Những mở bài hay và mới lạ - Lý luận văn học | Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
Những mở bài hay và mới lạ - Lý luận văn học | Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực
Preview text:
NHỮNG MỞ BÀI HAY VÀ MỚI LẠ: Instagram : Doriisgenz 1. Sinh lão bệnh tử Tự cổ thường niên
( Thị tịch kệ - Ni sư Diệu Nhân)
Đó là quan niệm của nhà Phật. Tuy nhiên không phải kiếp người nào cũng tuân theo những nguyên tắc đó.
Có những người sinh ra đã bị tước quyền sống , quyền làm người . Có những người không có bệnh nhưng
vẫn phải chết , vì đau đớn tuyệt vọng , vì chết cũng có khi là một cách để họ sống . Đọc những trang chuyện
của nhà văn hiện thực ........... người ta chứng kiến nhiều cái chết đau đớn nhưng trong đó luôn hiện mầm của sự sống. 2.
Sư kì diệu của những đám mây nằm ở chỗ giá trị mà nó mang đến qua những giọt nước . Nước đến những
mảnh đất khô cằng mang đến sự sống , nước đổ ra biển đổ vào những dòng sông hiền hòa rồi cuồn cuộn ra
biển lớn, nước cũng có thể đọng lại trên lá sau một cơn mưa để trở nên lung linh trong nắng. Những hạt
nước này giống nhau nhưng lại tạo ra sự khác biệt trong những hoàn cảnh riêng biệt. Văn học cũng vậy .
Chúng đều được nhỏ từ đám mây hiện thực nhưng lại khác nhau khi qua lặng kính của người nghệ sĩ . Qua
góc nhìn của mình, nhà văn/ thơ.......đã.......................… 3.
Thơ ca thời kháng chiến chống Pháp viết nhiều về người lính. Có người lính lam lũ , trấn giữ trời đất, núi
sông trong thơ Chính Hữu, có người lính phục kích, bất thần, dũng mạnh truy diệt quân thù trong thơ
Khương Hữu Dụng; có người lính thắm tình quân nhân trong thơ Hoàng Trung Thông, có người lính quyết
tử, bách chiến bách thắng trong thơ Tố Hữu,...nhưng chưa ở đâu tôi bắt gặp hình ảnh người lính vừa hào
hùng vừa hào hoa trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng. 4.
Không có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu mến con người ( Van-gốc) . Văn chương đứng trên bờ cõi của
mọi sự xấu xa, tầm thường bởi bất cứ đâu và bất cứ lúc nào , người ta cũng thấy nó bừng sáng ngọn cờ chủ
nghĩa nhân văn. Trong bất công, văn chương nuôi dưỡng niềm tin và hi vọng. Trong tăm tối, văn chương
thắp lên ngon lửa tình thương yêu . Với sự mệnh thiêng liêng đó tác phẩm…..của nhà văn/ nhà thơ đã thắp sáng niềm tin vào….. 5.
Trong cuộc đời có ai không từng chờ đợi. Thuở xưa, xế trưa , ta thường hay ra cổng ngóng bà, ngóng mẹ đi
chợ về, chờ mong tấm bánh hay chiếc kẹo bọc giấy bóng..Và rất lạ, càng chời càng thấy háo hức bồi hồi.
Chị em cô bé Liên trong truyện ngắn 2 đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam hàng đêm cũng cố gắng thức để chờ
đợi. Có điều thứ Liên và An chờ đợi lại chuyến tàu đêm từ Hà Nội qua con phố huyện nghèo, trong đứa mặt
của 2 đứa trẻ , khan giả rung động bởi……….. 6.
“Thơ đòi cô đúc để rồi 1 phút phát nổ như tiếng sét”. Phải chăng sự cô đúc ấy chính là nhãn tự trong thơ, là
cái thần của ngôn ngữ . Nó được chắp nhặt từ giọt rơi của cung đàn nghệ sĩ , từ những tí tách lắng đọng
trong đôi mắt trong vắt tình người và là nốt lặng giữa cuộc sống xô bồ ngoài kìa. Đúng vậy thơ là tiếng nói
của tâm hồn ! Với tác phẩm………..của nhà thơ ……..đã……… 7.
