-
Thông tin
-
Quiz
Bài thuyết trình về cà phê Việt Nam và môi trường | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài viết trình bày về cà phê hòa tan và tác động của ngành công nghiệp chế biến cà phê đối với môi trường và sức khỏe con người. Ngoài ra, nó cũng giới thiệu về các thương hiệu cà phê hòa tan phổ biến tại Việt Nam.
Công nghệ phần mềm (HVNN) 35 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 593 tài liệu
Bài thuyết trình về cà phê Việt Nam và môi trường | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài viết trình bày về cà phê hòa tan và tác động của ngành công nghiệp chế biến cà phê đối với môi trường và sức khỏe con người. Ngoài ra, nó cũng giới thiệu về các thương hiệu cà phê hòa tan phổ biến tại Việt Nam.
Môn: Công nghệ phần mềm (HVNN) 35 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 593 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
I. LỜI MỞ ĐẦU
Để thuận tiện trong việc pha chế cung với tiết kiệm thời gian, con
người đã không ngừng cải tiến các loại sản phẩm về cà phê. Trong đó,
hiện nay loại cà phê phổ biến nhất mà ta thường nghe đó là “cà phê hòa
tan” cà phê hòa tan, giúp ta tiết kiệm thời gian trong việc pha chế cũng
như là dung cụ pha chế. Tuy nhiên, có một số thuật ngữ liên quan đến cà
phê hòa tan mà không phải ai cũng biết như là cà phê hòa tan 2in1, 3in1, 4in1, …
Ngành công nghiệp chế biến cà phê là một trong những ngành
mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội nhiều nhất cho nước ta, các nhà máy
sản xuất, chế biến cafe tập trung chủ yếu ở các vùng Tây Nguyên. Tại
đây, lượng nước thải công nghiệp chế biến cafe từ các nhà máy này đang
hàng ngày hàng giờ sinh ra và thải vào môi trường đang là gánh nặng rất
lớn đối với hệ sinh thái cũng như sức khỏe người dân sinh sống ở khu vực lân cận.
Tác hại của nước thải từ các nhà máy chế biến cà phê đến môi trường
Nước thải công nghiệp chế biến cafe có thông số các chất gây ô
nhiễm có trong nước thải như BOD, COD,… cao khi thải trực tiếp ra môi
trường sẽ tạo ra nhiều chất khí gây ô nhiễm như CH4, NH3,… và tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại sinh trưởng. Môi
trường nước như sông suối ao hồ, là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên khi xả
nước thải chưa xử lý ra môi trường, các loại động thực vật sống trong môi
trường nước chịu tác động đầu tiên, tôm cá hấp thụ các hóa chất độc hại
trong thời gian dài sẽ gây biến đỗi trong cơ thể, thậm chí gây đột biến
gen, khi tiêu thụ những loài tôm cá đột biến này cũng có tác hại không
nhỏ đến sức khỏe con người.
Nước thải mang đến nhiều chất hữu cơ và cô gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho môi trường đất, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
cây trồng và các sinh vật đang sống trong đất, ảnh hưởng nặng nề đến sự
phát triển của kinh tế và xã hội.
Con người sống trong khu vực lân cận với các nhà máy chế biến cà
phê nếu sử dụng các loại nước bị ô nhiễm bởi nước thải này trong thời
gian dài, sẽ phát sinh ra những bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da, suy
nhược thần kinh, đau mắt, hoặc các bệnh nguy hiểm mãn tính, ung thư, quái thai,…
II. GIỚI THIỆU CHUNG A. Khái niệm
Cà phê hòa tan hay cà phê uống liền (instant coffee) là một loại đồ uống
bắt nguồn từ cà phê dưới dạng bột cà phê và đã được nêm nếm sẵn theo khẩu vị
và được chế biến bằng phương pháp rang xay sấy khô. Cà phê hòa tan được sử
dụng ngay bằng cách chế với nước sôi và khuấy đều là có thể sử dụng. Loại cà
phê này rất tiện sử dụng, có thể bảo quản được lâu và dễ sử dụng. B.
Lịch sử hình thành
Cà phê hòa tan xuất hiện trên thị trường vào những năm 1950 và đã phát
triển nhanh chóng và trở thành một trong những loại hình cà phê phổ biến nhất.
Tính trên bình diện toàn cầu, cà phê hòa tan luôn tạo ra một mức doanh thu ổn
định trên 20 tỷ USD, giá trị này tương đương so với doanh thu của các chuỗi quán café fin.
Sự hình thành…
Trong bối cảnh cuộc nội chiến Hoa Kỳ (American Civil War) diễn ra vào
năm 1853, một hỗn hợp gồm cà phê / sữa / đường đậm đặc được sản xuất và
vận chuyển tới quân đội. Khi sử dụng, các chiến binh sẽ pha 1 muỗng cafe hỗn
hợp đậm đặc đó với một cốc nước nóng. Tuy nhiên, thức uống này lại không
được ưa chuộng lúc bấy giờ và nhanh chóng chìm vào quên lãng.
Đến năm 1876 tại vương quốc Anh, xuất hiện một loại đồ uống pha trộn
giữa nước, đường, 4% cà phê và 26% rễ của cây rau diếp xoăn được sản xuất
bởi công ty Paterson & Sons LTD và được bày bán dưới tên Camp Coffee. Vào
thời điểm đó, rễ cây rau diếp xoăn từng được sử dụng như một nguyên liệu thay
thế cho cafe vì sự khan hiếm cafe đang diễn ra.
…và những ý tưởng phát minh cà phê hòa tan
Năm 1881, phiên bản cà phê hòa tan dạng bột được phát minh bởi
Alphonse Allais (Pháp) với số bằng sáng chế mã 141520.Gần cuối thế kỷ 19 cho
đến thế kỷ 20, phiên bản cà phê hòa tan dạng tinh thể giống với hiện tại nhất
được phát minh và tái phát minh bởi rất nhiều nhân vật. Cụ thể:
Đến năm 1890, tại New Zealand, Davud Strang lại sáng chế ra một loại
cafe hòa tan của riêng mình (bằng sáng chế mã 3518) và được bán dưới
tên thương mại Strang’s Coffee.
• Năm 1901, bột cà phê Buffalo được nhà hóa học người Nhật, Sartori Kata
giới thiệu tại Triển lãm Pan-American (New York).
• Năm 1906, khi ăn trưa tại quán cafe, Cyrus Blanke đã phát hiện ra một
hiện tượng thú vị. Khi giọt cafe nhỏ vào đĩa bánh nóng, nó sẽ khô ngay
lập tức và để lại lớp bột màu nâu. Sau đó, nếu thêm nước thì cafe sẽ trở
lại bình thường. Chính điều này dẫn đến sự ra đời của cafe hòa tan Faust Coffee. C. Tên gọi
Việt Nam là một trong số những quốc gia có sản lượng cà phê xuất khẩu
hàng đầu trên thế giới. Đây chính là một lợi thế to lớn mà không hẳn quốc gia
nào cũng có được. Chính vì điều này nên thị trường cà phê của Việt Nam cũng
rất phong phú và đa dạng với hàng trăm thương hiệu và chất lượng khác nhau.
Một trong những sản phẩm đó chính là cà phê hòa tan. Có thể nói cà phê hòa tan
là một loại cà phê được chế biến sẵn rất tiện lợi và nhanh chóng, giúp tiết kiệm
thời gian và thuận tiện hơn rất nhiều đối với những người bận rộn trong xã hội
hiện đại ngày nay. Nó thay thế hoàn toàn cho cách pha chế cà phê truyền thống,
bạn không cần phải dùng phin, không cần phải học cách pha chế, định lượng,
lau rửa dọn dẹp vệ sinh sau khi pha xong. So với cà phê pha phin truyền thống
thì giá cả của cà phê hòa tan không mắc hơn nhiều, phù hợp với túi tiền của
người tiêu dùng và thuận tiện cho việc mang theo đến bất cứ nơi nào bạn muốn.
Dưới đây là top 6 thương hiệu cà phê hòa tan được ưa chuộng ở Việt Nam:
Cafe G7 của tâp ̣ đoàn Trung Nguyên
Cafe G7 thuộc tập đoàn Trung Nguyên sản xuất và đây cũng chính là
thương hiệu cà phê nổi tiếng nhất Việt Nam được đông đảo người dân Việt tin
dùng và yêu thích. G7 là sản phẩm cà phê hòa tan được Trung Nguyên gửi gắm
hương vị cafe đậm chất cafe Việt thơm ngon, chất lượng tại Việt Nam và những nước trên thế giới.
Cà phê Trung Nguyên là loại cà phê xay có thơm rất riêng, ngon tuyệt,
đậm đà hương vị. Hiện nay cà phê hòa tan của Trung Nguyên giữ vị trí thứ nhất
về sự đa dạng về loại cà phê. Riêng cà phê hòa tan G7 thôi thì Trung Nguyên đã
có các loại như sau: G7 3 in 1, G7 2 in 1, G7 Cappuccino, G7 White coffee, G7 Passiona, G7 Gu mạnh X2.
