các sinh viên đang theo đuổi khối ngành kinh tế thì việc tự học là một yêu cầu, kỹ năng tất yếu mà ai cũng phải tự trang bị cho mình.
Tinh thần tự học là truyền thống xưa nay của dân tộc Việt Nam, là bài học mà Người dạy con cháu ăn sâu trong máu
thịt của dân tộc mình. Tinh thần tự học là yếu tố cần thiết trong bất cứ con đường thành công nào. Dù bạn là ai, làm
gì, ở hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì tinh thần tự học cũng cần được duy trì. Tinh thần tự học không chỉ là chìa khóa
mở cánh cửa tri thức mà còn là bước đệm vững chắc giúp ta tự tin bước đi trên con đường đầy thách thức của cuộc
sống. Tự học mỗi ngày làm giá trị bản thân được nâng cấp giúp ta ngày càng trở thành phiên bản tốt hơn của chính
mình, giúp xã hội ngày càng tiến bộ.
Các nhà kinh tế cho rằng “dù kinh tế có suy thoái nhưng xã hội sẽ không sa thải những lao động có đủ năng lực và
phẩm chất”. Trong khi đó, với sự hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, người lao động có thể làm việc ở bất kỳ đâu trên
thế giới chỉ cần họ trang bị tốt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Tiến sĩ Phan Ngọc
Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cung cho rằng cơ hội việc làm lĩnh vực này do chính
bản thân người học quyết định. “Tình trạng thất nghiệp hiện nay là có thật nhưng không đồng đều. Xã hội đang thừa
người có bằng ĐH nhưng thiếu người có bằng ĐH giỏi thực sự. Vi vậy, quan trọng là phải kiên định và chuẩn bị hành
trang tìm việc của mình theo đúng yêu cầu xã hội đặt ra”. Và để có được những điều ấy thì tinh thần tự học là vô cùng
quan trọng và cần thiết do cuộc sống không ngừng vận động, xã hội không ngừng đổi mới, thị trường thì luôn thay
đổi cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã tạo nên những thách thức cũng như cơ hội để sinh
viên có thể trau dồi và phát triển toàn diện.. Là một sinh viên kinh te mỗi chúng ta cần phải in sâu tinh thần tự học,
học hỏi không ngừng nghỉ để trở thành những nhà kinh tế góp một phần nhỏ bằng tri thức của bản thân giúp đất nước
phát triển một cách thịnh vượng nhất là trong thời kì toàn cầu hoá như ngày nay. Tinh than tu hoc không chỉ giúp bạn lOMoAR cPSD| 49831834
nắm vững kiến thức cơ bản mà còn mở ra cơ hội để tiếp cận với các nguồn thông tin mới, hiểu rõ hơn về thị trường,
chính sách kinh tế, và cả những xu hướng kinh tế toàn cầu. Điều này giúp người làm kinh tế tự tin hơn trong việc đưa
ra những phân tích, dự báo chính xác về thị trường và đề xuất các chiến lược kinh doanh hiệu quả trong thời ky kinh
tế thị trường. Chúng ta có thể hòa nhập với các nước trên thế giới để vươn lên nhưng không bao giờ làm phai mờ bản
sắc tốt đẹp và vốn có của dân tộc Việt Nam. Là một sinh viên kinh tế UEHmột người con của dân tộc ta luôn phải gìn
giữ những giá trị truyền thống cao đẹp mà ông cha ta đã để lại.
Bởi vì, trách nhiệm đưa Việt Nam trở thành nước giàu mạnh, sánh ngang với các cường quốc trên thế giới, tất cả phụ
thuộc vào tinh thần tu hoc của thế hệ trẻ hôm nay nói chung, thế hệ sinh viên kinh tế nói riêng. Cho nên bây giờ, yêu
nước là sinh viên kinh tế phải dám hướng tầm nhìn ra thế giới, quyết tâm học tập, chinh phục những đỉnh cao trên
lĩnh vực của mình. Chỉ có làm được như vậy, thì sinh viên kinh tế mới vững bước thực hiện những dự định mình ấp
ủ, góp phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh..