Bài thuyết trình cụ thể môn học | Tâm lý học xã hội | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Tâm lý xã hội học
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài Thuyết Trình Cụ Thể Môn Tâm Lí Học Xã Hội
Xin chào thầy Trung và tất cả các bạn, mình tên là Phạm Thị Ny Na,
mình đến từ nhóm Phương Nam, và hôm nay mình xin được thay mặt nhóm
của mình thuyết trình về đề tài Thỏa Hiệp Trong Bán Hàng Đa Cấp.
Với đề tài này, nhóm mình đã chia bố c ục thành từng phần. Đó là:
1: Thỏa hiệp là gì? (khái niệm, dấu hiệu và mục đích của nó, có các hình thức thỏa hiệp nào)
2: Đa cấp là gì? (khái niệm và hình thức của đa cấp)
3: Thỏa hiệp trong đa cấp biểu hiện như thế nào?
Và sau đây, mình xin được trả l ời cho câu hỏi đầu tiên, thỏa hiệp là gì?
Thoả hiệp chính là sự nhân nhượng của cá nhân cho phù hợp với tập thể.
Dấu hiệu của sự thỏa hiệp thể hiện ở việc thay đổi cách ứng xử và thái độ
của mình cho phù hợp với tập thể. Và thỏa hiệp được chia ra 3 hình thức, đó
là thỏa hiệp bên ngoài, thỏa hiệp bên trong và lập trường độc lập.
Vậy thế nào là đa cấp ?
Đa cấ p là một kênh hay một chiến lược phân phối hàng hoá (không bao gồm
dị ch vụ) qua hệ thống gồm nhiều người tham gia, được chia thành các nhánh các cấp khác nhau.
Vậ y theo các bạn, đa cấp xấu hay tốt ?
Thậ t ra bản chất của đa cấp không xấu. Như trên slide nhóm mình đã thể
hiện, Đa cấp chân chính Là loại hình bán hàng trực tiếp với phương thức
tiếp thị trự c tiếp để bán lẻ hàng hoá.Trong đó, ngườ i tham gia được
hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh
của mình và những người khác trong hệ thống.
Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính tạo ra sự tiện lợi cho người tiêu dùng
Sự thỏ a hiệp giữa công ty đa cấp và các nhà phân phối: Một công ty bán
hàng đa cấp cũng khuyến khích các nhà phân phối thiết lập và quản lý lực
lượng bán hàng của mình thông qua tuyển dụng, tạo động lực và đào tạ o
người khác bán sản phẩm do công ty cung cấp. Bên cạnh doanh thu bán
hàng cá nhân, nhà phân phối sẽ được hưởng % doanh thu do lực lượng bán
hàng của mình tạo thành. Nói cách khác, nhà phân phối sẽ được hưởng hoa
hồng từ doanh thu bán hàng của mình. Bán hàng đa cấp nhằm vào việc “kiếm
tiền” cùng với những nhà phân phối khi xây dựng công lOMoAR cPSD| 42619430
việc kinh doanh thông qua việc bán các sản phẩm. Sự thỏa hiệp ở đây
là sự đồng ý giữa công ty và nhà phân phối về l ợi nhuận khi mua bán )
Ví dụ: Herbalife (Ví dụ: Với nhãn hàng Herbalife, khi sản xuất ra sản phẩm
họ sẽ vận chuyển đến cho nhà phân phối để tiêu thụ với giá gốc cho 1 sản
phẩ m thực phẩm chức năng là 900.000 đồng/sản phẩm. Và nhà phân phố
i sẽ bán cho người tiêu dùng với giá cao hơn giá gốc. Vậy thì phần cao
hơn là lợi nhuận sẽ được nhà phân phối hưởng lợi và sẽ trả l ại cho
nhãn hàng 900.000 đồng giá gốc. Đây là mô hình kinh doanh đa cấp. )
=> Bản chất là không hề l ừa đảo mà còn được pháp luật bảo vệ: nhưng
vì là mô hình khuyến khích lòng tham của người tham gia bằng hoa hồng nên
dễ bị biến tướng. Nhiều doanh nghiệp lại lợi dụng hình thức này để lừa đảo
và biến tướng với mục đích xấu kiếm lợi cho mình.
Đa cấp biến tướng (lừa đảo): Hoạt động theo mô hình kim tự tháp (Pyramic
Scheme) trong đó các thành viên kiếm tiền chủ yếu từ việc tuyển thành viên mới
tham gia chứ không phải từ việc bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ.
Điều đó cũng đồng nghĩa => Mô hình này sẽ sụp đổ nếu không tuyển
được ngườ i mớ i để “bơm tiền” vào duy trì hệ thống.
