Bài thực hành Lý luận văn học 2 | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Bài thực hành Lý luận văn học 2 | Đại học Sư Phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.

lOMoARcPSD| 40703272
Câu 1
Những giá trị nhận thức tác động sâu sắc đến độc giả đã được đem đến qua bài
thơ “Bàn tay” dưới ngòi bút của nhà thơ Ba Lan Wislawa Szymborska:
Hai mươi bảy xương, ba mươi
lăm cơ, gần hai nghìn tế bào
thần kinh trên mỗi đầu ngón
tay. Thế là hoàn toàn đủ để
viết “Mein Kampf” hay “Ngôi
nhà gấu Pooh”.
Bài thơ không chỉ cung cấp tri thức bách khoa mà còn đem đến những hiểu biết
về hiện thực cuộc sống cho con người. Đồng thời, bài thơ còn giúp con người tự nhận
thức được. Điều ấy được thể hiện ở chỗ, mở đầu bài thơ là hình ảnh những bộ phận, tế
bào cấu thành nên bàn tay của con người được gợi nên hết sức sinh động và gợi cảm
qua bốn câu thơ. Đọc bài thơ “Bàn tay”, người đọc hiểu được hiểu thêm nhiều kiến
thức về bàn tay của mình, gồm “ hay mươi bảy xương”, “ba mươi lăm cơ” và “gần hai
nghìn tế bào thần kinh”. Do đó, bài thơ đã góp phần đưa những tri thức bách khoa về
cơ thể người đến với người đọc. Và những đôi bàn tay ấy, con người ai cũng như ai,
cũng có những đôi bàn tay gồm những xương, cơ và tế bào thần kinh giống nhau. Tuy
vậy, mỗi đôi bàn tay lại có những mục đích làm việc khác nhau, có đôi bàn tay viết
những câu chuyện thiếu nhi trong sáng, vui vẻ dành tặng trẻ em như tác phẩm “Ngôi
nhà gấu Pooh” của nhà văn người Anh A.A.Milne với nhân vật chính là chú gấu
Winnie-the-Pooh và những người bạn của mình được nhân hóa. Tác phẩm với lối viết
trong sáng đã kể về cuộc phiêu lưu của chú gấu cùng những người bạn đầy đáng yêu,
để từ đó đưa ra cho người đọc những bài học về tình bạn, cuộc sống. Câu chuyện và
những bài học đã phần nào dẫn dắt người đọc vào cuộc phiêu lưu ấy rồi cuối cùng
nhìn lại mình để hoàn thiện bản thân mình hơn. Đó chính là những giá trị về nhận thức
mà cuốn sách thiếu nhi “Ngôi nhà gấu Pooh” nói riêng và bài thơ “Bàn tay” đem lại
cho chúng ta. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới đôi bàn tay của Adolf Hitler viết
nên cuốn hồi ký “Mein Kampf” (Cuộc tranh đấu của tôi) trong thời gian bị giam trong
tù vào năm 1924, thể hiện tư tưởng và cương lĩnh của ông về xây dựng một Đế chế
lOMoARcPSD| 40703272
Đức khi ông lên nắm quyền. Từ khi lên kế hoạch chi tiết về chính sách diệt chủng ở
Đông Âu cho đến khi lên làm lãnh tụ Đức Quốc xã, Hitler đã luôn “nói là làm” y như
trong sách đã viết và thực hiện hết sức dã man. “Mein Kampf” chính là nơi chứa đựng
và cung cấp những sự kiện lịch sử, những tri thức có giá trị về lịch sử cho thế hệ sau,
đó cũng chính là giá trị nhận thức của tác phẩm nói riêng và bài thơ “Bàn tay” nói
riêng đem tới cho người đọc.
Tóm lại, bài thơ “Bàn tay” đã đem đến cho người đọc nhiều giá trị về nhận thức,
từ những tri thức về cấu tạo đôi bàn tay đến tác phẩm với những sự kiện và giá trị lịch
sử giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về nạn diệt chủng ở Đông Âu của Đức Quốc xã và
những câu chuyện về chú gấu Pooh cùng bạn bè mang đến những bài học, thông điệp
về tình bạn, tình yêu thương trong cuộc sống giúp người đọc ở mọi lứa tuổi nhìn lại
mình và ngày một hoàn thiện bản thân mình hơn. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đề cập
đến khía cạnh thiện và ác trong thực tại. Cái thiện và cái ác luôn hiện diện ở khắp mọi
nơi, ta luôn cần phải sáng suốt nhận biết được.
Và quả thật, cách văn học tác động vào nhận thức của con người có nhiều khác
biệt so với cách tác động của các hình thái ý thức xã hội khác. Nếu như các hình thái ý
thức xã hội kia chỉ cung cấp một phần tri thức chuyên môn, biệt loại thì văn học có thể
cung cấp tri thức bách khoa về hiện thực đời sống, nếu như các hình thái ý thức xã hội
khác chỉ giúp chúng ta nhận thức được một khía cạnh của vấn đề thì văn học lại mang
đến trong nhận thức con người cái nhìn đa chiều. Nếu như tri thức về thiên nhiên
thuộc về khoa học trái đất; các phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc thuộc
mảng tri thức văn hóa - xã hội; những sự kiện lịch sử thuộc về lịch sử…thì văn học có
toàn bộ những những tri thức đó. Bài thơ “Bàn tay” cũng không ngoại lệ, bài thơ vừa
đem đến cho độc giả những kiến thức về cơ thể người, vừa tái hiện những sự kiện lịch
sử cùng đưa ra những bài học về cuộc sống.
Điểm khác biệt nữa, văn học làm cho con người tự nhận thức bản thân, tự soi
mình, tự giáo dục và tự hoàn thiện nhân cách của mình. Trong khi các hình thái ý thức
xã hội khác thường có những mệnh lệnh, giáo điều, luật lệ yêu cầu con người “Phải
làm gì, phải như thế nào…” thì văn học giúp ta nhận thức được các giá trị tinh thần
lOMoARcPSD| 40703272
kết tinh trong thế giới đối tượng để rồi biến quá trình nhận thức thế giới khách quan
thành quá trình tự nhận thức chủ quan. Từ đó, văn học tác động vào thế giới tinh thần
của con người, không rao giảng các bài giáo lý, giáo điều, mà thức tỉnh con người. Bài
thơ “Bàn tay” không hề đề cập đến nội dung tư tưởng của mỗi tác phẩm là sai hay là
đúng mà nhà văn dùng các hình tượng, các ẩn dụ để khiến bạn đọc ấn tượng về các chi
tiết, hình ảnh đó để họ tự đi tìm câu trả lời cho mình trong sự tò mò sâu sắc. Nhận
thấy được ý đồ mà tác giả gửi gắm, tìm được bài học cho bản thân, bạn đọc sẽ tự hình
thành được cách nhìn thế giới, cách đánh giá cuộc đời, cách ứng xử sao cho đúng đắn,
tìm được mục đích và ý nghĩa cuộc sống mà mình muốn theo đuổi giữa hai cách sống,
hai tư tưởng đối lập của hai nhà văn, một người được mệnh danh là “người tạo nên
tuổi thơ của trẻ em”, kẻ được coi là tội đồ của thế giới.
Văn học có thể đem đến cho người đọc một kho tàng tri thức rộng lớn về đời
sống con người, được coi là bộ bách khoa toàn thư ở trần gian. Văn học có thể vận
dụng mọi chi tiết khoa học và có khả năng chỉ ra được những khuynh hướng phát triển
của cuộc sống tương lai. Nó giúp cho ta nhận ra cái nét riêng biệt, sâu sắc ở những thứ
ngẫu nhiên, thường tình. Văn học tổng hợp lại những cảm xúc, nhận thức. Cách mà
văn học tác động vào nhân cách con người cũng vô cùng khéo léo, tinh tế chứ không
khô khan, vụng về và thô cứng. Nó giống như một người bạn tâm sự, trò chuyện và
đưa ra lời khuyên với bạn đọc.
Câu 2
Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân từng phát biểu: “Khoái thú nghệ thuật nuôi
dưỡng ý muốn làm người cùng với nỗi lo âu và niềm vui của con người.”, quả thật là
như vậy. Giống như nhà văn Nam Cao từng viết trong tác phẩm “Đời thừa” của mình,
rằng: “Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là
một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh
mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công
bằng… Nó làm cho người gần người hơn.” Cho đến cùng, ý nghĩa cốt lõi thực sự mà
văn học đem lại cho người đọc của mình chính là sự nhân đạo. Khi ta được sống lại
lOMoARcPSD| 40703272
những cảm giác thỏa mãn cụ thể về mặt tinh thần, ta sẽ thêm hiểu được bản thân mình,
nâng cao niềm tin ở chính mình và khát vọng hướng tới chân lý của cuộc đời ngày
càng sinh sôi.