Cà phê hòa tan Nescafe
Nescafe là sản phẩm cà phê của công ty Nestle, là công ty chuyên về đồ
uống nổi tiếng đứng thứ 2 trên thế giới hiện nay. Gia nhập vào thị trường cà phê
hòa tan, Nestle đã đặt cái tên Nescafe cho cà phê hòa tan và thật may được
nhiều người khắp nơi yêu thích.
Nescafe nổi tiếng trên thị trường cà phê với những dòng cà phê hòa tan 3
in 1 với 3 hương vị và cà phê đen với 2 hương vị là cafe sữa đá và cafe đen đá.
Cafe hòa tan Vinacafe
Không giống với G7 của Trung Nguyên và Nescafe đa dạng về nhiều lĩnh
vực, Vinacafe chỉ tập trung chủ yếu vào cà phê với nhiều hương vị cà phê được nhiều người tiêu dùng.
Luôn nằm trong top những thương hiệu cà phê nổi tiếng hàng đầu Việt
Nam nhờ hương vị hấp dẫn, thử một lần là khó mà quên được, được nhiều
người đánh giá cao, chiếm phần lớn trên thị trường hiện nay.Vinacafe phát triển
với 4 dòng cà phê chính là Vinacafe 3 in 1, Vinacafe 2 in 1, Vinacafe 100% coffee, Vinacafe 4 in 1.
Cà phê hòa tan Phố Maccoffee
Một sản phẩm cà phê được sản xuất trực tiếp từ Singapore được nhiều
người biết đến với cái tên cafe Phố nhưng nó còn có tên là MacCoffee và đến
hiện nay khi nhắc đến cafe Phố là ai ai cũng biết.
Cafe Phố đem lại cho người dùng những trải nghiệm thú vị với những ly
cafe hòa tan đánh quyện, đậm đà hương vị, hương thơm nồng nàn khó cưỡng lại được.
Cà phê hòa tan MCI
Cà phê MCI được sản xuất từ những hạt cà phê chất lượng tốt nhất ở
vùng đất đỏ bazan đầy nắng gió của TP Buôn Mê Thuột. Vị cà phê đậm đà
nguyên thủy từ cà phê phin vẫn giữ trọn vẹn trong cà phê hòa tan MCI. Là sản
phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại nhất nên đảm bảo chất lượng tốt
nhất cho người tiêu dùng. Cà phê hòa tan giúp bạn sảng khoái tinh thần, tỉnh táo trong mọi công việc.
Hiện nay những sản phẩm chủ yếu của cafe hòa tan MCI như MCI 2 in 1,
MCI 3 in 1, MCI không đường. Uống cà phê mỗi sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo,
minh mẫn, tập trung vào công việc của ngày mới thuận lợi hơn.
Cà phê hòa tan Tchibo
Tchibo là hãng cafe của Đức thuộc một trong bốn hãng cà phê hàng đầu
trên thế giới. Cà phê Tchibo luôn mang đến sự tinh tế đã gìn giữ và phát triển được qua nhiều năm.
Tchibo sử dụng từ 100% hạt cà phê Arabica tách cafein luôn mang lại
hương vị mới lạ, tinh tế và chất lượng cho người dùng. Những sản phẩm cà phê
của Tchibo đều đạt chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS). Sản phẩm rất phù hợp cho
những người có tiền sử về bệnh tim, người bị say cafein, đau dạ dày hoặc phụ nữ có thai.
Các sản phẩm cà phê hiện nay đã thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng
không chỉ về thẩm mỹ mà còn về chất lượng cà phê trong văn hóa thưởng thức cà phê hiện nay. D. Quy mô
Hiện nay, cả nước có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến
cà phê rang xay, 8 cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê
phối trộn. Cụ thể, gồm có: 97 cơ sở chế biến cà phê nhân - với tổng công suất
thiết kế 1,503 triệu tấn, tổng công suất thực tế đạt 83,6%; 160 cơ sở chế biến cà
phê rang xay - tổng công suất thiết kế 51,7 nghìn tấn sản phẩm/năm; 8 cơ sở chế
biến cà phê hòa tan - tổng công suất thiết kế 36,5 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng
công suất thực tế đạt 97,9%; 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn - tổng công suất
thiết kế 139,9 nghìn tấn sản phẩm/năm, tổng công suất thực tế đạt 81,6%. Cà
phê bột của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe, Trung Nguyên không
những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn được hoan nghênh ở
nhiều thị trường trong khu vực, đồng thời đã bước đầu xây dựng được thương hiệu cà phê Việt.
Qua nghiên cứu cho thấy, các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới
như Brazil, Indonesia, Colombia… đều chủ yếu xuất khẩu cà phê dưới dạng hạt
(green bean), tức là chỉ dừng ở hoạt động sơ chế sau thu hoạch. Một số nước có
hoạt động rang và xay nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng xuất khẩu cà phê.