Những doanh nghiệp có hành vi đa cấp biến tướng thường sử dụng những
mánh khoé lừa đảo tinh vi khiến người tiêu dùng tin tưởng và bỏ ra một số
tiền lớn mua các sản phẩm kém chất lượng, không hề tương xứng với giá
tiền. Việc này đã làm mất lòng tin cũng như thiệt hại lớn cho những người
tiêu dùng đồng thời gây ra tiếng xấu, hạ thấp uy tín cho loại hình kinh doanh này)
o Câu hỏi: Tại sao bán hàng đa cấp, hình thức kinh doanh vốn tiềm ẩn
nhiều rủi ro và các trường hợp lừa đảo lại ngày càng trở nên phát triển và
phổ biến trong xã hội? ( Vịt đua chọn một nhóm trả lời )
o Tại sao có nhiều người đến khi nhận ra mình bị lừa vào mô hình đa cấp
vẫn không thể rút lui? ( Vịt đua chọn một nhóm trả lời )
o Trong kinh doanh, yếu tố quan trọng nhất chính là lấy được lòng tin của
người tiêu dùng. Hiểu được điều đó, các hệ thống kinh doanh đa cấp đã
sử dụng hàng các phương thức thao túng tâm lí. Có thể nói mô hình của
họ hoàn hảo đến mức có thể thôi miên bất kì con mồi nào.
- Từ đa cấp du lịch, đa cấp tài chính hướng vào những người có tiền của cho đến đa
cấp thực phẩm chức năng, đa cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hướng vào người
bệnh, điểm chung đều là dụ dỗ bằng lời ngon tiếng ngọt để cho nạn nhân
sa vào cái bẫy rồi trục lợi từ họ. Qua những lời cám dỗ, thôi miên, đánh tráo
khái niệm đa cấp mà người tiêu dùng để dẫn đến sự thỏa hiệp.
o Ví dụ: Mua 5,6 triệu đồng tiền phân bón thì quý bà con nhận lại được
một khoản tiền tri âm 25 triệu gấp 5 lần số tiền ban đầu, nếu mời thêm
được thêm người mua phân bón trên 1 tỷ thì không cần làm gì cũng
được hứa nhận phần thưởng trị giá 700 triệu và xe SH,... lOMoAR cPSD| 42619430
o Nhiều người sau khi biết mình dính dáng đến đa cấp thì vẫn ở l ại và
tiếp tục làm việc cho công ty, tổ chức đó vì họ vẫn muốn được kiếm
tiền lợi nhuận mặc dù họ biết rằng những hoạt động này ảnh hưởng
đến người khác và trái pháp luật. Đây chính là sự thỏa hiệp. )
=> Thỏ a hiệp để nhận được tiền, lợi ích cho bản thân
cũng như duy trì hoạt động của tổ chức, công ty đó.
o (Có thể nhận thấy rằng, người tiêu dùng là những người dễ bức xúc,
dễ lên án nhưng cũng rất dễ thoả hiệp. Chính sự dễ dãi này đã
khiến cho các hệ thống đa cấp dễ dàng giăng bẫy người mua bằng
các thủ thuật tâm lí.)
(Sau khi xem xong 2 video trên bảng thì tiếp tục thuyết trình)
(Dụ dỗ bằng lời nói và “tẩy não” nạn nhân bằng những suy nghĩ sai lầm và
khiến nạn nhân tin tưởng và sa vào bẫy rập, đây cũng chính là sự thỏa hiệp.
Sau khi nghe những lời nói xằng bậy, nạn nhân sẽ dần đồng ý với điều đó và
cuối cùng hoàn toàn lọt bẫy)
* Đánh đòn tâm lí vào những mục tiêu chính đáng của con người:
(3 câu trích chuyển 3 slide khác nhau)
o “ Đừng chỉ là kẻ đi làm thuê với mức lương ít ỏi vài triệu, các bạn
có thể xây dựng hệ thống kinh doanh của riêng mình.”
o “ Những bác nông dân, những bà nội trợ, những em sinh viên muốn
kiếm thêm thu nhập, chúng tôi đang trao cho bạn cơ hội làm việc.”
o “ Cô A, chú B tham gia kinh doanh chưa lâu mà nay họ đã đạt được
nhữ ng thành công nhất định, tự chủ tài chính và thu nhập mỗi
tháng là xyz đồng.”
o Những người công nhân, nông dân, nội trợ và các học sinh sinh
viên là những đối tượng hàng đầu của đa cấp. Với tâm thế muốn
kiếm thêm thu nhập, thoát khỏi cảnh sống khó khăn, họ có xu
hướng đặt niềm tin vào lời nói ngon ngọt, tin vào viễn cảnh về
một tương lai tươi sáng. Ai mà chẳng muốn có một công việc ổn
định, được độc lập tài chính. Và cứ thế những con người ấy dễ
dàng rơi vào cái bẫy và thoả hiệp với các điều khoản kinh doanh
mà hệ thống đa cấp đặt ra.
