Bài tiểu luận kinh tế chính trị| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới

B GIÁO D O ỤC VÀ ĐÀO T
TRƯỜNG ĐẠI HC KINH T QUC DÂN
Vin Đào tạ ất lượo Tiên tiến, Ch ng cao và POHE
BÀI T N P L
KINH T CHÍNH TR MÁC LÊNIN
Đề bài:
C nh tranh là gì? Vì sao trong n ế trườn kinh t th ng c n ph i b o v
s c nh tranh và h n ch c quy n? Liên h v i th c ti n Vi ế độ ệt Nam”
H và tên: Nguy n Thu Hòa
Mã sinh viên: 11219700
Lớp: POHE Kinh doanh thương mại K63
Hà N i, 2022__
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường là một hiện tượng xã hội được ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất
định, gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động sản xuất, lưu thông
hàng hóa - tiền tệ của xã hội. Bắt đầu từ trình độ sản xuất thấp, sản phẩm làm ra
không đủ đáp ứng cho nhu cầu con người, nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp,
sau đó, đi với sự phát triển của xã hội loài người, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều
và có sự dư thừa. Từ đó nhu cầu con người đa dạng và phát triển hơn nhưng mỗi cá
nhân hoặc nhóm người chỉ có thể sản xuất một số sản phẩm nhất định. Chính vì
vậy, con người cần trao đổi những sản phẩm mà mình sản xuất để đổi lấy những
sản phẩm của người khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Nơi diễn ra các
hoạt động trao đổi đó được gọi là thị trường. Như vậy, từ đây bắt đầu xuất hiện có
sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế, cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung
sản xuất và đến một mức nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Cả cạnh tranh và độc
quyền đều có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế. Chính vì thế, bài tiểu
luận đi vào giải thích “Cạnh tranh là gì? Vì sao trong nền kinh tế thị trường cần
phải bảo vệ sự cạnh tranh và hạn chế độc quyền? Liên hệ thực tiễn với Việt Nam.”
I.Cạnh tranh và độc quyền
1. Cạnh tranh
Cạnh tranh sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những chủ thể trong sản
xuất kinh doanh nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ
hoặc tiêu dùng hàng hoá để thu nhiều lợi ích nhất cho mình. Kinh tế thị trường
càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn.
Quan hệ cạnh tranh bao gồm cạnh tranh giữa người bán người mua, người bán
với người bán, người mua với người mua; cạnh tranh trong nội bộ ngành, giữa các
ngành; cạnh tranh trong nước và quốc tế; cạnh tranh giữa các tổ chức có liên quan...
Các mối quan hệ cạnh tranh này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh
của các doanh nghiệp.
Các chủ thể cạnh tranh bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng, người mua,
người bán, người cung ứng các dịch vụ, cung ứng nguyên vật liệu, các tổ chức, các
trung gian.... Nội dung của cạnh tranh chiếm các nguồn nguyên liệu, giành các
nguồn lực sản xuất, khoa học kỹ thuật, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, giành nơi
đầu tư, giành hợp đồng, đơn đặt hàng...
Những tác động tích cực của cạnh tranh
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ khoa học sự phát triển lực
lượng sản xuất. Cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, thường
xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, thay đổi phương thức tổ chức
quản lý hiệu quả hơn, đổi mới sản phẩm… để đáp ứng nhu cầu thị trường và xã hội
tốt hơn. Ở đâu có độc quyền, thiu cạnh tranh thì đó trì trệ bảo thủ, kém hiệu quả
vì mất đi cơ chế có tác dụng đào thải lạc hậu, bình tuyển tiến bộ.
Thứ nhất, cạnh tranh là động lực thúc đẩy tiến bộ khoa học và phát triển lực lượng
sản xuất
Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể sản xuất
kinh doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới
vào sản xuất, từ đó kéo theo sự đổi mới về trình độ tay nghề, tri thức của người lao
động. Kết quả là, cạnh tranh thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh
hơn.
Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hành vi của mọi chủ thể kinh tế đều hoạt động
trong môi trường cạnh tranh. Hơn nữa, mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế hoạt
động trong nền kinh tế thị trường đều nhằm mục đích lợi nhuận tối đa, muốn vậy
ngoài việc hợp tác, họ cũng cạnh tranh với nhau để có được những điều kiện thuận
lợi trong sản xuất và kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất. Thông qua đó,
nền kinh tế thị trường không ngừng được hoàn thiện hơn.
Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực.
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc
cạnh tranh để phân bổ vào chủ thể có thể sử dụng hiệu quả hơn cả. Theo đó, các
chủ thể sản xuất kinh doanh phải thực hiện cạnh tranh để có được cơ hội sử dụng
các nguồn lực để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của các chủ thể kinh tế là lợi nhuận cao
nhất, mà người tiêu dùng là người cuối cùng quyết định chủng loại, số lượng và
chất lượng của hàng hóa trên thị trường. Chỉ có những sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ mà người tiêu dùng lựa chọn thì mới bán được và do đó người sản xuất mới có
lợi nhuận. Vì vậy, những người sản xuất phải tìm mọi cách tạo ra khối lượng sản
phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, làm cho nhu cầu
của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng.
Khi thực hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh, cạnh tranh có thể dẫn tới các tác
động tiêu cực như:
“ Mặt trái của cạnh tranh là phân hoá người sản xuất; gây rối, phá hoại thị trường;
cạnh tranh bằng các thủ đoạn phi đạo đức, vi phạm luật pháp để thu lợi cá nhân,
gây tổn hại lợi ích tập thể và xã hội. Điều này đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp
để hạn chế, ngăn chặn mặt trái của cạnh tranh.”