Riêng với Việt Nam, kể từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, hoạt động sơ
chế sau thu hoạch đã được hết sức quan tâm. Do đó, từ chỗ có giá bán tại cảng
thấp hơn tới 400 - 500 USD so với giá tham chiếu tại Sở Giao dịch hàng hóa
London, Việt Nam đã dần thu hẹp được khoảng cách này và cho tới nay, giá bán
cà phê Robusta của ta đã phù hợp với giá thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, nhờ ưu đãi về thuế quan đối với cà phê
chế biến - từ các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, ngày
càng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm, chú trọng đầu tư vào các hoạt
động chế biến sâu, nhằm góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nói
riêng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nói chung.
Sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành trong công tác nâng cao năng lực
chế biến, mở rộng thị trường, tổ chức lại xuất khẩu…, cùng sự chủ động, nỗ lực
của các doanh nghiệp trong công tác quảng bá, marketing, định vị thương hiệu
đã giúp các sản phẩm cà phê của Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí
trên thị trường quốc tế. E. Thị trường
Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, thế nhưng giá trị
xuất khẩu của Việt Nam chưa bao giờ ở mức cao do sản phẩm được xuất
khẩu chủ yếu là cà phê nhân, là loại cà phê chưa qua chế biến. Các loại
khác bao gồm cà phê rang xay và cà phê hòa tan xuất khẩu giữ mức thấp,
khi tổng tỷ trọng 2 loại này chỉ ở mức trên dưới 5%.
Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, khi nền kinh tế của toàn cầu bị ảnh
hưởng nặng nề nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà
ngày càng tăng. Việt Nam cũng không ngoại lệ, xu hướng tiêu dùng cà
phê trong nước cũng tăng mạnh. Đối với xuất khẩu, cà phê rang xay, hoà
tan cũng đang được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng nên kim ngạch
xuất khẩu cũng tăng theo, chiếm 12% trong tổng lượng xuất khẩu cả phê cả nước.
Số liệu gần đây cho thấy, cà phê hòa tan chiếm 14% nhu cầu tiêu dùng cà
phê trên thế giới và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Do đó, Việt
Nam đang có cơ hội sẽ trở thành quốc gia sản xuất cà phê hòa tan hàng
đầu thế giới do sở hữu nguồn cà phê Robusta dồi dào, là nguyên liệu
chính để chế biến cà phê hòa tan.
• Thị trường nội địa:
Không chỉ đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành cà phê Việt Nam còn
muốn mở rộng thị trường nội địa. Theo thống kê hiện nay, Việt Nam có khoảng
hơn 500.000 quán cà phê, bao gồm các chuỗi quán, quán cà phê lẻ, quán cà phê
vỉa hè... tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng...
III. Quá trình phát triển 1. Khi mới bắt đầu
Vào năm 1908, người Pháp đã mang hai loại cà phê khác đến Việt
Nam là Robusta (Coffea canephora) và Exelsa (Coffea exelsa). Không dừng
lại, người Pháp đã thử nghiệm nhiều giống khác nhau từ Congo tại Tây
Nguyên, và chứng kiến sự phát triển rất tốt của cà phê ở khu vực này. Xuyên
suốt cuộc chiến và cho đến năm 1986, nhiều khu vực sản xuất cà phê đã phát
triển, nhưng rất chậm và sản lượng thấp. Năm 1986, tổng diện tích cả nước
dành cho sản xuất cà phê chỉ khoảng 50.000 ha và khối lượng sản xuất là
18.400 tấn (chỉ hơn 300.000 bao 60 kg).
Qua nhiều năm trồng cà phê, kết quả cho thấy cây cà phê cà phê chè (Arabica)
không cho kết quả mong muốn vì dễ bị tấn công bởi sâu đục thân (xylotrechus
quadripes) và nấm gỉ sắt (Hemileia vastatrix) phá hoại. Cà phê vối (Robusta) thì
không phát triển tốt ở miền Bắc do có mùa đông nhiệt độ quá thấp so với yêu
cầu sinh thái của cây này. Chỉ có cà phê mít (Excelsa) sinh trưởng khỏe, cho
năng suất khá, song giá trị thương phẩm lại thấp. Và lúc đó có chuyên gia nước
ngoài đã khuyến cáo không nên trồng cà phê chè ở Việt nam và chỉ trồng cà phê
vối ở phía nam và cà phê mít ở phía bắc (Chatot – cây cà phê ở Đông Dương -1940).
