Bài thuyết trình Luật doanh nghiệp | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật doanh nghiệp (LDN001)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47025533
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH: CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN
Học phần: Luật Kinh Doanh Trình bày: Nhóm 5
I. Khái niệm, đặc điểm: (Phương Quỳnh) 1. Khái niệm:
Căn cứ theo điều 74.1 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty TNHH 1 thành viên được định
nghĩa: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một
cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi tắt là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.” 2. Đặc điểm:
Căn cứ điều 74.2, 3, 4 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty TNHH 1 thành viên có những đặc điểm sau:
- Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu côngty.
(là cơ sở pháp lí để phân biệt với DNTN, căn cứ điều 74, 188 LDN 2020)
- Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp.
- Chủ sở hữu công ty chịu TNHH trong phạm vi vốn điều lệ của công ty (nghĩa là công
ty TNHH 1 thành viên có sự tách bạch giữa tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty)
- Công ty không được quyền phát hành cổ phần, được phát hành trái phiếu theo Luậtđịnh
và việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của luật này. (Xem
thêm tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về phát hành trái phiếu riêng
lẻ (Hiệu lực 01/01/2021)).
3. Ưu, nhược điểm:
Từ những khái niệm và đặc điểm đã nêu trên ta có thể suy ra ưu, nhược điểm của Công
ty TNHH 1 thành viên như sau: - Ưu điểm:
+ Do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ nên chủ sở hữu sẽ có toàn quyền quyết
định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty và không cần phải xin ý kiến hay góp
ý từ các chủ thể khác và việc quản lý công ty cũng đơn giản hơn. (Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020).
+ Có tư cách pháp nhân nên doanh nghiệp được thừa nhận là một chủ thể pháp lý,
được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập. Việc này đem lại cho doanh
nghiệp sự ổn định đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ như
thể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến cố xảy ra với thành viên.
+ Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ của
công ty (Điều 74.1 Luật Doanh nghiệp 2020) nên hạn chế được rủi ro của chủ sở hữu khi tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh. (Ưu điểm vượt trội hơn hằn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân). lOMoAR cPSD| 47025533
+ Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Trường hợp công ty do tổ chức làm chủ sở hữu còn có thể tổ chức theo mô hình Hội đồng thành
viên (trong đó bầu ra một người làm Chủ tịch Hội đồng thành viên), Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc (Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020).
+ Có thể tăng vốn điều lệ bằng cách góp thêm vốn của chủ sở hữu; huy động
thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức khác (Điều 87.1, 2 Luật Doanh nghiệp 2020) hoặc phát
hành trái phiếu. (Lưu ý: Trường hợp huy động thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức khác thì
công ty TNHH 1 thành viên phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty
TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần). - Nhược điểm:
+ Hệ thống pháp luật điều chỉnh Công ty TNHH 1 thành viên khắt khe hơn so với DNTN.
+ Công ty không được phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn bị hạn chế,
giảm khả năng đầu tư, phát triển của doanh nghiệp. (Điều 74.3 Luật Doanh nghiệp 2020).
+ Tăng vốn điều lệ thông qua chủ sở hữu góp thêm vốn hoặc huy động vốn góp
của người khác phải làm thủ tục thay đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH 2 thành
viên trở lên hoặc công ty cổ phần. (Điều 87.1,2 Luật Doanh nghiệp 2020).
+ Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp. Mà phải bằng cách
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. (Điều 77.5 Luật Doanh nghiệp 2020).
II. Quy định về vốn, tài chính công ty:
1. Góp vốn thành lập, rút vốn và chuyển nhượng vốn góp của chủ sở hữu công ty: (Tú Anh)
1.1. Góp vốn thành lập:
Căn cứ Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định:
- Vốn điều lệ của Công ty TNHH 1 thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
làtổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
- Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết
khiđăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Nếu không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định, chủ sở hữu công ty phải
đăngký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày cuối cùng phải gốp đủ vốn điều lệ (tức là sau 120 ngày kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
Lưu ý: Trước thời hạn ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ, chủ sở hữu
vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vôố góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài
chính của công ty phát sinh.