Một là, gây tổn hại môi trường kinh doanh
Khi các chủ thể thực hiện các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí
các thủ đoạn xấu để tìm kiếm lợi thế sẽ làm xói mòn đến môi trường kinh doanh,
thậm chí xói mòn giá trị đạo đức xã hội. Do đó, các biện pháp, thủ đoạn cạnh tranh
thiếu lành mạnh cần phải được loại trừ.
Hai là, gây lãng phí nguồn lực xã hội
Để giành ưu thế trong cạnh tranh, có thể có chủ thể chiếm giữ các nguồn lực mà
không phát huy vai trò của các nguồn lực đó trong sản xuất kinh doanh, không đưa
vào sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội. Trong những trường hợp như
vậy, cạnh tranh đã làm cho nguồn lực xã hội bị lãng phí.
Ba là, tổn hại phúc lợi của xã hội
Khi các nguồn lực bị lãng phí, cạnh tranh không lành mạnh đã khiến cho phúc lợi
xã hội bị tổn thất. Thay vì nếu sử dụng hiệu quả, xã hội sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn
hơn để thỏa mãn nhu cầu. Cho nên, khi các chủ thể sử dụng các biện pháp cạnh
tranh thiếu lành mạnh, phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng.
2. Độc quyền
Độc quyền là việc liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc
quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh
khác thâm nhập thị trường.
Những tác động tích cực của độc quyền với nền kinh tế:
Thứ nhất, độc quyền tạo ra khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt là
nguồn lực về tài chính trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khóa học
kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
Thứ hai, độc quyền tạo ra được ưu thế về vốn trong việc áp dụng những thành tựu
kĩ thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, làm tăng năng suất lao động, giảm chi
phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền.
Thứ ba, với ưu thế tập trung được sức mạnh kinh tế to lớn vào trong tay mình tạo
cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng tâm, mũi nhọn,
do đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn,
hiện đại.
Ngoài những điểm tích cực, độc quyền cũng có những tiêu cực gây ra cho
nền kinh tế:
Một là, độc quyền không giảm giá, mà họ luôn áp đặt giá bán cao và giá mua thấp,
thực hiện sự trao đổi không ngang giá, hạn chế khối lượng hàng hóa…tạo ra sự
cung cầu giả tạo về hàng hóa, làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho
người tiêu dùng và xã hội.
Hai là, các tổ chức độc quyền không tích cực thực hiện công việc nghiên cứu, phát
minh các sáng chế khoa học, kĩ thuật. Điều đó chứng tỏ, độc quyền đã ít nhiều kìm
hãm thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
Ba là, độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu
nghèo. Độc quyền có khả năng kết hợp với sức mạnh nhà nước hình thành độc
quyền nhà nước, chi phối cả quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của quốc gia, vì
lợi ích của các tổ chức độc quyền, không vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
II. Nền kinh tế thị trường cần phải bảo vệ sự cạnh tranh và hạn chế độc
quyền
Độc quyền là hậu quả tất yếu của quá trình cạnh tranh không được định hướng và
điều chỉnh: từ cạnh tranh lành mạnh chuyển sang cạnh tranh không lành mạnh dẫn
tới cạnh tranh mang tính độc quyền và cuối cùng xuất hiện độc quyền. Độc quyền
làm tê liệt cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, tác động xấu đến công bằng xã hội, tạo sức ì
đối với chính bản thân các doanh nghiệp độc quyền. Chính vì thế, khi có chủ
trương thúc đẩy cạnh tranh để phát triển thị trường, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và đem lại lợi
ích cho người tiêu dùng thì độc quyền cần phải được loại bỏ. Vậy cụ thể tại sao lại
cần phải bảo vệ sự cạnh tranh và hạn chế độc quyền?
1. Cạnh tranh thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, phát triển kinh tế thì
độc quyền lại kìm hãm sự phát triển ấy.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hành vi của mọi chủ thể kinh tế đều hoạt động
trong môi trường cạnh tranh. Cạnh tranh là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh
nghiệp không thể tránh khỏi và phải tìm mọi cách để tồn tại, vươn lên và chiếm ưu
thế, từ đó tạo sức ép khiến doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả hơn. Để n
vậy, buộc các chủ thể kinh tế phải luôn tìm tòi, nghiên cứu, cải tiến công nghệ,
trang thiết bị kỹ thuật sản xuất và phương thức quản lý nhằm tăng năng suất, nâng
cao chất lượng sản phẩm và thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh, nhờ đó thu về
lợi nhuận cao nhất. Từ đó nền kinh tế cũng không ngừng phát triển lớn mạnh.
Về độc quyền, dù được tập trung các nguồn lực lớn, có khả năng nghiên cứu phát
minh của các sáng chế khoa học kỹ thuật nhưng vì lợi ích cá nhân, không muốn vị
thể độc quyền của mình bị lung lay, các tổ chức độc quyền đã không thực hiện
công việc đó….?
2. Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sẽ giúp hàng hóa chất lượng hơn so
với hàng hóa độc quyền
Một trong những yếu tố quan trọng thu hút và thuyết phục khách hàng sử dụng sản
phẩm chính là chất lượng sản phẩm. Với mục tiêu thu hút được nhiều khách hàng
mà trong môi trường cạnh tranh, có rất nhiều nhà sản xuất cùng phát triển sản
phẩm giống nhau và càng ngày tỉ lệ cạnh tranh đó càng cao. Chính vì vậy, các nhà
sản xuất luôn nỗ lực để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, tạo niềm tin
cho khách hàng. Do đó các mặt hàng sẽ luôn được đảm bảo chất lượng cao và uy
tín trên thị trường.
n trong độc quyền, một cuộc đua rất ít đối thủ hoặc thậm chí không có đối thủ
cạnh tranh, khi đó vì hầu như không có đối thủ, một mình độc chiếm thị trường sẽ
khiến nhà sản xuất mất động lực phát triển mặt hàng, thậm chí không muốn chú
trọng đầu tư phát triển mặt hàng trở nên rộng rãi và tăng năng suất vì nhà sản xuất
độc quyền muốn hạn chế quyền sử dụng tài nguyên đó, khiến người bán mới khó
tham gia thị trường. Hay nghiêm trọng hơn, họ không kiểm tra nghiêm ngặt các
quy trình sản xuất và rất có thể tạo ra những sản phẩm kém chất lượng, gây nguy
hại cho người sử dụng và uy tín của nhà sản xuất.
3. Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội nhưng độc
quyền hạn chế điều đó
Với mục tiêu thu hút được nhiều khách hàng, đem lợi nhuận tối đa, các nhà sản
xuất phải chứng minh cho người tiêu dùng thấy được đó chính là sự lựa chọn tối
ưu nhất bằng cách hạ giá thành, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản
phẩm,...Cùng với sự nâng cao của chất lượng dịch vụ, chi phí mà người tiêu dùng
cần bỏ ra ngày càng thấp hơn. Vì vậy, người tiêu dùng có thể dễ dàng trong việc
lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình, những yêu cầu
của người tiêu dùng trong xã hội được đáp ứng tốt, đồng thời mục đích lợi nhuận
của nhà sản xuất cũng đạt được như mong muốn.
Về độc quyền, mặc dù có khả năng sản xuất số lượng lớn, có thể giảm chi phí sản
xuất, giảm giá thành sản phẩm hàng hóa nhưng vì độc quyền có ít đối thủ cạnh
tranh dẫn đến mặt hàng khan hiếm nên họ tận dụng thời cơ đó mà tăng giá sản
phẩm để thu về lợi nhuận cao hơn. Chính vì điều đó, ít người tiêu dùng có khả
năng mua hàng hóa, dịch vụ đó hoặc chỉ có thể mua với số lượng ít ỏi dẫn đến tiêu
dùng bị hạn chế, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu xã hội, ảnh hưởng đến nhịp
độ tăng trưởng kinh tế. Độc quyền hình thành biểu hiện sự thất bại của thị trường
4. Cạnh tranh tạo điều kiện cho người lao động có nhiều lựa chọn hơn
trong việc chọn nơi làm việc, độc quyền hạn chế điều đó
Để đáp ứng nhu cầu xã hội, sản xuất ra được sản phẩm tốt, người lao động là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định lên sự thành công của doanh nghiệp. Với
những lao động có tay nghề cao luôn có nhiều cơ hội tuyển dụng. Do trong môi
trường cạnh tranh, các nhà sản xuất cần tuyển dụng những lao động có trình độ cao
như vậy để tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt, đem lại lợi nhuận cao nên họ
không ngần ngại dùng nhiều cách thức giữ chân những nhân lực như vậy bằng
những chính sách ưu đãi hay mức thu nhập hấp dẫn. Do đó người lao động có
nhiều lựa chọn công việc hơn. Kể cả với những lao động không lành nghề cũng có
nhiều cơ hội việc làm trong thị trường cạnh tranh bởi có hàng ngàn những xí
nghiệp công ty cần tuyển dụng nhân công và họ cũng đưa ra các mức lương để
người lao động lựa chọn công việc phù hợp.
Trái lại, độc quyền là môi trường có đặc thù riêng, không phải ai cũng làm được
nên rất hạn chế lực lượng lao động. Người lao động ít cơ hội vì nhà sản xuất có
môi trường không phù hợp họ hoặc họ không phù hợp với công việc đó.
5. Sự liên kết độc quyền giữa nhiều công ty kìm hãm kinh tế và độc quyền
gây ra sự lạm phát
Như đã nhắc đến ở trên, độc quyền là sự liên kết giữa một hoặc một nhóm công ty
với nhau nhằm mục đích để chiếm vị trí duy nhất trong một lĩnh vực nhất định,
việc độc quyền sản phẩm cho phép họ kiểm soát toàn bộ lượng sản phẩm bán ra thị
trường, đặc biệt là giá bán. Độc quyền giúp nhà sản xuất chiếm được ưu thế lớn
trên thị trường, nhất là những ngành nghề, sản phẩm thiết yếu. Nhờ đó họ hạn chế
được tối đa sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác trên thị trường bởi những công ty
nhỏ không liên kết với họ sẽ chịu thiệt thòi, làm thiệt hại về doanh thu, lợi nhuận
hay nghiêm trọng hơn là dẫn đến phá sản.
Không chỉ vậy, độc quyền còn gây ra sự lạm phát bởi nhà sản xuất có thể đặt bất
kỳ giá nào họ muốn cho sản phẩm của mình, họ sẽ tăng chi phí cho người tiêu
dùng, gây thiệt hại trực tiếp cho người tiêu dùng như đã nói ở trên và thu nhập thực
tế của người lao động cũng được tính toán dựa trên thu nhập danh nghĩa và lạm
phát. Khi lạm phát tăng nhưng thu nhập danh nghĩa không tăng thì thu nhập thực tế
của lao động giảm sút, đồng thời giá trị đồng tiền cũng giảm xuống. Ngoài ra lạm
phát còn có rất nhiều tác động to lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt là đối với lãi suất
bởi lãi suất thực tế bằng chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát nên
để lãi suất ổn định thị lãi suất danh nghĩa phải tăng. Nhưng khi đó nền kinh tế s
rơi vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp gia tăng.