Để chạm đến thông điệp cốt lõi trong lời phát biểu của nhà phê bình Nguyễn
Quân, trước tiên ta cần hiểu được “khoái thú” và “khoái thú nghệ thuật” là gì và chúng
có liên quan gì đến đời sống tinh thần của con người. Khoái thú bắt nguồn từ sự liên
tưởng – theo lí giải của Nguyễn Quân thì đó là “sự đồng nhất trong tinh thần một đối
tượng cụ thể với những cái mình đã sống qua”, tức là những sự việc đã xảy ra và đáng
nhẽ ra đã có thể bị lãng quên. Như vậy có thể thấy rằng, khoái thú thực sự đã làm ta
được sống lại những cảm giác thỏa mãn cụ thể trước đây và chúng sẽ chẳng phai mờ
hay biến mất đi khi ta được đáp ứng về mặt nhu cầu. Tuy vậy, liên tưởng lại gây cho ta
một khoái cảm không được thỏa mãn cụ thể và trực tiếp mà chỉ cho ta được chìm đắm
trong cái được gọi là “liên tưởng” và “ cảm giác”, và vì thế nó sẽ mãi mãi là một khoái
cảm, trong quá khứ, thực tại đến tương lai. Cuộc sống hiện đại xô bồ với sự phát triển
ngày một nhanh của nhân loại ngày nay đã và đang gây cho con người nhiều áp lực,
và những khi bế tắc họ thường có xu hướng nhớ về và liên tưởng lại những cái đã qua
có ích thiết thực, những kỉ niệm đẹp, họ khao khát về những điều họ đã được thỏa
mãn mà giờ đây chẳng thể. Và sự khát khao không ngừng ấy được tích lũy chầm chậm
và kín đáo trong họ một cách cẩn trọng để rồi từ từ hình thành nên khoái thú nghệ
thuật – hay chính là khoái thú thẩm mỹ, khi mà khát vọng cái đẹp trở thành khoái thú.
Và “khoái thú nghệ thuật nuôi dưỡng ý muốn làm người cùng với nỗi lo âu và
niềm vui của con người.” Khoái cảm nghệ thuật kết hợp với những nỗi lo âu và niềm
vui sẽ là động lực khiến ta có ý chí nuôi dưỡng ý muốn làm người. Một tác phẩm nghệ
thuật gợi ta nhớ về và nuôi dưỡng trong ta cảm giác “đau khổ để trở thành người” là
một tác phẩm giàu tính nhân đạo và “một người nghệ sĩ chân chính phải là một nhà
nhân đạo tự trong cốt tủy” – Sê – khốp. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà mỹ học
cho rằng bi kịch là mẹ đẻ nghệ thuật. Bởi lẽ rằng bi kịch sinh ra trong ta những cảm
giác chỉ con người mới có, bao gồm buồn, đau khổ,… Chính vì biết buồn mà con
người ở một cấp cao hơn hẳn so với những sinh vật khác, con người sẽ trở thành một
con người chân chính và hoàn chỉnh.
lOMoARcPSD| 40703272
Bởi vì biết buồn, con người dễ đồng cảm với những người có cùng cảm xúc với
mình, họ sẽ biết đặt bản thân trong hoàn cảnh của người khác để từ đó rút ra kinh
nghiệm cho chính mình, biết quý trọng những gì có trong thực tại để không dễ làm
mất đi lần nữa và nhất là đối với những người họ trân quý, con người sẽ biết xúc động
trước những lần ra đi của họ để tự ý thức về cái chết của chính mình, từ đó họ học
cách sống có ích trong những khoái thú về cái đẹp sẽ dẫn đường họ tới đích đến là con
người mà họ luôn muốn trở thành.
Một cuốn sách mà tôi cho rằng sau khi đọc, người đọc sẽ cảm nhận được rõ nhất
“ý muốn làm người” của mình, đó là “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán. Viết
về chiến tranh và nước mắt của những năm tháng tuổi thơ, không ai có thể có ngòi bút
tài tình bằng nhà văn Phùng Quán. Cuốn sách đã chọn chủ đề chiến tranh, lấy bối cảnh
là những ngày bom đạn ở Huế và Trung đoàn Trần Cao Vân là nhân vật trung tâm của
toàn tác phẩm. Những câu chuyện về cuộc đời của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong trung
đoàn đã được tập hợp lại trong cuốn sách. Gặp cậu bé Mừng, ta bị ấn tượng bởi khát
khao đánh đuổi Tây và chữa khỏi bệnh cho mẹ của em, em đã từng bị mọi người nghi
là “Việt gian” nhưng luôn cố gắng thể hiện bản thân mình có ích với Cách mạng. Đến
cuối cùng em hi sinh khi đang giúp mọi người bị thương nối lại liên lạc với Trung
đoàn. Lời cuối cùng trước khi hi sinh, em chỉ mong mọi người đừng nghi em là “Việt