*Mộ t số l ưu ý khi gặp đa cấp biến tướng:
o Tìm hiểu về doanh nghiệp đa cấp trước khi tham gia:
(giấy chứng nhận đăng ký hoạt động; doanh nghiệp đã từng có tranh chấp,
khiếu nại, khiếu kiện hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt chưa; tìm hiểu
thông tin về lịch sử hình thành và hoạt động đa cấp của doanh nghiệp)
o Lư u ý phương thức bán hàng, yêu cầu doanh nghiệp phải
cung cấp tài liệu, chứng từ chứ ng minh nguồn gốc, chỉ tiêu
chất lượ ng của hàng hóa.
o Nếu có lý do để cho rằng doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo hoặc
vi phạm pháp luật hình sự, người tham gia bán hàng đa cấp cần
trình báo ngay với cơ quan công an để được bảo vệ; hoặc có thể lOMoAR cPSD| 42619430
nộp đơn đến cơ quan tòa án có thẩm quyền để khởi kiện và yêu
cầ u bồi thường theo quy định của pháp luật trên cơ s ở hợp
đồng ký kết giữa các bên.
Và không nhất thiết chúng ta phải là người tham gia bán hàng đa
cấ p, khi chúng ta có cơ s ở và dấu hiệu để nghi ngờ, phát hiện
doanh nghiệp đó là đa cấp biến tướng, chúng ta nên tố cáo ngay
với cơ quan chức năng để bảo vệ cộng đồng trước những bẫy
rập của những kẻ l ừa đảo gian ác.
o Và cuối cùng chúng ta nên áp dụng loại hình tâm lí thoả hiệp bên
ngoài (thoả hiệp hình thức)
Và mình sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện về bạn cùng phòng của mình,
cũng là một sinh viên Nhân Văn khoa Lưu Trữ Học – Quản Trị Văn Phòng,
bạn ấy đã có một trải nghiệm khi gặp phải đa cấp biến tướng và vận dụng
hình thức tâm lí thỏa hiệp bên ngoài để bảo vệ bản thân. Nghe lời mời giới
thiệu của một người chị quen biết, bạn ấy đã tham gia một CLB kỹ năng giao
tiếp để trau dồi khả năng mềm của mình, nhưng khi bạn ấy đến tham gia, bạn
ấy mới phát hiện đây là một mô hình đa cấp biến tướng. Bạn ấy đã được các
“sếp” với áo vest và quần tây bảnh bao tư vấn, mời gọi về chiến lược kinh
doanh đầy tiềm năng và phần trăm hoa hồng cao ngất của công ty. Biết mình
là con mồi đang được nhắm đến, và hiện tại đang nằm trong ổ đa cấp, để bảo
vệ sự an toàn của bản thân, bạn ấy đã hùa theo và tỏ ra rất hứng thú mong
muốn gia nhập công ty, đây chính là hình thức tâm lí thỏa hiệp bên ngoài.
Nhờ áp dụng hình thức tâm lý thỏa hiệp này, bạn ấy đã thành công rời khỏi
hang ổ của những kẻ lừa đảo và bảo vệ được sự an toàn của bản thân mình.
Sinh viên như chúng ta là những miếng mồi ngon, béo bở cho những kẻ
lừa đảo. Chúng đánh vào sự non trẻ và thiếu kinh nghiệm sống của chúng ta mà
dễ dàng ra tay dụ dỗ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, đa cấp biến
tướng núp bóng dưới muôn vàn hình thức như trúng thưởng, mua một tặng 3
hay CLB kĩ năng giao tiếp mà bạn mình đã gặp phải. Vì thế, hãy nâng cao cảnh
giác, đề phòng để bảo vệ tài sản và bản thân chúng ta cũng như tuyên truyền tới
người thân, bạn bè, mọi người xung quanh để cùng nhau cảnh giác.
Và đến đây cũng đã kết thúc bài thuyết trình của nhóm mình, mình xin cảm
ơn thầy cùng tất cả các bạn đã lắng nghe. Chúc mọi người một ngày tốt lành
và chúng tớ sẵn sàng nhận những ý kiến và câu hỏi của các bạn. Xin mời mọi người ạ!