Trong giai đoạn những năm 1960-1970 ở miền Bắc Việt nam, hàng loạt nông
trường quốc doanh được thành lập, trong đó có hàng chục nông trường trồng cà
phê, và trồng cả 3 loại chè, vối, mít. Tình hình phát triển của cà phê những năm
này cũng không mấy khả quan và đến đầu thập niên 70 người ta đã kết luận
không trồng được cà phê ở phía bắc.
2. Khi bắt đầu phát triển (Bước ngoặt 1986)
Năm 1986 LH-XN-CPVN được sự hỗ trợ của các Bộ nộng nghiệp, Kế
hoạch, Tài chính, Ngoại thương,… đã tổ chức Hội nghị phát triển cà phê trong
các hộ gia đình nông dân ở các tỉnh Tây nguyên, duyên hải miền Trung và Đông
nam bộ, gọi là Hội nghị cà phê nhân dân lần thứ nhất. Cùng với chính sách mới
và có sự kích thích mạnh mẽ của giá cà phê trên thị trường quốc tế đang lên cao
lúc đó, ngành cà phê Việt nam đã phát triển nhanh mạnh
Từ năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã tập trung nguồn lực đầu tư vào
lĩnh vực cà phê, nhằm mục đích chuyển đổi cà phê thành một ngành nông
nghiệp quan trọng. Ngoài các trang trại nhà nước, Chính phủ cũng khuyến khích
các hộ gia đình cá nhân trồng cà phê. Do đó, sản xuất cà phê tại Việt Nam đã
bùng nổ về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu.
Cho đến những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20 ngành cà phê Việt
nam mới đưa giống cà phê Catimor của loài cà phê Arabica vào sản xuất. Từ đó
cà phê Arabica bắt đầu được trồng ở Việt nam với giống chống bệnh gỉ sắt
Catimor. Đó cũng là cơ sở để Tổng công ty cà phê Việt nam xây dựng chương
trình phát triển cà phê Arabica ở Việt nam.
Vào cuối những năm 1990 Việt Nam trở thành nhà sản xuất cà phê hàng đầu ở
Đông Nam Á và sau Brazil, nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê xanh thứ hai trên
thế giới. Tuy nhiên, sản xuất chủ yếu tập trung vào hạt Robusta. Trong khi
Robusta chiếm 92,9% tổng diện tích trồng cà phê, thì các giống Arabica chỉ chịu
trách nhiệm cho một vài phần trăm – không quá 5% tổng sản lượng của Việt Nam.
Sản xuất cà phê đều đặn gia tăng 20% -30% mỗi năm trong những năm 1990,
với những vườn cà phê nhỏ được trồng trên nửa triệu mảnh đất (từ hai đến ba
mẫu). Điều này đã giúp xoay chuyển mạnh mẽ nền kinh tế. Lấy một số liệu điển
hình như vào năm 1994, đất nước có khoảng 60% người sống dưới mức nghèo
khổ, và hiện tại con số này chưa đến 10%, và chắc một điều, thanh tựu này
không thể bỏ qua sự đóng góp mà cây cà phê mang lại.
Trong công cuộc cải cách, ngành cà phê đã được quốc hữu hóa, phát triển
mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên, doanh nghiệp tư nhân được nhân rộng, dẫn đến
một sự phát triển đột biến của ngành công nghiệp chế biến cà phê. Mối liên kết
hợp tác giữa người trồng, sản xuất và nhà nước đã đem đến kết quả trong việc
xây dựng thương hiệu cà phê thành phẩm và xuất khẩu sản phẩm bán lẻ. Mà
điển hình có thể kể đến là cà phê Trung Nguyên vào năm 1996 và Highlands Coffee vào năm 1998.
3. Phát triển nhanh
-XK cà phê hòa tan Việt Nam đang có những bước tăng trưởng rất khả quan.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thị phần của cà
phê hòa tan Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới đã tăng mạnh trong 5 năm qua, từ 1,8% lên 9,1%.
Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết, hiện cà phê hòa tan của Việt
Nam đã có mặt tại 40 quốc gia trên thế giới. Năm 2015, lượng XK cà phê hòa
tan Việt Nam đạt 67,5 ngàn tấn, tăng 25% so với năm 2014, gồm các thị trường
lớn như EU, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan…
Nhiều sản phẩm cà phê hòa tan của Việt Nam được bạn hàng và thị trường thế
giới ưa chuộng như G7 của Trung Nguyên đã được bán trong hệ thống Walmart
tại Chile, Brazil, Mexico và Trung Quốc. Vinacafe XK trên 2.000 tấn cà phê hòa
tan/năm đến 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới…
Nguyên nhân khiến cà phê hòa tan Việt Nam gia tăng sức hấp dẫn trên thị
trường thế giới bởi Việt Nam có lợi thế là nước XK cà phê Robusta lớn nhất thế
giới - nguyên liệu dùng để làm cà phê hòa tan. Bên cạnh đó, thời gian qua, các
doanh nghiệp (DN) rất chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này. Các công ty Nestlé,
Trung Nguyên, Cà phê Ngon, Olam và Vinacafe, ngoài những cơ sở đã có còn
đầu tư xây dựng thêm nhà máy mới.