gian”. Hay một cậu bé khác ta sẽ gặp trong cuốn sách là Lượm, dũng cảm, mưu trí và
là “Việt Minh nhà nòi”, cậu bé có khát khao được tự do mãnh liệt, đã nhiều lần vượt
ngục nhưng không thành và bị tra tấn nhưng nhờ trí thông minh và sự tháo vát của
mình, em đã vượt ngục thành công và dẫn theo cả người bạn của mình đi cùng. Khát
khao được tự do và những cố gắng đạt tới tự do của Lượm khiến người đọc thêm trân
quý cuộc sống tự do mà ông cha ta đã hi sinh để có được. Khép lại trang sách đã lâu
nhưng tôi vẫn luôn ám ảnh bởi hình ảnh cậu bé Vịnh “sưa” hi sinh trên nóc thành trì
của địch với không một manh áo. Sự hi sinh của em đãy cho những người yêu mến
cậu bé Vịnh mười bốn tuổi gan dạ và đầy bản lĩnh nhiều mất mát, làm họ nhận ra khao
khát được sống của mình với mong muốn được viết tiếp và hoàn thành ước mơ của
cậu bé Vịnh. Và còn nhiều nhân vật khác như cậu bé Quỳnh “Sơn ca” với tài chơi
nhiều nhạc cụ và có giọng hát hay, cậu bé Tư “dát” lanh lợi, được lòng của bạn bè
lOMoARcPSD| 40703272
nhưng không kém phần dũng cảm… Phùng Quán đã ghép những mảnh rời rạc của các
nhân vật lại với nhau để thành một bức tranh hoàn hảo – một bức tranh về lòng yêu
nước sâu sắc với những góc khuất đen tối của chiến tranh là sự hi sinh, mất mát, đòn
roi, những gông cùm, những sự phản bội… Tuy vậy, hãy đọc Tuổi thơ dữ dội để hiểu
được như thế nào là tình yêu đất nước thuần khiết nhất, để biết yêu thương gia đình,
biết trân trọng những người xung quanh và hơn cả là biết sống xứng đáng với danh
nghĩa con người vì cuộc sống tự do mà ông cha ta đã hi sinh để ta được hưởng ngày
hôm nay.
Bên cạnh đó, “nỗi lo âu và niềm vui của con người” được mang lại bởi khoái thú
nghệ thuật thể hiện rõ nhất, theo tôi là ở cuốn sách “Một lít nước mắt” của tác giả Kito
Aya. Kito Aya là một cô gái người Nhật hoạt bát và mạnh mẽ nhưng khi đang ở độ
tuổi đẹp nhất của cuộc đời – 15 tuổi, độ tuổi đáng ra cô sẽ được vui chơi vô lo vô nghĩ
như các bạn cùng trang lứa thì căn bệnh mang tên Thoái hóa tiểu não đột nhiên giáng
xuống và khiến Aya phải tạm gác lại những ngày tháng vui vẻ của mình để đi điều trị.
Aya đã chiến đấu với căn bệnh quái ác dai dẳng nhiều năm nhưng tôi tin cô vẫn luôn
giữ được niềm lạc quan của mình qua những dòng nhật kí dù đẫm nước mắt. Và sau
này cuốn nhật kí của cô được phát hành thành sách với tên gọi “Một lít nước mắt”.
Aya đã nhiều lần lo lắng rằng “có lẽ không còn được lâu nữa”, hay liệu rằng cô có thể
lấy chồng và sinh con được không khát khao này của Aya tưởng như là đơn giản với
nhiều người, nhưng đối với Aya thì lại khó khăn vô cùng. Ít nhất Aya đã luôn lạc quan
và nhìn nhận cuộc sống ở những khía cạnh đẹp nhất, bới tôi nhAya đã chẳng hề bỏ
cuộc và luôn tự mình đứng dậy khi vấp ngã, Aya luôn tự tìm niềm vui cho bản thân
mình. Soi chiếu cuộc đời của ta vào Aya, tôi cho rằng ai trong chúng ta cũng đều nhìn
thấy ở Aya những nét tương đồng, để ta được cùng sống lại trong những lo âu như cô
bé sợ rằng mình không thể đi học cùng các bạn, rằng mình không thể nhìn thấy bầu
trời trong xanh nhưng vẫn luôn yêu đời bởi mình vẫn còn được hít thở dưới bầu trời
xanh – một ngày nữa mình được sống trên đời. Aya có bạn bè, có mẹ, có gia đình luôn
ở bên cô, cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Trang sách khép lại bằng lời của
mẹ Aya, khép lại một đời mạnh mẽ và lạc quan chống chọi lại với bệnh tật. Cuốn nhật
kí của cuộc đời Kito Aya khiến tôi và những độc giả yêu quý Aya cảm thấy trân trọng
lOMoARcPSD| 40703272
cuộc sống này hơn, dù có những lo âu đã qua và luôn chực chờ để đánh gục những
người yếu đuối, song những niềm vui là chưa bao giờ biến mất trong cuộc sống này.
“Nếu cuộc đời cho bạn trăm lí do để khóc, hãy cho đời ngàn lí do để bạn cười.”