Thật vậy, mục đích của người sản xuất là thu được lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên,
mỗi người lại có điều kiện sản xuất khác nhau (khác nhau về trình độ, số lượng vốn,
nguồn nguyên liệu, thị trường, thời gian, không gian...). Để giành giật các điều
kiện thuận lợi cho mình, họ phải cạnh tranh. Hơn nữa, những điều kiện sản xuất lại
luôn thay đổi, biến động; do đó cạnh tranh lại không ngừng tiếp diễn. Vì vậy, cạnh
tranh là một hoạt động chủ yếu, tất yếu của mỗi chủ thể kinh tế trên thị trường
nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình với mục đích tối đa hoá lợi ích,
chống lại hoạt động của các đối thủ cạnh tranh.
Và như đã đề cập đến ở trên: độc quyền là hậu quả tất yếu của quá trình cạnh tranh
không được định hướng và điều chỉnh hay nói một cách khác độc quyền là khuyết
tật của nền kinh tế thị trường.
Chính vì tất cả những lẽ đó, nền kinh tế phải bảo vệ sự cạnh tranh và hạn chế thị
trường.
III. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam
Tại Việt Nam, nhà nước độc quyền những ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: điện, nước, dầu
khí,...đặc biệt chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp Nhà nước được phép hoạt
động. Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín: vừa thực hiện các
khâu đầu, vừa thực hiện các khâu cuối. Do hình thức hoạt động như vậy nên hạn
chế cạnh tranh hay thậm chí không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vậy
các tổng công ty có thể đưa ra mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế của
sản phẩm để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao.
Như chúng ta đã biết, xăng dầu là một trong những nguồn nhiên liệu thiết yếu
trong cuộc sống, phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, là yếu tố đầu vào khá quan
trọng của các quá trình sản xuất. Do đó việc quy định điều kiện kinh doanh mặt
hàng này là một vấn đề hết sức nhạy cảm nên chính phủ đã ban hành rất nhiều văn
bản nhằm điều chỉnh những hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo Nghị định số 55/2007/ NĐ CP ngày 06/04/2007 của Chính phủ quy định về -
kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam thì
giá bán xăng dầu sẽ được áp dụng theo cơ chế thị trường, tức thương nhân kinh
doanh xuất nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu tự
quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tại điều 11 Luật cạnh tranh đã định nghĩa rõ “doanh nghiệp được coi là có vị trí
thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan…” và
tại điều 9 cũng quy định “Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại
khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thỏa thuận có thị
phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên”. Theo thống kê, Petrolimex
đang chiếm gần 50% thị phần ngành xăng dầu toàn quốc nên được coi là thống lĩnh
thị trường nhưng thực chất Petrolimex vẫn luôn ở thế độc quyền. Bởi các sản phẩm
xăng dầu gần như đồng nhất và dịch vụ tương đối đơn giản nên các nhà phân phối
xăng dầu khác đều chạy theo giá bán của Petrolimex vì nếu họ bán với giá cao hơn
sẽ mất khách, thấp hơn thì bị giảm lợi nhuận. Đối với Petrolimex, một khi có khả
năng chi phối thị trường thì nó có thể “nâng giá nhanh, hạ giá chậm” và dẫn đến
sức mạnh độc quyền của Petrolimex đã triệt tiêu cơ chế thị trường cạnh tranh và
làm giảm phúc lợi của người tiêu dùng.
Nắm bắt được bất cập đó, giữa năm 2020, Bộ Công thương bổ sung quy định để
doanh nghiệp nước ngoài tham gia phân phối xăng dầu đã giúp ngành bán xăng
dầu bỏ dần tính độc quyền cũng như thị trường sẽ sôi động hơn. Trong lĩnh vực
bán lẻ xăng dầu hiện có nhà đầu tư ngoại duy nhất đến từ Nhật bản là Công ty xăng
dầu Idemitsu Q8 tham gia thị trường Việt Nam. Trước thời điểm đó, thị trường
kinh doanh xăng dầu chỉ có 2 đầu mối nội địa, thị phần tập chung chính vào các
ông lớn Petrolimex, PV Oil, Saigon Petro,... Ngoài Idemitsu Q8, một nhà đầu tư
khác cũng đến từ Nhật Bản là JX Nippon Oil & Energy sở hữu khoảng 8% cổ
phiếu tại Petrolimex và đang có tham vọng tăng lên 20%. Lúc này nhiều ý kiến lo
ngại doanh nghiệp trong nước sẽ bị cạnh tranh nhiều hơn, lép vế hơn,...Tất nhiên
mọi so sánh đều khập khiễng nhưng cửa hàng nào, vị trí nào đều có thị phần của nó
thêm nhà đầu tư, thị trường sẽ sôi động hơn. Từ đó các doanh nghiệp xăng dầu
sẽ chú trọng và phát triển doanh nghiệp của mình ngày một tiến bộ hơn nữa.
KẾT LUẬN
Cạnh tranh là một quy luật, là một phần của nền kinh tế thị trường, nó vừa mang
tính lợi vừa mang tính hại. Tuy nhiên khi đặt trong bối cảnh lâu dài và toàn diện,
dựa vào toàn bộ lợi ích của xã hội thì cạnh tranh chính là động lực phát triển của
kinh tế xã hội. Những mặt trái do cạnh tranh đem lại là điều không đáng lo ngại
nếu như chúng ta có một chính sách duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền hợp
lý. Từ đó kinh tế phát triển, cuộc sống ấm no, đất nước phát triển và thịnh vượng
hơn. Là nước áp dụng quy luật cạnh tranh muộn, Việt Nam sẽ học hỏi và tiếp thu
được nhiều kinh nghiệm từ những nước đi trước và tìm ra lối đi thực sự phù hợp
cho chính mình.