Ông Ganesan Ampalavanar- Tổng giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam - chia sẻ,
gần đây, đơn vị đã khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy chế biến cà phê
hòa tan giá 80 triệu USD tại tỉnh Đồng Nai. Để có nguồn nguyên liệu ổn định
phục vụ chế biến, công ty đã thu mua hơn 20% cà phê trong số khoảng 1,7 triệu
tấn hạt cà phê thu hoạch tại Việt Nam mỗi năm.
Tạo đà phát triển
Theo Bộ NN&PTNT, từ năm 2012 đến nay, tổng vốn đầu tư vào ngành sản xuất
công nghiệp chế biến cà phê khoảng 1 tỷ USD, giúp khối lượng cà phê XK dưới
dạng cà phê hòa tan tăng nhanh. Cả nước hiện có 20 nhà máy chế biến cà phê
hòa tan nguyên chất, cà phê hòa tan phối trộn, với công suất 75.280 tấn sản
phẩm/năm. Phần lớn sản lượng cà phê hòa tan Việt Nam được XK ra nước ngoài.
Hiện nay, cà phê hòa tan đã chiếm
14% nhu cầu tiêu dùng trên thế giới và dự báo sẽ còn tăng trưởng tốt trong
nhiều năm tới. Do vậy, tiềm năng XK mặt hàng này của Việt Nam là rất lớn nhờ
sở hữu nguồn nguyên liệu dồi dào. Bên cạnh đó, cà phê hòa tan cũng đang được
ưa chuộng tại thị trường nội địa do dễ sử dụng, tiện lợi, phù hợp với nhịp sống hiện đại.
Ông Võ Thành Đô - Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông, lâm, thủy sản và nghề
muối (Bộ NN&PTNT) - cho biết, cà phê hòa tan đã được Bộ NN&PTNT định
hướng phát triển mạnh trong thời gian tới. Mục tiêu đến năm 2020, có từ 25%
sản lượng cà phê nhân trở lên được chế biến thành các sản phẩm cà phê phục vụ
trực tiếp tiêu dùng; trong đó, sản lượng cà phê rang xay là 50.000 tấn/năm, cà
phê hòa tan đạt 255.000 tấn/năm. Đến năm 2030, sản lượng cà phê hòa tan sẽ
tăng lên 350.000 tấn/năm.
Đại diện Vicofa cho rằng, phát triển ngành công nghiệp chế biến và XK cà phê
hòa tan sẽ tạo thêm nhiều giá trị gia tăng so với XK cà phê hạt. Hiện nay, lượng
cà phê hòa tan XK mặc dù mới chỉ chiếm trên 3% tổng lượng XK cà phê, nhưng
kim ngạch lại đạt khoảng 8% tổng kim ngạch XK.
4. Trưởng thành
Thị trường cà phê Việt Nam phân thành 2 phân khúc rõ ràng: cà phê rang xay
đang chiếm khoảng 2/3 sản lượng tiêu thụ, 1/3 còn lại thuộc về phân khúc cà phê hòa tan
Hiện có rất nhiều loại cà phê hòa tan của các hãng, như: Trung Nguyên, Nestlé,
Vinacafé, Maccoffee, Highlands Coffee, Mê Trang… Song, thị phần chủ yếu
thuộc về của 3 ông lớn: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé.
Nestlé đang là một trong những đơn vị thu mua cà phê lớn nhất Việt Nam. Mỗi
năm công ty thu mua khoảng 20-25% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, và
trực tiếp đóng góp khoảng 650 triệu USD vào nền kinh tế thông qua các hoạt động này.
Không chỉ các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI mà hầu hết các
nhà rang xay lớn trên thế giới đều mua cà phê của Việt nam, và lâu nay Việt
Nam đã trở thành nguồn cung không thể thiếu đối với họ, nhưng về mặt thương
hiệu thì Việt Nam vẫn chưa có
Hiện cà phê hòa tan của Việt Nam tiêu thụ rất tốt tại thị trường châu Á, thông
qua các thương hiệu nổi tiếng như Nestlé, và Nestlé cũng là đơn vị sử dụng cà
phê nhân của Việt Nam nhiều nhất, họ vừa dùng để rang xay vừa dùng để chế
biến cà phê hòa tan xuất khẩu đi các thị trường trên thế giới.