Ví dụ: Chủ sở hữu cam kết góp vốn thành lập công ty TNHH 1 thành viên với tổng số
vốn góp là 10 tỷ VNĐ, nhưng chủ sở hữu chỉ mới góp được 7 tỷ vnđ, trong trường hợp công
ty có nợ phải trả là 9 tỷ vnđ, thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình tương ứng với phần vốn góp cam kết là 10 tỷ vnđ, do đó chủ sở hữu phải trả nợ 9 tỷ vnđ cho công ty. lOMoAR cPSD| 47025533
- Chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cảu mình đối với
các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra nếu không góp đủ, đúng hạn vốn
điều lệ theo quy định. 1.2. Rút vốn:
Căn cứ điều 77.5 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu được quyền rút vốn bằng 2 cách: -
Chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. -
Nếu chủ sở hữu rút vốn điều lệ đã góp cho công ty dưới hình thức khác thì chủ
sở hữucông ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
1.3. Chuyển nhượng vốn góp của chủ sở hữu công ty:
Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH 1 thành viên là việc chủ sở hữu công ty TNHH
1 thành viên chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mình cho cá nhân, tổ
chức khác. Do đặc điểm của công ty TNHH một thành viên chỉ bao gồm một chủ sở hữu nên
khi chuyển nhượng vốn góp sẽ dẫn đến một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Nếu chủ sở hữu chỉ chuyển nhượng một phần vốn góp thì lúc
này côngty sẽ có hai chủ sở hữu trở lên. Công ty TNHH 1 thành viên phải làm thủ tục
chuyển đổi thành loại hình công ty thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
- Trường hợp 2: Nếu chủ sở hữu chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho người
khác.Thì cần làm thủ tục chuyển nhượng vốn và thủ tục thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp.
* Hồ sơ chuyển nhượng phần vốn góp:
Thành phần hồ sơ khi thực hiện chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH một thành viên bao gồm:
- Hồ sơ thay đổi (chuyển nhượng vốn góp) bao gồm: Thông báo, biên bản họp,
quyếtđịnh về việc thay đổi.
- Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp có chữ ký các bên.
- Giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác định của công ty.
- Biên bản thanh lý hoàn thiện việc chuyển nhượng
Kèm theo thủ tục hồ sơ về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển đổi chủ sở hữu doanh nghiệp.
Trường hợp 1: Chuyển nhượng toàn bộ vốn góp
Theo khoản 1 Điều 53 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ chuyển nhượng bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
chủ sởhữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc
người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyển
nhượng làcá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của lOMoAR cPSD| 47025533
cá nhân đối với người được ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền
trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức.
Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải
được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Bản sao Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;
- Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất
việcchuyển nhượng phần vốn góp;
- Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần,
muaphần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn
góp theo quy định của Luật Đầu tư.
Trường hợp 2: Chuyển nhượng một phần vốn góp
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư số01/2021/TT-BKHĐT);
- Giấy đề nghị chuyển đổi doanh nghiệp (Phụ lục I-3 ban hành kèm theo Thông tư sốs01/2021/TT-BKHĐT);
- Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1 ban
hànhkèm theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Quyết định của chủ sở hữu về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty chuyển đổi;
- Danh sách thành viên Công ty chuyển đổi;
- Bản sao hợp lệ CMND (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực đối với cá nhân
- Bản sao Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN đối với tổ chức.
Kèmtheo bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền.
- Quyết định ủy quyền tương ứng của tổ chức.
- Hợp đồng chuyển nhượng vốn và giấy tờ xác nhận hoàn tất chuyển nhượng-
Các giấy tờ khác (nếu có).