| 1/10

Preview text:

B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TO
TRƯỜNG ĐẠI HC KINH T QUC DÂN
Vin Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE
BÀI TP LN
KINH T CHÍNH TR MÁC LÊNIN Đề bài:
Cnh tranh là gì? Vì sao trong nn kinh tế th trường cn phi bo v
s
cnh tranh và hn chế độc quyn? Liên h vi thc tin Việt Nam”
H và tên: Nguyn Thu Hòa
Mã sinh viên: 11219700
Lớp: POHE Kinh doanh thương mại K63 Hà Nội, 2022__ LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường là một hiện tượng xã hội được ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất
định, gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động sản xuất, lưu thông
hàng hóa - tiền tệ của xã hội. Bắt đầu từ trình độ sản xuất thấp, sản phẩm làm ra
không đủ đáp ứng cho nhu cầu con người, nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp,
sau đó, đi với sự phát triển của xã hội loài người, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều
và có sự dư thừa. Từ đó nhu cầu con người đa dạng và phát triển hơn nhưng mỗi cá
nhân hoặc nhóm người chỉ có thể sản xuất một số sản phẩm nhất định. Chính vì
vậy, con người cần trao đổi những sản phẩm mà mình sản xuất để đổi lấy những
sản phẩm của người khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Nơi diễn ra các
hoạt động trao đổi đó được gọi là thị trường. Như vậy, từ đây bắt đầu xuất hiện có
sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế, cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung
sản xuất và đến một mức nào đó sẽ dẫn đến độc quyền. Cả cạnh tranh và độc
quyền đều có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế. Chính vì thế, bài tiểu
luận đi vào giải thích “Cạnh tranh là gì? Vì sao trong nền kinh tế thị trường cần
phải bảo vệ sự cạnh tranh và hạn chế độc quyền? Liên hệ thực tiễn với Việt Nam.”
I.Cạnh tranh và độc quyền 1. Cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những chủ thể trong sản
xuất kinh doanh nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ
hoặc tiêu dùng hàng hoá để thu nhiều lợi ích nhất cho mình. Kinh tế thị trường
càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gay gắt, quyết liệt hơn.
Quan hệ cạnh tranh bao gồm cạnh tranh giữa người bán và người mua, người bán
với người bán, người mua với người mua; cạnh tranh trong nội bộ ngành, giữa các
ngành; cạnh tranh trong nước và quốc tế; cạnh tranh giữa các tổ chức có liên quan...
Các mối quan hệ cạnh tranh này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các chủ thể cạnh tranh bao gồm người sản xuất, người tiêu dùng, người mua,
người bán, người cung ứng các dịch vụ, cung ứng nguyên vật liệu, các tổ chức, các
trung gian.... Nội dung của cạnh tranh là chiếm các nguồn nguyên liệu, giành các
nguồn lực sản xuất, khoa học kỹ thuật, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, giành nơi
đầu tư, giành hợp đồng, đơn đặt hàng... •
Những tác động tích cực của cạnh tranh
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy mạnh mẽ tiến bộ khoa học và sự phát triển lực
lượng sản xuất. Cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, thường
xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, thay đổi phương thức tổ chức
quản lý hiệu quả hơn, đổi mới sản phẩm… để đáp ứng nhu cầu thị trường và xã hội
tốt hơn. Ở đâu có độc quyền, thiu cạnh tranh thì ở đó trì trệ bảo thủ, kém hiệu quả
vì mất đi cơ chế có tác dụng đào thải lạc hậu, bình tuyển tiến bộ.
Thứ nhất, cạnh tranh là động lực thúc đẩy tiến bộ khoa học và phát triển lực lượng sản xuất
Trong nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các chủ thể sản xuất
kinh doanh không ngừng tìm kiếm và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới
vào sản xuất, từ đó kéo theo sự đổi mới về trình độ tay nghề, tri thức của người lao
động. Kết quả là, cạnh tranh thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh hơn.
Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hành vi của mọi chủ thể kinh tế đều hoạt động
trong môi trường cạnh tranh. Hơn nữa, mọi hoạt động của các chủ thể kinh tế hoạt
động trong nền kinh tế thị trường đều nhằm mục đích lợi nhuận tối đa, muốn vậy
ngoài việc hợp tác, họ cũng cạnh tranh với nhau để có được những điều kiện thuận
lợi trong sản xuất và kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất. Thông qua đó,
nền kinh tế thị trường không ngừng được hoàn thiện hơn.
Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực.
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc
cạnh tranh để phân bổ vào chủ thể có thể sử dụng hiệu quả hơn cả. Theo đó, các
chủ thể sản xuất kinh doanh phải thực hiện cạnh tranh để có được cơ hội sử dụng
các nguồn lực để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường, mục đích của các chủ thể kinh tế là lợi nhuận cao
nhất, mà người tiêu dùng là người cuối cùng quyết định chủng loại, số lượng và
chất lượng của hàng hóa trên thị trường. Chỉ có những sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ mà người tiêu dùng lựa chọn thì mới bán được và do đó người sản xuất mới có
lợi nhuận. Vì vậy, những người sản xuất phải tìm mọi cách tạo ra khối lượng sản
phẩm đa dạng, dồi dào, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, làm cho nhu cầu
của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng. •
Khi thực hiện cạnh tranh thiếu lành mạnh, cạnh tranh có thể dẫn tới các tác động tiêu cực như:
“ Mặt trái của cạnh tranh là phân hoá người sản xuất; gây rối, phá hoại thị trường;
cạnh tranh bằng các thủ đoạn phi đạo đức, vi phạm luật pháp để thu lợi cá nhân,
gây tổn hại lợi ích tập thể và xã hội. Điều này đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp
để hạn chế, ngăn chặn mặt trái của cạnh tranh.”
Một là, gây tổn hại môi trường kinh doanh
Khi các chủ thể thực hiện các biện pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí là
các thủ đoạn xấu để tìm kiếm lợi thế sẽ làm xói mòn đến môi trường kinh doanh,
thậm chí xói mòn giá trị đạo đức xã hội. Do đó, các biện pháp, thủ đoạn cạnh tranh
thiếu lành mạnh cần phải được loại trừ.