Trước đây, thuế suất EU dành cho cà phê hòa tan rất cao từ 10% - 20%, khi
EVFTA có hiệu lực thuế nhập khẩu cà phê hòa tan bằng 0% nên Intimex đang
hướng mục tiêu vào thị trường châu Âu”, ông Nam chia sẻ.
IV. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân
Qua thực tế nhiều năm xuất khẩu cà phê ta có thể thấy rằng nó đóng vai trò vô
cùng to lớn trong việc ổn định và phát triển kinh tế cho Đắk lăk, Tây Nguyên
nói riêng và Viêt Nam nói chung.Xuất khẩu cà phê đã phần đáng kể trong việc
tăng kim ngạch xuất khẩu cửa cả nước qua các năm ngày một rõ rệt.Cà phê là
một trong những mặt hàng xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Cà phê giữ một
vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam: xuất khẩu hằng năm xấp xỉ 1 triệu
tấn, cà phê là nông sản có kim ngạch xuất khẩu chiếm hàng đầu, trên một tỉ đô
la Mỹ.Cũng từ xuất khẩu cà phê mà ngày nay, Việt Nam đã được cả thế giới biết
đến là cường quốc xuất khẩu cà phê và thương hiệu Cà phê Việt Nam ngày càng
khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế. Ta có thể liệt kê một số vai trò cơ bản
của xuất khẩu cà phê đói với nền kinh tế quốc dân:
-Một là, XK cà phê tác động đến việc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.
Khi XKcà phê tăng, khối lượng cà phê được sản xuất ra ngày càng lớn, do đó sẽ
tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất cà phê. Mặt khác, khi XK cà
phê tăng còn tạo nguồn thu lớn cho người sản xuất, từ đó họ có thể tăng vốn để
tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, nâng
cao giá trị hàng xuất khẩu.
-Hai là, xuất khẩu góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn, việc làm. Một trong
những đặc điểm rất quan trọng của Tây Nguyên , Đắc lắc… cũng như cả nước
là tốc độ tăng lực lượng lao động nhanh, từ đó việc làm luôn là vấn đề nóng và
cần quan tâm của nền kinh tế. Để giải quyết tình trạng này phải tăng cầu lao
động và xuất khẩu tăng cũng là một trong những biện pháp để mở rộng quy mô
ngành sản xuất cà phê, từ đó tạo thêm việc làm cho người lao động. Mặt khác,
XKcà phê tăng kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, công
nghiệp phục vụ nông nghiệp, từ đó nhu cầu lao động bổ sung tăng lên. Khi
người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ tạo tâm lý yên tâm phấn khởi
và người lao động (đặc biệt là lao động nông nghiệp) sẽ làm việc ngay tại quê
hương mình, giảm tải tình trạng di cư của lao động ra các khu công nghiệp,
thành thị để tìm kiếm việc làm.
-Ba là, XK cà phê góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong
nông nghiệp. Nguồn lực trong nông nghiệp bao gồm: đất đai, cơ sở hạ tầng,
người lao động, kinh nghiệm sản xuất…
-Bốn là, XK cà phê góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp nông
thôn. CNH-HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến
và thị trường, đưa thiết bị, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông
nghiệp, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các thành tựu
khoa học, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất
lượng, sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường. Vì vậy, XKcà phê tạo điều kiện
giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho cà phê , thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển
theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, điều này rất phù hợp với điều kiện
hội nhập kinh tế hiện nay. Mặt khác, XK cà phê còn có vai trò tích cực trong
việc cung cấp thông tin cho người sản xuất, tạo ra sự phù hợp tốt hơn giữa
người sản xuất và thị trường.
V. Nêu hạn chế ô nhiễm môi trường từ chế biến cà phê
Chất thải từ quá trình chế biến cà phê thường không đảm bảo về điều
kiện môi trường . Nước thải phát sinh là do chủ trang trại chưa bố trí bạt lót ,
không được xử lý mà xả thẳng ra ngoài môi trường .
1, Ý thức bảo vệ môi trường của các hộ, các cơ sở sản xuất, chế biến cà
phê còn hạn chế, thường xả thải trực tiếp ra môi trường làm ô nhiễm nguồn
nước, đất, không khí.