2. Thay đổi vốn điều lệ của công ty: (Ngọc)
2.1. Tăng vốn điều lệ:
Theo điều 87.1, 2, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên có thể quyết định tăng vốn
điều lệ theo một trong hai hình thức: chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm
vốn góp của người khác. Chủ sở hữu có quyền quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
- Hình thức 1: Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn
+ Chủ sở hữu là thành viên duy nhất của công ty nên tăng vốn điều lệ bằng cách lOMoAR cPSD| 47025533
bổ sung thêm vốn đầu tư. Khi huy động vốn bằng cách tự bổ sung vốn, chủ sở hữu công ty
TNHH 1 thành viên phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định.
+ Căn cứ Điều 51.1 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, công ty TNHH 1 thành viên đăng
ký thay đổi vốn điều lệ phải gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến
Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Bao gồm:
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người địa diện
theo pháp luật của công ty ký.
Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty.
Giấy uỷ quyền (trường hợp người đại diện thep pháp luật của doanh
nghiệp không trực tiếp nộp hồ sơ).
- Hình thức 2: Huy động thêm vốn góp của người khác
+ Nếu công ty TNHH 1 thành viên huy động vốn bằng hình thức này, công ty
phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Việc tổ chức quản lý công ty được thực hiện như sau:
Trường hợp chuyển sang loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì
phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn
thành việc thay đổi vốn điều lệ.
Trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì thực hiện theo quy định
tại Điều 202 của Luật này.
Lưu ý: Trường hợp công ty TNHH này tăng vốn điều lệ bằng cách huy động vốn
của người khác thì phải làm thủ tục chuyển đổi sang loại hình công ty khác.
2.2. Giảm vốn điều lệ:
Căn cứ điều 75, điều 87.3 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp giảm vốn điều lệ
công ty TNHH 1 thành viên như sau:
- Trường hợp 1: Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty khi đáp ứng 2 điềukiện sau:
+ Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 2 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp.
+ Đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn
trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty.
- Trường hợp 2: Chủ sở hữu không góp đủ vốn.
+ Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo
quy định tại điều 75 của Luật này.
Lưu ý: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ số vốn điều lệ,
chủ sở hữu phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp.
3. Quy định về việc chủ sở hữu rút lợi nhuận:
- Phân chia lợi nhuận trong công ty: Do chủ sở hữu quyết định (Điều 76.1.l Luật Doanhnghiệp 2020)
+ Đối với công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì sẽ được lOMoAR cPSD| 47025533
hưởng toàn bộ số lợi nhuận đó và không phải chịu khoản thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ vào
điều 6.1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP về hướng dẫn luật sửa đổi bổ sung các luật về thuế.
+ Đối với công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu thì các thành
viên sẽ hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn hoặc cam kết giữa các thành viên công ty được quy
định tại Điều lệ công ty.
- Điều kiện để chia lợi nhuận: (Điều 69 Luật Doanh nghiệp 2020)
+ Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật.
+ Bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.
- Quy định về việc chủ sở hữu rút lợi nhuận:
+ Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. (Điều 77.6 Luật Doanh nghiệp 2020).
III. Quy chế pháp lý của chủ sở hữu công ty: (Hải Phụng)
1. Xác lập tư cách chủ sở hữu công ty:
1.1. Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập công ty:
- Tổ chức, cá nhân góp 100% vốn thành lập công ty TNHH 1 thành viên theo qui định
của pháp luật, không rơi vào những trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Điều
17.2 Luật Doanh nghiệp 2020.
Lưu ý: Khi thực hiện góp vốn, chủ sở hữu phải thực hiện đúng các qui định về chuyển
quyền sở hữu và định giá tài sản theo qui định tại Điều 35 và 36 Luật Doanh nghiệp 2020.
1.2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp từ chủ sở hữu công ty:
- Căn cứ Điều 77.5 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ sở hữu công ty chỉ được rút vốn
bằng cách chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho cá nhân, tổ chức. Nếu chủ sở
hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho cá nhân, tổ chức khác thì tổ chức, cá nhân
nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ từ chủ sở hữu công ty sẽ trở thành chủ sở hữu mới của công ty.
