-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài thực hành môn lí luận văn học | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Bài thực hành môn lí luận văn học | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Lý luận Văn học 79 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Bài thực hành môn lí luận văn học | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Bài thực hành môn lí luận văn học | Trường Đại học Sư phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Lý luận Văn học 79 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI THỰC HÀNH MÔN LÍ LUẬN VĂN HỌC
Họ và tên: Hà Phương Nga
Mã sinh viên: 735601225 Lớp: A4K73
Đề bài: Phân tích một tác phẩm văn học để làm sáng tỏ “tính tư duy
trực tiếp” của văn học.
Giữa muôn vàn các loại hình nghệ thuật như hội họa, âm nhạc, vũ đạo… văn
học đã hiện lên và được nhìn nhận là loại hình nghệ thuật cao cấp nhất. Bởi
lẽ văn học dường như đã hàm chứa trong mình những phương thức của loại
hình nghệ thuật khác và cả phương thức chỉ có ở trong văn học. Một trong
những đặc trưng của văn học có thể nói đến “tính tư duy trực tiếp”, đó là
việc trực tiếp bày tỏ tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của con người thông qua
ngôn từ. Sở dĩ văn học có tính tư duy bởi chất liệu của văn học là ngôn từ,
mà ngôn từ lại là ký hiệu của tư duy, vì thế nên những tâm tư, tư tưởng, tình
cảm, trạng thái của con người luôn được bộc lộ ra bên ngoài thông qua ngôn
ngữ. Đây cũng chính là một thế mạnh của văn học so với các loại hình nghệ
thuật không gian. Có thể thấy rằng ở hội họa, người nghệ sĩ thông qua màu
sắc và đường nét để gửi gắm tâm hồn vào tác phẩm, hay với âm nhạc, họ sử
dụng âm thanh, giai điệu để đem đến món quà tinh thần. Dù đó là một bức
vẽ hay một bản nhạc thì người thưởng thức cũng cần liên tưởng để có thể
thấu hiểu được tâm trạng, suy tư của tác giả về nhân vật trong tác phẩm của
họ. Còn đến với văn học, lấy chất liệu là ngôn từ nên các tác phẩm có thể
bộc lộ một cách trực tiếp những tư tưởng tình cảm của nhà văn hoặc của
nhân vật. Tiêu biểu như là bài thơ “Tương tư, chiều” của Xuân Diệu.
Từ nhan đề đã nói lên nội dung của bài thơ là nỗi niềm tương tư trong tình
yêu đôi lứa với những lời yêu say đắm đến thiết tha. Đó là nỗi nhớ nhung da
diết, là sự chờ đợi, mong ngóng của người tương tư. Trong sự mong chờ ấy
có linh cảm dự đoán về sự chông chênh của mối tình, và cả sự chan chứa hy
vọng về ước mơ tình yêu được vẹn tròn. Và Xuân Diệu trong “Tương tư,
chiều” đã không cất giấu cảm xúc vào trong mà bộc lộc trực tiếp nỗi nhớ say
đắm và mãnh liệt của mình, gửi gắm tâm tư của mình vào khoảng không vô
định của một chiều êm. Khoảng thời gian chiều tà khi hoàng hôn buông
xuống cũng là thời khắc mà con người ta dễ xao động và nao lòng nhất,
dường như không gian chiều đông dần trở thành những giọt lệ buồn đến
thắt lòng. Xuân Diệu đã bộc lộ nỗi buồn của chính mình qua từng câu, từng
chữ trong vần thơ “ không gì buồn bằng những buổi chiều êm”, “ ánh sáng
đều hòa cùng bóng tối”, “miếng đêm u uất”,… Có thể thấy nhà thơ không
trực tiếp bày tỏ nỗi buồn của mình nhưng thông qua các cụm từ miêu tả
cảnh vật đã phần nào cho ta thấy được tâm trạng u sầu, xót xa của ông.
