Tài liệu Phân tích các yếu tố cơ bản của con người xã hội?| Đại học Sư Phạm Hà Nội
Tài liệu Phân tích các yếu tố cơ bản của con người xã hội?| Đại học Sư Phạm Hà Nội giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Preview text:
Chủ đề 11: Phân tích các yếu tố cơ bản của con người xã hội? Tại sao nói: Trong
tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội?
A. Các yếu tố cơ bản của con người xã hội 1. Khái niệm
Con người xã hội là con người có sự thống nhất biện chứng giữa cái sinh vật và cái xã
hội, là con người hiện thực “tổng hòa những quan hệ xã hội” , là chủ thể của xã hội, đồng
thời cũng là sản phẩm của xã hội.
2. Các yếu tố cơ bản của con người xã hội
a. Con người là một thực thể vật chất đặc biệt, một thực thể có ý thức xã hội
- Ý thức xã hội là toàn bộ thế giới quan, quan niệm, hệ tư tưởng, tri thức, ý chí, tình cảm
phản ánh một thực tại xã hội nhất định
- Ý thức xã hội là một thuộc tính, một đặc điểm của con người ngoài xã hội.
- Ý thức xã hội chịu sự chi phối của các điều kiện, quy luật sinh học và quy luật xã hội do
nhu cầu, lợi ích xã hội và các hoàn cảnh sinh hoạt thực tại của con người quy định.
- Phân loại các dạng ý thức xã hội:
Ý thức xã hội dạng chung: chủ thể mang ý thức xã hội là mọi con người xã hội,
tồn tại và phát triển thông qua ý thức xã hội của các cá nhân, nhóm, tập đoàn, giai cấp trong xã hội
Ý thức xã hội dạng riêng: là ý thức xã hội của cá nhân.
Ý thức xã hội dạng giữa: là ý thức xã hội của các nhóm xã hội, của giai cấp, của
mỗi thành phần xã hội trong hệ thống xã hội nhất định, trong đó ý thức xã hội của
nhóm, giai cấp... vừa mang ý thức chung của xã hội, vừa mang ý thức xã hội riêng
của từng nhóm, giai cấp,....
Trong mỗi một cá nhân con ngượi cụ thể đều tồn tại 3 dạng ý thức xã hội nêu trên.
- Mối quan hệ giữa các dạng ý thức xã hội trên: Ý thức xã hội chung chỉ tồn tại thông
qua ý thức xã hội của cá nhân, nhóm, giai câp,... Ý thức nhóm, giai cấp là sự kết tinh
ý thức của các thành viên trong nhóm, giai cấp. VÍ DỤ
Mỗi cá nhân có thức giữ gìn vệ sinh môi trường
Mỗi cá nhân đều có ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Các nhà máy, xí nghiệp chú trọng vào việc xử lí chất thải: xây dựng hệ thống ống
thoát khí công nghiệp, xử lí chất thải trước khi xả ra môi trường
Các giai cấp bộ ngành kinh tế tài chính có những chính sách để phát triển kinh tế
đất nước nhanh ,toàn diện ,bền vững: chính sách thuế,lệ phí đất đai, chính sách vay nợ
b. Yếu tố thứ hai tạo nên con người xã hội là yếu tố lao động
- Năng lực lao động, khả năng hoạt động thực tiễn là đặc trưng cơ bản, quyết định
con người xã hội. Lao động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức nhằm
thay đổi những vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của mình.
- Con người khác với loài vật là ở khả năng hoạt động thực tiễn. Loài vật sống dựa
vào tự nhiên, con người sử dụng và sáng tạo ra tự nhiên. Con người sử dụng sức lao
động của mình tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của bản thân.
- Hoạt động thực tiễn mà chủ yếu biểu hiện ở dạng lao động là hoạt động cơ bản của
xã hội. Đối với mỗi con người cụ thể, nó trở thành nhân tố xác định có tính chất quyết
định đối với phẩm chất xã hội, địa vị, vai trò xã hội của cá nhân nhất định.
- Hoạt động lao động của con người là hoạt động sáng tạo và là điều kiện để xã hội tiến bộ và phát triển. VÍ DỤ
Con người lao động sản xuất ra bánh kẹo, xà phòng ,quần áo, đồ mĩ phẩm phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt của con người
Nghệ sĩ sáng tạo ra những bản nhạc, ca sĩ biểu diễn trên sân khấu đáp ứng nhu
cầu tinh thần của con người
c. Quan hệ xã hội của con người:
- Quan hệ xã hội của con người được xem là yếu tố cơ sở quy định xã hội và nội
dung con người xã hội, quan hệ xã hội như là dấu hiệu, chỉ số xác định con người với
tư cách là con người xã hội, con người "tổng hòa những quan hệ xã hội".
- Bản chất xã hội của con người được thể hiện trong mối quan hệ hữu cơ với đồng loại
với cộng đồng tức là con người xã hội chỉ thực sự tồn tại trong đồng loại, trong những
quan hệ xã hội và không ngoài sự tác động lẫn nhau giữa con người và xã hội. VÍ DỤ Quan hệ bạn bè Quan hệ thầy cô Quan hệ đồng nghiệp
Quan hệ bố mẹ và con cái
Quan hệ anh chị em trong gia đình
B. Tại sao nói: Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội?
- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.
Con người chỉ thực sự trở thành con người khi sống trong môi trường xã hội.
Về bản chất, con người khác với con vật ở cả ba mặt:
+ Quan hệ giữa con người với giới tự nhiên,
+ Quan hệ giữa con người với xã hội,
+ Quan hệ giữa con người với chính bản thân mình.
Trong đó quan hệ giữa con người với xã hội là quan hệ bản chất nhất.
- Xét bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội tức là xem con người với
tất cả các quan hệ xã hội của nó không những chỉ những quan hệ xã hội đã có từ
trước người đang sống mà cả những quan hệ xã hội đã có từ trước kia trong một
tổng thể với những mối liên hệ biện chững, bởi vì trong lịch sử của mình, con
người bắt buộc phải kế thừa những di sản, những truyền thốngđã thúc đẩy con
người vươn lên hay ngược lại.
- Theo C Mác, bản chất con người không phải là sinh thành bất biến mà có sự vận
động, phát triển phù hợp với sự biến đổi của hoàn cảnh, của thời đại. Cụ thể là bản
chất xã hội của con người luôn luôn thay đổi cùng với năm cách sản xuất lớn với
những chế độ chính trị khác nhau. Mỗi con người dù muốn hay không,vừa cất
tiếng khóc chào đời đã bị khoác bởi cái áo xã hội họ đang sống, đó là những mối quan hệ xã hội. Ví dụ:
Bản thân mỗi người có rất nhiều mối quan hệ khác nhau như quan hệ với gia đình,
bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp,... Những mối quan hệ ấy tồn tại một cách khách quan,
không ai có thể tồn tại mà không có bất kì một mối quan hệ xã hội nào cả.Mỗi cá
nhân đảm nhiệm không chỉ có một vai trò mà là nhiều vai trong xã hội: họ có thể vừa
là giáo viên, vừa là một người bố, và là thành viên câu lạc bộ... những mối quan hệ
trong xã hội được hình thành trong cuộc sống. Bất kì ai cũng có những mối quan hệ trong xã hội.
Bài học rút ra: Để phát triển bản thân thì cần phải chú trọng cả các mối quan hệ xã
hội. Các mối quan hệ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản chất của con người.