Quá trình chế biến cà phê chủ yếu theo phương pháp ướt . Cà phê sau khi
thu hoạch sẽ được ngâm vào nước để giữ lại quả chín chìm dưới nước , còn quả
xanh nổi lên trên sẽ được loại bỏ . Phần cà phê được chọn cho vào máy xát tách
vỏ để lên men tự nhiên rửa sạch lớp vỏ nhày bên ngoài Giai đoạn rửa và chế
biến cà phê cần khối lượng nước khá lớn , toàn bộ nước thải được thải ra ngoài
hầu như chỉ được chứa trong bể hoặc ao ( nếu chưa có Hệ thống xử lý nước
thải ) .Dòng nước thải này sau một thời gian trở nên đen kịt , động văn và bốc mùi hôi thối.
Xưởng chế biến cà phê của Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu
cà phê Việt Bắc (gọi tắt là Công ty Việt Bắc) có trụ sở tại bản Pá Cha (xã Ẳng
Tở, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên). Nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất
cà phê được phía công ty cho xả trực tiếp ra suối khiến dòng suối Nậm Ẳng đổi
thành màu đen, bốc mùi hôi thối.
2, Các cơ sở sản xuất, chế biến cà phê tự phát, nhỏ lẻ, phân tán, thiếu
công nghệ xử lý chất thải, nước thải theo quy chuẩn.
Đa phần các cơ sở chế biến cà phê còn theo hình thức thô sơ , còn sử
dụng thiết bị - máy móc lạc hậu , chưa có HTXLNT nên nguồn nước vẫn chưa
đạt tiêu chuẩn quy định . Chưa kể các ao, lỗ chứa nước thải còn khá sơ sài ,
không được lót nền chống thấm khiến một lượng lớn nước thải thấm vào mạch
nước ngầm . Vào mùa mưa , khi các ao , hồ không đảm bảo nên nước thải dễ
chảy tràn xung quanh tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn
Quy trình sơ chế cà phê tại cơ sở chế biến quy mô hộ gia đình bản Phiềng Tam,
xã Chiềng Đen, TP Sơn La .
3, Cơ quan chuyên môn cũng chưa nhận được hồ sơ đề nghị đăng ký kế
hoạch bảo vệ môi trường đối với hoạt động chế biến cà phê quy mô hộ gia đình,
bởi chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải vượt quá khả năng của gia đình.
Theo điều tra thì các cơ sở chế biến cà phê vẫn chưa có kế hoạch bảo vệ
môi trường hay báo cáo đtm . Đầu tư xây dụng HTXLNT thường đòi hỏi nguồn
kinh phí lớn chỉ các cơ sở chế biến quy mô công nghiệp mới có khả năng thực
hiện . Còn với các cơ sở có quy mô nhỏ lẻ lại chưa có khả năng đầu tư thiết kế HTXLNT chất thải.
4, Chế tài, mức xử phạt hiện hiện nay còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.
Theo Ngành chức năng địa phương nguyên nhân khiến cho việc vi phạm pháp
Luật bảo vệ môi trường diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp vẫn cọi nhẹ công
tác bảo đảm môi trường.
Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường là 1 triệu đồng đối với cá nhân và 2 triệu đồng đối với tổ chức.
Bên cạnh đó, có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn.
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại
Khoản 3, Điều 4 của Nghị định 179/2013/NĐ-CP.
VI. Nêu giải pháp, khắc phục sự ô nhiễm
- Sở TN&MT cũng đã ban hành Hướng dẫn số 204/HD-STNMT về quy
trình ủ vỏ cà phê làm phân hữu cơ và xử lý nước thải sơ chế cà phê theo
hướng tái sử dụng chất thải đối với cơ sở sơ chế cà phê quy mô hộ gia
đình, giúp tận dụng vỏ cà phê, nước thải làm phân bón, tưới tiêu, cải thiện
độ xốp, độ phì nhiêu của đất, giúp giảm chi phí đầu tư sản xuất, phục vụ
phát triển nông nghiệp bền vững.
- Tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở đăng ký sơ chế cà
phê xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường; tổ chức ký cam kết với 100%
cơ sở có hoạt động sơ chế cà phê; đồng thời, thành lập Đoàn kiểm tra,
giám sát hoạt động tại các cơ sở này để kịp thời phát hiện, xử lý các hành
vi vi phạm.(Mai Sơn – Sơn La)
- Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành,
địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo
vệ môi trường trong nhân dân, nhất là các hộ, các cơ sở tham gia sơ chế, chế biến cà phê.
VII. Rút ra bài học
Bên cạnh việc tuân thủ các quy định về môi trường, nâng cao ý thức của
các doanh nghiệp trong công tác bảo đảm môi trường, đồng thời kiên quyết xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm đó là điều kiện để giúp Ngành công nghiệp
chế biến của địa phương nói chung, trong đó có lĩnh vực chế biến cà phê ngày
càng phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sống trong lành.