1.3. Tổ chức, cá nhân được tặng hoặc nhận thừa kế toàn bộ số vốn điều lệ từ chủ sở hữu công ty:
- Nếu tổ chức, cá nhân nhận tặng cho hoặc nhận thừa kế toàn bộ vốn điều lệ từ chủ sở
hữu công ty sẽ trở thành chủ sở hữu mới của công ty.
2. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu: 2.1.
Quyền: Theo điều 76 Luật Doannh nghiệp 2020, có 2 trường hợp chủ
sở hữu là tổ chức và chủ sở hữu là cá nhân. Ứng với 2 điều khoản được nêu là quyền
của chủ sở hữu công ty là tổ chức và quyền của chủ sở hữu công ty là cá nhân. 2.2.
Nghĩa vụ: Bên cạnh các quyền, chủ sở hữu công ty cũng phải thực hiện
các nghĩa vụ tương ứng được quy định ở điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020.
3. Chấm dứt tư cách chủ sở hữu:
- Các trường hợp chấm dứt tư cách chủ sở hữu: lOMoAR cPSD| 47025533
+ Chủ sở hữu tự nguyện chấm dứt tư cách của mình trong công ty.
+ Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng hoặc tặng toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác.
+ Chủ sở hữu chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích.
+ Chủ sở hữu tặng cho phần vốn góp của mình cho người khác hoặc dùng tài sản vốn
góp để trả nợ cho người khác.
+ Chủ sở hữu là tổ chức bị giải thể, phá sản.
IV. Cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động: (Kim Thoa)
Căn cứ điều 79, 85 Luật Doanh nghiệp 2020, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH
1 thành viên có thể do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu.
1. Cơ cấu tổ chức quản lý do tổ chức làm chủ sở hữu: -
Mô hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp của công ty TNHH 1 thành viên
do tổ chức làmchủ sở hữu bao gồm:
+ Mô hình 1: Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc (Nhiều người
được chủ sở hữu ủy quyền).
+ Mô hình 2: Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc (1 người được chủ sở hữu ủy quyền). -
Phải có ít nhất 1 người đại diện theo pháp luật nắm giữ một trong các vị
trí: Chủ tịchhội đồng thành viên, chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc.
Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty sẽ là người đại diện theo pháp
luật nếu điều lệ công ty không quy định.
1.1. Mô hình 1 (Nhiều người được chủ sở hữu ủy quyền):
Căn cứ điều 79.1.b Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm
chủ sở hữu ủy quyền cho nhiều người được tổ chức quản lý và hoạt động như sau:
(1) Hội đồng thành viên:
- Cơ cấu Hội đồng thành viên (HĐTV): (Điều 80 Luật Doanh nghiệp 2020)
+ Gồm từ 3-7 thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm.
+ Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc được thực hiện theo quy định tại Điều lệ
công ty và pháp luật liên quan.
+ Đứng đầu HĐTV là Chủ tịch HĐTV, do chủ sở hữu công ty chỉ định hoặc do
HĐTV bầu ra. Nhiệm vụ và quyền hạn cũng tương tụ Chủ tịch HĐTV công ty TNHH 2 thành
viên trở lên quy định tại điều 56 Luật Doanh nghiệp 2020. - Tổ chức họp HĐTV:
+ Thẩm quyền, cách thức triệu tập: Tương tự công ty TNHH 2 thành viên trở lên
(Điều 57 Luật Doanh nghiệp 2020).
+ Điều kiện tiến hành họp HĐTV: >= 2/3 số thành viên dự họp.
+ Phương thức thông qua quyết định: Biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. lOMoAR cPSD| 47025533
+ Điều kiện thông qua quyết định:
Có ½ thành viên dự họp chấp thuận, cụ thể ở Điều lệ công ty quy định.