Hai là, gây lãng phí nguồn lực xã hội
Để giành ưu thế trong cạnh tranh, có thể có chủ thể chiếm giữ các nguồn lực mà
không phát huy vai trò của các nguồn lực đó trong sản xuất kinh doanh, không đưa
vào sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội. Trong những trường hợp như
vậy, cạnh tranh đã làm cho nguồn lực xã hội bị lãng phí.
Ba là, tổn hại phúc lợi của xã hội
Khi các nguồn lực bị lãng phí, cạnh tranh không lành mạnh đã khiến cho phúc lợi
xã hội bị tổn thất. Thay vì nếu sử dụng hiệu quả, xã hội sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn
hơn để thỏa mãn nhu cầu. Cho nên, khi các chủ thể sử dụng các biện pháp cạnh
tranh thiếu lành mạnh, phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng. 2. Độc quyền
Độc quyền là việc liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc
quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh
khác thâm nhập thị trường. •
Những tác động tích cực của độc quyền với nền kinh tế:
Thứ nhất, độc quyền tạo ra khả năng tập trung được các nguồn lực, đặc biệt là
nguồn lực về tài chính trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khóa học
kỹ thuật, thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
Thứ hai, độc quyền tạo ra được ưu thế về vốn trong việc áp dụng những thành tựu
kĩ thuật, công nghệ sản xuất mới, hiện đại, làm tăng năng suất lao động, giảm chi
phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân tổ chức độc quyền.
Thứ ba, với ưu thế tập trung được sức mạnh kinh tế to lớn vào trong tay mình tạo
cho độc quyền có điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng tâm, mũi nhọn,
do đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, hiện đại. •
Ngoài những điểm tích cực, độc quyền cũng có những tiêu cực gây ra cho nền kinh tế:
Một là, độc quyền không giảm giá, mà họ luôn áp đặt giá bán cao và giá mua thấp,
thực hiện sự trao đổi không ngang giá, hạn chế khối lượng hàng hóa…tạo ra sự
cung cầu giả tạo về hàng hóa, làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho
người tiêu dùng và xã hội.
Hai là, các tổ chức độc quyền không tích cực thực hiện công việc nghiên cứu, phát
minh các sáng chế khoa học, kĩ thuật. Điều đó chứng tỏ, độc quyền đã ít nhiều kìm
hãm thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, theo đó kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội.
Ba là, độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế, xã hội, làm tăng sự phân hóa giàu
nghèo. Độc quyền có khả năng kết hợp với sức mạnh nhà nước hình thành độc
quyền nhà nước, chi phối cả quan hệ, đường lối đối nội, đối ngoại của quốc gia, vì
lợi ích của các tổ chức độc quyền, không vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
II. Nền kinh tế thị trường cần phải bảo vệ sự cạnh tranh và hạn chế độc quyền
Độc quyền là hậu quả tất yếu của quá trình cạnh tranh không được định hướng và
điều chỉnh: từ cạnh tranh lành mạnh chuyển sang cạnh tranh không lành mạnh dẫn
tới cạnh tranh mang tính độc quyền và cuối cùng xuất hiện độc quyền. Độc quyền
làm tê liệt cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, tác động xấu đến công bằng xã hội, tạo sức ì
đối với chính bản thân các doanh nghiệp độc quyền. Chính vì thế, khi có chủ
trương thúc đẩy cạnh tranh để phát triển thị trường, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và đem lại lợi
ích cho người tiêu dùng thì độc quyền cần phải được loại bỏ. Vậy cụ thể tại sao lại
cần phải bảo vệ sự cạnh tranh và hạn chế độc quyền?
1. Cạnh tranh thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật, phát triển kinh tế thì
độc quyền lại kìm hãm sự phát triển ấy.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hành vi của mọi chủ thể kinh tế đều hoạt động
trong môi trường cạnh tranh. Cạnh tranh là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh
nghiệp không thể tránh khỏi và phải tìm mọi cách để tồn tại, vươn lên và chiếm ưu
thế, từ đó tạo sức ép khiến doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả hơn. Để như
vậy, buộc các chủ thể kinh tế phải luôn tìm tòi, nghiên cứu, cải tiến công nghệ,
trang thiết bị kỹ thuật sản xuất và phương thức quản lý nhằm tăng năng suất, nâng
cao chất lượng sản phẩm và thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh, nhờ đó thu về
lợi nhuận cao nhất. Từ đó nền kinh tế cũng không ngừng phát triển lớn mạnh.
Về độc quyền, dù được tập trung các nguồn lực lớn, có khả năng nghiên cứu phát
minh của các sáng chế khoa học kỹ thuật nhưng vì lợi ích cá nhân, không muốn vị
thể độc quyền của mình bị lung lay, các tổ chức độc quyền đã không thực hiện công việc đó….? 2.
Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất sẽ giúp hàng hóa chất lượng hơn so
với hàng hóa độc quyền
Một trong những yếu tố quan trọng thu hút và thuyết phục khách hàng sử dụng sản
phẩm chính là chất lượng sản phẩm. Với mục tiêu thu hút được nhiều khách hàng
mà trong môi trường cạnh tranh, có rất nhiều nhà sản xuất cùng phát triển sản
phẩm giống nhau và càng ngày tỉ lệ cạnh tranh đó càng cao. Chính vì vậy, các nhà
sản xuất luôn nỗ lực để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, tạo niềm tin
cho khách hàng. Do đó các mặt hàng sẽ luôn được đảm bảo chất lượng cao và uy tín trên thị trường.