Pautopxki đã từng nói: “Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người
dẫn đường đến xứ sở cái đẹp.” Và quả thật là vậy, một nhà văn chân chính sẽ luôn có
cách đưa độc giả của mình đắm chìm trong những khoái thú về nghệ thuật, những cái
đẹp từ cốt tủy, đó chính là lòng nhân đạo giữa con người với con người, để cuộc sống
thêm nhân văn hơn, và đúng là như vậy, “nhà văn là người cho máu” – Elsa Trisolet.
| 1/7

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40703272 Câu 1
Những giá trị nhận thức tác động sâu sắc đến độc giả đã được đem đến qua bài
thơ “Bàn tay” dưới ngòi bút của nhà thơ Ba Lan Wislawa Szymborska:
Hai mươi bảy xương, ba mươi
lăm cơ, gần hai nghìn tế bào
thần kinh trên mỗi đầu ngón
tay. Thế là hoàn toàn đủ để
viết “Mein Kampf” hay “Ngôi nhà gấu Pooh”.
Bài thơ không chỉ cung cấp tri thức bách khoa mà còn đem đến những hiểu biết
về hiện thực cuộc sống cho con người. Đồng thời, bài thơ còn giúp con người tự nhận
thức được. Điều ấy được thể hiện ở chỗ, mở đầu bài thơ là hình ảnh những bộ phận, tế
bào cấu thành nên bàn tay của con người được gợi nên hết sức sinh động và gợi cảm
qua bốn câu thơ. Đọc bài thơ “Bàn tay”, người đọc hiểu được hiểu thêm nhiều kiến
thức về bàn tay của mình, gồm “ hay mươi bảy xương”, “ba mươi lăm cơ” và “gần hai
nghìn tế bào thần kinh”. Do đó, bài thơ đã góp phần đưa những tri thức bách khoa về
cơ thể người đến với người đọc. Và những đôi bàn tay ấy, con người ai cũng như ai,
cũng có những đôi bàn tay gồm những xương, cơ và tế bào thần kinh giống nhau. Tuy
vậy, mỗi đôi bàn tay lại có những mục đích làm việc khác nhau, có đôi bàn tay viết
những câu chuyện thiếu nhi trong sáng, vui vẻ dành tặng trẻ em như tác phẩm “Ngôi
nhà gấu Pooh” của nhà văn người Anh A.A.Milne với nhân vật chính là chú gấu
Winnie-the-Pooh và những người bạn của mình được nhân hóa. Tác phẩm với lối viết
trong sáng đã kể về cuộc phiêu lưu của chú gấu cùng những người bạn đầy đáng yêu,
để từ đó đưa ra cho người đọc những bài học về tình bạn, cuộc sống. Câu chuyện và
những bài học đã phần nào dẫn dắt người đọc vào cuộc phiêu lưu ấy rồi cuối cùng
nhìn lại mình để hoàn thiện bản thân mình hơn. Đó chính là những giá trị về nhận thức
mà cuốn sách thiếu nhi “Ngôi nhà gấu Pooh” nói riêng và bài thơ “Bàn tay” đem lại
cho chúng ta. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới đôi bàn tay của Adolf Hitler viết
nên cuốn hồi ký “Mein Kampf” (Cuộc tranh đấu của tôi) trong thời gian bị giam trong
tù vào năm 1924, thể hiện tư tưởng và cương lĩnh của ông về xây dựng một Đế chế lOMoAR cPSD| 40703272
Đức khi ông lên nắm quyền. Từ khi lên kế hoạch chi tiết về chính sách diệt chủng ở
Đông Âu cho đến khi lên làm lãnh tụ Đức Quốc xã, Hitler đã luôn “nói là làm” y như
trong sách đã viết và thực hiện hết sức dã man. “Mein Kampf” chính là nơi chứa đựng
và cung cấp những sự kiện lịch sử, những tri thức có giá trị về lịch sử cho thế hệ sau,
đó cũng chính là giá trị nhận thức của tác phẩm nói riêng và bài thơ “Bàn tay” nói
riêng đem tới cho người đọc.
Tóm lại, bài thơ “Bàn tay” đã đem đến cho người đọc nhiều giá trị về nhận thức,
từ những tri thức về cấu tạo đôi bàn tay đến tác phẩm với những sự kiện và giá trị lịch
sử giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về nạn diệt chủng ở Đông Âu của Đức Quốc xã và
những câu chuyện về chú gấu Pooh cùng bạn bè mang đến những bài học, thông điệp
về tình bạn, tình yêu thương trong cuộc sống giúp người đọc ở mọi lứa tuổi nhìn lại
mình và ngày một hoàn thiện bản thân mình hơn. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đề cập
đến khía cạnh thiện và ác trong thực tại. Cái thiện và cái ác luôn hiện diện ở khắp mọi
nơi, ta luôn cần phải sáng suốt nhận biết được.
