-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Bài Thuyết trình Chùa Hương Tích - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Bài Thuyết trình Chùa Hương Tích - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa học 44 tài liệu
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Bài Thuyết trình Chùa Hương Tích - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Bài Thuyết trình Chùa Hương Tích - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa học 44 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Bài Thuyết trình Chùa Hương Tích
Chùa Hương Tích hay còn gọi là Hương Tích cổ tự. Chùa nằm ở độ cao 650m so với
mặt nước biển, tọa lạc trên lưng chừng đỉnh Hương Tích - một trong những đỉnh núi
đẹp nhất trong số 99 đỉnh núi Hồng - thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc. Ngôi chùa
thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông này từ xưa đã được ưu ái đặt cho cái tên Hoan Châu
đệ nhất danh lam, ghi tên mình vào 21 thắng cảnh của nước ta ngày trước.Cảnh đẹp
nơi đây còn được ví như “Đà Lạt thu nhỏ” bởi hai bên đường lên chùa có rừng cây
nguyên sinh và những đồi thông rất đẹp, khí hậu ở đây trong lành, mát mẻ. Chùa được
xây dựng từ thời Trần, gắn với truyền thuyết cổ xưa xứ Thiên Cầm. Đó là sự tích Bà
Chúa Ba – tức công chúa Diệu Thiện, con gái của vua Sở Trang Vương nước Sở đã
đến tu hành và đắc đạo ở đây. Chuyện kể rằng, vua Sở Trang Vương chỉ có 3 người
con gái: Diệu Duyên, Diệu Ân, Diệu Thiện. Khi 3 nàng đến tuổi trưởng thành, nhà vua
đều muốn 3 người họ cùng lấy quan thần trong triều để có được chỗ dựa vững chắc sau
này. Nhưng khác với hai chị em của mình, Diệu Thiện biết được tên tướng quân mình
phải lấy là một kẻ ác độc nên đã kiên quyết phản đối khiến vua rất tức giận. Đau lòng,
công chúa Diệu Thiện bỏ đi, nương nhờ cửa Phật tại ngôi chùa Hương Tích. Nhưng
tên tướng quân kia không chịu bỏ cuộc, hắn tìm đến tận nơi phóng hỏa ngôi chùa để ép
công chúa phải ra. May mắn thay, Diệu Thiện cùng các tăng ni được Đức Phật che chở
nên vẫn bảo toàn được tính mạng của mình. Phật còn sai Bạch Hổ đem nàng sang
nước Việt Thường Thị để tu hành, đến nơi hang động Thiếu Lĩnh nằm trên núi Hồng
Lĩnh. Chẳng bao lâu, tiếng lành đồn xa, Diệu Thiện đã được người người biết đến là
một vị sư cô bác ái, nhân từ. Về phía vua Sở Trang Vương, sau khi con gái bỏ đi thì
đau buồn vô cùng, lâu ngày sinh thành tâm bệnh, ngày càng trở nên yếu dần. Một thần
y đến bắt bệnh đã chỉ cho vua một cách có thể giúp ngài khỏi bệnh: đó là cần một bàn
tay và mắt của một người con gái của vua. Diệu Ân, Diệu Duyên nghe được tin này thì
đều run sợ mà kiếm cớ khước từ. Thần y lại mách cho nhà vua một cách khác, đó là đi
xin bàn tay và mắt của vị ni cô nổi tiếng từ bi ở nước Việt Thường Thị. Vua nghe xong
liền nhanh chóng cử sứ giả sang nước Việt Thường Thị cầu xin. Biết được sự tình,
Diệu Thiện không chút chần chừ bèn móc mắt, cắt tay cho sứ giả đem về chữa bệnh
cho cha. Mãi đến khi vua uống thuốc, khỏi bệnh và sai người sang tạ ơn, thì mới biết
đó chính là vị thuốc làm từ chính bàn tay và mắt của con gái mình. Cảm động trước
tấm lòng hiếu thảo, từ bi của Diệu Thiện, Đức Phật đã hóa phép cho nàng mọc tay và
mắt trở lại, sau đó hóa thành Phật Quan Âm. Ở chính nơi nàng đã tu hành và hóa Phật,
nhân dân xây dựng lên thành ngôi chùa Hương Tích ngày nay.