Còn trong độc quyền, một cuộc đua rất ít đối thủ hoặc thậm chí không có đối thủ
cạnh tranh, khi đó vì hầu như không có đối thủ, một mình độc chiếm thị trường sẽ
khiến nhà sản xuất mất động lực phát triển mặt hàng, thậm chí không muốn chú
trọng đầu tư phát triển mặt hàng trở nên rộng rãi và tăng năng suất vì nhà sản xuất
độc quyền muốn hạn chế quyền sử dụng tài nguyên đó, khiến người bán mới khó
tham gia thị trường. Hay nghiêm trọng hơn, họ không kiểm tra nghiêm ngặt các
quy trình sản xuất và rất có thể tạo ra những sản phẩm kém chất lượng, gây nguy
hại cho người sử dụng và uy tín của nhà sản xuất. 3.
Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu xã hội nhưng độc
quyền hạn chế điều đó
Với mục tiêu thu hút được nhiều khách hàng, đem lợi nhuận tối đa, các nhà sản
xuất phải chứng minh cho người tiêu dùng thấy được đó chính là sự lựa chọn tối
ưu nhất bằng cách hạ giá thành, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản
phẩm,...Cùng với sự nâng cao của chất lượng dịch vụ, chi phí mà người tiêu dùng
cần bỏ ra ngày càng thấp hơn. Vì vậy, người tiêu dùng có thể dễ dàng trong việc
lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình, những yêu cầu
của người tiêu dùng trong xã hội được đáp ứng tốt, đồng thời mục đích lợi nhuận
của nhà sản xuất cũng đạt được như mong muốn.
Về độc quyền, mặc dù có khả năng sản xuất số lượng lớn, có thể giảm chi phí sản
xuất, giảm giá thành sản phẩm hàng hóa nhưng vì độc quyền có ít đối thủ cạnh
tranh dẫn đến mặt hàng khan hiếm nên họ tận dụng thời cơ đó mà tăng giá sản
phẩm để thu về lợi nhuận cao hơn. Chính vì điều đó, ít người tiêu dùng có khả
năng mua hàng hóa, dịch vụ đó hoặc chỉ có thể mua với số lượng ít ỏi dẫn đến tiêu
dùng bị hạn chế, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu xã hội, ảnh hưởng đến nhịp
độ tăng trưởng kinh tế. Độc quyền hình thành biểu hiện sự thất bại của thị trường 4.
Cạnh tranh tạo điều kiện cho người lao động có nhiều lựa chọn hơn
trong việc chọn nơi làm việc, độc quyền hạn chế điều đó
Để đáp ứng nhu cầu xã hội, sản xuất ra được sản phẩm tốt, người lao động là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định lên sự thành công của doanh nghiệp. Với
những lao động có tay nghề cao luôn có nhiều cơ hội tuyển dụng. Do trong môi
trường cạnh tranh, các nhà sản xuất cần tuyển dụng những lao động có trình độ cao
như vậy để tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt, đem lại lợi nhuận cao nên họ
không ngần ngại dùng nhiều cách thức giữ chân những nhân lực như vậy bằng
những chính sách ưu đãi hay mức thu nhập hấp dẫn. Do đó người lao động có
nhiều lựa chọn công việc hơn. Kể cả với những lao động không lành nghề cũng có
nhiều cơ hội việc làm trong thị trường cạnh tranh bởi có hàng ngàn những xí
nghiệp công ty cần tuyển dụng nhân công và họ cũng đưa ra các mức lương để
người lao động lựa chọn công việc phù hợp.
Trái lại, độc quyền là môi trường có đặc thù riêng, không phải ai cũng làm được
nên rất hạn chế lực lượng lao động. Người lao động ít cơ hội vì nhà sản xuất có
môi trường không phù hợp họ hoặc họ không phù hợp với công việc đó. 5.
Sự liên kết độc quyền giữa nhiều công ty kìm hãm kinh tế và độc quyền gây ra sự lạm phát
Như đã nhắc đến ở trên, độc quyền là sự liên kết giữa một hoặc một nhóm công ty
với nhau nhằm mục đích để chiếm vị trí duy nhất trong một lĩnh vực nhất định,
việc độc quyền sản phẩm cho phép họ kiểm soát toàn bộ lượng sản phẩm bán ra thị
trường, đặc biệt là giá bán. Độc quyền giúp nhà sản xuất chiếm được ưu thế lớn
trên thị trường, nhất là những ngành nghề, sản phẩm thiết yếu. Nhờ đó họ hạn chế
được tối đa sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác trên thị trường bởi những công ty
nhỏ không liên kết với họ sẽ chịu thiệt thòi, làm thiệt hại về doanh thu, lợi nhuận
hay nghiêm trọng hơn là dẫn đến phá sản.
Không chỉ vậy, độc quyền còn gây ra sự lạm phát bởi nhà sản xuất có thể đặt bất
kỳ giá nào họ muốn cho sản phẩm của mình, họ sẽ tăng chi phí cho người tiêu
dùng, gây thiệt hại trực tiếp cho người tiêu dùng như đã nói ở trên và thu nhập thực
tế của người lao động cũng được tính toán dựa trên thu nhập danh nghĩa và lạm
phát. Khi lạm phát tăng nhưng thu nhập danh nghĩa không tăng thì thu nhập thực tế
của lao động giảm sút, đồng thời giá trị đồng tiền cũng giảm xuống. Ngoài ra lạm
phát còn có rất nhiều tác động to lớn đối với nền kinh tế, đặc biệt là đối với lãi suất
bởi lãi suất thực tế bằng chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát nên
để lãi suất ổn định thị lãi suất danh nghĩa phải tăng. Nhưng khi đó nền kinh tế sẽ
rơi vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp gia tăng.