Và quả thật, cách văn học tác động vào nhận thức của con người có nhiều khác
biệt so với cách tác động của các hình thái ý thức xã hội khác. Nếu như các hình thái ý
thức xã hội kia chỉ cung cấp một phần tri thức chuyên môn, biệt loại thì văn học có thể
cung cấp tri thức bách khoa về hiện thực đời sống, nếu như các hình thái ý thức xã hội
khác chỉ giúp chúng ta nhận thức được một khía cạnh của vấn đề thì văn học lại mang
đến trong nhận thức con người cái nhìn đa chiều. Nếu như tri thức về thiên nhiên
thuộc về khoa học trái đất; các phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc thuộc
mảng tri thức văn hóa - xã hội; những sự kiện lịch sử thuộc về lịch sử…thì văn học có
toàn bộ những những tri thức đó. Bài thơ “Bàn tay” cũng không ngoại lệ, bài thơ vừa
đem đến cho độc giả những kiến thức về cơ thể người, vừa tái hiện những sự kiện lịch
sử cùng đưa ra những bài học về cuộc sống.
Điểm khác biệt nữa, văn học làm cho con người tự nhận thức bản thân, tự soi
mình, tự giáo dục và tự hoàn thiện nhân cách của mình. Trong khi các hình thái ý thức
xã hội khác thường có những mệnh lệnh, giáo điều, luật lệ yêu cầu con người “Phải
làm gì, phải như thế nào…” thì văn học giúp ta nhận thức được các giá trị tinh thần lOMoAR cPSD| 40703272
kết tinh trong thế giới đối tượng để rồi biến quá trình nhận thức thế giới khách quan
thành quá trình tự nhận thức chủ quan. Từ đó, văn học tác động vào thế giới tinh thần
của con người, không rao giảng các bài giáo lý, giáo điều, mà thức tỉnh con người. Bài
thơ “Bàn tay” không hề đề cập đến nội dung tư tưởng của mỗi tác phẩm là sai hay là
đúng mà nhà văn dùng các hình tượng, các ẩn dụ để khiến bạn đọc ấn tượng về các chi
tiết, hình ảnh đó để họ tự đi tìm câu trả lời cho mình trong sự tò mò sâu sắc. Nhận
thấy được ý đồ mà tác giả gửi gắm, tìm được bài học cho bản thân, bạn đọc sẽ tự hình
thành được cách nhìn thế giới, cách đánh giá cuộc đời, cách ứng xử sao cho đúng đắn,
tìm được mục đích và ý nghĩa cuộc sống mà mình muốn theo đuổi giữa hai cách sống,
hai tư tưởng đối lập của hai nhà văn, một người được mệnh danh là “người tạo nên
tuổi thơ của trẻ em”, kẻ được coi là tội đồ của thế giới.
Văn học có thể đem đến cho người đọc một kho tàng tri thức rộng lớn về đời
sống con người, được coi là bộ bách khoa toàn thư ở trần gian. Văn học có thể vận
dụng mọi chi tiết khoa học và có khả năng chỉ ra được những khuynh hướng phát triển
của cuộc sống tương lai. Nó giúp cho ta nhận ra cái nét riêng biệt, sâu sắc ở những thứ
ngẫu nhiên, thường tình. Văn học tổng hợp lại những cảm xúc, nhận thức. Cách mà
văn học tác động vào nhân cách con người cũng vô cùng khéo léo, tinh tế chứ không
khô khan, vụng về và thô cứng. Nó giống như một người bạn tâm sự, trò chuyện và
đưa ra lời khuyên với bạn đọc. Câu 2
Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân từng phát biểu: “Khoái thú nghệ thuật nuôi
dưỡng ý muốn làm người cùng với nỗi lo âu và niềm vui của con người.”, quả thật là
như vậy. Giống như nhà văn Nam Cao từng viết trong tác phẩm “Đời thừa” của mình,
rằng: “Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là
một tác phẩm chung cho tất cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh
mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công
bằng… Nó làm cho người gần người hơn.” Cho đến cùng, ý nghĩa cốt lõi thực sự mà
văn học đem lại cho người đọc của mình chính là sự nhân đạo. Khi ta được sống lại lOMoAR cPSD| 40703272
những cảm giác thỏa mãn cụ thể về mặt tinh thần, ta sẽ thêm hiểu được bản thân mình,
nâng cao niềm tin ở chính mình và khát vọng hướng tới chân lý của cuộc đời ngày càng sinh sôi.