Chùa Hương Tích thực chất là một quần thể di tích văn hóa tôn giáo Việt Nam cổ
truyền, bao gồm nhiều ngôi chùa thờ Phật, đền thờ Thần và một số ngôi đền mang đậm
nét đặc trưng của tín ngưỡng nông nghiệp và tín ngưỡng thờ mẫu. Quần thể này được
chia thành 3 phần chính: Thượng điện, đền Thiên Vương và am Thánh mẫu (nơi dân
gian tương truyền rằng công chúa Diệu Thiện đã đắc đạo hóa Phật ở đó. Phía sau chùa
là những bóng cây cổ thụ tỏa bóng rêu phong, những tảng đá lớn vươn mình trong mây
trời tạo nên một vẻ cổ kính rêu phong, mang vẻ cô tịch,trầm tư huyền ảo đến lạ kỳ
cùng sự thiêng liêng của miền đất Thánh. Ngoài ra, xung quanh quần thể còn có sự
xuất hiện của nhiều thắng cảnh như miếu Cô, am Phun Mây, động Tiên nữ, suối Tiên
tắm, khe Quỷ khóc,… Một trong những nét đặc sắc nhất trong kiến trúc của quần thể
di tích chùa Hương Tích chính là cung Tam Bảo, nơi ngụ tại của nhiều pho tượng Phật
có niên đại hàng trăm, hàng nghìn năm, trong đó đặc biệt phải kể đến 50 pho tượng
Phật cao ngang tầm ngực, đang trong tư thế ngồi im thanh tịnh, mây gió vờn quanh.
Lưu Công Đạo trong “Thiên Lộc Huyện Phong Thủy Cổ Chí” năm 1811 đã mô tả:
“Trên đỉnh núi có bức thành đá, bên thành có 99 cái nền, cái nào cũng được ghép bằng
đá mài đẽo trơn phẳng làm nền gọi là Trang Vương. Người ta lấy đá xây thành am.
Trong am đặt tượng Quan âm và một số tượng bằng đá. Bên phải am có chùa Phật, bên
trái am có đền thờ đại vương Núi Hồng. Trong đền có tâm bia vua ban chữ thếp vàng.
Một con suối xanh theo bậc đá đi lên, mỗi bước là một phong cảnh khác nhau. Lên cao
trông khắp bốn phương, đúng là nơi danh thắng đệ nhất ở miền Hoan Châu”. Trong
những năm tháng chiến tranh đang diễn ra gay go ác liệt (1955 – 1975), để tránh bị
bom đạn của không lực Hoa Kỳ phá hoại, các tăng ni trong chùa lúc bấy giờ đã âm
thầm chôn giấu các pho tượng Phật xuống đất sâu trong bí mật. Sau khi đất nước được
giải phóng, hòa bình lập lại, mãi đến năm 2006, khi chùa được trùng tu tôn tạo, các
tăng ni và trụ trì chùa mới đào các pho tượng Phật lên để làm lễ phúng viếng, đem lại
thờ phụng như xưa. Điều thần kì là, dù đã ẩn mình dưới lòng đất sau một khoảng thời
gian dài, sau khi được làm lễ và tráng qua một lớp nước thơm hành lễ, các pho tượng
lại trở nên bóng đẹp, không hề có dấu hiệu bị bào mòn, phong hóa như thể kiếp nạn đã
qua kia dường như chưa hề tồn tại. Các tăng ni Phật tử đều cho rằng đó là kỳ tích do
Quan âm hiển linh, Phật tổ phù hộ độ trì, nên thành tâm cầu khẩn và cúi mình kính cẩn
trước phước lành của đất trời. Do trải qua một trận hỏa hoạn lớn năm 1885, phần lớn
các công trình kiến trúc, tượng phật, hiện vật trong chùa Hương Tích bị thiêu rụi, chỉ
sót lại một vài công trình kiến trúc đơn lẻ, gạch lát thời Trần, quả chuông thời Lê. Phải
đến năm 1901, chùa mới được vận động xây dựng lại dưới thời Tổng đốc An -Tĩnh là
Đào Tấn. Đến năm 1936, chùa được Vua Bảo Đại cho chạm khắc vào Anh Đỉnh - một
trong 9 đỉnh đồng tại Đại Nội Huế. Đến năm 1990 chùa Hương Tích được công nhận
là Di tích văn hoá - thắng cảnh cấp Quốc gia. Chùa liên tiếp được trùng tu vào các năm
2003, 2006 và cho đến ngày nay. Các công trình kiến trúc như đền, am, chùa hầu hết
đều được khởi tạo lại trả về dáng vẻ nguyên xưa. Nhưng tiếc thay Phật Phả và Bia ký
của chùa Hương Tích không còn. Bởi vậy mà sử liệu về chùa Hương Tích được khởi
công xây dựng vào ngày tháng năm nào không có tư liệu nào ghi lại chính xác, mà dự
trên các phỏng đoán của các nhà nghiên cứu về sau.