‘Từ bao giờ đến bây giờ thơ ca vẫn có sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại nó ra đơi giữa những nỗi buồn
vui của loài người và sẽ kết bạn với loài người cho đến tận thế”. Câu nói của Hoài Thanh cho ta thấy sức
sống mãnh liệt của thơ ca chân chính . Bài thơ …..của………..có thể coi là một bài thơ như vậy, vượt qua
những thăng trầm của thời gian , bài thơ…..vẫn sống mãi trong lòng bạn đọc như 1 trong những kiệt tác thời
kì…..trong đó đoạn thơ……là 1 đoạn tiêu biểu. 8.
Khi bàn về văn học, M.Gorki có nhận định rằng: Văn học là nhân học . Dường như điều này đã trở thành
một chân lí hiển nhiên, vững bền. Văn học không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là 1 thứ khoa học
đặc biệt - khoa học của lòng người và người nghệ sĩ làm thứ khoa học này là 1 nhà nhân đạo từ cốt tủy( T.Sê
khốp). Là một nhà nhân đạo ,nhà văn/ nhà thơ……đã………. 9.
Từ rất lâu, rất lâu, tôi đã tâm niệm câu nói này của một nhà văn nước ngoài “ Văn chương vượt ra ngoài
định luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Văn chương sở dĩ trường tồn vì bao giờ
nó cũng nói lên được tâm hồn, nỗi niềm, những gì thuộc về thê giới bên trong con người, của nhân loại mà
tác phẩm……của……là 1 ví dụ tiêu biểu. 10.
Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. (Voltaire) Thơ ca chỉ bật ra khi trong
tim người nghệ sĩ đang rung lên những nhịp đập thổn thức, đang ngân lên những điệu ngân của tâm hồn.
Chính bởi vậy, mỗi vần thơ dù ngắn gọn nhưng lại có sức truyền tải lớn tới người đọc. Và có những bài thơ
đã ra đời cách chúng ta hàng chục năm nhưng tới nay vẫn còn nguyên giá trị……….. của ……… là một thi
phẩm như vậy. Trong bài thơ có những vần thơ ngân lên khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi: 11.
“Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ. Như đám mây ngũ sắc ngủ trên đầu”. Có những tác phẩm ra đời để
rồi lãng quên ngay sau đó, nhưng có những tác phẩm lại như những dòng sông đỏ nặng phù sa in dấu ấn
chạm khắc trong tâm khảm. Những tác phẩm ấy đã trờ thành “ những bài ca đi cùng năm tháng” và để lại
trong tâm hồn bạn đọc những ấn tượng không bao giờ quên. Một trong số đó phải kể tới “ ……..“ của
………. Trong bài thơ có những vần thơ thật hay và ý nghĩa: 12.
Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly). Có những giá trị vững bền
của cuộc sống được lưu giữ lại nhờ những vần thơ, có những nhịp ngân của tâm hồn được in dấu lại qua
mỗi trang văn. Có lẽ thơ ca ra đời để làm bạn với con người, để đồng cảm, sẻ chia với con người trong mọi
vui buồn của cuộc sống. Chính bởi vậy ………nhà thơ………… đã thổn thức lòng mình và cất lên những
vần thơ ……………. đầy xúc cảm. 13.
Có một nhà văn đã nói rằng : “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Cuộc
chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi
lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến ……………của …………………... Câu
chuyện đã thể hiện thật cảm động tình cảm ………………………. 14
“ Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luôn chuyển . Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng
một lần ra đi mãi mãi trong cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ , là văn, là nghệ thuật đích thực vẫn mãi
sống với thời gian.Trước khi chết nhà vua Phổ nắm tay Mô-da mà nói : “ Ta là tiêu biểu của trật tự, người
tiêu biểu cho cái đẹp . Biết đâu hậu thế sẽ quên ta mà nhắc nhở ngươi “. Đúng vậy thơ ca chân chính mãi
mãi sẽ tồn tại với thời gian. Trong đó tác phẩm………..của….là 1 tiêu biểu.