Để chạm đến thông điệp cốt lõi trong lời phát biểu của nhà phê bình Nguyễn
Quân, trước tiên ta cần hiểu được “khoái thú” và “khoái thú nghệ thuật” là gì và chúng
có liên quan gì đến đời sống tinh thần của con người. Khoái thú bắt nguồn từ sự liên
tưởng – theo lí giải của Nguyễn Quân thì đó là “sự đồng nhất trong tinh thần một đối
tượng cụ thể với những cái mình đã sống qua”, tức là những sự việc đã xảy ra và đáng
nhẽ ra đã có thể bị lãng quên. Như vậy có thể thấy rằng, khoái thú thực sự đã làm ta
được sống lại những cảm giác thỏa mãn cụ thể trước đây và chúng sẽ chẳng phai mờ
hay biến mất đi khi ta được đáp ứng về mặt nhu cầu. Tuy vậy, liên tưởng lại gây cho ta
một khoái cảm không được thỏa mãn cụ thể và trực tiếp mà chỉ cho ta được chìm đắm
trong cái được gọi là “liên tưởng” và “ cảm giác”, và vì thế nó sẽ mãi mãi là một khoái
cảm, trong quá khứ, thực tại đến tương lai. Cuộc sống hiện đại xô bồ với sự phát triển
ngày một nhanh của nhân loại ngày nay đã và đang gây cho con người nhiều áp lực,
và những khi bế tắc họ thường có xu hướng nhớ về và liên tưởng lại những cái đã qua
có ích thiết thực, những kỉ niệm đẹp, họ khao khát về những điều họ đã được thỏa
mãn mà giờ đây chẳng thể. Và sự khát khao không ngừng ấy được tích lũy chầm chậm
và kín đáo trong họ một cách cẩn trọng để rồi từ từ hình thành nên khoái thú nghệ
thuật – hay chính là khoái thú thẩm mỹ, khi mà khát vọng cái đẹp trở thành khoái thú.
Và “khoái thú nghệ thuật nuôi dưỡng ý muốn làm người cùng với nỗi lo âu và
niềm vui của con người.” Khoái cảm nghệ thuật kết hợp với những nỗi lo âu và niềm
vui sẽ là động lực khiến ta có ý chí nuôi dưỡng ý muốn làm người. Một tác phẩm nghệ
thuật gợi ta nhớ về và nuôi dưỡng trong ta cảm giác “đau khổ để trở thành người” là
một tác phẩm giàu tính nhân đạo và “một người nghệ sĩ chân chính phải là một nhà
nhân đạo tự trong cốt tủy” – Sê – khốp. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà mỹ học
cho rằng bi kịch là mẹ đẻ nghệ thuật. Bởi lẽ rằng bi kịch sinh ra trong ta những cảm
giác chỉ con người mới có, bao gồm buồn, đau khổ,… Chính vì biết buồn mà con
người ở một cấp cao hơn hẳn so với những sinh vật khác, con người sẽ trở thành một
con người chân chính và hoàn chỉnh. lOMoAR cPSD| 40703272
Bởi vì biết buồn, con người dễ đồng cảm với những người có cùng cảm xúc với
mình, họ sẽ biết đặt bản thân trong hoàn cảnh của người khác để từ đó rút ra kinh
nghiệm cho chính mình, biết quý trọng những gì có trong thực tại để không dễ làm
mất đi lần nữa và nhất là đối với những người họ trân quý, con người sẽ biết xúc động
trước những lần ra đi của họ để tự ý thức về cái chết của chính mình, từ đó họ học
cách sống có ích trong những khoái thú về cái đẹp sẽ dẫn đường họ tới đích đến là con
người mà họ luôn muốn trở thành.
Một cuốn sách mà tôi cho rằng sau khi đọc, người đọc sẽ cảm nhận được rõ nhất
“ý muốn làm người” của mình, đó là “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán. Viết
về chiến tranh và nước mắt của những năm tháng tuổi thơ, không ai có thể có ngòi bút
tài tình bằng nhà văn Phùng Quán. Cuốn sách đã chọn chủ đề chiến tranh, lấy bối cảnh
là những ngày bom đạn ở Huế và Trung đoàn Trần Cao Vân là nhân vật trung tâm của
toàn tác phẩm. Những câu chuyện về cuộc đời của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong trung
đoàn đã được tập hợp lại trong cuốn sách. Gặp cậu bé Mừng, ta bị ấn tượng bởi khát
khao đánh đuổi Tây và chữa khỏi bệnh cho mẹ của em, em đã từng bị mọi người nghi
là “Việt gian” nhưng luôn cố gắng thể hiện bản thân mình có ích với Cách mạng. Đến
cuối cùng em hi sinh khi đang giúp mọi người bị thương nối lại liên lạc với Trung
đoàn. Lời cuối cùng trước khi hi sinh, em chỉ mong mọi người đừng nghi em là “Việt
gian”. Hay một cậu bé khác ta sẽ gặp trong cuốn sách là Lượm, dũng cảm, mưu trí và
là “Việt Minh nhà nòi”, cậu bé có khát khao được tự do mãnh liệt, đã nhiều lần vượt
ngục nhưng không thành và bị tra tấn nhưng nhờ trí thông minh và sự tháo vát của
mình, em đã vượt ngục thành công và dẫn theo cả người bạn của mình đi cùng. Khát
khao được tự do và những cố gắng đạt tới tự do của Lượm khiến người đọc thêm trân
quý cuộc sống tự do mà ông cha ta đã hi sinh để có được. Khép lại trang sách đã lâu
nhưng tôi vẫn luôn ám ảnh bởi hình ảnh cậu bé Vịnh “sưa” hi sinh trên nóc thành trì
của địch với không một manh áo. Sự hi sinh của em đã gây cho những người yêu mến
cậu bé Vịnh mười bốn tuổi gan dạ và đầy bản lĩnh nhiều mất mát, làm họ nhận ra khao
khát được sống của mình với mong muốn được viết tiếp và hoàn thành ước mơ của
cậu bé Vịnh. Và còn nhiều nhân vật khác như cậu bé Quỳnh “Sơn ca” với tài chơi
nhiều nhạc cụ và có giọng hát hay, cậu bé Tư “dát” lanh lợi, được lòng của bạn bè lOMoAR cPSD| 40703272
nhưng không kém phần dũng cảm… Phùng Quán đã ghép những mảnh rời rạc của các
nhân vật lại với nhau để thành một bức tranh hoàn hảo – một bức tranh về lòng yêu
nước sâu sắc với những góc khuất đen tối của chiến tranh là sự hi sinh, mất mát, đòn
roi, những gông cùm, những sự phản bội… Tuy vậy, hãy đọc Tuổi thơ dữ dội để hiểu
được như thế nào là tình yêu đất nước thuần khiết nhất, để biết yêu thương gia đình,
biết trân trọng những người xung quanh và hơn cả là biết sống xứng đáng với danh
nghĩa con người vì cuộc sống tự do mà ông cha ta đã hi sinh để ta được hưởng ngày hôm nay.