Không dừng lại ở việc thể hiện nỗi buồn, nhà thơ còn đem đến cho người
đọc cảm nhận về sự cô đơn, tiếc nuối. Tình yêu với ông không chỉ là sự vui
vẻ, hạnh phúc bên nhau mà đôi khi nó xuất phát từ những điều bình dị, chỉ
cần được “giận hờn” nhau cũng là một niềm vui. Nhưng giờ đây, sự hờn
ghen hay giận tủi cũng không còn nữa, chỉ còn lại là nỗi đơn côi, hiu quạnh
bủa vây tâm hồn. Cũng qua sự cô đơn cùng với nỗi buồn tha thiết đã làm nổi
bật tình cảm chân thành, mộc mạc, giản dị mà nhà thơ dành cho người mình
yêu. Tình cảm ấy còn được Xuân Diệu gửi gắm vào nỗi nhớ người yêu da diết
khôn nguôi. Từ “nhớ” được nhắc đến nhiều lần trong bài thơ để thể hiện
cảm xúc bao trùm chính là nỗi niềm nhớ nhung, vương vấn, da diết đến đau
đớn khi nói về một tình yêu đã từng rất đẹp, đã từng có những khoảnh khắc,
kỉ niệm gắn bó gần gũi đến sâu đậm. Những câu thơ dạt dào tình yêu, chất
chứa trong đó là cả một biển trời cảm xúc, tâm trạng bâng khuâng nhung
nhớ người yêu bằng cả trái tim nồng cháy, bằng cả tấm lòng chân thành và
cả niềm khát vọng mãnh liệt của Xuân Diệu.
Bài thơ “Tương tư, chiều” dường như đã nói lên một cách trọn vẹn sự đau
khổ, nỗi nhớ, niềm thương và cả lòng khát khao mong được gặp lại người
yêu của nhân vật trữ tình. Và đây cũng chính là tiếng lòng thiết tha với cuộc
đời, với tình yêu của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu.
Như vậy, với ngôn từ trong sáng, sâu sắc, giàu hình ảnh, bài thơ “ Tương tư,
chiều” đã diễn đạt chính xác các cung bậc cảm xúc nhớ nhung, đau khổ khi
bỏ lỡ người mình yêu của tác giả. Những vần thơ của Xuân Diệu dường như
đã thể hiện rất rõ thế giới tinh thần của ông, điều đó được thể hiện qua
những tác phẩm về tình yêu của ông. Có thể thấy ông là nhà thơ thấu hiểu
về tình yêu hơn ai hết, cũng chính ông là người dành nhiều tâm sức đi tìm
cho mình những cung bậc cảm xúc tình yêu để gửi gắm vào thơ ca của mình
với sự nhiệt huyết, say mê mãnh liệt. Ông nâng niu và trân quý tình yêu bởi
với ông, tình yêu là điều gì đó thật sự đẹp đẽ và nó xứng đáng để ông hy
sinh, dâng hiến cuộc đời mình để tôn vinh, ca ngợi. Bởi thế nên Xuân Diệu
luôn được biết đến với những tên gọi “ông hoàng thơ tình” hay là “ vị hoàng
đế của tình yêu”. Trong đời sống tinh thần của mình, qua từng lời thơ lãng
mạn, tinh tế, ông luôn thể hiện sự khao khát tình yêu vô bờ bến, luôn trân
trọng tình yêu cho dù có đau buồn hay thê thảm đến nhường nào.
Như vậy, có thể thấy rằng tính tư duy trực tiếp là một phần không thể thiếu
của văn học bởi thông qua ngôn từ trong văn học, độc giả có thể thấu hiểu
tâm tư mà tác giả muốn gửi gắm, thấy được dấu ấn riêng của người nghệ sĩ
ẩn chứa sau từng vần thơ, dòng chữ mà không cần phải liên tưởng, tưởng
tượng như những bản nhạc hay bức vẽ trong hội họa. Một lần nữa cần
khẳng định tính tư duy trực tiếp chính là lợi thế đối với văn học khi đặt văn
học với các loại hình nghệ thuật khác. DANH MỤC THAM KHẢO
1. Lý Hoài Thu, Xuân Diệu – Vị hoàng đế tình yêu của “triều đại” thơ ca
lãng mãn 1932-1945, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, năm 1995
2. Phương Lựu, Lí luận văn học, NXB Đại học Sư phạm, năm 2014, [1,189]
3. Xuân Diệu, Tập Thơ thơ, NXB Đời nay, năm 1938
4. Xuân Diệu, Tác phẩm văn chương và lao động nghệ thuật, NXB Giáo dục, năm 1999, trang 11