Vấn đề quan trọng như sửa đổi, bổ sung điều lệ; tổ chức lại công ty;
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ ít nhất 75% số thành viên dự họp chấp thuận.
Quyết định của HĐTV có giá trị pháp lý kể từ ngày được thông qua, trừ
trường hợp pháp luật hoặc Điều lệ công ty quy định.
(2) Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc:
- Giám đốc/ Tổng Giám đốc do HĐTV bổ nhiệm, miễn nhiệm để điều hành trực tiếp hoạt
động kinh doanh của công ty.
- Nhiệm kỳ: Không quá 5 năm, nhiệm vụ cụ thể được quy định ở điều 82.2 Luật Doanhnghiệp 2020.
- Tiêu chuẩn, điều kiện Giám đốc/ Tổng Giám đốc:
+ Không thuộc đối tượng quy định tại điều 17.2 Luật Doanh nghiệp 2020.
+ Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và
điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
(3) Ban kiểm soát (Kiểm soát viên):
- Công ty TNHH 1 thành viên là DNNN theo quy định tại điều 88.1.b Luật Doanhnghiệp
2020 phải thành thành lập Ban kiểm soát.
- Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm,
quyền,nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện theo quy định điều
65 Luật Doanh nghiệp 2020. (4) S
ơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý : HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN (C ( HỦ TỊCH HĐTV ) GIÁM ĐỐC/ TỔNG BAN KIỂM SOÁT/ GIÁM ĐỐC KIỂM SOÁT VIÊN
1.2. Mô hình 2 (1 người được chủ sở hữu ủy quyền):
Căn cứ điều 79.1.a Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm
chủ sở hữu ủy quyền cho 1 người được tổ chức quản lý và hoạt động như sau:
(1) Chủ tịch công ty: (Điều 81 Luật Doanh nghiệp 2020)
- Chủ tịch công ty do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. lOMoAR cPSD| 47025533
- Nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu.
- Quyền, nhiệm vụ, chế độ làm việc cụ thể do Điều lệ công ty và pháp luật có liên quanquy định.
- Quyết định của chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nhiệm vụ của chủ sở hữu côngty
có hiệu lực kể từ nagyf được chủ sở hữu phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
(2) Giám đốc/ Tổng Giám đốc:
- Giám đốc/ Tổng Giám đốc: Do chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê để điều hành
hoạtđộng kinh doanh của công ty và chịu trách trách nhiệm trước chủ tịch công ty.
- Nhiệm kỳ: Không quá 5 năm, nhiệm vụ cụ thể được quy định ở điều 82.2 Luật Doanhnghiệp 2020.
- Tiêu chuẩn, điều kiện Giám đốc/ Tổng Giám đốc: Tương tự mô hình 1.
(3) Ban kiểm soát/ Kiểm soát viên: (Tương tự mô hình 1)
(4) Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý: CHỦ TỊCH CÔNG TY GIÁM ĐỐC/ TỔNG BAN KIỂM SOÁT/ GIÁM ĐỐC KIỂM SOÁT VIÊN
2. Cơ cấu tổ chức quản lý do cá nhân làm chủ sở hữu:
Căn cứ điều 85 Luật Doanh nghiệp 2020, cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH 1 thành
viên do cá nhân làm chủ sở hữu được tổ chức như sau:
(1) Chủ tịch công ty: -
Chủ sở hữu công ty là chủ tịch công ty. -
Tổ chức, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc theo quy định tại
Điều lệcông ty và pháp luật có liên quan quy định. -
Nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. -
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theoquy định.
(2) Giám đốc/ Tổng Giám đốc: -
Giám đốc/ Tổng Giám đốc có thể do chủ tịch công ty kiêm hoặc thuê người khác. lOMoAR cPSD| 47025533 -
Nhiệm kỳ: Không quá 5 năm, nhiệm vụ cụ thể được quy định ở điều 82.2 Luật Doanhnghiệp 2020. -
Tiêu chuẩn, điều kiện Giám đốc/ Tổng Giám đốc:
+ Không thuộc đối tượng quy định tại điều 17.2 Luật Doanh nghiệp 2020.
+ Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và
điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định. -
Quyền và nghĩa vụ của Giám đốc/ Tổng Giám đốc được quy định tại Điều lệ
công tyvà hợp đồng lao động.
(3) Sơ đồ tổ chức quản lý:
CHỦ TỊCH CÔNG TYCHỦ TỊCH CÔNG TY
GIÁM ĐỐC/ TỔNG GIÁM ĐỐC/ TỔNG GIÁM ĐỐCGIÁM ĐỐC
V. So sánh loại hình Công ty TNHH 1 thành viên với loại hình Công ty TNHH 2 thành
viên trở lên: (Tường Vi) 1. Giống nhau:
- Đều có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của mình.
- Có thể điều chỉnh việc tăng/ giảm vốn điều lệ.
- Không bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát.
- Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, phá sản, giải thể tương tự như nhau.
- Không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp công ty TNHH chuyển sang công tycổ phần. 2. Khác nhau: STT Tiêu chí
Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên 1
Số lượng thành Do một cá nhân hoặc một tổ Do nhiều thành viên là cá nhân viên chức
góp vốn và làm chủ sở hoặc tổ chức cùng góp vốn và hữu. làm chủ sở hữu. Số lượng thành
viên phải trên 2 và không vượt quá 50. 2
Tăng, giảm vốn - Công ty TNHH tăng vốn - Công ty có thể tăng vốn điều điều lệ điều
lệ thông qua việc chủ sở lệ trong trường hợp sau đây: lOMoAR cPSD| 47025533
hữu công ty góp thêm vốn + Tăng vốn góp của thành viên. hoặc
huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu + Tiếp nhận
thêm vốn góp của công ty quyết định hình thức thành viên mới.
tăng và mức tăng vốn điều lệ. - Công ty có thể giảm vốn bằng -
Trường hợp tăng vốn điều lệ cách mua lại phần vốn góp của bằng
việc huy động thêm thành viên theo quy định tại phần vốn góp
của người khác, điều 51 Luật Doanh nghiệp công ty phải tổ chức quản lý 2020.
theo loại hình công ty TNHH
2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. 3
Quyền chuyển Chủ sở hữu công ty có toàn - Thành viên của công ty muốn nhượng
vốn góp quyền chuyển nhượng và chuyển nhượng phần vốn góp định đoạt toàn bộ
hoặc một của mình cho người khác thì phần vốn điều lệ của công ty. phải chào bán phần vốn đó cho 4 Cơ cấu tổ chức -Công ty + Hội đồng thành TNHH 1 viên, Giám đốc/ thành viêndo Tổng Giám đốc cá nhân làm
chủ sở hữu có các thành viên còn lại. Chủ tịch công -Các thành viên ty và Giám còn lại cóquyền đốc hoặc ưu tiên mua trong Tổng Giám vòng 30 ngày kể đốc. từ ngày chào bán -Công ty và sau đó nếu các TNHH 1 thành viên còn lại thành viêndo không mua, tổ chức làm thành viên đó có chủ sở hữu quyền chuyển được tổ chức nhượng cho bên quản lý và thứ ba với cùng hoạt động điều kiện và điều theo một trong khoản đã chào hai mô hình bán cho các thành sau đây: viên còn lại.
+ Chủ tịch Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có Hội
công ty, Giám đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, đốc/
Tổng Giám đốc/ Tổng Giám đốc. Giám đốc. 5 Trách nhiệm
Chủ sở hữu công ty chịu trách ty trong phạm vi số vốn điều lệ đối với vốn
nhiệm về các khoản nợ và của công ty. góp
nghĩa vụ tài sản khác của công lOMoAR cPSD| 47025533 Thành viên chịu trách
nhiệm về các khoản nợ
và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.