Bên cạnh đó, “nỗi lo âu và niềm vui của con người” được mang lại bởi khoái thú
nghệ thuật thể hiện rõ nhất, theo tôi là ở cuốn sách “Một lít nước mắt” của tác giả Kito
Aya. Kito Aya là một cô gái người Nhật hoạt bát và mạnh mẽ nhưng khi đang ở độ
tuổi đẹp nhất của cuộc đời – 15 tuổi, độ tuổi đáng ra cô sẽ được vui chơi vô lo vô nghĩ
như các bạn cùng trang lứa thì căn bệnh mang tên Thoái hóa tiểu não đột nhiên giáng
xuống và khiến Aya phải tạm gác lại những ngày tháng vui vẻ của mình để đi điều trị.
Aya đã chiến đấu với căn bệnh quái ác dai dẳng nhiều năm nhưng tôi tin cô vẫn luôn
giữ được niềm lạc quan của mình qua những dòng nhật kí dù đẫm nước mắt. Và sau
này cuốn nhật kí của cô được phát hành thành sách với tên gọi “Một lít nước mắt”.
Aya đã nhiều lần lo lắng rằng “có lẽ không còn được lâu nữa”, hay liệu rằng cô có thể
lấy chồng và sinh con được không – khát khao này của Aya tưởng như là đơn giản với
nhiều người, nhưng đối với Aya thì lại khó khăn vô cùng. Ít nhất Aya đã luôn lạc quan
và nhìn nhận cuộc sống ở những khía cạnh đẹp nhất, bới tôi nhớ Aya đã chẳng hề bỏ
cuộc và luôn tự mình đứng dậy khi vấp ngã, Aya luôn tự tìm niềm vui cho bản thân
mình. Soi chiếu cuộc đời của ta vào Aya, tôi cho rằng ai trong chúng ta cũng đều nhìn
thấy ở Aya những nét tương đồng, để ta được cùng sống lại trong những lo âu như cô
bé sợ rằng mình không thể đi học cùng các bạn, rằng mình không thể nhìn thấy bầu
trời trong xanh nhưng vẫn luôn yêu đời bởi mình vẫn còn được hít thở dưới bầu trời
xanh – một ngày nữa mình được sống trên đời. Aya có bạn bè, có mẹ, có gia đình luôn
ở bên cô, cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Trang sách khép lại bằng lời của
mẹ Aya, khép lại một đời mạnh mẽ và lạc quan chống chọi lại với bệnh tật. Cuốn nhật
kí của cuộc đời Kito Aya khiến tôi và những độc giả yêu quý Aya cảm thấy trân trọng lOMoAR cPSD| 40703272
cuộc sống này hơn, dù có những lo âu đã qua và luôn chực chờ để đánh gục những
người yếu đuối, song những niềm vui là chưa bao giờ biến mất trong cuộc sống này.
“Nếu cuộc đời cho bạn trăm lí do để khóc, hãy cho đời ngàn lí do để bạn cười.”
Pautopxki đã từng nói: “Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người
dẫn đường đến xứ sở cái đẹp.” Và quả thật là vậy, một nhà văn chân chính sẽ luôn có
cách đưa độc giả của mình đắm chìm trong những khoái thú về nghệ thuật, những cái
đẹp từ cốt tủy, đó chính là lòng nhân đạo giữa con người với con người, để cuộc sống
thêm nhân văn hơn, và đúng là như vậy, “nhà văn là người cho máu” – Elsa Trisolet.