Thật vậy, mục đích của người sản xuất là thu được lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên,
mỗi người lại có điều kiện sản xuất khác nhau (khác nhau về trình độ, số lượng vốn,
nguồn nguyên liệu, thị trường, thời gian, không gian...). Để giành giật các điều
kiện thuận lợi cho mình, họ phải cạnh tranh. Hơn nữa, những điều kiện sản xuất lại
luôn thay đổi, biến động; do đó cạnh tranh lại không ngừng tiếp diễn. Vì vậy, cạnh
tranh là một hoạt động chủ yếu, tất yếu của mỗi chủ thể kinh tế trên thị trường
nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình với mục đích tối đa hoá lợi ích,
chống lại hoạt động của các đối thủ cạnh tranh.
Và như đã đề cập đến ở trên: độc quyền là hậu quả tất yếu của quá trình cạnh tranh
không được định hướng và điều chỉnh hay nói một cách khác độc quyền là khuyết
tật của nền kinh tế thị trường.
Chính vì tất cả những lẽ đó, nền kinh tế phải bảo vệ sự cạnh tranh và hạn chế thị trường.
III. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam
Tại Việt Nam, nhà nước độc quyền những ngành kinh tế quan trọng, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như: điện, nước, dầu
khí,...đặc biệt chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp Nhà nước được phép hoạt
động. Các doanh nghiệp này kinh doanh theo mô hình khép kín: vừa thực hiện các
khâu đầu, vừa thực hiện các khâu cuối. Do hình thức hoạt động như vậy nên hạn
chế cạnh tranh hay thậm chí không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do vậy
các tổng công ty có thể đưa ra mức giá chung cao hơn so với mức giá thực tế của
sản phẩm để thu được lợi nhuận siêu ngạch cao.
Như chúng ta đã biết, xăng dầu là một trong những nguồn nhiên liệu thiết yếu
trong cuộc sống, phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, là yếu tố đầu vào khá quan
trọng của các quá trình sản xuất. Do đó việc quy định điều kiện kinh doanh mặt
hàng này là một vấn đề hết sức nhạy cảm nên chính phủ đã ban hành rất nhiều văn
bản nhằm điều chỉnh những hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo Nghị định số 55/2007/ NĐ-CP ngày 06/04/2007 của Chính phủ quy định về
kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam thì
giá bán xăng dầu sẽ được áp dụng theo cơ chế thị trường, tức thương nhân kinh
doanh xuất nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu tự
quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tại điều 11 Luật cạnh tranh đã định nghĩa rõ “doanh nghiệp được coi là có vị trí
thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan…” và
tại điều 9 cũng quy định “Cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại
khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 8 của Luật này khi các bên tham gia thỏa thuận có thị
phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên”. Theo thống kê, Petrolimex
đang chiếm gần 50% thị phần ngành xăng dầu toàn quốc nên được coi là thống lĩnh
thị trường nhưng thực chất Petrolimex vẫn luôn ở thế độc quyền. Bởi các sản phẩm
xăng dầu gần như đồng nhất và dịch vụ tương đối đơn giản nên các nhà phân phối
xăng dầu khác đều chạy theo giá bán của Petrolimex vì nếu họ bán với giá cao hơn
sẽ mất khách, thấp hơn thì bị giảm lợi nhuận. Đối với Petrolimex, một khi có khả
năng chi phối thị trường thì nó có thể “nâng giá nhanh, hạ giá chậm” và dẫn đến
sức mạnh độc quyền của Petrolimex đã triệt tiêu cơ chế thị trường cạnh tranh và
làm giảm phúc lợi của người tiêu dùng.
Nắm bắt được bất cập đó, giữa năm 2020, Bộ Công thương bổ sung quy định để
doanh nghiệp nước ngoài tham gia phân phối xăng dầu đã giúp ngành bán xăng
dầu bỏ dần tính độc quyền cũng như thị trường sẽ sôi động hơn. Trong lĩnh vực
bán lẻ xăng dầu hiện có nhà đầu tư ngoại duy nhất đến từ Nhật bản là Công ty xăng
dầu Idemitsu Q8 tham gia thị trường Việt Nam. Trước thời điểm đó, thị trường
kinh doanh xăng dầu chỉ có 2 đầu mối nội địa, thị phần tập chung chính vào các
ông lớn Petrolimex, PV Oil, Saigon Petro,... Ngoài Idemitsu Q8, một nhà đầu tư
khác cũng đến từ Nhật Bản là JX Nippon Oil & Energy sở hữu khoảng 8% cổ
phiếu tại Petrolimex và đang có tham vọng tăng lên 20%. Lúc này nhiều ý kiến lo
ngại doanh nghiệp trong nước sẽ bị cạnh tranh nhiều hơn, lép vế hơn,...Tất nhiên
mọi so sánh đều khập khiễng nhưng cửa hàng nào, vị trí nào đều có thị phần của nó
và thêm nhà đầu tư, thị trường sẽ sôi động hơn. Từ đó các doanh nghiệp xăng dầu
sẽ chú trọng và phát triển doanh nghiệp của mình ngày một tiến bộ hơn nữa. KẾT LUẬN
Cạnh tranh là một quy luật, là một phần của nền kinh tế thị trường, nó vừa mang
tính lợi vừa mang tính hại. Tuy nhiên khi đặt trong bối cảnh lâu dài và toàn diện,
dựa vào toàn bộ lợi ích của xã hội thì cạnh tranh chính là động lực phát triển của
kinh tế xã hội. Những mặt trái do cạnh tranh đem lại là điều không đáng lo ngại
nếu như chúng ta có một chính sách duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền hợp
lý. Từ đó kinh tế phát triển, cuộc sống ấm no, đất nước phát triển và thịnh vượng
hơn. Là nước áp dụng quy luật cạnh tranh muộn, Việt Nam sẽ học hỏi và tiếp thu
được nhiều kinh nghiệm từ những nước đi trước và tìm ra lối đi thực sự phù hợp cho chính mình.